1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT môn Địa lý ôn thi THPT Quốc gia

32 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 261 KB

Nội dung

Nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng là ngành sản xuất nền tảng của nền kinh tế, có tác động sâu sắc tới tổ chức sản xuất của nền kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của nước ta. Đây là ngành được trình bày đầu tiên trong hệ thống các ngành kinh tế được đề cập, nghiên cứu trong sách giáo khoa Địa lí 12.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THI THPT QUỐC GIA – MÔN ĐỊA LÍ

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT

Trang 2

a CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Trang 3

Trong môn Địa lí, ngành trồng trọt được nghiên cứu khá kĩ càng thông qua hệ thống kiếnthức, kĩ năng được đề cập trong sách giáo khoa Địa lí 12 cũng như trong ATLAT Việc nghiêncứu kĩ chuyên đề về cả kiến thức và kĩ năng sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc truyền thụ, luyện tậpcủa giáo viên giành cho học sinh, cũng như việc tiếp nhận và xử lí của học sinh, sao cho có thểgiải quyết một cách dễ dàng, hiệu quả cao đối với các câu hỏi có liên quan đến ngành trồng trọt

có trong các đề thi khảo sát, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia môn Địa Lí

Việc làm sáng tỏ các dạng câu hỏi, cách thức tiếp cận về kĩ năng số liệu, ATLAT có trongchuyên đề này còn có ý nghĩa quan trọng, trở thành một bài mẫu cho việc tiếp cận các ngành kinh

tế khác được đề cập trong sách giáo khoa và chương trình thi THPT Quốc gia môn Địa Lí

Từ những lí do trên đây, tôi lựa chọn chuyên đề này với mục đích làm sáng tỏ các dạngcâu hỏi thường được sử dụng khi đi thi, kĩ năng thực hành ATLAT, nhận xét và giải thích biểu

đồ, bảng số liệu – đây đều là hệ thống kiến thức, kĩ năng được sử dụng thường xuyên trong các kìthi

II MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh có thể giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến:

1 Về kiến thức

- Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta hiện nay

- Vai trò của từng phân ngành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả

- Điều kiện phát triển ngành sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

- Hiện trạng sản xuất của từng phân ngành (tình hình phát triển và phân bố)

2 Về kĩ năng

- Khai thác Atlat - trang 18, 19 để trình bày, phân tích, giải thích được:

- Vai trò, vị trí của ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế của khu vực I (Nông – Lâm – Ngưnghiệp)

- Tình hình phát triển và phân bố của hai phân ngành trồng trọt quan trọng nhất: Lúa, Câycông nghiệp

- Phân tích số liệu thống kê

- Nhận xét, giải thích các biểu đồ, số liệu có liên quan đến ngành trồng trọt

III PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Trang 4

- Sách giao khoa địa lí 12

- Giáo án chuyên đề

- At lat địa lí Việt Nam

- Tranh ảnh minh họa (nếu có)

IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt đa dạng, có sự chuyển biến theo hướng tích cực:

Cây lương thực, cây ăn quả giảm tỉ trọng; cây rau đậu, cây công nghiệp tăng tỉ trọng

2 Sản xuất lương thực

* Vai trò: có vai trò rất quan trọng

- Đảm bảo lương thực cho 1 quy mô dân số lớn 86,2 triệu người

- Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình CNH

- Là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo

- Việc đảm bảo cho an ninh lương thực còn để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp

* Điều kiện phát triển ngành:

+ Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lươngthực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp

- Tuy nhiên, thiên tai (bão, lú lụt, hạn hán ) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuấtlương thực, có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng

+ Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Các điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển sản xuất lương thực của nước ta ngày càngthuận lợi như: dân cư và lao động; hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng; thị trường; đường lốichính sách

- Tuy nhiên, những biến động, rủi ro trên thị trường, tác động của giá cả cũng có ảnh hưởnglớn tới hiệu quả sản xuất của ngành

* Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua:

Trong hoạt động sản xuất lương thực của nước ta hiện nay, sản xuất lúa đóng vai trò chủ đạo

Trang 5

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha ( năm 1980) lên 6,04 triệu ha ( năm 1990),7,5 triệu ha (năm 2002) sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha( năm 2005)

- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp cới điều kiện canh tác của từng địa phương

- Năng suất lúa tăng mạnh Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt

21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm)

- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiệnnay đạt trên dưới 36 triệu tấn

- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuấtkhẩu gạo hàng đầu thế giới Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn470kg/năm Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm

- Các loại hoa màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa

- Sản xuất lương thực diễn ra trên hầu khắp lãnh thổ của nước ta trong đó tập trung chủ yếu 2vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước: Trên cả nước đã hình thành được 2 vùng trọngđiểm sản xuất lương thực, trong đó, ĐBCL là vùng lớn nhất, chiếm trên 50% S và SL, BQLT caonhất cả nước , > 1000kg; ĐBSH là vùng thứ 2, có năng suất lúa cao nhất cả nước

3 Sản xuất cây thực phẩm (tham khảo)

- Trồng ở khắp nơi, đặc biệt tập trung ven các thành phố lớn (HN Tp HCM, HP )

- Diện tích trồng rau của cả nước > 500.000ha, tập trung nhiều nhất ở ĐBSH và ĐBCL

- Diện tích các loại đậu > 200.000 ha; nhiều nhất ở ĐNB và TN

4 Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

a Cây công nghiệp:

- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua

- Phát triển cây công nghiệp góp phần phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấungành trồng trọt theo hướng tích cực

- Tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân( đồng vào miền núi)

- Phát huy hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển cây công nghiệp

* Điều kiện phát triển ngành:

+ Điều kiện tự nhiên

Trang 6

- Điều kiện tự nhiên nước ta có nhiều thuận lợi đối với sản xuất cây công nghiệp: khí hậu nhiệtđới nóng, ẩm; nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùngcây công nghiệp tập trung, nguồn nước dồi dào phục vụ cho tưới tiêu

- Tuy nhiên, cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ của tự nhiên đối với hoạt động sản xuấtcủa ngành như: thiên tai, thất thường của thời tiết và khí hậu

+ Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cho câycông nghiệp; sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, địa phương

- Khó khăn: thị trường thế giới còn nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chưađáp ứng được yếu cầu của các thị trường khó tính

* Tình hình sản xuất (Hiện trạng sản xuất)

+ Cây lâu năm:

++ Về phát triển:

- CCN lâu năm chủ yếu là: cafe, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè

- Sự phát triển mạnh sản xuất các cây công nghiệp chủ lực đã đưa VN lên vị trí hàng đầu thế giới

về xuất khẩu cafe, điều và hồ tiêu

++ Về phân bố:

- Cafe: được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở ĐNB, rải rác ở miềnTrung, café chè mới được đưa vào trồng ở Tây bắc

- Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám phù sa cổ ở ĐNB, ngoài ra còn được trồng

ở Tây Nguyên, một số tỉnh duyên hải miền trung

- Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất bazan ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT

- Điều được trồng nhiều nhất ở ĐNB

- Dừa được trồng nhiều nhất ở ĐBCL

- Chè được trồng nhiều nhất ở TDMNBB, ngoài ra còn có ở trên các cao nguyên cao của TâyNguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng)

+ Cây hàng năm:

- Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu ở nước ta là; mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm,thuốc lá

- Mía: các vùng chuyên canh mía được phát triển ở ĐBCL, ĐNB, DHMT

- Lạc được nhiều ở các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở ĐNB, Đăk Lăk

- Đậu tương được trồng nhiều ở TDMNBB, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đăk Lăk,Đồng Tháp

- Vùng trồng đay truyền thống là ở ĐBSH

- Vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa

b Cây ăn quả

- Các loại cây ăn quả chủ yếu: cam, xoài, chôm chôm, chuối, nhãn, vải, dứa

- Trong những năm gần đay có xu hướng phát triển nhanh

Trang 7

- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL và ĐNB.

- Ở vùng TDMNBB, đáng kể nhất là tỉnh Bắc Giang

II LUYỆN TẬP

1 KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LUYỆN TẬP:

Tiến trình luyện tập, ôn luyện kiến thức, kĩ năng phục vụ cho ôn thi được thực hiện thông qua

ba nội dung cơ bản:

1,2,3,4 - Khái quát KTCB

- Tập trung giải quyết các dạng câu hỏi lý thuyết

5,6 Khai thác ATLAT7,8 Bảng số liệu, biểu đồ

9 Kiểm tra đánh giá(Chú ý: Có sự linh động về việc phân phối tiết dạy tương ứng với các phần)

2 CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ:

a CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT:

Các dạng câu hỏi của chuyên đề được xây dựng dựa trên cơ sở các dạng câu hỏi lý thuyết củaphần thi đại học (THPT Quốc Gia), tập trung vào ba dạng cơ bản: trình bày – phân tích; chứngminh; giải thích Riêng dạng câu hỏi so sánh chủ yếu được dùng cho thi HSG, rất ít khi dùng chothi THPT Quốc gia (tốt nghiệp, đại học trước đây)

* Dạng câu hỏi: trình bày – phân tích:

+ Khái quát:

- Đây là dạng câu hỏi dễ, chủ yếu trình bày lại kiến thức cơ bản

- Dạng câu hỏi này thường có từ khóa là: “Trình bày”, hoặc “Phân tích” gắn liền cùng với câu

hỏi

- Dạng câu hỏi này thường tập trung chủ yếu ở các vấn đề về: vai trò, ý nghĩa; điều kiện phát triểnngành; hiện trạng phát triển (Ngoài ra ở dạng câu hỏi này còn có: trình bày (phân tích) mối quan

hệ Tuy nhiên đây là một dạng hơi khó, thường dùng cho thi HSG nhiều hơn)

- Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:

- Trước hết cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa một cách có hệ thống,lôgic

- Tiếp theo, căn cứ vào câu hỏi, học sinh cần sắp xếp, chọn lọc các kiến thức cơ bản saocho phù hợp, giúp bài làm đúng trọng tâm và mạch lạc

+ Một số câu hỏi cụ thể:

** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) vai trò, ý nghĩa:

1 Trình bày vai trò của hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta

Trả lời:

Trang 8

Sản xuất lương thực là ngành có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của nướcta:

- Đảm bảo lương thực cho 1 quy mô dân số lớn 86,2 triệu người và tiếp tục gia tăng

- Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình CNH

- Là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo

- Việc đảm bảo cho an ninh lương thực còn để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp

2 Trình bày vai trò của việc trồng và phát triển cây công nghiệp ở nước ta?

* Khái quát

Việc trồng và phát triển cây công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong những nhành công nghiệp trọngđiểm hiện nay của nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển quá trình CNH-HĐH

- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua

- Phát triển cây công nghiệp góp phần phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấungành trồng trọt theo hướng tích cực

- Tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân( đồng vào miền núi)

- Phát huy hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển cây công nghiệp

3 Ý nghĩa của việc đảm bảo lương thực đối với phát triển kinh tế của nước ta.

Trả lời:

Việc đảm bảo lương thực có ý nghĩa rất quan trọng:

- Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt: tạo điều kiện để

ổn định và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặcsản quy mô lớn

- Cung cấp và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi – điềukiện kiên quyết để có thể phát triển ngành chăn nuôi, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của ngànhtrong cơ cấu

- Là cơ sở đề phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành chếbiến

- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu, góp phần tích lũy vốn, đẩy mạnh phát triển các ngành nôngnghiệp khác

- Đảm bảo an ninh lương thực còn đồng nghĩa với việc phát huy hiệu quả của các vùng chuyêncanh lương thực, từ đó thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất, đồng thời là quá trìnhtrao đổi nông sản giữa các vùng miền – thuận lợi cho đa dạng hóa nông sản phù hợp với đặctrưng sinh thái giữa các vùng, miền

4 Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội

và môi trường ở nước ta.

Trả lời:

* Khái quát

Trang 9

* Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và môitrường ở nước ta:

- Về kinh tế:

- Tạo khối lượng sản phẩm lớn, giá trị kinh tế cao,

- Cung cấp đẩy đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa sảnxuất công nghiệp

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần thu ngoại tệ, tăng tích lũy vốn, thúc đẩykinh tế phát triển

- Khai thác được thế mạnh của vùng, phá thế độc canh, góp phần thúc đẩy đa dạng hóa sảnphẩm nông nghiệp

** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) điều kiện phát triển ngành:

1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất lương thực của nước

ta.

Trả lời:

* Khái quát

a Thuận lợi:

Việc sản xuất lương thực ở nước ta có rất nhiều thuận lợi

* Về tự nhiên: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triểnsản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.Cụ thể:

- Địa hình – đất đai:

- Dải đồng bằng gần như liên tục, với nhiều đồng bằng có diện tích khá lớn, đặc biệt là haiđồng bằng lớn (SH, SCL) tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là lúagạo) trên quy mô lớn

- Đất: Có diện tích đất phù sa màu mỡ tương đối lớn, phân bố tập trung ở các đồng bằngrất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây lúa

Ngoài ra, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du với hệ đất phù sa cổ còn có thể trồngđược cây hoa màu

Khả năng mở rộng diện tích vẫn còn trên cơ sở khai hoang mở rộng diện tích đất…

- Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt cao, ẩm lớn là điều kiện thuận lợi cho cây lúa vàcác loại hoa màu nhiệt đới (ngô, khoai, sắn…) phát triển mạnh

Trang 10

- Sự phân hóa theo mùa của khí hậu là cơ sở để xây dựng lịch thời vụ trong sản xuất lươngthực, và sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ phù hợp nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế là cao nhất

- Dân cư – lao động:

- Mang đến cho ngành một thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động dồi dào, đôngđảo

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây lương thực, trình độthâm canh ngày càng cao

- Tập quán ăn uống của người dân sử dụng nhiều lương thực cũng là một thuận lợi lớn đốivới sự phát triển của ngành

- Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật cho ngành ngày càng được tăng cường:

- CSHT: các vấn đề về thủy lợi, hệ thống đê điều, giao thông vận tải… ngầy càng đượcđầu tư, cải thiện, nâng cấp…

- CSVCKT: bao gồm các trạm giống, các cơ sở chế biến, dịch vụ trong nông nghiệp ngàycàng được phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành

- Thị trường: Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước không ngừng tăng cao về mặt hànglương thực

- Chính sách của Nhà nước: có nhiều ưu đãi, đối với phát triển lương thực (hình thành và pháttriển các vùng chuyên canh quy mô lớn….)

b Khó khăn:

- Nhiệt cao, ẩm lớn thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, phá hoại mùa màng

- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu gây khó khăn cho vấn đề thủy lợi, bảo quản nông sản sau thuhoạch…

- Thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…), thất thường của thời tiết và khí hậu gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sản xuất, sản lượng lương thực

- Hệ thống CSHT còn kém phát triển

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế

- Sức ép của dân số, quá trình CNH, ĐTH đến quỹ đất canh tác

- Năng suất lao động thấp…

2 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?

Trả lời:

* Khái quát

1 Thuận lợi:

a Tự nhiên:

Trang 11

- Nguồn nước: dồi dào, phong phú, thuận lợi cho vấn đề tưới tiêu

- Các điều kiện khác: cũng có nhiều thuận lợi lớn (sinh vật đa dạng, phong phú – cơ sở thuận lợicho vấn đề bảo tồn, lai tạo nguồn giống )

b Kinh tế - xã hội:

- Dân cư và lao động:

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, lao động có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng vàchăm sóc cây công nghiệp Trình độ lao động ngày càng được nâng cao

- Chính sách của Nhà nước: có nhiều quan tâm to lớn, đầu tư phát triển các vùng chuyên canhquy mô lớn

- Hệ thống CSHTVCKT ngày càng được đầu tư, tăng cường, củng cố: thủy lợi, phân bón, giống,

cơ sở chế biến

- Nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng

- Nhân tố khác: việc đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm; nguồn vốn đầu tư ngày càngnhiều; gia nhập vào WTO

2 Khó khăn:

- Về tự nhiên……

- Về kinh tế - xã hội: Sự biến động của thị trường, CSHT…

3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm của

Trang 12

Ngoài ra, đất feralit phát triển trên các loại đá khác, sau khi đã cải tạo có thể phát triểncác cây công nghiệp

Đất xám phù sa cố thuận lợi cho việc trồng một số cây lâu năm có giá trị kinh tế cao:điều, cao su

Đất cát ven biển thuận lợi cho phát triển cây dừa

- Nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông, hồ có thể đảm bảo nhu cầu nước tưới cho câycông nghiệp

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng  cơ cấu đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt,

ôn đới)

- Về kinh tế - xã hội:

- Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo tạo điều kiện ổn định và mở rộng diện tích câycông nghiệp

- Lao động: kinh nghiệm, truyền thống; trình độ ngày càng nâng cao…

- CNCB ngày càng được phát triển mạnh (diễn giải)

- Nhu cầu tăng

- Chính sách của Nhà nước

** Dạng câu hỏi trình bày (phân tích) hiện trạng:

1 Trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản của ngành trồng trọt ở nước ta?

Trả lời:

- Ngành trồng trọt mặc dù đã giảm về tỉ trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, đâyvẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta (chiếm 75% giá trịsản xuất nông nghiệp – năm 2005; 73,9% năm 2007)

- Hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt đa dạng, tuy nhiên không đều giữa các phân ngành:

- Bao gồm các phân ngành: cây lương thực, cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả, câykhác

- Trong đó: cây lương thực đóng vai trò chủ đạo (59,2% năm 2005)

- Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển biến theo hướng theo hướng:

- Cây lương thực, cây ăn quả giảm tỉ trọng (dc)

- Cây rau đậu, cây công nghiệp tăng tỉ trọng (dc)

2 Trình bày tình hình sản xuất lương thực của nước ta trong những năm vừa qua?

Trang 13

1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005)

- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương

- Năng suất lúa tăng mạnh Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mớiđạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm)

- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 vàhiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn

- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nướcxuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới Hiện nay, bình quân lương thực có hạt trên đầu người làhơn 470 kg/năm Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4 triệu tấn/năm

- Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa

- Giá trị sản xuất lương thực tăng không ngừng trong quy mô giá trị sản xuất của ngành trồngtrọt (dc ATLAT)

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích

và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều nămnay là trên 1000kg/năm

- Đồng bằng sông Hồng là cùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúacao nhất cả nước

3 Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

1 Tình hình phát triển:

Nhìn chung trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh:

- Cơ cấu đa dạng: bao gồm cả cây hàng năm và cây lâu năm; chủ đạo là cây nhiệt đới, ngoài racòn có cây cận nhiệt, ôn đới

- Diện tích: Diện tích gieo trồng tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là cây lâu năm (dc)

- Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm cây hàngnăm; tăng cây lâu năm

- Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng lên không ngừng: 13,5  25,6%

- Trong cơ cấu cây công nghiệp, nổi lên một số loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao (dc câycafe, cao su, hồ tiêu )

2 Phân bố:

- Không đồng đều, khác biệt:

- Đối với cây lâu năm: phân bố chủ yếu ở TD-MN

- Cây hàng năm: phân bố chủ yếu ở đồng bằng, tuy nhiên hiện nay đã có xu hướng mởrộng diện tích ở cả vùng trung du

- Cụ thể:

Cây lâu

năm

Phân bố

Trang 14

- Cafe Chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ Cafe chè mới

được trồng ở Tây Bắc

- Cao su Chủ yếu ở ĐNB, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh DHMT

Hồ tiêu Được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT

Điều Trồng nhiều nhất ở ĐNB

Chè Trồng nhiều nhất ở TDMNBB, ở Tây Nguyên - trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm

ĐồngDừa Trồng nhiều nhất ở ĐBSCL

Cây hàng

năm

Phân bố

Mía Trồng thành những vùng chuyên canh ở ĐBCL, ĐNB, DHMT

Lạc Trồng nhiều trên các đồng bằng: Thanh – Nghệ - Tĩnh; ĐNB, Đăk Lăk

Đậu tương Trồng nhiều nhất ở TDMNBB, Đăk Lăk

Đay ĐBSH

Cói Ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa

Bông Trồng ở một số tỉnh có mùa khô kéo dài, vùng khuất gió: Gia Lai, Đăk Lawk,

Bình Thuận, Sơn La, Điện Biên

- Trên cả nước hình thành 3 vùng trọng điểm sx cây công nghiệp

4 Trình bày sự phát triển và phân bố cây lâu năm ở nước ta?

Trả lời:

1 Sự phát triển: Nhìn chung có xu hướng ngày càng phát triển mạnh

- Diện tích tăng liên tục

- Tỉ trọng diện tích cây lâu năm tăng liên tục trong cơ cấu

- Cơ cấu cây đa dạng, trong đó nổi lên một số loại cây có giá trị kinh tế rất cao (thống kê diệntích, sản lượng cây cafe, cao su, hồ tiêu)

- Có sự phân bố rộng khắp cả nước

 DO: nước ta có nhiều đk thuận lợi Hiệu quả từ việc trồng cây công nghiệp lâu năm là rất cao

2 Phân bố:

- Giữa các vùng: phân bố không đều

- Các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở khu vực trung du – miền núi

- Ở đồng bằng chỉ phát triển được một số cây CN lâu năm như: dừa…

- Từng loại cây: (chỉ rõ sự phân bố cụ thể)

Trang 15

* Dạng câu hỏi chứng minh:

+ Khái quát:

- Dạng câu hỏi chứng minh đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã có để chứng minh mộthiện tượng địa lí nào đó Tuy không thật khó như dạng câu hỏi giải thích, nhưng học sinh phảinắm chắc kiến thức và cả những số liệu thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu mà câuhỏi đặt ra

- Dạng câu hỏi này thường bắt đầu bằng từ “Chứng minh”, tuy nhiên cũng có thể là cụm từ “Hãy

làm sáng tỏ nhận định”; thường gặp ở các câu hỏi liên quan đến điều kiện phát triển ngành, hiện

trạng sản xuất (Ngoài ra, có thể yêu cầu chứng minh một mệnh đề, một nhận định có liên quan –tuy nhiên hơi khó, chủ yếu dùng trong thi HSG)

- Đây là dạng câu hỏi khá phổ biến trong các đề tuyển sinh môn địa lí, để làm bài đạt kết quả caothì học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Nắm vững kiến thức cơ bản: ngoài lượng kiến thức cần có học sinh cần nhớ thêm các sốliệu liên quan tới yêu cầu của câu hỏi Số liệu thống kê là một trong những công cụ đắc lực nhấtđối với dạng câu hỏi chứng minh

- Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để chứng minh, tránh sự

sa đà dàn trải đồng thời tìm ra đủ chứng lí có sức thuyết phục

- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương

- Năng suất lúa tăng mạnh Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt

21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm)

- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 vàhiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn

- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuấtkhẩu gạo hàng đầu trên thế giới Hiện nay, bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn

470 kg/năm Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4 triệu tấn/năm

- Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa

- Giá trị sản xuất lương thực tăng không ngừng trong quy mô giá trị sản xuất của ngành

trồng trọt (dc ATLAT)

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích vàtrên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay

Trang 16

* Dạng câu hỏi giải thích:

- Các câu hỏi lí thuyết thuộc dạng giải thích yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi “Tại sao?” Đây

là một dạng khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết vậndụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí

- Đối với dạng câu hỏi này, trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã được tích lũy, cần đặc biệt quantâm tới mối liên hệ nhân quả

- Nhìn chung với dạng câu hỏi này học sinh thường không được điểm cao, do khả năng khái quáthóa của học sinh còn rất yếu

- Muốn trả lời tốt dạng câu hỏi này, học sinh cần:

- Nắm chắc kiến thức cơ bản: nhưng không phải chỉ nắm vững kiến thức một bài hay mộtchương mà là của toàn bộ chương trình (ở đây, học sinh cần nắm chắc toàn bộ các vấn đề có liênquan đến biển – đảo nước ta) Nắm chắc kiến thức không phải là ghi nhớ một cách máy móc thụđộng theo kiểu học thuộc lòng, mà là ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, có mối liên hệ giữacác kiến thức với nhau, nhớ được lâu bản chất của đối tượng đó

- Tìm các mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí, đặc biệt là mối liên hệ nhân quả

- Biết cách khái quát hóa các kiến thức có liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng

để tìm ra nguyên nhân Đây chính là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả bài làm củahọc sinh

+ Một số câu hỏi cụ thể:

** Giải thích dựa vào vai trò:

1 Vì sao đối với nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt? Trả lời:

Đối với nước ta, đẩy mạnh sản xuất lương thực có vai trò quan trọng đặc biệt vì:

- Cung cấp nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho con người, đảm bảo lương thực cho một quy mô dân

số đông, vẫn không ngừng gia tăng (dc quy mô dân số, gia tăng)

- Cung cấp và góp phần đảm bảo cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi đểđưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong nông nghiệp

Ngày đăng: 09/01/2019, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w