ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI ÔNG PHẠM VĂN MẠNH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG Đề tài giúp các bạn tham khảo được năng suất sinh sản và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn1 kg lợn con cai sữa của con lai giữa tổ hợp lai landrace và duroc từ đó giúp các bạn có thể chọn được mô hình lai đem lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI ÔNG PHẠM VĂN
MẠNH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG”
HÀ NỘI - 2017
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI ÔNG PHẠM VĂN
MẠNH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG”
Người thực hiện : TRẦN ĐỨC TÀI Khóa : 58
Ngành : CHĂN NUÔI Người hướng dẫn : ThS NGUYỄN THỊ VINH
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại trang trại ngoài sự nỗ lựccủa bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo của cá nhân
và tập thể trong và ngoài trường
Nhân dịp hoàn thành khóa luận, cho phép tôi được vày tỏ lời biết ơnchân thành đến ThS.Nguyễn Thị Vinh, người hướng dẫn khoa học , có sựgiúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn Sinhhọc động vật, Khoa Chăn Nuôi, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình bác Phạm Văn Mạnhcùng toàn bộ các anh chị của công ty TNHH ANT (HN) về sự hợp tác giúp đỡ
bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về sinh sản, bệnh xảy ra trên nái và thuthập số liệu làm cơ sở cho bài khóa luận này
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và toàn thể bạn bè
đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc thời gian qua
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2017
Sinh viên
Trần Đức Tài
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục Đích – Yêu Cầu 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Nguồn gốc và đặc điểm của một số giống lợn ngoại 3
3
3
2.1.1 Lợn lai F1 LY ( Landrace x Yorkshire ) 4
2.1.2 Lợn Duroc 5
2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái 5
2.2.1 Sự thành thục về tính 5
2.2.2 Sự thành thục về thể vóc 6
2.2.3 Chu kỳ động dục 7
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái 11
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 16
2.4.1 Yếu tố di truyền 16
2.4.2 Giống và các biện pháp nhân giống 17
2.4.3 Ảnh hưởng của tuổi và lứa đẻ 17
2.4.4 Chế độ nuôi dưỡng và thức ăn 18
2.4.5 Ảnh hưởng của năng lượng 18
Trang 52.4.6 Ảnh hưởng của protein 19
2.4.7 Ảnh hưởng của khí hậu 19
2.4.8 Ảnh hưởng của số lần phối giống và phương thức phối giống 20
2.4.9 Ảnh hưởng của lợn đực 20
2.4.10 Số con để lại nuôi 21
2.4.11 Ảnh hưởng của thời gian cai sữa 21
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21
2.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 21
2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 23
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 25
NGHIÊN CỨU 25
3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỀM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
3.2.1 Đặc điểm sinh lý dinh dục của lợn nái F1(LY) 25
3.2.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) 25
3.2.3 Năng suất sinh sản của lợn nái qua các lứa 25
3.2.4 Tình hình dịch bệnh trên đàn nái 26
26
26
27
31
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 35
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ BIẾN ĐỘNG CỦA ĐÀN LỢN NÁI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 36
4.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN NÁI F1(LY) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC 37
Trang 64.3 NĂNG SUẤT SINH SẢN CHUNG CỦA LỢN NÁI F1(LY) PHỐI VỚI
ĐỰC DUROC 39
4.4 NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1 (LY) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC QUA CÁC LỨA ĐẺ 46
4.5 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN 50 4.5.1 Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái 50
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1 Kết luận 53
5.1.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của nái lợn lai F1 (LY) 53
5.1.2 Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ của nái lai F1(LY) 53
5.1.3 Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái 53
5.2 Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn 28
Bảng 3.2: Dấu hiệu nhận biết lợn nái sắp đẻ 30
Bảng 3.3: Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn tại trang trại 33
Bảng 3.4: Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn con của trại 34
Bảng 4.1: Quy mô cơ cấu đàn lợn trong những năm gần đây 36
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của đàn lợn nái F1( LY) 37
Bảng 4.3 : Năng suất sinh sản chung của lợn nái F1 (LY) phối với đực Duroc 40 Bảng 5.4 Một số chỉ tiêu số con/ổ của nái F1 (LY) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ 47
Bảng 5.5 Một số chỉ tiêu khối lượng của nái F1(LY) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ 49
Bảng 4.6 Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn nái F1 (LY) tại trại ( n = 75 ) 51
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.3 số con sơ sinh/ổ, số con sòn sống và số con cai sữa của tổ hợp laigiữa nái F1 (LY) x Du 43Biểu đồ 4.4 khối lượng lợn con sơ sinh và khối lượng cai sữa của tổ hợp laigiữa nái F1 (LY) x Du 46Biểu đồ 5.4 số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa qua các lứa
đẻ của lợn nái F1 (LY) x Du 48Biểu đồ 5.5: Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con qua các lứa đẻcủa lợn nái F1 (LY) x Du 49Biểu đồ 5.6 : Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ qua các lứa đẻ củalợn nái F1 (LY) x Du 50
Trang 10PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hai ngành trồng trọt và chăn nuôi
là hai thành phần quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp Trong côngcuộc đổi mới, hội nhập nền kinh tế thị trường, nông nghiệp nói chung haychăn nuôi nói riêng đã có những bước phát triển lớn, ngành chăn nuôi cụ thể
là chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ cung cấp thực phẩmcho đời sống con người, tạo việc làm cho người dân mà còn đem lại thu nhậpcho những hộ gia đình chăn nuôi
Theo tổng cục thống kê sản lượng thịt hàng năm luôn chiếm 75 – 76%tổng sản lượng tiêu thụ thịt trên cả nước Theo tổng hợp của Cục Chăn nuôiước tính cuối 2016 chưa kể các trang trại nhỏ, chỉ riêng số lượng các trang trạilớn và vừa đã lên đến 26 nghìn, tăng 23% so với năm 2015 Bên cạnh sự pháttriển đạt được, ngành chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thứcnhư dịch bệnh, thực trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi,cạnh tranh khó khăn trên thị trường tiêu thụ Đặc biệt từ cuối năm 2016 đếntháng 7 năm 2017 giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu do thương lái Trung Quốc bấtngờ dừng thu mua, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng khiến nền chănnuôi lâm vào tình trạng trì trệ không phát triển
Mấy năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp nên quytrình kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến được giới thiệu tới người chăn nuôi cũngmang lại kết quả tốt Tuy nhiên do các giống lợn của nước ta vẫn ở mức thấpcho năng suất và chất lượng vẫn còn kém do đó các giống lợn ngoại nhưLandrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain đã được nước ta nhập về Các giống nàyphục vụ cho việc nhân giống thuần chủng các giống ngoại, lai kinh tế đối vớilợn nội, lai với nhau để tạo ra con lai hai, ba máu, tạo đàn nái hạt nhân tốt phù
Trang 11hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đồng thời nâng cao chất lượng congiống, trong đó con lai Landrace x Yorkshire rất được chú trọng và đang đượcnuôi phổ biến tại các trại chăn nuôi từ quy mô lớn đến quy mô nông hộ
Hiện nay chăn nuôi lợn ngoại đang rất phổ biến và phát triển ở cácnông hộ, hộ gia đình cũng như các trang trại của các công ty chăn nuôi lớn vìnăng suất, chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêudùng về nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt đáp ứng được nhucầu xuất khẩu ra nước ngoài
Xuất phát từ xu thế hiện nay và thực tế đời sống , chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 LxY (Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc nuôi tại trại ông Phạm Văn Mạnh ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.”
1.2 Mục Đích – Yêu Cầu
Mục đích:
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (Landrace x Yorkshire)
phối với đực Duroc nuôi tại trại ông Phạm Văn Mạnh, huyện Gia Lộc, tỉnhHải Dương
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire)
qua các lứa đẻ
- Đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nghiên cứu.
Yêu cầu:
- Theo dõi thu thập đầy đủ chính xác các số liệu có liên quan đến khả
năng sinh sản của lợn nái F1 (L xY)
- Trên cơ sở thu thập được xác định xem con giống có hiệu quả sử
dụng tốt với địa phương hay không từ đó đưa ra sự hộ trỡ về mặt kỹ thuậtchăm sóc nuôi dưỡng nái và lợn con cho người chăn nuôi để người chăn nuôiphát triển đàn tốt hơn
Trang 12PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 N guồn gốc và đặc điểm của một số giống lợn ngoại
2.1.1 Lợn lai F1 LY (Landrace x Yorkshire )
Hiện tại lợn Yorkshire và Landrace được phối với nhau để tại ra đàn bố
mẹ vừa dễ nuôi lại có khả năng sinh sản cao Con lai F1 khi cho phối với cácđực giống có tỷ lệ nạc cao như Duroc,… thì cho năng sất và chất lượng caođáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước
Con lai có đặc điểm: toàn thân có màu trắng, đầu nhỏ, tai to dài rủxuống mặt, hoặc tai cúp về phía trước, cổ nhỏ dài, mình dài, vai – lung – đùimông rất phát triển, ngoại hình thể chất vững chắc
Các chỉ tiêu :
+ Trọng lượng trưởng thành đạt 250 – 300 kg
+ Tỷ lệ nạc từ 54 – 56 %
+ Thịt ngon, mềm, cơ ít dai
+ Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng: 2,8 – 3 kg
+ Đạt 100 kg khi được 160 – 170 ngày tuổi
+ Số con đẻ rat rung bình 10 – 12 con/ổ
+ Nái nuôi con tiết sữa tốt, kháng bệnh tốt
+ Kém thích nghi trong điều kiện thời tiết nóng, nước chua phèn, mặnĐây là giống lợn lai cho hướng nạc cao, khả năng tăng trọng từ 750 –
800 g/ngày, 6 tháng tuổi có thể đạt 105 – 115 kg khi trưởng thàng con đựcnặng khoảng 400 kg, con cái nặng 280 – 300 kg khả năng sinh trưởng tốt
Trang 132.1.2 Lợn Duroc
Lợn Duroc có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, được nhiều quốc gia trên thế giớicũng như Việt Nam nhập về nuôi dưỡng, nước ta nhập vào khoảng năm 1956tại miền Nam
Đặc điểm ngoại hình của lợn: toàn thân có màu hung đỏ, thân ngắn,mõm và bốn chân màu đen, ngoài hình cân đối, tai to ngắn và cụp che haimắt, đầu to, hai mắt nhanh Tầm vóc vừa phải, chân to chắc, mông vai rất nở
Khối lượng đực trưởng thành trên 300 kg, khối lượng nái trưởng thành
200 – 300 kg Khả năng thích nghi tốt với các điều kiện nuôi trong chuồngkín của các trang trại của các hộ dân cũng như các trại của công ty Khả năngsinh sản vừa phải, số con bình quân mỗi lứa 9,3 con, lợn nuôi thịt có khả năngtăng trọng nhanh, lợn 170 ngày tuổi có khối lượng 100 kg và tỷ lệ nạc cao
Lợn Duroc thường sử dụng con đực trong các hình thức lai kinh tế vớilợn nội hoặc lợn ngoại để lấy tính năng tăng trọng nhanhvà tỷ lệ nạc cao củagiống ( Vũ Đình Tôn – 2009 )
Do lai với các giống nội không đem lại kết quả tốt cho con lai nênngười dân sử dụng đực Duroc trong hình thế lai ba hoặc 4 máu giữa các giốngngoại để có kết quả cao hơn đáp ứng được nhu cầu cảu thị trường
Hiện tại trang trại đang sử dụng đực giống Duroc ( Đài Loàn ) mua của
tư nhân độ tin cậy 95%
2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
2.2.1 Sự thành thục về tính
Con vật thành thục về tính được tính từ lúc con vật bắt đầu có sự phản xạsinh dục và khả năng sinh sản Sự thành thục về tính dục được ghi nhận bằngcác biểu hiện sau:
+ Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối haonf chỉnh, con cái bắt đầurụng trứng, con đực sản sinh tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khảnăng thụ thai
Trang 14+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục: con cái động dục, con đực có phản xạgiao phối.
+ Các đặc tính sinh dục thứ cấp xuất hiện
Các giống lợn khác nhau có tuổi thành thục về tính khác nhau, lợn náinội như Móng Cái, Ỉ… có tuổi thành thục về tính lúc 4 – 6 tháng tuoir, cácgiống lợn ngoại thành thục về tính muộn hơn lợn nội có trung bình khoảng từ
7 – 8 tháng tuổi
Thông thường sự thành thục của lợn cái được ghi nhận bằng lần độngdục đầu tiên khi trứng rụng và có khả năng thụ thai Nhưng thường bỏ qua lầnđộng dục này vì nó chỉ mang tính chất báo hiệu lợn cái đã bắt đầu có khảnăng sinh sản
Phối giống cho lợn cái ở lần động dục đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng đếnkhả năng sinh sản của lợn nái sau này Vì tại thời điểm này bộ máy sinh dụccủa lợn nái chưa hoàn chỉnh và thể vóc cũng chưa đạt độ thành thục Để đạthiệu quả chăn nuôi cao thì thường bỏ qua 1- 2 lần động dục đầu nhưng cũngphải lưu ý là không nên phối quá muộn vì những ảnh hưởng đến hoạt độngsinh lý bình thường của lợn nái, còn làm giảm hiệu quả chăn nuôi xuống
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thành thục về tính như: giống,điều kiện chăm sóc, quản lý, ngoại cảnh, khí hậu… trong các yếu tố này thìgiống đóng vai trò cơ bản ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
2.2.2 Sự thành thục về thể vóc
Tuổi thành thục về thể vóc hay tuổi trưởng thành là tuổi khi gia súc pháttriển hoàn thiện về thể vóc: toàn bộ cơ quan, các bộ phận cơ thể, ngoại hình,xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định
Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục vềtính, có nghĩa là sau khi con vật dã thành thục về tính thì nó vẫn tiếp tục pháttriển cơ thể Đây là lý do người ta không phối giống ở lần động dục đầu tiên,
Trang 15việc để cho lợn thành thục về thể vóc rồi mới cho phối giống giúp cho con mẹphát triển 1 cách toàn diện đảm bảo cả phẩm chất đàn con
2.2.3 Chu kỳ động dục
Lợn cái đến tuổi thành thục về tính có hiện tượng động dục xuất hiện, ởbuồng trứng xuất hiện trứng chín và rụng Chu kỳ động dục được tính từ khilợn nái đã thành thục về tính, tiếp tục xuất hiện và kết thúc hoàn toàn khi cơthể đã già yếu Nó tạo ra các điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụtinh và phát triển bào thai
Chu kỳ động dục của lợn nái là hoạt động sinh dục được lặp đi lặp lạinhiều lần trong những khoảng thời gian nhất định Thời gian 1 chu kỳ độngdục được tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng sau, thường kéo dài
18 – 24 ngày ( thường là 21 ngày ) Lúc này cơ quan sinh dục cái có sự biếnđổi nhất định như: âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dụctăng cường hoạt động, ở bên trong buồng trứng có quá trình noãn bào thànhthục, chin và rụng Sự phát triển của trứng được điều khiển của hoocmonethùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ Nắmvững được chu kỳ sinh dục này của lợn nái chúng ta sẽ có nhiều lợi ích trongchăn nuôi:
+ Phát hiện kịp thời hiện tượng động dục và rụng trứng của lợn nái nângcao được tỷ lệ thụ thai, góp phần phát triển đàn lợn 1 cách nhanh chóng chínhxác
+ Chủ động điều khiển kế hoạch sinh sản, nuôi dưỡng, khai thác vậtnuôi
+ Góp phần đề phòng hiện tượng vô sinh
Mỗi chu kỳ động dục của lợn nái chia làm 4 giai đoạn khác nhau: giaiđoạn trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạnyên tĩnh
Giai đoạn trước động dục
Trang 16Giai đoạn này kéo dài 1 – 2 ngày, đường sinh dục có các biến đổi khácthường, noãn bao phát triển và nổi lên trên bề mặt buồng trứng, tăng tiếtoestrogen Dưới ảnh hưởng của oestrogen cơ quan sinh dục có các biến đổinhư: tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều nhung mao để đón trứng,đường sinh dục xưng huyết, các dịch nhầy ở âm đạo nhiều, niêm dịch tiết ra,
cổ tử cung hé mở, bộ phận sinh dục phù thũng, niêm dịch ở đường sinh dụcchảy ra nhiều Con vật bỏ ăn, bồn chồn, kêu rít, thích nhảy lên lưng conkhác… bên trong buồng trứng có một số noãn bao phát triển nổi lên trên bềmặt buồng trứng
Giai đoạn động dục
Giai đoạn này kéo dài 2 – 3 ngày, trong giai đoạn này có những biến đổi
về sinh lý, so với giai đoạn trước động dục càng rõ rệt hơn Bên ngoài âm hộphù thũng, niêm mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm đạo chảy rangoài, gia súc ăn uống giảm rõ rệt, chạy, kêu rống, đứng ngẩn ngơ, để conkhác nhảy lên lung, đái dắt, thích gần con đực, xuất hiện tư thế của giao phối:hai chân dạng ra, đuôi cong về 1 bên, khi đó bên trong buồng trứng xuất hiệncác noãn bao chín Sau khi chịu đực khoảng 2 giờ thì trứng rụng và thời gianrụng sẽ kéo dài 10 – 15 giờ Do đó nên phối 2 lần cho lợn sẽ hiệu quả hơn choviệc thụ thai Sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì chuyển sang thời gianchửa, nếu không được thụ thia thì chuyển sang giai đoạn sau động dục
Giai đoạn sau động dục
Thường kéo dài 3 – 4 ngày, thể vàng được hình thành, tiết progesterone
ức chế trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi dẫn đến ức chế tuyền yên, làmgiảm tiết oestrogen, do đó làm giảm hung phấn thần kinh, con vật khôngmuốn gần đực và trở lại trạng thái nình thường
Giai đoạn yên tĩnh
Thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không thụ tinh, kếtthúc khi thể vàng tiêu hủy, giai đoạn này kéo dài 10 – 12 ngày, vật nuôi
Trang 17không có biểu hiện về hành vi sinh dục Đây là giai đoạn nghỉ ngơi để khôiphục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo.
Chu kỳ động dục của lợn nái được điều khiển bởi thần kinh và hormonecủa vùng dưới đồi ( Hypothalamus), tuyến yên, buồng trứng theo cơ chế điềuhòa ngược
Trong quá trình động dục các nhân tố ngoại cảnh tác động vào vỏ nãokích thích vùng dưới đồi ( Hypothalamus) giải phóng ra GnRH( Gonadotropine Releasing Hormone) GnRH kích thích thùy trước tuyến yêngiải phóng ra FSH ( Follice Stimuline Hormone) và LH ( Luteine Hormone).FSH kích thích noãn bao phát triển và gây tiết hormone oestrogen
Trong chăn nuôi người chăn nuôi cần chú ý quan tâm đến chu kỳ độngdục để có phát hiện sớm thời điểm phối giống đạt kết quả tốt Mục đích củaviệc phối giống là tạo điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phíatrên ống dẫn trứng Để làm được điều này chúng ta cần tìm hiểu thời giansống trung bình của trứng và tinh trùng trong đường sinh dục cái Với tinhtrùng sau khi phối giống được 3 – 4 giờ tinh trùng mới đến được 1/3 phía trênống dẫn trứng, sống được ở đó 30 giờ nhưng chỉ có khả năng thụ thai 15 giờđầu Với tế bào trứng, sau khi lợn cái chịu đực 2 giờ thì bắt đầu có hiện tượng
Trang 18rụng trứng, khoảng 18 – 20 trứng rụng, trứng không rụng tập trung cùng 1 lúc
mà rụng rải rác kéo dài 10 – 15 giờ Trứng sống 12 giờ sau khi rụng, kahrnăng thụ thai tốt nhất là 10 giờ đầu Do vậy mà đa số các nhà chăn nuôi cókinh nghiệm đề nghị:
+ Nếu phối giống 1 lần thì nên phối giống trong khoảng thời gian 24 –
30 giờ sau khi lợn bắt đầu chịu đực
+ Nếu phối giống 2 lần thì lần 1 từ 15 – 20 giờ, lần 2 từ 24 – 36 giờ kể từkhi lợn bắt đầu chịu đực
Nếu phối sớm quá hay muộn quá đề làm ảnh hưởng đến quá trình thụthai của vật nuôi
Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai đoạn mang thai
Thời gian mang thai trung bình của lợn là 114 ngày, nó giao động trongkhoảng 110 – 118 ngày và được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giao đoạn phôi thai ( ngày thứ 1 đến ngày thứ 22)
Sau khi tinh trùng vào ống dẫn trứng và gặp 1/3 phía trên ống dẫn trứngthì xuất hiện quá trình phá vỡ các màng của tế bào trứng và kết hợp tạo thànhbào tử Sau khoảng 24 giờ hợp tử bắt đầu phân chia, đến 48 giờ sự phân chia
đó sẽ tạo thành 8 tế bào phôi, lúc này hợp tử chuyển dần vào hai bên sừng tửcung và làm tổ ở đó Khi làm tổ ở tử cung thì hợp tử sẽ tiếp tục phân chiathành hàng tram tế bào hình cầu và túi phôi được hình thành sau 7 – 8 ngày vàđồng thời gian đó màng ối được hình thành Màng ối là màng trong cùng bọclấy thai, có chứa dịch ối, có tác dụng làm ổn định thai và làm màng ở giữa cóchứa dịch niệu, chứa kích tố nhau thai và nước tiểu của nhu thai Màng đệmhình thành sau 12 ngày, tiếp giáp với niêm mack tử cung của lợn mẹ, trênmàng niệu đệm có nhiều lông nhung có tác dụng hút chất dinh dưỡng của mẹvào phôi thai
Thời kỳ này chủ yếu hình thành các nang, ở cuối kì hình dáng đầu cũngđược hình thành, tim và gan cũng được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh
Trang 19Thời kỳ này mối liên hệ giữa mẹ và con chưa chắc chắn nên dễ bị xảy thai,cuối kỳ này mỗi phôi chỉ nặng 2 – 3 gam.
+ Giai đoạn tiền thai ( ngày thứ 23 đến ngày thứ 39):
Giai đoạn này thai phát triển mạnh, nhau thai đã được hình thành nên sựkết hợp giữa cơ thể mẹ và con chắc chắn hơn Hầu hết các khí quan đã hìnhthành rõ rệt, cho đến cuối giai đoạn thì bào thai đã tương đối hoàn chỉnh hìnhdạng, mỗi thai đã lên đến 6 -7 gam
+ Giai đoạn bào thai ( ngày thứ 40 đến khi đẻ):
Ở giai đoạn này sự trao đổi chất của bào thai diễn ra mãnh liệt để hoànthành những phần còn lại của cơ thể như: lông, răng và bắt đầu hình thành cácđặc điểm về giống Thai phát triển rất nhanh ở những ngày cuối, nhất là từngày 85 trở đi và cuối giai đoạn trọng lượng lên đến gần mức tối đa Lúc nàydinh dưỡng của thai được lấy qua nhau thai và cho đến khi phát triển đầy đủ,các khí quan hoàn chỉnh và thai được đẩy ra bên ngoài
- Nuôi dưỡng nái chửa kỳ cuối rất quan trọng vì nó quyết định khối
lượng lúc sơ sinh của lợn con Trong thực tế sản xuất chăn nuôi người ta chialàm 2 thời kỳ:
+ Chửa kỳ I: Từ khi có chửa tới ngày thứ 84
+ Chửa kỳ 2: 85 ngày đến khi đẻ
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên có nhiềuchỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Nhưng người chăn nuôithường quan tâm đến 1 só chỉ tiêu quan trọng về năng suất sinh sản qua đó cóthể đánh giá khả năng cũng như năng suất sinh sản của lợn nái
- Tuổi động dục lần đầu ( ngày)
Được tính từ khi sơ sinh đến khi lợn nái hậu bị xuất hiện động dục lầnđầu tiên Các giống khác nhau thì tuổi động dục cũng khác nhau, lợn ngoại
có tuổi động dục muộn hơn lợn nội:
Trang 20- Tuổi phối giống lần đầu ( ngày)
Thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị động dục vào được phốigiống lần đầu Tuổi phối giống lần đầu thường muộn hơn tuối thành thục vềtính vì người ta thường bỏ 1 – 2 chu kỳ đầu để lợn hậu bị đạt đến tuổi thànhthục về thể vóc Theo Trương Lăng và Xuân Giao ( 2001), tuổi và khốilượng ;phù hợp cho các giống lợn là: Lợn Ỉ nên phối lúc 8 – 9 tháng tuổi, khikhối lượng cơ thể đạt 50 – 60 kg, Lợn Móng Cái nên phối lúc 8 – 9 thángtuổi, khi có khối lượng cơ thể đạt 55 – 65 kg, các giống ngoại như Yorkshire,Landrace, Duroc, Hampshire thường phối lúc 10 tháng tuổi khi khối lượng cơthể đạt 100 kg Nhưng hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật thì trong thờigian ngắn hơn 4 – 5 tháng khối lượng cơ thể các giống ngoại được lai vớinhau có thể đạt được 100 kg do đó có thể phối vào khoảng 7 – 8 tháng tuổi
Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến khả năngsinh sản của lợn nái, nên phối giống lần đầu cho lợn ở lần động dục thứ 2hoặc 3 là tốt nhất, khi đó khối lượng của nái đạt 100 – 110 kg Tuổi phốigiống lần đầu do người chăn nuôi quyết định nhưng cũng cần quan tâm đếnkhối lượng gia súc vì nó phản ánh sự thành thục về thể vóc của con vật
- Tuổi đẻ lứa đầu ( ngày)
Là khoảng thời gian tính từ lúc sơ sinh đến khi đẻ lứa đầu tiên, phụthuộc vào tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời gian mang thai,giống Nếu tuổi phối giống lần đầu sớm thì tuổi đẻ lứa đầu sớm Tuổi đẻ lứa
Trang 21đầu ở lợn nội sớm hơn lợn ngoại do tuổi thành thục về tính cũng như thànhthục về thể vóc sớm hơn.
Nếu lợn đẻ sớm khi chưa thành thục về tính thì lợn con đẻ ra thường cóthể vóc nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn con Nếu lợn đẻ muộn lại làmgiảm khả năng sinh sản của lợn, giảm số lợn con được sinh ra/ nái, trung bình
là 12 tháng tuổi Đây là chỉ tiêu đánh giá tuổi thành thục về tính và thể vóccủa từng giống, đánh giá tốc độ sinh sản của lợn
- Thời gian mang thai ( ngày)
Là thời gian được tính từ khi lợn phối giống thành công đến khi đẻ.Thời gian mang thai của lơn từ 110 – 118 ngày, trung bình là 114 ngày
- Số con đẻ ra trên ổ ( con )
Là tổng số con đẻ ra trong một ổ bao gồm cả thai gỗ, thai chết, thaisống
+ Thai gỗ :
Thai chết trong tử cung trong khoảng từ 35 – 90 ngày tuổi Nguyênnhân là các thai này không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai làmthai chết và khô cứng lại
+ Thai chết :
Thai chết từ 90 ngày tuổi đến trước lúc sinh ra Nguyên nhân có thể là
do lợn mẹ mắc bệnh, thiếu chất dinh dưỡng hoặc do tác động của bên ngoài
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ nhiều hay ít của con giống, khảnăng nuôi con của lợn nái đồng thời đánh giá được kỹ thuật chăm sóc lợn náitrong thời gian mang thai và kỹ thuật phối giống Thông thường số con đẻ ra/
ổ khác nhau qua từng lứa đẻ và tuân theo một quy luật, lứa đầu tiên thườngkhông cao sau đó tăng lên ở lứa hai, tương đối ổn định ở các lứa tiếp theo đếnlứa 6 - 7, rồi sau đó giảm dần ở các lứa sau
- Số con đẻ ra còn sống đến 24h ( con )
Trang 22Là số con đẻ ra sống tới khi lợn mẹ đẻ ra con cuối cùng đến 24 giờ.Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng vì nó phản ánh đúng khả năng sinhsản ( đẻ sai hay ít ) của con giống, cũng phản ánh chất lượng đàn con, kỹthuật chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa và kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên.
- Số con để nuôi/ổ ( con)
Số con để nuôi/ổ = số con sống đến 24 giờ - ( số con loại thải + số connuôi gửi)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái tốt hay không vànói lên tình trạng lợn mẹ sau sinh Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số vú lợn mẹ
- Khối lượng sơ sinh/ con ( kg )
Để xác minh chỉ tiêu này cần phải cân lợn con trước khi cho bú, lợncon sau khi đẻ ra được lau khô và cắt rốn Chỉ tiêu này phụ thuộc và giống lợn
và số lợn con được sinh ra trên ổ Khối lượng sơ sinh này cao hay thấp ảnhhưởng đến các giai đoạn sau này Các giống lợn ngoại thường có khối lượng
sơ sinh cao hơn các giống lơn nội
- Khối lượng sơ sinh/ ổ ( kg)
Khối lượng sơ sinh toàn ổ được cân sau khi lợn con đẻ ra đã được cắtrốn, lau khô và chưa bú sữa đầu của lợn mẹ Khối lượng sơ sinh càng cao thìcon vật sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn sau
Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái, phụthuộc vào giống lợn và số con đẻ ra/ổ Các giống lợn nội thường có khốilượng sơ sinh thấp hơn so với các giống lợn ngoại Chỉ tiêu này phản ánh khảnăng nuôi thai của nái, khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của người chăn nuôichủ yếu ở giai đoạn mang thai
- Khối lượng cai sữa/con ( kg)
Có liên quan chặt chẽ và quyết định tới khối lượng cai sữa/ổ, phụ thuộcvào thời gian nuôi con của lợn mẹ Chỉ tiêu này cho biết được tốc độ tăng
Trang 23trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ và phản ảnh lên khả năng tiết sữa, nuôicon của nái và việc tập ăn cho lợn con sớm hay muộn.
- Khối lượng cai sữa/ ổ ( kg )
Đây là chỉ tiêu quyết định năng suất sinh sản của nái và kết quả chănnuôi Khối lượng cai sữa/ổ đánh giá khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con củanái và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc của người chăn nuôi Phụ thuộc vàothời gian nuôi con của nái sinh sản Khối lượng cai sữa càng cao thì hiệu quảchăn nuôi càng lớn
Chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến khối lượng xuất chuồng, vì tốc độ tăngtrọng từ lúc cai sữa đến lúc xuất chuồng có hệ số di truyền h2= 0,29
- Thời gian cai sữa ( ngày )
Là thời gian lợn con được nuôi theo mẹ từ khi đẻ ra đến khi cai sữa, làyếu tố ảnh hưởng rất lớn đến số lứa của lợn nái hàng năm và một phần liênquan đến số con đẻ ra mỗi lứa
Thời gian cai sữa thể hiện ra trình độ, kỹ thuật chăn nuôi Chỉ tiêu nàyliên quan đến khoảng cách lứa đẻ , thời gian cai sữa ngắn sẽ rút ngắn khoảngcách lứa đẻ làm tăng số lứa/nái/năm Thời gian cai sữa trung bình từ 21 – 28ngày
+ Khả năng tiết sữa
Đây là chỉ tiêu nói lên đặc tính của giống, giống khác nhau khả năngtiết sữa khác nhau
Khả năng tiết sữa tính bằng công thức: M = m1 + m2
M là khối lượng sữa tiết ra trong cả chu kỳ
m1: lượng sữa tiết ra trong tháng 1
m2: lượng sữa tiết ra trong tháng 2
m1 = 3 x ( khối lượng lợn con lúc 30 ngày tuổi – khối lượng lợn con sơsinh)
m2 = 4/5 x m1
Trang 24Đường cong tiết sữa của lợn đạt cao nhất ở 21 ngày sau khi đẻ sau đógiảm dần, vì vậy thường cai sữa vào lúc 21 ngày, 28 ngày, 42 ngày.
- Khoảng cách lứa đẻ ( ngày )
Là khoảng cách 2 lứa đẻ được tính bằng thời gian từ lứa đẻ này đến lứa
đẻ tiếp theo, bao gồm thời gian nuôi con, thời gian chờ phối lại và thời gianmang thai Trong đó, thời gian mang thai thường cố định hoặc biến đổi rấtnhỏ nên khoảng cách 2 lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gianchờ phối lại thời gian mang thai của lợn mẹ trung bình là 114 ngày, dao động
từ 110 – 118 ngày Vì vậy muốn tăng số lứa đẻ/nái/năm thì cần giảm số ngàylợn con theo mẹ và số ngày chờ lên giống lại sau khi cai sữa
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ( con )
Là tỷ số giữa số con còn sống đến khi cai sữa và số con để nuôi Nóilên khả năng nuôi con của nái có khéo léo không và điều kiện chăm sóc nuôidưỡng của trại chăn nuôi
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa ( ngày )
Là khoảng thời gian tính từ khi cai sữa đến khi phối giống có chửa, sốngày phối giống có chửa sau khi cai sữa trung bình là 5 – 7 ngày Chỉ tiêu nàyphụ thuộc và tỷ lệ hao hụt của lợn nái, trình độ kỹ thuật, chăm sóc, nuôidưỡng lợn nái nuôi con và lợn nái chờ phối của trại chăn nuôi
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
2.4.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền chính là thành tích sinh sản của giống, mà cụ thể làgiống con nái Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sảncủa lợn nái ( Đặng Vũ Bình, 1999 ), Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002).Theo Legault ( trích từ Rothschild và cộng sự, 1998) căn cứ vào khảnăng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm 4 nhóm chínhnhư sau
Trang 25+ Các giống đa dụng như: Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyênchủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.+ Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Duroc có khả năngsinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
+ Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” như Yorkshire, Landrace, đặc biệtmột số giống chuyên sản Trung Quốc như Taihu ( điển hình mà Meishan ) cókhả năng sinh sản đặc biệt cao, đạt 14 – 18 lợn sơ sinh, trên 12 lợn con caisữa/ổ ở lứa đẻ thứ 3 đến thứ 10 ( Vũ Kính Trực, 1998) Người ta không pháthiện thấy trong quần thể lợn Meishan có kiểu gen halothan nn Trong khi đócác giống chuyên dụng “dòng bố” như Peitrain hay Landrace Bỉ có khả năngsinh sản bình thường rất nhạy cảm với stress do tần số gen halothan nn cao.Như vậy năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống và cáthể, mỗi giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất hiện và hiệuquả kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau
Hệ số di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
2.4.2 Giống và các biện pháp nhân giống
Các giống khác nhau có biểu hiện về khả năng sinh sản khác nhau vìchúng có kiểu gen khác nhau, ở mỗi giống đề có kiểu gen như mong muốn vànhững kiểu gen không mong muốn, trong chọn lọc các nhà chọn lọc luônmuốn chọn lọc ra các đàn giống có tỷ lệ gen mong muốn cao nhất Nhìnchung các giống lợn nội có khả năng đẻ nhiều hơn các giống lợn ngoại nhưngkhối lượng sơ sinh và cai sữa lại nhỏ hơn rất nhiều
Biện pháp nhân giống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỉ lệ nuôisống, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và số lượng đàn con
2.4.3 Ảnh hưởng của tuổi và lứa đẻ
- Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ:
Trang 26Lợn hậu bị động dục lần đầu do chưa thành thục về thể vóc nên nếuphối thì số trứng rụng ít, tỷ lệ thụ thai kém, khả năng nuôi thai kém, con sinh
ra sẽ còi cọc, chậm lợn, kém phát triển, đồng thời giảm thời gian sử dụng nái.Còn nếu phối giống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Thường sốcon đẻ ra/ổ giảm nhanh khi lợn nái được 5 tuổi trở đi
- Lứa đẻ:
Ở các lứa đẻ khác nhau thì khả năng sinh sản của lợn nái lại khác nhau.Lợn cái hậu bị ở lứa đẻ đầu tiên có số con/ổ thấp, từ lứa đẻ thứ 2 số con/ổ sẽtăng dần đến lứa 7, 8 thì bắt đầu giảm dần Vì vậy cần chăm sóc kỹ lưỡng, sửdụng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý cho đàn lợn nái từ lứa 6 trở đi phát triển tốtnhất ở từng giai đoạn, không để quá béo, cũng không bị gầy
2.4.4 Chế độ nuôi dưỡng và thức ăn
Thức ăn có vai trò quan trọng tới năng suất sinh sản của lợn nái Thức ăn
là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơthể Lợn nái và lợn hậu bị có chửa cần được cung cấp đủ về số lượng và chấtlượng các chất dinh dưỡng để có kết quả sinh sản tốt
Các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống có ảnhhưởng đến tỷ lệ thụ thai Nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị
sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy
đủ Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứngrụng, tăng số phôi sống
2.4.5 Ảnh hưởng của năng lượng
Năng lượng là một yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sống củalợn Việc cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của từng giai đoạn củalợn nái sao cho phù hợp với ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sinh sản củanái
Trang 27Năng lượng được cung cấp trong giai đoạn lợn nái mang thai thừa sẽ gâynên béo phì ở lợn gây ra chết phôi, đẻ khó và giảm khả năng tiết sữa gây ảnhhưởng trực tiếp đến đàn con và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Ngược lại cung cấp năng lượng quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu của náithì thai sẽ bị gầy, lợn con sinh ra sẽ còi cọc chậm lớn
2.4.6 Ảnh hưởng của protein
Protein là thành phần cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể chủ yếu là mô
cơ vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thịt
Nếu cung cấp thiếu ở giai đoạn mang thai thì khối lượng sơ sinh thấp, sốcon đẻ ra thấp, thể trạng yếu Còn giai đoạn nuôi con thì ảnh hưởng đến sốlượng và chất lượng sữa
Ngược lại nếu thừa protein trong giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỉ lệchết thai và làm giảm hiệu quả kinh tế
2.4.7 Ảnh hưởng của khí hậu
Nhiệt độ, độ ẩm, chế độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất củalợn, đặc biệt là lợn ngoại
Độ ẩm chuồng nuôi: nếu độ ẩm trong chuồng nuôi > 80% là điều kiệnthuận lợi cho các vi khuẩn và vi sinh vật phát triển, nhất là với lợn con theo
mẹ khi đó sức đề kháng của lợn con còn rất yếu và lợn con sau khi mới caisữa đang bị khủng hoảng do stress cai sữa, thay đổi môi trường sống, thay đổitập tính,… rất dễ mắc các bệnh ỉa phân trắng Độ ẩm thấp gây khô hanh làmtăng nồng độ bụi trong không khí tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hôhấp của lợn
Nhiệt độ không khí của chuồng nuôi: lợn nái phối giống vào các thángnóng trong mùa hè thì tỷ lệ chết phôi ở giai đoạn đầu mang thai tăng 15 – 20
% so với khi phối giống ở các tháng mùa đông
Trang 282.4.8 Ảnh hưởng của số lần phối giống và phương thức phối giống
Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái có ảnh hưởng tới sốcon đẻ ra/ổ, thông thường nếu tăng số lần phối giống khi con cái động dục sẽtăng tỷ lệ thụ thai và tăng số con đẻ ra Do lợn là loài đa thai, thời gian rụngtrứng dài, nên phối nhiều lần sẽ tăng được tần số gặp nhau giữa tế bào sinhdục đực và tế bào sinh dục cái Với kỹ thuật hiện nay, tính được chính xácthời gian động dục cũng như rụng trứng của con nái, nên đa số các trại phốihai lần trong 1 chu kỳ động dục
Theo Anon ( dẫn từ Ian Gordon, 1997 ) phối giống kết hợp giữa thụ tinhnhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ
Có hai phương thức phối giống là phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo.Phương thức phối trực tiếp cho tỷ lệ thụ thai cao hơn, nhưng phương thức thụtinh nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi hiện nay do giảm đượctối đa con đực Phương thức thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ đậu thai không cao do
sự kích thích sinh dục thấp Tuy nhiên hiện nay kỹ thuật thụ tinh nhân tạođược cải tiến, giảm tối thiểu những vấn đề dẫn đến tỷ lệ thụ thai kém, bằngcách tính đúng thời điểm phối, khoảng thời gian rụng trứng rụng và thao tácphối chuẩn xác Để có kết quả cao hiện nay ở các trại chăn nuôi cho phốigiống bằng phương pháp phối kép ( 2 lần ), lần sau cách lần trước khoảng 10– 12 giờ
2.4.9 Ảnh hưởng của lợn đực
Trong chăn nuôi lợn con đực có vị trị quan trọng ảnh hưởng đến đời sau
về nhiều đặc tính trội của con đực như màu lông, thể chất, tính cao sản, tỷ lệnạc cao, sức đề kháng,… và điều quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đếnnăng suất sinh sản chính là chất lượng tinh dịch, tinh trùng có khỏe thì tỷ lệthụ thai mới cao, từ đó dẫn đến số con đẻ ra và còn sống sẽ cao, giảm tỷ lệthai dị tật
Trang 292.4.10 Số con để lại nuôi
Lợn nái thường có 12 – 16 vú, phổ biến là 14 vú Nếu số con sinh ranhiều thì người ta thường để lại nhiều nhất là số con bằng số vú, nhưng tốtnhất là số con để nuôi nên nhỏ hơn số vú Vì khả năng tiết sữa của lợn mẹ và
số con để nuôi có mối tương quan chặt chẽ, khi số con để lại nuôi càng ít thìkhả năng tiết sữa của lợn mẹ càng lớn và ngược lại Tuy nhiên cũng khôngnên để nuôi quá ít vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh giá hết tiềm năngsinh sản thực của nái
2.4.11 Ảnh hưởng của thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ, số lứađẻ/nái/năm Để rút ngắn thời gian nuôi con cần tiến hành cai sữa sớm cho lợncon và cho lợn con tập ăn sớm khi lợ con ở 5 – 7 ngày
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Lai giống là biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất cao,chất lượng tốt ở nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam Với những thànhtựu khoa học kỹ thuật về công tác giống lợn trên thế giới đã có nhiều tiến bộvượt bậc từ các phương pháp chọn lọc di truyền thông qua kiểu hình đến cáchình thức kết hợp với nghiên cứu cơ bản về di truyền được công nghệ hiện đại
hỗ trợ Đối với các nước có nền chăn nuôi phát triền tốt các công thức lai phổbiến được sử dụng để tạo ra tổ hợp lai nuôi thịt có hai, ba, bốn, năm giốngtham gia, sử dụng đực giống chủ yếu là Duroc, Landrace,…
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước về tính năng sảnxuất của các giống lợn nhằm nâng cao khả năng sản xuất cũng như chất lượngsản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chăn nuôi và người tiêu dùng
Gerasimov và cộng sự ( 1997 ) qua nghiên cứu đã cho thấy lai hai, bagiống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ
Trang 30lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con Lai 2 giống làm tăng số con đẻra/lứa so với giống thuần ( 10,9 so với 10,1 con ), tăng khối lượng sơ sinh vàkhối lượng khi cai sữa Theo Ian Gordon ( 1997) lai giống trong chăn nuôi lợn
đã có từ hơn 50 năm trước, việc sử dụng hai, ba, bốn giống để sản xuất lợnthịt thương phẩm đã trở thành phổ biến
Xue và cộng sự ( 1997) nhận thấy, lợn lai ba giống Duroc x ( LargeWhite x Landrace ) có tốc độ tăng trưởng, chất lượng thân thịt tốt Do đó việc
sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sảnxuất lợn thịt thương phẩm
Nghiên cứu của Hansen và cộng sự ( 1997 ) cho biết lai hai giống( Duroc x White composite ) và ( Meishan x White composite ) có tốc độ sinhtrưởng tốt hơn lợn Meishan thuần, lợn lai ( Duroc x White composite ) tăngkhối lượng cao hơn ( Meishan x White composite)
Theo Kalash Nikova (2000) đã nghiên cứu về năng suất sinh sản củacông thức lai giữa các giống lợn F1(LY) x Du, F1(LY) x L, F1(LY) x Y có sốcon đẻ ra/ổ lần lượt là 10,20; 9,80; 10,30 con và khối lượng sơ sinh trung bìnhcon lần lượt là 1,64; 1,63; 1,13 kg
Châu Âu hiện nay ba giống phổ biến được sử dụng là Duroc, Pietrain
và Hampshire Giống Pietrain có tỷ lệ nạc cao nhưng tần số gen Halothan cao.Giống Duroc có khả năng kháng stress nhưng cũng có hạn chế là tỷ lệ mỡtrong thân thịt và trong thịt nạc cao Giống Hampshire có khả năng khángstress nhưng hạn chế là tồn tại gen RN và ảnh hưởng đến chất lượng thịt,giảm năng suất thịt khi chến biến
2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi lợn có vị trí quan trọng trong cung cấp thực phẩm đáp ứngnhu cầu tiêu thụ cao trong nước cũng như xuất khẩu Để mở rộng quy mô,nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thay đổi cơ cấu đàn của ngànhchăn nuôi lợn, từ những năm 60 nước ta đã nhập các giống lợn cao sản như:
Trang 31Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain… các giống nhập vào nước ta dần thíchnghi và cho năng suất cao
Landrace và Yorkshire có khả năng thích nghi tốt nhất và là hai giốnglợn hướng nạc cao, hiện tại con lai F1 của hai giống được sử dụng phổ biến ởtrong các trại chăn nuôi ở trong nước Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá khảnăng sinh sản của đàn lợn nái F1 này có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trongthực tiễn giúp cho người chăn nuôi định hướng đúng để nâng cao năng suấttrong chăn nuôi lợn
Theo Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2006) năng suất sinh sảncủa nái F1 (LY) khi phối với đực Duroc có số con đẻ ra là 9,36 con, số con 21ngày tuổi là 9,23 con, số con cai sữa là 9,13 con khối lượng lợn con 60 ngàytuổi là 19,70 kg
Theo báo cáo của Lê Thanh Hải (2001) nái F1 ( LY) và F1 (YL) đều cócác chỉ tiêu sinh sản cao hơn nái thuần Landrace, Yorkshire Ông cũng chobiết con lai ba giống D(LY) có mức tăng trọng trung bình là 634g/ngày, tỷ lệnạc 59,90% với tiêu tốn thức ăn 3,30kg/kg tăng trọng, con lai P(LY) có mứctăng trọng trung bình là 601g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 58,80% với tiêu tốn thức ăn3,10kg/kg tăng trọng
Phan Văn Hùng (2008) cho biết điều kiện chăn nuôi của nước ta giốnglợn F1 (LY) có một số chỉ tiêu sinh sản sau: số con đẻ ra/ổ là 10,55 con; khốilượng sơ sinh/ổ là 15,60 kg; khối lượng cai sữa/ổ là 62,09 kg
Phùng Thị Vân (2001) nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và khả năngsinh sản của lợn nái lai F1 (LY) và F1 (YL) cho biết tỷ lệ thụ thai lần lượt là90% và 80%
Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) nghiên cứu về năng suấtsinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của tổ hợp lai D(LY) và Pi(LY) chobiết lợn nái lai F1(LY) phối với đực Duroc, Landrace đều cho năng suất sinhsản tốt Nhưng ở tổ hợp lai Du x F1(LY) tốt hơn ở tổ hợp lai L x F1(LY)
Trang 32PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỀM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Lợn nái ngoại F1 ( Landrace x Yorkshire) số
lượng 77 con
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu tại trang trại gia đình
ông Phạm Văn Mạnh, xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ ngày 19/1/2017 – 31/5/2017.
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire)
- Tuổi phối giống lần đầu ( ngày )
- Tuổi đẻ lứa đầu ( ngày )
- Thời gian mang thai ( ngày )
- Khoảng cách lứa đẻ ( ngày )
3.2.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire)
- Số con đẻ ra/ổ ( con )
- Số con còn sống/ổ ( con )
- Tỷ lệ sơ sinh sống ( % )
- Số con để nuôi/ổ ( con)
- Khối lượng sơ sinh/con ( kg )
- Khối lượng sơ sinh/ổ ( kg )
- Số con cai sữa/ổ ( con )
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ( % )
- Khối lượng cai sữa/con ( kg )
- Khối lượng cai sữa/ổ ( kg )
- Thời gian cai sữa ( ngày )
Trang 333.2.3 Năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) qua các lứa đẻ.
- Theo dõi trực tiếp trên đàn lợn nái sinh sản qua các lứa đẻ
3.3.2 Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Cân đàn lợn con bằng cân đồng hồ có độ chính sác 0,1kg Thực hiệncân từng con ở các thời điểm: sơ sinh, cai sữa
+ Khối lượng sơ sinh/con: Cân khối lượng của từng con sau khi sinh ra
đã được lau khô cắt rốn và chưa bú sữa đầu
+ Khối lượng cai sữa/con: Cân khối lượng từng con ngay sau khi caisữa mẹ và chưa được ăn
- Đếm số lợn con tại các thời điểm theo các chỉ tiêu theo dõi gồm:+ Số con sơ sinh/ổ: Đếm lợn con ngay sau khi đẻ ra đã được lau khô,cắt rốn, đếm cả số con thai gỗ, thai chết
+ Số con sơ sinh sống/ổ: Đếm số con sơ sinh sống đến 24h kể từ khilợn mẹ đẻ xong con cuối cùng
+ Số con để nuôi/ổ: Đếm số con để nuôi sau khi ghép đàn, đã loại trừnhững con quá nhỏ hoặc khuyết tật
+ Số con cai sữa/ổ: Đếm số con cai sữa ngay sau khi tách mẹ
Tỷ lệ sống ( % ) = số con còn sống sau 24h : số con đẻ ra x 100