1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Nghệ thuật bài thơ về tiểu đội xe không kính

3 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 15,94 KB

Nội dung

Nghệ thuật Bài thơ về tiểu đội xe không kínhMở bài: Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu nhất của nền văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nước.. Đến sau trong đề tài người lính, thế nhưng, P

Trang 1

Nghệ thuật Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài:

Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu nhất của nền văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đến sau trong đề tài người lính, thế nhưng, Phạm Tiến Duật đã có những bài thơ xuất sắc, phản ánh chân thực và hào hùng vẻ đẹp người lính với bút pháp nghệ thuật vô cùng mới mẻ, đặc sắc, giàu sức chiến đấu Bài thơ tiểu đội xe không kính là tác phẩm xuất sắc của nhà thơ và của nền văn học khnags chiến chống Mỹ cứu nước

Thân bài:

Thành công đầu tiên của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

là đã xây dựng được một hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất liệu thơ chân thực, gần gũi, gợi cảm Ngôn ngữ của bài thơ gần gũi với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ, tự nhiên, sinh động và khỏe khoắn:

“Không có kính không phải vì xe không có kính”

“Không có kính, ừ thì có bụi”

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả:

“Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Trang 2

Ngôn ngữ và giọng điệu ấy rất phù hợp với việc khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trẻ trung hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn Đó là những người lính tươi trẻ, yêu cuộc đời, yêu đất nước, tinh thần tràn đày niềm tin tưởng, quyết chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà

Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ Phạm Tiến Duật đã không hề cầu kì hay thi vị hóa đơn điệu hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe Bởi với ông, cuộc đời ấy đã quá đẹp, rất thơ, rất mạnh mẽ, không cần tô vẽ gì mà vẫn tỏa sáng

Tác giả còn kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động và linh hoạt trong nghệ thuật biểu hiện Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động

Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời

Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn, hóm hỉnh Cấu trúc: “không có…”; “ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu Ở họ, những trở ngại của thiên nhiên và điều kiện chiến đấu không thể làm họ

Trang 3

sờn lòng Ngược lại, nó càng làm cho họ thêm hứng thú, quyết tâm vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai Lời thơ nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe Cuộc sống chiến đấu của người lính tràn đầy niềm vui ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy

Kết bài:

Qua nghệ thuật biểu hiện, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh

Ngày đăng: 07/01/2019, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w