Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở VSV và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.. 2.Kĩ năng: - Phân bi
Trang 1Tiết dạy:26
Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT.
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở VSV và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục
-Nêu được một số hình thức sinh sản của VSV nói chung
2.Kĩ năng:
- Phân biệt được các pha trong các môi trường nuôi cấy
3 Thái độ:
- Có ý thức nuôi cấy VSVcó ích trong tự nhiên
- Có ý thức khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên Sử dụng hợp lí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ nguyên liệu dễ phân hủy, hạn chế
sử dụng sản phẩm khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường.Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh
do vi sinh vật gây ra không có điều kiện phát triển.
II Chuaån bò
- Hình 25, 26.1, 26.2, 26.3 SGK trang 100, 102, 103, 104
III Phương pháp dạy học:
- HS làm việc độc lập làm việc với SGK, hoạt động nhóm nhỏ, vấn đáp tái hiện
IV Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
CH: Vẽ đồ thị về đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, giải thích đặc điểm của mỗi pha và ứng dụng
3 Giới thiệu bài mới
- Yêu cầu HS đọc SGK phần I, thảo luận
trong bàn Trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là sự sinh trưởng của vi sinh vật?
- Thế nào là thời gian thế hệ? Nêu ví dụ?
- Trả lời lệnh trong SGK?
ví dụ: Vi khuẩn lao là 1000 phút
trùng đế dày là 24 giờ
- E.coli có thời gian thế hệ g= 20 phút, vậy
sau 48 giờ số tế bào là bao nhiêu? (trong
điều kiện lí tưởng):
( N = 2144 tế bào)
- Tại sao nói sự sinh trưởng của vi sinh vật
theo cấp số nhân?
- GV treo đồ thị 25 phóng to lên bảng.Yêu
cầu HS đọc phần IISGK trang 100 , thảo
- HS đọc SGK phần I, thảo luận trong bàn Trả lời các câu hỏi:
- Là sự tăng lên các TP của TB
- Là (t) từ khi xh 1 TB đến khi TB phân chia
- Sau (t) thế hệ, số TB trong quần thể tăng gấp đôi
- Thời gian của 1 thế hệ quần thể vi sinh vật là thời gian cần để N0 biến thành 2N0
(N0 là số tế bào ban đầu của quần thể) Với
số TB ban đầu là N0 thì sau 2 giờ, số TB trong quần thể là: N= N0 26 (trong (t) 2 giờ, VK phân chia 6 lần)
Trang 2luận trong bàn hoàn thành PHT
* Khái niệm nuôi cấy không liên tục:
Các pha Đặc điểm sinh trưởng
Tiềm phát
Cân bằng
động
Suy vong
* Khái niệm nuôi cấy không liên tục:
Các pha Đặc điểm sinh trưởng
- Mời HS đại diện từng nhóm trình bày nội
dung phiếu học tập
- GV Khẳng định: Nuôi cấy không liên tục
là nuôi cấy theo đợt vì vậy pha log chỉ kéo
dài vài thế hệ.
- Để thu được sinh khối vi sinh vật ta nên
dừng ở pha nào?
- Để không xẩy ra pha suy vong ta phải làm
như thế nào?
- Vì sao trong nuôi cấy liên tục không có
pha tiềm phát hay pha tiềm phát chỉ xảy ra
trong thời gian ngắn khi bắt đầu nuôi cấy?
- Em hãy cho ví dụ về sử dụng vsv trong
đời sống và trong nền kinh tế?
- HS đọc phần IISGK trang 100, quan sát
đồ thị hình 25, thảo luận trong bàn hoàn thành PHT
- HS đại diện từng nhóm trình bày nội
dung phiếu học tập
- HS nhóm khác nhận xét.
- Vì sao trong nuôi cấy trong nuôi cấy liên tục không xẩy ra pha suy vong
Tiểu kết: I Khái niệm sinh trưởng
1 Sự sinh trưởng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể
2 Thời gian thế hệ.
Là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào đến khi tế bào phân chia (kí hiệu là g)
II Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
1 Nuôi cấy không liên tục.
- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy
- Trải qua 4 pha:
a Pha tiềm phát (pha lag).
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất
b Pha luỹ thừa (pha log).
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại
Trang 3c Pha cân bằng.
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian ( số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi )
d Pha suy vong.
- Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt
+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều
2 Nuôi cấy liên tục.
- Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ
không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
* ứng dụng:
Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các axit amin, các kháng sinh,
hoocmon.
3 Cuûng coá:
- Tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao, đa dạng trong trao đổi chất ở vi sinh vật
giúp phân giải các chất bền vững, các chất độc hại trong môi trường góp phần lớn giảm
ô nhiễm.
- Có ý thức khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên Sử dụng hợp lí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ nguyên liệu dễ phân hủy, hạn chế nsử dụng sản phẩm khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường.
- Rác thải y tế cần được tiêu hủy tránh lây lan mầm bệnh ra môi trường.Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do vi sinh vật gây ra không có điều kiện phát triển.
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài để nhắc lại các kiến thức trọng tâm
4 Dặn dò
-Học bài
-Chuẩn bị bài mới