Lựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà NộiLựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -NGUYỄN THỊ TÙNG PHƯƠNG
LỰA CHỌN CĂN HỘ CHUNG CƯ KHU VỰC
ĐÔ THỊ - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -NGUYỄN THỊ TÙNG PHƯƠNG
LỰA CHỌN CĂN HỘ CHUNG CƯ KHU VỰC
ĐÔ THỊ - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 3i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
PGS.TS Hoàng Văn Cường Nguyễn Thị Tùng Phương
Trang 4ii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CĂN HỘ CHUNG CƯ 9
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư 9
1.1.1 Một số nghiên cứu về tiêu chí nhà ở 9
1.1.2 Một số nghiên cứu về tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư 13
1.2 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư theo các đặc tính của cá nhân và hộ gia đình 22
1.2.1 Nhóm tuổi, giới tính của người lựa chọn 23
1.2.2 Nghề nghiệp, trình độ học vấn 23
1.2.3 Nhóm yếu tố phong cách sống của người mua 24
1.2.4 Ảnh hưởng của giai đoạn phát triển hộ gia đình 29
1.2.5 Ảnh hưởng của các yếu tố tài chính 31
1.3 Kinh nghiệm phát triển nhà ở căn hộ chung cư tại một số nước trên thế giới 31
1.4 Các kết quả đạt được của các công trình đã nghiên cứu 36
1.4.1 Những kết quả nghiên cứu chính đã đạt được 36
1.4.2 Một số vấn đề đặt ra chưa được nghiên cứu từ các nghiên cứu trước 38
1.4.3 Khoảng trống cần nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội Việt Nam 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CĂN HỘ CHUNG CƯ TẠI ĐÔ THỊ 45
2.1 Một số khái niệm chung về lựa chọn, căn hộ chung cư, tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư 45
2.1.1 Khái niệm về sự lựa chọn 45
2.1.2 Khái niệm về căn hộ chung cư, đặc điểm và phân loại căn hộ chung cư 46
2.1.3 Khái niệm về tiêu chí lựa chọn căn hộ 49
2.2 Giai đoạn phát triển gia đình và tiêu chí căn hộ 53
2.2.1 Định nghĩa về giai đoạn phát triển của gia đình 53
Trang 5iii
2.2.2 Mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển gia đình và tiêu chí lựa chọn căn hộ 54
2.2.3 Các giai đoạn phát triển gia đình trong nghiên cứu 55
2.2.4 Lý thuyết về giai đoạn phát triển của hộ gia đình 56
2.3 Phong cách sống và tiêu chí lựa chọn căn hộ 57
2.3.1 Khái niệm về phong cách sống 57
2.3.2 Mối quan hệ giữa một số nhóm phong cách sống và tiêu chí lựa chọn căn hộ 59
2.3.3 Lý thuyết về phong cách sống 62
2.4 Các biến kiểm soát trong nghiên cứu 65
2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu về sự lựa chọn căn hộ chung cư tại Thành phố Hà Nội 66
2.5.1 Mô hình nghiên cứu 68
2.5.2 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 77
3.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu điều tra 77
3.2 Nghiên cứu định tính 81
3.2.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính 81
3.2.2 Đối tượng tham gia 81
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính 82
3.3 Nghiên cứu định lượng 95
3.3.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng 95
3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 95
3.3.3 Quá trình chọn mẫu nghiên cứu 101
3.3.4 Thống kê mô tả mẫu khảo sát hộ gia đình lựa chọn căn hộ chung cư để ở 103
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 106
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 107
4.1 Kết quả kiểm định mô hình và các thang đo 107
4.1.1 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach alpha 107
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 113
4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 115
4.2 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 120
4.2.1 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích SEM 120
4.2.2 Kiểm định các mối quan hệ của mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy 126
4.2.3 Kết luận các giả thuyết nghiên cứu 133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 136
Trang 6iv
CHƯƠNG 5: BÌNH LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ LỰA CHỌN CĂN HỘ CHUNG CƯ KHU VỰC ĐÔ THỊ - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 137 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của luận án 137 5.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu 138
5.2.1 Bình luận về kết quả nghiên cứu đối với phong cách sống với tiêu chí lựa chọn căn hộ 1385.2.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu đối giai đoạn phát triển gia đình với tiêu chí lựa chọn căn hộ 1425.2.3 Bình luận về kết quả nghiên cứu đối yếu tố nghề nghiệp, thu nhập, giá với tiêu chí lựa chọn căn hộ 144
5.3 Ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn 145 5.4 Xây dựng bộ tiêu chí về căn hộ chung cư 146 5.5 Định hướng xây dựng bộ tiêu chí về phong cách sống phục vụ cho hoạt động môi giới bất động sản và hoạt động đầu tư bất động sản 148 5.6 Xây dựng bộ biểu số liệu về giai đoạn phát triển gia đình 149 5.7 Khuyến nghị định hướng phát triển chung cư phù hợp với phong cách sống
và giai đoạn phát triển của gia đình 150
5.7.1 Định hướng đầu tư quy hoạch phát triển các toà chung cư và các khu chung
cư theo phong cách sống 1505.7.2 Định hướng thiết lập cơ sở dữ liệu theo dõi các giai đoạn gia đình và vấn đề di chuyển nơi ở là nhà ở và căn hộ 153
5.8 Tăng cường kiến thức cho người sử dụng căn hộ chung cư 155 5.9 Giải pháp, chính sách phát triển chung cư tại khu vực đô thị 155
5.9.1 Sử dụng hiệu quả quỹ đất phát triển chung cư trong điều kiện cạn dần quỹ đất khu vực đô thị 1555.9.2 Giải pháp phát triển hệ thống giao thông kết nối các khu đô thị, kết nối các khu chung cư 1575.9.3 Giải pháp quy hoạch quy hoạch không gian phát triển chung cư 1585.9.4 Giải pháp tài chính tăng khả năng tiếp cận lựa chọn tiêu chí căn hộ phù hợp với phong cách sống và giai đoạn phát triển gia đình 1595.9.5 Xây dựng phương thức quản lý chung cư theo phong cách sống và giai đoạn phát triển gia đình 160
5.10 Một số hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 163
Trang 7v
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC 184
Trang 8vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CMIN/df Chi – bình phương điều chỉnh
theo theo bậc tự do
Minimum discrepancy divided by its degrees of freedom
Trang 9vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến vị trí nơi ở 19
Bảng 1.2: Tổng hợp các tiêu chí về môi trường và xã hội 21
Bảng 2.1: Mô hình gốc Chu kỳ sống gia đình của Glick 29
Bảng 2.2: Giai đoạn phát triển gia đình 30
Bảng 2.3: Giai đoạn phát triển hộ gia đình 56
Bảng 3.1: Bảng giai đoạn phát triển hộ gia đình 92
Bảng 3.2: Thang đo chỉ báo phong cách sống 97
Bảng 3.3: Thang đo tiêu chí lựa chon căn hộ chung cư 100
Bảng 3.4 Thống kê mẫu phiếu điều tra 104
Bảng 4.1 Đánh giá thang đo tiêu chí vị trí căn hộ 107
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá thang đo “Phong cách sống” 110
Bảng 4.3 Kiểm định KMO and Bartlett 113
Bảng 4.4 Ma trận xoay nhân tố 114
Bảng 4.5 Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan trọng trong từng biến tiềm ẩn 117
Bảng 4.6 Trọng số chuẩn hóa 118
Bảng 4.7 Bảng trọng số chưa chuẩn hóa 121
Bảng 4.8 Trọng số chưa chuẩn hóa 122
Bảng 4.9: Bảng các trọng số hồi quy 123
Bảng 4.10: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa 124
Bảng 4.11 Bảng Tỷ lệ biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong các giả thiết (Square multiple correlations) - R2 125
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy giai đoạn phát triển gia đình và tiêu chí lựa chọn căn hộ 126
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy phong cách sống và tiêu chí lựa chọn căn hộ 128 Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy 129
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết 137
Trang 10viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình tổng quan 43
Hình 2.1: Tổng hợp các mô hình lý thuyết phong cách sống 64
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến 68
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức 94
Hình 4.1 Kết quả phân tích đánh giá độ phù hợp của mô hình 116
Trang 111
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên trong gia đình Các nghiên cứu đã chỉ ra nhà ở là nhu cầu tối thiểu, đóng vai trò quan trọng cho cuộc sống của mỗi con người Nhà ở không chỉ là nơi trú ẩn bảo vệ an ninh, hạn chế những tác hại do môi trường mang lại còn là nơi thể hiện đẳng cấp của chủ sở hữu, bản sắc của cá nhân và gia đình Nhà ở có tác động đến các mối quan hệ trong xã hội (Marcus, 1997) Bên cạnh đó, nhà ở còn phản ánh giá trị và ý tưởng của chủ sở hữu cũng như thể hiện trào lưu, ý tưởng của xã hội ở từng thời điểm (Lawrence, 1987)
Một đặc điểm của nhà ở là gắn liền với đất đai, trong điều kiện tự nhiên đất đai không thể tự nhiên tăng thêm về quy mô diện tích, có tính khan hiếm theo mục đích sử dụng và khu vực phát triển (Hoàng Văn Cường, 2006, 2017) Trong điều kiện đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển nhà ở luôn bị đặt trong bối cảnh bị giới hạn về không gian
Do đó vấn đề lựa chọn nhà ở nói chung luôn được mọi tầng lớp trong xã hội quan tâm nhằm đảm bảo nơi trú ẩn an toàn và thể hiện ý tưởng của người lựa chọn
So với các loại hình nhà ở khác, nhà ở là căn hộ chung cư ra đời muộn hơn, nhưng tốc độ phát triển nhanh hơn do có những ưu việt nhất định Trên thực tế, để giải quyết khó khăn cho người dân tại khu vực đô thị về nhà ở, hầu hết các đô thị trên thế giới lựa chọn hình thức xây dựng nhà ở cao tầng để người dân sinh sống vừa tiết kiệm diện tích đất đô thị vừa tạo ra văn minh trong cộng đồng dân cư
Để giải quyết khó khăn cho người dân tại khu vực đô thị về nhà ở trên thế giới, hầu hết các đô thị trên thế giới lựa chọn hình thức xây dựng nhà ở cao tầng để người dân sinh sống vừa tiết kiệm diện tích đất đô thị vừa tạo ra văn minh trong cộng đồng dân cư Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tại các nước phương Tây bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển nhà ở chung cư cho những người vô gia cư, nhưng sau đó chung
cư được phát triển với quy mô hiện đại cao cấp Điển hình giai đoạn 1950 -1970 Chính phủ các nước phương tây đã cấp phép cho xây dựng các chung cư từ 15 tầng đến 60 tầng (Reatimes.vn, 2014) Tại Singapore, diện tích đất nước chỉ 721,5km2 bằng 1/3 diện tích Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1960 chỉ có 9% dân số Singapore sống trong nhà ở tập thể, thì cho đến năm 2009 hơn 95% người dân đã sở hữu căn hộ đang ở và 5% thuê với giá thấp, phát triển nhà ở ở nước này buộc phải phát triển theo chiều cao bằng các toà nhà trọc trời (Vietnamnet, 2009; News.zing.vn, 2018) Còn hiện nay, các toà chung cư cao tầng nhất thế giới tập trung tại các nước Trung Đông nhưng toà chung cư cao nhất, hiện đại nhất đó là toà nhà cao 417 tầng tại Mumbai, Ấn Độ
Trang 122
(News.zing.vn, 2015), còn toà nhà chung cư được cho là quyền lực nhất thế giới là toà nhà 15 Central Park West tại New York với 201 căn đầy đủ tiện nghi hiện đại (Vnexpress, 2016)
Ở Việt Nam, hệ thống chung cư cũ (còn gọi là nhà tập thể cao tầng) được đầu tư xây dựng từ những năm 1960 đã giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân khu vực
đô thị Trong vòng 15 năm tính từ năm 1998, chung cư cao tầng phát triển hiện đại đã
là loại hình nhà ở thay thế những căn nhà thấp tầng chật chội Căn hộ chung cư được đầu tư phát triển khu vực đô thị Việt Nam là một tất yếu nhằm thích ứng với tính khan hiếm, tính giới hạn phát triển và cũng là giải pháp tiết kiệm tài nguyên đất đai khu vực
đô thị Việt Nam Tính đến nay phát triển căn hộ chung cư với sự đa dạng căn hộ đã tạo thêm sự lựa chọn nhà ở mới tại đô thị Phát triển chung cư Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, tạo ra nhiều loại căn hộ chung cư hiện đại phù hợp với nhiều người dân và gia đình Loại hình căn hộ chung cư ngày càng phong phú, đáp ứng các nhu cầu
đa dạng của khách hàng
Trong thời gian qua, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu hành vi lựa chọn lựa chọn căn hộ chung cư của người dân với các luận điểm và mô hình lý thuyết khác nhau Đa số các nghiên cứu xuất phát từ chính đặc tính của căn hộ chung cư ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn căn hộ của người dân Các nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của các tiêu chí trong lựa chọn căn hộ và hành vi lựa căn hộ của người dân
Tuy nhiên, khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá bất động sản lại có tính không đồng nhất về sản phẩm, có tính dị biệt, cá biệt và có tính tính khu vực cao, chịu tác động lớn bởi yếu tố tâm lý (Hoàng Văn Cường, 2006, 2017) Sự khác biệt đó yêu cầu hướng nghiên cứu cần xuất phát từ đặc tính từ người lựa chọn, từ phong các sống của người lựa chọn về căn hộ để tìm ra tầm quan trọng của các tiêu chí lựa chọn căn
hộ là hướng đi khác với các nghiên cứu xuất phát từ các đặc tính căn hộ Hướng tiếp cận này là xuất phát từ bản chất tâm lý, sở thích mỗi cá nhân, xuất phát từ chính gia đình người lựa chọn căn hộ ảnh hưởng đến các tiêu chí lựa chọn căn hộ để ở Từ yêu cầu trên, vấn đề quan trọng đặt ra là:
(1) Giai đoạn phát triển gia đình ảnh hưởng như thế nào tới tiêu chí lựa chọn chung cư của các hộ gia đình là câu hỏi chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm Nghiên cứu giai đoạn phát triển gia đình là một nhân tố tác động đến lựa chọn nhà ở (Rossi,
1955, 1959) Đây sẽ là một định hướng mới trong các nghiên cứu về lựa chọn nhà ở của người dân ở Việt Nam Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta hiểu những hộ gia đình trong điều kiện sống khác nhau trong giai đoạn phát triển khác nhau có tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư như thế nào Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư phát
Trang 133
triển các căn hộ chung cư phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình và người chủ sở hữu, đồng thời là căn cứ nghiên cứu xây dựng cách thức trong quản lý hệ thống chung
cư hiện nay ngày một phát triển
(2) Phong cách sống của hộ gia đình ảnh hưởng tới tiêu chí lựa chọn chung cư như thế nào cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ Phong cách sống là một nhân tố phổ biến phổ biến được sử dụng để giải thích hành vi của người tiêu dùng bên cạnh các đặc điểm nhân khẩu học (Plummer, 1974) Phong cách sống dựa trên thói quen, thái độ, gia đình, sở thích liên quan đến lựa chọn hàng hoá (Harcar & cộng sự, 2008) Vậy phong cách sống có ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư hay không là câu hỏi
có ý nghĩa lớn trong vấn đề đầu tư thiết kế, quản lý căn hộ phù hợp với phong cách tiêu dùng sử dụng nhà ở của người dân
Nghiên cứu lựa chọn nhà, đặc biệt nghiên cứu lựa chọn căn hộ chung cư ở Việt Nam còn rất ít Các nghiên cứu hiện tập trung trong lĩnh vực nhà ở nói chung Các nghiên cứu tập trung vào đặc tính của nhà ở tác động tới hành vi lựa chọn nhà ở (Phe và Patrick, 2000; hành vi lựa chọn nơi ở của gia đình trẻ (Hoang Thi Lan Huong, 2011); UN- Habitat, 2008; Tran Hoai Anh & Yip Ngai Ming, 2008, hay hành vi đầu tư cá nhân trên thị trường bất động sản (Nguyễn Thị Hải Yến, 2015) Các nghiên cứu này có đề cập đến vấn đề bất động sản nhà ở nhưng hầu hết chưa có nghiên cứu nào tập trung tới nghiên cứu phong cách sống, giai đoạn phát triển gia đình và lựa chọn tiêu chí căn hộ
Nghiên cứu giai đoạn phát triển gia đình, phong cách sống của chủ hộ và gia đình tới tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư còn là vấn đề mới tại Việt Nam Nghiên cứu mối quan hệ giữa phong cách sống và tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư thực sự cần thiết đối với việc ra các quyết định đầu tư, quyết định lựa chọn tiêu chí căn hộ và cần thiết đối với quá trình quản lý phát triển hệ thống chung cư một cách bền vững Vì vậy, tác giả cho rằng hướng nghiên cứu phong cách sống, giai đoạn phát triển hộ gia đình khác nhau có ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư tại Việt Nam hay không là câu hỏi cần thiết phải nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn bối cảnh nghiên cứu là Thành phố Hà Nội, một trung tâm văn hoá chính trị kinh tế của Việt Nam Hà nội là nơi có quy mô diện tích đất ở, nhà ở biến đổi mạnh nhất ở nước ta trong hai thập kỷ qua Năm 2008, Thành phố Hà Nội sáp nhập với tỉnh Hà Tây làm tăng diện tích đất của Thành phố Hà
khu đô thị nói chung và phát triển hệ thống nhà ở chung cư của Hà Nội ngày càng tăng Với các đặc điểm trên, Thành phố Hà Nội sẽ phản ánh một cách tập trung về những vấn đề mấu chốt của phát triển nhà ở nói chung, nhà ở chung cư nói riêng Kết quả
Trang 14chọn đề tài: “Lựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị - Nghiên cứu trên địa bàn
Thành phố Hà Nội” là thực sự cần thiết có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
đô thị; cơ sở lý thuyết về giai đoạn phát triển gia đình; phong cách sống của chủ
hộ và gia đình Tìm kiếm mô hình thích hợp để kiểm định mối quan hệ giữa giai đoạn phát triển gia đình, phong cách sống và tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư để ở
(2) Xác định xem các gia đình khác nhau có phong cách sống khác nhau thì coi trọng tiêu chí lựa nào trong chọn căn hộ chung cư để ở trên địa bàn Thành phố
3 Câu hỏi nghiên cứu chính:
Phong cách sống của các hộ gia đình khác nhau thì có coi trọng các tiêu chí lựa chọn căn hộ chung cư để ở ở mức độ khác nhau không?
Trang 15Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full