1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI TRỒNG NẤM RƠM TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU RƠM PHỐI TRỘN LỤC BÌNH VỤ ĐÔNG XUÂN 2014-2015.

39 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 486,5 KB

Nội dung

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Năng suất trồng nấm rơm từ nguyên liệu hoàn toàn bằng rơm có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với năng suất trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm ph

Trang 1

Phú Tân, tháng 05/2015

HUYỆN PHÚ TÂN HUYỆN PHÚ TÂN

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH

TRỒNG NẤM RƠM TỪ NGUYÊN LIỆU RƠM VÀ RƠM PHỐI TRỘN VỚI LỤC BÌNH Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

VỤ ĐÔNG XUÂN 2014 -2015

- Chủ nhiệm đề tài: Lương Mỹ Phương

- Cơ quan Chủ trì đề tài: Trạm Khuyến Nông Phú Tân

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TRẠM KHUYẾN NÔNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

Tên đề tài:

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH

TRỒNG NẤM RƠM TỪ NGUYÊN LIỆU RƠM VÀ RƠM PHỐI TRỘN VỚI LỤC BÌNH Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

VỤ ĐÔNG XUÂN 2014 -2015

Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

TRẠM KHUYẾN NÔNG PHÚ TÂN LƯƠNG MỸ PHƯƠNG

Cơ quan quản lí đề tài

2

Trang 3

CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, Ủy ban Nhândân huyện Phú Tân, Phòng kinh tế hạ tầng huyện Phú Tân đã tạo điều kiện, giúp đỡ kinhphí để thực hiện đề tài

Chân thành cảm ơn lãnh đạo Trạm Khuyến nông Phú Tân, các đồng nghiệp đã nhiệttình cộng tác và hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Xin cảm ơn các chú, các anh Phạm Quý Trung, Ngô Quốc Dũng, Nguyễn Văn Đàn,ngụ huyện Phú Tân đã cộng tác tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.Xin trân trọng cảm ơn!

Lương Mỹ Phương

Trang 4

TÓM LƯỢC

Để so sánh năng suất và hiệu quả trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và rơmphối trộn với lục bình vụ Đông Xuân năm 2014 -2015 tại huyện Phú Tân, tỉnh AnGiang

Thí nghiệm được thực hiện theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức:nghiệm thức 1 sử dụng 100% rơm từ máy gặt đập liên hợp, nghiệm thức 2 sử dụng 1/2rơm và 1/2 lục bình, nghiệm thức 3 sử dụng 1/3 rơm và 2/3 lục bình Với 3 lần lặp lạitương ứng với 3 hộ Diện tích mỗi lần lặp lại 150m2 Tổng diện tích thí nghiệm là 450

m2

Thời gian thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 tại huyện PhúTân, tỉnh An Giang

Kết quả thí nghiệm cho thấy:

Năng suất trồng nấm rơm từ nguyên liệu hoàn toàn bằng rơm có sự khác biệt rất có

ý nghĩa về mặt thống kê so với năng suất trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm phối trộnvới nguyên liệu lục bình, năng suất ở nghiệm thức 2 phối trộn 1/2 lục bình cao hơn gấp 2lần so với năng suất ở nghiệm thức 1 sử dụng 100% rơm, năng suất ở nghiệm thức 3 phốitrộn 2/3 lục bình cao hơn gấp 3 lần so với năng suất ở nghiệm thức 1 sử dụng 100% rơm.Hiệu quả kinh tế trồng nấm rơm từ nguyên liệu hoàn toàn bằng rơm cao hơn khôngnhiều so với hiệu quả kinh tế trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm phối trộn với nguyênliệu lục bình nếu như ta mua nguyên liệu lục bình khô để trồng nấm rơm do giá thànhmua lục bình khô cao

Tuy nhiên, khi ta tận dụng công lao động nhà vớt, thu gom và phơi khô nguyên liệulục bình để trồng nấm rơm thì hiệu quả kinh tế cũng như lợi nhuận thu được khi trồngnấm rơm từ nguyên liệu rơm phối trộn với lục bình cao hơn gấp 1,8 – 2,3 lần so với lợinhuận khi trồng nấm rơm hoàn toàn bằng rơm

ii

Trang 5

Analysis of variance table: Bảng phân tích phương sai.

Degrees of Freedom: Độ tự do

Sum of Squares: Tổng bình phương

Mean Squares: Trung bình bình phương

F- value: Giá trị hàm phân bố xác suất

Probability (Prob): Giá trị xác suất

Coefficient of Variation (CV): Độ lệch tiêu chuẩn tương đối

Original Order: Thứ tự phân hạng đầu tiên

Ranked Order: Thứ tự phân hạng sau khi sắp xếp lại

Trang 6

GIỚI THIỆU

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea là loại nấm khá quen thuộc đối

với nhân dân Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Nấm rơm có thịt mềm, mùi vị tốt

và là nguồn dinh dưỡng phong phú Trong nấm rơm có chứa rất nhiều vitamin: B, C, D…cần thiết cho hoạt động sống, hàm lượng tinh bột thấp rất có lợi cho người bị tiểu đường

là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể con người Nấm rơm rất dễ trồng, mọc tốt trên cácthực liệu là phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, bã mía, bông thải hay mạc cưa Đốivới vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và nhất là đối với huyện Phú Tân, nấm rơm có thểtrồng được quanh năm với điều kiện tự nhiên thích hợp, nguồn lao động dồi dào, nguồnnguyên liệu phong phú, dễ tìm và dễ sử dụng

Thế nhưng, ngày nay, nhu cầu sử dụng rơm cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn:như trong chăn nuôi sử dụng rơm để chăn nuôi bò hay trong trồng trọt sử dụng rơm đểtrồng rau màu và trồng nấm rơm Trước đây, ở huyện Phú Tân khi thu hoạch lúa, rơmđược máy suốt thu hoạch phun thành đống nên việc thu gom rơm dễ dàng Nhưng hiệnnay, khâu thu hoạch lúa đã được cơ giới hóa hoàn toàn chủ yếu bằng máy GĐLH nênviệc thu gom rơm gặp nhiều khó khăn thế nên chi phí rơm tăng cao, nguồn rơm cung ứngcho việc trồng nấm rơm ngày càng gặp nhiều khó khăn

Ngoài ra, lượng lục bình ở huyện Phú Tân rất dồi dào vì đặc thù Phú Tân là miềnsông nước, đôi khi lục bình cũng gây nhiều tác hại như làm tắc nghẽn tuyến giao thôngđường thủy và là nơi chứa nhiều mầm bệnh ảnh hưởng xấu đến môi trường tại vùng đấtPhú Tân

Để giải quyết vấn đề trên, ngoài rơm ta nên tận dụng nguồn lục bình sẵn có để bổsung thêm nguồn nguyên liệu mới thay vì chỉ sử dụng nguyên liệu truyền thống là trồngnấm rơm từ rơm, vừa giảm chi phí trồng nấm rơm vừa tăng thêm nguồn lợi ích bảo vệ

môi trường.Vì vậy đề tài “So sánh năng suất và hiệu quả trồng nấm rơm từ nguyên liệu

rơm và rơm phối trộn với lục bình vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” là rất cấp thiết.

Đề tài thực hiện tại ba xã gồm: Phú Xuân, Tân Hòa, Phú An ngụ huyện Phú Tân,tỉnh An Giang từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015

Mục tiêu đề tài:

1

Trang 7

So sánh năng suất và hiệu quả trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và rơm phối trộnvới lục bình.

Trang 8

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU1.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nấm rơm:

Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), nấm rơm ưa độ ẩm không khí cao từkhoảng từ 80% trở lên Nếu độ ẩm không khí nhỏ hơn 80% , nấm rơm sẽ sinh trưởngchậm

Độ ẩm tương đối trong nguyên liệu thường là 65-70% (Nguyễn Hữu Đống và ctv,2002) Độ ẩm lên cao hơn có thể gây yếm khí cho tơ nấm vì ôxy không phát tán đượcvào cơ chất, mà nấm lại rất cần cho quá trình hô hấp Độ ẩm xuống thấp, các chất dinhdưỡng khó hòa tan làm nấm không thể hấp thụ, dần dần suy yếu đi (Nguyễn Hữu Đống,2003)

Theo Lê Duy Thắng (1997), trong giai đoạn ủ tơ nhiệt độ thích hợp nhất là 25-350C Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc có gió lạnh thì phải che chắn cẩn thận, giữ chonấm không bị tác động bởi không khí bên ngoài

Bảng: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên nấm rơm

Tơ nấm

≥ 400C

≤150 C

Tơ nấm mọc chậm, thưadần rồi chết

Tơ ngừng tăng trưởng vàkhông mọc lại

(Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh, 2005)

Nấm rơm mọc trong tối có màu trắng hoặc xám tro, nếu tiếp xúc nhiều với ánh sangnấm sẽ có màu đen đậm (Nguyễn Lân Dũng, 2003) Vào giai đoạn ra quả thể, nấm rơmrất cần tiếp xúc với ánh sáng khoảng 15-20 phút trong khoảng 7-9 giờ thì rất tốt chonhững hoạt động biến dưỡng bên trong nấm rơm (Lê Duy Thắng, 1997)

Môi trường nước mà nấm rơm có thể phát triển tốt có độ PH từ 6 – 7,5 Vì vậy, cầnlưu ý nước tưới cho nấm rơm phải là nước ngọt không bị nhiễm phèn, không nhiễm mặn,không nhiễm bẩn nhất là ô nhiễm các loại thuốc sát trùng (Việt Chương, 2003) Tuy

2

Trang 9

nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng nấm rơm phát triển thích hợp nhất khoảng pH từ7,2-7,5 (Trần Văn Mão, 2004) Còn theo Lê Duy Thắng (1997), thì cũng cho rằng nấmrơm phát triển thích hợp nhất khoảng pH 6-7.

Bảng : Điều kiện môi trường cần thiết cho tăng trưởng và phát triển của nấm rơm

Yếu tố Khoảng biến thiên Nuôi ủ tơ Tối thích Khoảng biến thiên Ra quả thể Tối thích

1.2 Tình hình sản xuất nấm rơm trên thế giới và trong nước

1.2.1 Tình hình sản xuất nấm rơm trên thế giới

Theo Nguyễn Lân Dũng (2003), năm 1995, sản lượng nấm rơm sản xuất trên toànthề giới là 250.000 tấn và Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu nấm rơm lớn nhất thế giớivới sản lượng 150.000 tấn (chiếm 60% sản lượng nấm thế giới) Chỉ riêng năm 1997,Trung Quốc đạt sản lượng 2 triệu tấn nấm tươi/năm (Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh,2005) Thị trường tiêu thụ nấm rơm lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và cácnước Châu Âu…Hàng năm các nước này phải nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩmchủ yếu gồm: nấm muối và nấm đóng hộp ( Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002)

Ở Châu Á, trồng nấm rơm mang tính chất thủ công, năng suất không cao, nhưngsản xuất gia đình với số đông, nên tổng sản lượng rất lớn (Lê Duy Thắng, 1997) Còn ởnhiều nước phát triển như Hà Lan, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Đức… nghề trồng nấm đãđược cơ giới hóa cao, từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái, chế biến nấm đều do máymóc thực hiện (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng pháttriển mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ (Nguyễn LânDũng, 2002)

Trang 10

1.2.2 Tình hình sản xuất nấm rơm trong nước

Theo Việt Chương (2003), thì vào khoảng năm 1963, tại miền Nam nước ta, phongtrào trồng nấm rơm bắt đầu nở rộ khi meo giống nhân tạo ra đời, nhập meo ở Đài Loan,Hồng Kông…Còn theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), chỉ hơn 10 năm trở lại đây,trồng nấm rơm mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế Các loại như:nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ…được trồng ngày càng tăng (đối với các tỉnh phía Bắc)chủ yếu tiêu dùng nội địa Ước tính trung bình một năm đạt khoảng 100 tấn nấm tươi.Theo Nguyễn Lân Dũng (2002), ở miền Nam nước ta có thể trồng nấm rơm quanhnăm Và từ năm 1989 cho đến nay, nhân dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tiếpthu kỹ thuật và trồng nấm rơm rộng rãi (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002).Còn theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), sản lượng nấm rơm tăng theo cấp số nhân: từtrước năm 1990 mới đạt con số vài trăm tấn/năm và đến nay đã đạt trên 40.000 tấn/năm.Các tỉnh phía Nam xuất khẩu nấm rơm muối đóng hộp với số lượng hàng ngàn tấn/ nămsang thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Thái lan…

1.2.3 Tình hình sản xuất nấm rơm trong tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng ngập lũ của Đồng bằng sông CửuLong có diện tích 3.536,7 km2 với dân số 2,151 triệu người (2011) Điều kiện thuận lợi

về khí hậu, thời tiết, đất đai màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm Tuy nhiên, cũngchịu nhiều khó khăn nhất là khi mùa mưa lũ về

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tuy có phát triển nhưng tỷ lệ hộ nông dân ít đất,thiếu đất sản xuất lại cao Đời sống của một bộ phận nông dân gặp nhiều khó khăn, thiếuviệc làm, nhiều lao động ở nông thôn không có tay nghề Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụcủa thị trường và để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, nhất là diện hộnghèo ở nông thôn.tỉnh An Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triểnnghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu khác Sau khi có chủ trương của tỉnh, phong tràotrồng nấm rơm được phục hồi và phát triển nhanh, đạt đuợc hiệu quả cao; góp phần thựchiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập chonông dân và người lao động

Đến năm 2011, toàn tỉnh có 16 cơ sở sơ chế và tiêu thụ nấm, 22 đại lý cung ứngmeo giống đã hình thành, từ việc sản xuất nấm với diện tích nhỏ, phân tán, hiệu quả chưacao; trong năm 2006-2010 các huyện, thị, thành đã thành lập được 93 tổ hợp tác trồngnấm rơm (Nguyễn Lê Vinh, 2011)

4

Trang 11

Diện tích trồng nấm rơm tăng nhanh trong 2 giai đoạn: năm 2007 có 2.433 ha trồngnấm rơm, đến năm 2008 đạt 3.112 ha với sản lượng đạt được 40.020 tấn nấm góp phầngiải quyết việc làm cho 12.320 lao động và 155.600 lao động theo thời vụ (Tài liệu Tậphuấn Kỹ thuật trồng nấm rơm, KS Bùi Văn Đằng 2010) Từ năm 2006-2010 diện tíchtrồng nấm rơm đạt 13.109 ha, năng suất nấm bình quân đạt 12,68 tấn/ha, sản lượng thuđược 168.758 tấn nấm tươi Giải quyết việc làm thường xuyên cho 65.000 lao động và655.450 lao động theo thời vụ (Báo cáo khuyến nông, 2010) Riêng huyện Phú Tân diệntích trồng nấm rơm từ năm 2011 chỉ có 0,5 ha đến năm 2012 đạt 14,3 ha, năng suất bìnhquân đạt 11- 12 tấn/ha, trong những năm gần đây diện tích trồng nấm rơm trên địa bànhuyện chỉ sản xuất theo hướng nhỏ lẻ khoảng 3-4 ha.

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng nấm rơm năm 2006 – 2010 trong tỉnh An Giang.

Năm D.tích

(ha)

NS (tấn/ha )

S.L nấm tươi(tấn)

Gía trị sx đồng

Lợi nhuận đồng

2006 913 11,50 10.509 73.563.000.000 36.781.500.000

2007 2.433 12,96 31.540 252.000.000.000 151.000.000.000

2008 3.112 12,86 40.020 402.000.000.000 241.200.000.000

2009 3.651 12,98 47.389 710.000.000.000 426.000.000.0002010

(Báo cáo khuyến nông 2010)

* Ghi chú: Tuy nhiên từ năm 2011 cho đến nay, diện tích nuôi trồng nấm rơm trên địa

bàn tỉnh An Giang nói chung và huyện Phú Tân nói riêng có xu hướng sụt giảm chỉ trồngtheo thời vụ nên không có số liệu tổng hợp diện tích, năng suất nấm rơm Do nhiềunguyên nhân gây cản trở sự phát triển nghề trồng nấm rơm như: Thiếu nhân công choviệc gom rơm, vận chuyển rơm vì trùng vào thời điểm thu hoạch lúa Nếu thu gom rơmbằng máy gom rơm chuyên dùng thì không hiệu quả do giá thành máy quá cao nông dânchưa mạnh dạn đầu tư Quy mô sản xuất đa số là nhỏ lẻ Thị trường tiêu thụ nấm chưathực sự ổn định (Báo Khuyến nông An Giang, 2015)

Trang 12

1.3 Chất lượng meo giống

Meo nấm rơm có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất của nấm rơm Meotốt có những sợi tơ màu trắng trong, tơ nấm phát triển đều khắp mặt môi trường bịchmeo Tơ mấm mọc thẳng, nhánh phân bổ đều như phân chim, mật độ tương đối dày làtốt Nếu tơ nấm rối bông hoặc sợi tơ đổi thành màu vàng là giống kém chất lượng hay đãthoái hóa (Lê Duy Thắng, 1997) Khi tơ nấm bị thoái hóa thì giảm sự tổng hợp các menthủy giải, kết quả nấm không sử dụng tốt các nguyên liệu thô như: tinh bột, chất xơ,đạm… Tơ nấm lão hóa thì mất khả năng tổng hợp men thủy giải, cả hai loại này đều làmgiảm năng suất nấm (Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh, 2005)

Năng suất và chất lượng nấm rơm phụ thuộc rất lớn nhờ một phần do chất lượngcủa meo giống, do đó Lê Ngọc Thạch và Nguyễn Đức Nam (2001) đã đưa ra những dấuhiệu để phân biệt meo nấm tốt và meo nấm xấu như sau:

1.4 Qui trình trồng nấm rơm

1.4.1 Thời vụ trồng nấm rơm

Theo Lê Duy Thắng (1997), nấm rơm rất dễ trồng, vòng quay nhanh, tuy nhiên dođặc điểm của quy trình, nguồn nguyên liệu và nhu cầu thị trường nên việc trồng nấm vẫnmang tính thời vụ cao, thường liên quan đến ngày rằm, ngày ăn chay, sau mùa vụ…Cáchtrồng nấm rơm phổ biến hiện nay vẫn là trồng ngoài trời nên rất phụ thuộc vào thời tiết.Phương pháp trồng trong nhà thì chưa phổ biến lắm do chi phí cao

Qui trình trồng nấm rơm gồm các bước:

Trang 13

Hình 1.2: Quy trình trồng nấm rơm ngoài trời (Lê Duy Thắng, 2006)

1.4.2 Địa điểm trồng nấm

Khi chọn nơi trồng nấm rơm phải chú ý đến hướng gió và hướng nắng, tránh nơigió nhiều hoặc có biện pháp che chắn nhất ở hai bên hông của luống nấm vì gió nhiều sẽlàm mất nước và hạ nhiệt độ nhanh, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tơ nấm Xếp saocho nắng sáng và nắng chiều có thể sưởi ấm hai bên thành mô (Lê Duy Thắng, 1997).Nền chất nấm nên chọn những nơi cao ráo, không bị đọng nước Tốt nhất nên chọnđịa điểm trên nền đất có độ màu mở, có cây che chắn gió và hàng rào bảo vệ, nên đánhrãnh thoát nước trên đất chất nấm đề phòng khi mưa Nền trồng trước đây nếu có vươngvãi thuốc sát trùng hoặc xăng dầu thấm sâu vào đất thì không nên trồng nấm rơm (ViệtChương, 2003)

Chọn nền trồng gần nguồn nước ngọt và sạch (Việt Chương, 2003) Nền đất phảichuẩn bị kỹ trước khi xếp mô, xới nhẹ lớp đất mặt, tưới nước và rải thuốc để diệt côntrùng và nấm bệnh trong đất (Lê Duy Thắng, 1997).Tùy theo thời tiết mà chọn mặt bằngchất nấm tương ứng Vào mùa lạnh nên chọn địa điểm ở vị trí thấp để giữ ẩm (Lê DuyThắng và Trần Văn Minh, 2005)

Trang 14

1.4.3 Nguyên liệu trồng nấm

Nấm rơm có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: rơm rạ, mạc cưa,

bã mía…nhưng nguyên liệu trồng phổ biến vẫn là rơm rạ Nguyên liệu trồng nấm rơmthường phải khô nhưng không nên để mục nát hoặc mốc, sử dụng nguyên liệu hư hỏng

để trồng nấm rơm không những không có năng suất cao mà đôi khi còn dẫn đến thất bại(Lê Duy Thắng, 1997)

Tùy thành phần dinh dưỡng của từng loại cơ chất mà nấm ra nhiều hay ít Quanghiên cứu người ta nhận định rằng năng suất của nấm rơm có liên quan đến 2 thànhphần căn bản là C và N Tỉ lệ giữa hai thành phần này là 50 thì rất thích hợp cho quátrình phát triển của nấm rơm (Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh, 2005)

Theo Nguyễn Lân Dũng (2003) thì có thể phối trộn thêm vào nguyên liệu trồngnấm các nguyên liệu khác như: cám gạo, phân trâu bò khô, phân gà… với mức độ phùhợp Trước khi trồng nấm nên ủ rơm, mục đích của việc ủ là giúp cho rơm được phânhủy do các loại vi khuẩn có sẵn trong không khí, rơm ủ sẽ tạo điều kiện cho nấm pháttriển tốt hơn (Lê Ngọc Thạch và Lê Đức Nam, 2001)

* Đặc điểm rơm từ máy gặt đập liên hợp:

Hiện nay trong khâu thu hoạch lúa nếp trên địa bàn huyện Phú Tân sử dụng máygặt đập liên hợp rất phổ biến, các loại máy được Trung Quốc, Nhật Bản sản xuất là chủyếu Rơm rạ phun rãi trên đồng ruộng Rơm rạ được cắt từ các loại máy này có các đặc

điểm như sau: Rơm máy gặt đập liên hợp nhiễn và dập nát hơn rơm máy suốt gặt tay, khi

trồng nấm rơm thì ủ nhanh chín vì thấy nhiệt độ nóng hơn, khi ủ rơm thì nước trong đóng

ủ chảy ra nhiều hơn, nên chất dinh dưỡng dễ bị mất hơn rơm gặt tay (Nguyễn Lê Vinh,2011)

* Đặc điểm của lục bình:

Cây lục bình (Eichhornia crassipers) là loài cỏ đa niên, là thực vật thủy sinh, sinh

sản rất nhanh, lá đơn, lá mọc thành hoa nhị, cuống xốp phồng lên thành phao nổi khi cònnon, trưởng thành cuống thon dài Hoa lưỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánhhoa có một đốm vàng Cây thân cỏ sống lâu năm, nổi trên mặt nước hay bám dưới bùn,

rễ dài và rậm Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường có nhiều hay ít chất màu,sinh sản bằng con đường vô tính Từ các nách lá, đâm ra những thân bò dài và mỗi đỉnhthân bò cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành một cá thể độc lập, lục bìnhphát triển rất nhanh, có thể cho 150 tấn chất khô /héc ta/năm (Mai Văn Trưởng, 2009)

8

Trang 15

Công dụng: Thuộc nhóm thức ăn xanh: chứa hầu hết các acid amin không thay thế,giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng Có thể sử dụng lục bình cho gia súc khi thiếuthức ăn xanh Lượng chất khô thấp (6-7%), lượng xơ cao (trên 200g/kg), khoáng tổng sốcũng cao (180 – 190g/kg chất khô) nên giá trị năng lượng thấp (1800 – 1900 Kcal) ứngvới 7.6 – 8.0 Mj/1 kg chất khô (Mai Văn Trưởng, 2009), sử dụng trong sản xuất thủ công

mỹ nghệ, sử dụng làm phân hữu cơ và làm thức ăn cho gia súc

Tác hại: Lục bình sinh sản, phát triển nhanh gây tắc nghẽn dòng chảy, cản trở giaothông đường thủy, khó khăn trong việc tưới, tiêu, làm tăng lượng bốc hơi nước; giảm đadạng sinh học và là nơi chứa đủ loại mầm bệnh, ảnh hưởng xấu đến môi trường (MaiVăn Trưởng, 2009)

1.5.4 Xử lý rơm:

Trước hết phải làm một cái kệ giống như kệ giát giường, kệ kê cao cách mặt đất từ

10 – 15 cm Cho rơm vào nước sạch hòa với vôi ướt, 1 tấn rơm thì dùng 20kg vôi ướt.Ngâm cho ngập rơm trong nước vôi 3 – 5 phút, nguyên liệu chuyển sang màu vàng nhạtthì vớt ra để trên kệ Đống ủ rơm cao khoảng 1,5 m giữa đống ủ nên làm một đến hai cộtthông khí, dùng màng phủ nilon phủ kín từng đống ủ và dùng dây nilon buộc đống ủ lạichú ý để hở phía trên đỉnh và phần chân đống ủ và không phủ lấp cột thông khí Sau ba,bốn ngày mở ny lon ra, đảo từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới từdưới lên trên Sau đó ủ lại như ban đầu buộc chặt và ủ tiếp 3 – 4 ngày Đến ngày thứ sáuhoặc thứ bảy rút một nắm rơm ra và bóp trong lòng bàn tay, nếu thấy nước hơi ứ ra đạtyêu cầu, còn thấy nước chảy ròng thì quá ướt nên rũ tơi rơm ra để cho nước bốc hơi bớt,nếu thấy khô quá phải bổ sung thêm nước Sau khi ủ, rơm có mùi đặc trưng, rơm mềm…(Nguyễn Lân Dũng, 2003)

1.4.5 Xếp mô:

Trước khi xếp mô nên xử lý nền, tưới nước trên bề mặt liếp cho thật ẩm để giữ ẩm

độ cần thiết cho nền mô (Việt Chương, 2003) Có thể bó rơm theo các phương pháp khácnhau như: Lấy một bó rơm nặng 0,5 – 0,6 kg vỗ cho thẳng, sau đó dùng tay bó lại vàbuộc một sợi dây lạt hay dây nilon Xếp rơm rạ thành luống theo các cách khác nhau tuynhiên phải theo nguyên tắc càng lên cao thì càng thon lại Cũng có thể bó rơm rạ thànhtừng bó quay cuống và ngọn vào phía trong buộc bằng sợi lạt hay sợi ny lon, xếp lên

Trang 16

luống, trên phủ một lớp rơm rạ (Nguyễn Lân Dũng, 2003) Các bó rơm phải được chènsát lại với nhau, để cho các bó nén chặt lại người ta thường leo lên giậm từ đầu luống đếncuối luống vừa giậm vừa tưới nước, meo giống được cấy vào các cổ gấp (của bó rơm),cách bìa mép từ 5 – 10 cm cách nhau 15 – 20 cm dài theo bìa mô Sau khi làm xong lớpthứ nhất tiếp tục làm lớp thứ hai giống như lớp trước nhưng phải thụt vào 5 cm (Lê DuyThắng, 1997).

1.4.6 Chăm sóc:

Tơ nấm phát triển đan thành mạng nhện bên hông mô và biến đổi từ màu trắng sangmàu vàng sậm, ngửi có mùi thơm đặc trưng của nấm rơm Nếu có nhiều nấm dại cần nhổsạch cả gốc, rắc vôi bột và làm thông thoáng để giảm ẩm (Lê Duy Thắng, 1997) TheoNguyễn Hữu Đống (2003), lượng nước tưới cho mô nấm rất ít ( mỗi ngày tưới 0,1 lít cho

1 mét mô), nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ Vào mùanắng gắt, nhiệt độ mô tăng cao nên tưới nước để hạ nhiệt độ và bổ sung ẩm, ngược lạivào mùa lạnh hoặc trời mưa nhiều cần giữ ấm và tưới nước ít hơn Thới gian nụ nấm lớndần thành tai nấm nên tưới 1 lần trong ngày, nên tưới vào lúc xế chiều Nên tưới bằng vòisen, tránh giọt nước tưới mạnh làm hư tơ nấm hoặc nụ nấm (Lê Duy Thắng, 1997)

Trong quá trình tưới nước có thể kiểm tra ẩm độ bằng cách rút ra ở giữa mô nấm

5-7 cọng rơm cho vào lòng bàn tay vắt thật mạnh, nếu nước chảy ra thành từng giọt là mônấm dư nước, nếu nước rịn qua kẽ tay là đủ nước, nếu cảm thấy cọng rơm làm ẩm tay mànước không rịn qua kẽ tay thì cần phải tưới nước ngay (Việt Chương, 2003)

Nhiệt độ thích hợp để mô nấm phát triển khoảng 34 -350C, để có thể kiểm tra nhiệt

độ thì dùng tay áp vào thành mô hoặc đưa tay ngập sâu vào lớp rơm, nếu cảm thấy ấmdần là nhiệt độ thích hợp, ngược lại không thấy nóng hoặc để lâu hơn mới nóng là do mônấm bị lạnh, cần che đậy kỹ hơn (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003)

1.4.7 Thu hoạch

Tùy theo thời tiết trung bình khoảng 10 -14 ngày sau khi cấy meo là có thể thuhoạch nấm được Quả nấm khi thu hoạch không bị nứt bao, không bị xòe ô thì chất lượngmới tốt (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002) Thời gian thu hoạch đợt 1 kéodài 3-4 ngày, khi thu hoạch hết đợt 1 thì 7-8 ngày sau mới thu hoạch đợt 2 và hái trong

10

Trang 17

3-4 ngày thì kết thúc 1 đợt nuôi trồng, thời gian 1 vụ trồng khoảng 25-30 ngày (NguyễnDuy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003).

1.4.8 Bổ sung dinh dưỡng cho nấm rơm

Nấm rơm cần khoảng 0,001- 0,004 ppm các loại khoáng vi lượng Trong quá trìnhtrồng nấm rơm thì hầu hết các nguyên liệu rơm đều đã có ít nhiều các nguyên tố nàyhoặc được bổ sung từ nước máy hay nước giếng, tro rơm hay tro trấu Việc bổ sung thêmcác nguyên tố vi lượng có thể vào giai đoạn ủ rơm hay trong giai đoạn tưới đón nấm(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thu Thủy, 2006)

Theo Nguyễn Lân Dũng (2003), trong sản xuất nấm rơm cần bổ sung thêm dinhdưỡng vào cơ chất, chủ yếu là đạm và khoáng Tỉ lệ C/N là 50 mới thích hợp cho nấm

rơm phát triển, trong rơm rạ thì tỉ lệ này khoảng 80 Đối với nguồn đạm của nấm cần

điều chỉnh để cân đối C/N với nồng độ chỉ vài phần trăm, mục đích của việc bổ sung làlàm cân bằng giữa nguyên liệu sản xuất và sản phẩm thu được (Nguyễn Lân Dũng,2002)

Đường D- glucose là nguồn đạm chính trong việc tổng hợp các chất trong cơ thể nấm,nếu không có nó thì nấm không tăng trưởng và phát triển được Nấm rơm nếu không bổsung dinh dưỡng thì không thể nào cho năng suất cao được (Lê Duy Thắng, 2006) Theo Phạm Thị Nga (2005), nấm cần các khoáng chất thiết yếu và những nguyên tốđại lượng cần thiết như ở thực vật: C, H, O, N, K, P, Mg, S, Ca Trong dó nấm cầnkhoảng 17 nguyên tố cần thiết cho tăng trưởng Về các nguyên tố khoáng: P, K, S, Mg…,hay những nguyên tố vi lượng như: Mn, Co, Mo, Zn…, trong đó P, K, Mg là 3 nhân tốquan trọng nhất cần khoảng 100 – 500 mg/l

1.5 Sâu bệnh hại Nấm Rơm

1.5.1 Bệnh sinh lý

Nấm rơm là loại nấm rất nhạy cảm với môi trường sống, bao gồm: nhiệt độ, ánh

sáng, nước, thông thoáng

Nhiệt độ: ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của nấm rơm Tronggiai đoạn kết nụ hoặc ra quả thể, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm nấm chết hàngloạt

Trang 18

Ánh sáng: có ảnh hưởng nhiều từ giai đoạn nấm hình cầu sang hình trứng, nếu thiếuánh sáng quả thể có màu xám đen, vì vậy làm giảm hàm lượng vitamin E và vitamin Dtrong nấm rơm.

Nước tưới: chi phối toàn bộ hoạt động sống của nấm rơm, sử dụng nước phèn thì tơnấm mọc thưa và yếu, đầu sợi nấm cong lại, tai nấm bị dị dạng rồi chết nếu trong giaiđoạn kết nụ, nếu sử dụng nước mặn thì làm tơ nấm đổi màu, dị hình và không tạo quả thể(Nguyễn Hữu Đống, 2003)

1.5.2 Nấm bệnh

Nấm dại: không xâm nhập từ meo giống mà từ nguyên liệu (Việt Chương, 2003),

do độ ẩm nguyên liệu cao Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng vớinấm rơm, cần điều chỉnh nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế nước tưới lúc chăm sóc(Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002)

Các loại nấm mốc như: mốc xanh, mốc cam, mốc thạch cao, nấm trứng cá… là cácloại nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, nhà xưởng

vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần…(NguyễnHữu Đống, 2003)

1.5.3 Côn trùng gây hại

Côn trùng phá hoại bao gồm: chuột, kiến, gián, mối….chúng cắn phá sợi nấm và ănnấm, đào hang làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy, gây nhiều thiệt hại

(Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003) Hai đối tượng quan trọng là bọ nhảy và ruồi phá hoại mô nấm, ăn tơ làm rối loạn sinh trưởng của nấm, gây chết hàng loạt các nấm non (Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh, 2005)

12

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Phương tiện

2.1.1 Địa điểm và thời gian

Ngày đăng: 08/01/2019, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiệu quả kinh tế trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và rơm phối trộn với lục bình tại điểm Rep 1.ĐVT: 40 mét mô T Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐVT: 40 mét mô
1. Báo cáo Khuyến nông An giang. 2010. Tổng kết Dự án trồng nấm giai đoạn 2006 – 2010 Khác
2. Bùi Văn Đằng. 2010. Tài liệu Tập huấn Kỹ thuật trồng nấm rơm Khác
3. Đường Hồng Dật. 2002. Kỹ thuật nuôi trồng nấm mở, nấm rơm, nấm sò. NXB Hà Nội.28 Khác
4. Lê Duy Thắng. 1992. Kỹ thuật trồng nấm. Tủ sách học sinh. TP Hồ Chí Minh Khác
5. Lê Duy Thắng. 1997. Kỹ thuật trồng nấm (tập 1). NXB Nông nghiệp. TP Hồ Chí Minh Khác
6. Lê Duy Thắng và ctv. 2005. Sổ tay hướng dẫn trồng nấm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp Khác
7. Lê Duy Thắng. 2006. Kỹ thuật trồng nấm (tập 1). Tái bản lần 5. NXB Nông nghiệp.TP Hồ Chí Minh Khác
8. Lê Ngọc Thạch và ctv. 2001. Kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao. Dự án VIE/96/025. Chương trình dự án phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP – Việt Nam Khác
9. Lê Văn Liễu. 1978. Một số nấm ăn và nấm độc ở rừng. NXB Nông nghiệp Khác
10. Mai Văn Trưởng. 2009. Tiểu luận Môi trường tự nhiên và quản lý lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Khác
11. Nguyễn Bảo Vệ và ctv. 2006. Kỹ thuật trồng nấm ăn. tủ sách Đại học Cần Thơ Khác
12. Nguyễn Duy Điềm và ctv. 2003. Sao bạn chưa trồng nấm. NXB Phụ Nữ Khác
13. Nguyễn Hữu Đống và ctv. 2002. Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng.NXB Nông Nghiệp. Hà Nội Khác
14. Nguyễn Hữu Đống. 2003. Nuôi trồng và sử dụng nấm ăn, nấm dược liệu. NXB Nghệ An. Nghệ An Khác
15. Nguyễn Lân Dũng. 2002. Công nghệ trồng (nấm tập 1). Tái bản lần 2. NXB Nông nghiệp. Hà Nội Khác
16. Nguyễn Lân Dũng. 2003. Công nghệ trồng nấm (tập 2). Tái bản lần 2. NXB Nông nghiệp. Hà Nội Khác
17. Nguyễn Lê Vinh. 2011. Đề tài So sánh năng suất và hiệu quả nấm rơm từ nguồn nguyên liệu thu từ máy gặt đập liên hợp và gặt bằng tay tại tỉnh An Giang Khác
18. Nguyễn Văn Bá và ctv. 2006. Giáo trình nấm học. Tủ sách đại học cần thơ. Lưu hành nội bộ Khác
19. Phạm Thị Nga. 2005. Giáo trình hình thái và phân loại thực vật. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Lưu hành nội bộ. Trang 131 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w