Về kiến thức: - Trình bày được cấu tạo, cấu trúc của virut.. - GV nhấn mạnh: Về mặt cấu tạo, virut chưa có cấu tạo TB, không có riboxom nên không thể tự tổng hợp Protein riêng, Không
Trang 1Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI RUT
1 Về kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo, cấu trúc của virut
- Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ
2 Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Kĩ năng thảo luận nhóm
3 Thái độ:
- Có nhận thức đúng về virut và phòng bệnh do vi rut gây ra
II Chuẩn bị:
- GV: Giáo án+ SGK+ Tranh vẽ, máy chiếu
- HS: Vở ghi + SGK, PHT
III Phương pháp dạy học:
- HS làm việc độc lập làm việc với SGK, hoạt động nhóm nhỏ, vấn đáp tái hiện, gợi mỏ, trực quan
IV Tiến trình bài học:
1 Kiểm tra bài cũ: Không.
2 Bài mới:
Hoạt động I: Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo virut.
- GV giới thiệu sơ đồ lược sử phát hiện ra
virut của nhà khoa học Ivanopski Yêu cầu
HS quan sát sơ đồ, cho nhận xét về kích
thước và phương thức sống của virut?
- Từ nhận xét trên hãy nêu KN virut?
-GV sd tranh H 29.1 đặt câu hỏi: Cấu tạo
VR gồm những phần nào?
- Nêu đặc điểm của bộ gen virut ? Điểm
khác biệt giữa bộ gen ở VR và bộ gen ở
TB?
- Đặc điểm của vỏ ngoài của 1 số VR? Nếu
VR không có vỏ ngoài gọi là gì?
- Một SV muốn tồn tại đọc lập trong tự
nhiên cần thực hiện đặc trưng cơ bản gì?
- GV nhấn mạnh: Về mặt cấu tạo, virut
chưa có cấu tạo TB, không có riboxom
nên không thể tự tổng hợp Protein riêng,
Không có hệ biến dưỡng nên không thể
phân hủy thức ăn tạo nên ATP, nên trong
- HS quan sát sơ đồ, nhận xét
- HS đọc SGK & nêu KN
- Gồm lõi axit nuclêic và vỏ prôtêin (Capsit) bao bọc bên ngoài là nuclêôcapsit
- Bộ gen ở VR có thể là ADN hoặc ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép, còn bộ gen của
TB luôn luôn là ADN chuỗi kép
- Vỏ ngoài là lớp Lipit kép & prôtêin, trên mặt vỏ có các gai glicôprôtêin làm nhiệm
vụ kháng nguyên giúp VR bám trên bề mặt
TB VR không có vỏ ngoài gọi là VR trần
- Cần TĐC và NL
Trang 2tự nhiên chúng không ST và SS, không
mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
Tiểu kết: * Khái niệm VIRUT.
- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và
có cấu tạo đơn giản Sống kí sinh nội bào bắt buộc
I Cấu tạo.
Gồm 2 thành phần cơ bản:
a Lõi axit nuclêic (bộ gen): , hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nuclêic ADN hoặc ARN, chuỗi
đơn hay chuỗi kép
b Vỏ prôtêin (capsit): bao bọc bên ngoài, nó được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là
capsôme
c vỏ ngoài : (Ở một số VR) : là lớp Lipit kép & prôtêin, trên mặt vỏ có các gai
glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp VR bám trên bề mặt TB
Hoạt động II Cấu trúc.
- Chia nhóm HS, Yêu cầu HS đọc SGK &
quan sát hình 29.2, trả lời câu hỏi: Nếu căn
cứ vào sự sắp xếp của capsome có thể chia
hình thái virut thành mấy dạng? Đó là những
dạng nào?
- GV yêu cầu HS đọc sách phần II, hoàn
thành phiếu học tập
Cấu trúc Đặc điểm Đại diệ
Xoắn
Khối
Hỗn hợp
- Mời đại diện HS từng nhóm trình bày
- GV chốt kiến thức
- GV y/c HS đọc thí nghiệm của Franken &
Conrat
+ Tại sao VR phân lập đc không phải là
chủng B?
+ Có ý kiến cho rằng VR là thể vô sinh?
- Dựa vào đâu để phân loại VR?
- HS đọc SGK & quan sát hình 29.2, thảo luận trong bàn, trả lời câu hỏi: Hình thái Virut được chia thành 3 dạng chính
- HS đọc SGK, thảo luận trong nhóm, hoàn thành PHT
- HS đại diện từng nhóm trình bày
- HS nhóm khác nhận xét
- VR phân lập đc không phải là chủng B vì
VR lai mang hệ gen của chủng A
- Không hẳn đúng vì virut vẫn tồn tại và sinh sản trong TB chủ
- Dựa vào loại axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài
II Hình thái.
- VR chưa có cấu tạo TB, nên mỗi VR thường được gọi là hạt VR Hạt VR 3 loại cấu trúc: Xoắn, khối & hỗn hợp.
- Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic làm cho VR có hình
que, sợi (VR khảm thuốc lá, bệnh dại), hình cầu ( sởi, quai bị, cúm)
Trang 3- Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều (VR bại
liệt)
- Cấu trúc hỗn hợp: phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn Có cấu trúc
giống con nòng nọc Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gần với đuôi có cấu trúc xoắn
* Phân loại.
- VR đc phân loại chủ yếu dựa vào loại axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có
vỏ ngoài có 2 nhóm lớn: VR chứa ADN & VR chứa ARN
Hoạt động III Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ( lấy VD ở phago)
- Quan sát hình 30 SGK, ảnh phim, trao đổi
trong bàn, hoàn thành PHT và cho biết có
thể chia chu trình nhân lên của VR thành
mấy giai đoạn?
1 Sự hấp phụ
2 Xâm nhập
3 Sinh tổng hợp
4 Lắp ráp
5 Phóng thích
-GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày
- GV chính xác hóa kiến thức
- Vì sao mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập
vào 1 số loại TB nhất định?
- HS quan sát hình 30 SGK, ảnh phim, trao đổi trong bàn, hoàn thành PHT và trả lời câu hỏi
Chu trình nhân lên của VR chia làm 5 giai đoạn:
1 Sự hấp phụ
2 Xâm nhập
3 Sinh tổng hợp
4 Lắp ráp
5 Phóng thích
-HS đại diện nhóm trình bày
- HS nhóm khác nhận xét
- Do trên bề mặt TB có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại VR
Tiểu kết: III Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ( lấy VD ở phago)
- Gồm 5 giai đoạn:
1 Giai đoạn hấp phụ: Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein hoặc protein
bề mặt
của VR với thụ thể bề mặt của tế bào chủ
2.Giai đoạn xâm nhập:
- Đối với phagơ: Chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài
- Đối với VR ĐV: Đưa cả nuclêôcapsit vào, sau đó mới cởi bỏ vỏ
3 Giai đoạn tổng hợp: Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh
tổng hợp
các thành phần của VR ( trừ 1 số VR có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp )
4 Giai đoạn lắp ráp: Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành VR hoàn chỉnh.
5 Giai đoạn phóng thích: VR sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài.
- Nếu VR làm tan tế bào gọi là VR độc
Trang 4- Nếu VR không làm tan tế bào gọi là VR ôn hòa.
3 Củng cố: Nêu đặc điểm cơ bản của VR?
4 HDVN: Học bài theo vở ghi & SGK.
- Yêu cầu học sinh về nhà về nhà đọc phần II( HIV/AIDS), trả lời các câu hỏi trong SGK