-Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vậtgiới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.. Yêu
Trang 1GIÁO ÁN SINH HỌC 10 BÀI 2 : CÁC GIỚI SINH VẬT
A MỤC TIÊU
1 Kiến thức :
- Học sinh phải nêu được khái niệm giới
-Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới)
-Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật(giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật)
2 Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ
3 Thái độ :
Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
B PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp quan sát tìm tòi
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi + hoạt động nhóm
C CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1 Giáo viên :
- Soạn giáo án, phiếu học tập, tranh : H2
2 Trò :
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh
II KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
Đặc điểm chung của các cấp độ sống ?
Trang 21 Đặt vấn đề (2’)
Sinh vật được phân chia thành các giới khác nhau Vậy đặc điểm của các giới là gì ?
2 Triển khai bài (30’)
a Hoạt Động 1(12’)
Hoạt động của thầy & trò Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc
SGK và trả lời các câu hỏi :
- Giới là gì ?
- Hệ thống phân loại sinh vật ?
HS Đọc SGK thu thập thông
tin và trả lời câu hỏi của giáo
viên
GV Chỉnh lí, bổ sung và kết
luận.
GV. Yêu cầu học sinh quan sát
H2, đọc SGK và trả lời các
câu hỏi : nêu các giới trong hệ
thống phân loại 5 giới ?
HS Quan sát H2 và Đọc SGK
thu thập thông tin và trả lời
câu hỏi của giáo viên
GV Chỉnh lí, bổ sung và kết
luận.
I Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1) Khái niệm giới:
- Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
- Giới ngành lớp bộ họ chi loài
2)Hệ thống phân loại 5 giới:
-Giới Khởi sinh (Monera)→ Tế bào nhân sơ
-Giới Nguyên sinh(Protista) -Giới Nấm(Fungi) Tế bào -Giới Thực vật(Plantae) nhân thực
-Giới Động vật(Animalia)
Trang 3b Hoạt Động 2 ()
Hoạt động của thầy & trò Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi : Đặc điểm cấu
tạo, môi trường sống, phương thức
sống của giới Khởi sinh?
HS Quan sát H2 và Đọc SGK thu
thập thông tin và trả lời câu hỏi
của giáo viên
GV Chỉnh lí, bổ sung và kết
luận.
GV Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi sau : đặc điểm
của các đại diện ?
HS Đọc SGK thu thập thông tin
và trả lời câu hỏi của giáo viên
GV Chỉnh lí, bổ sung và kết
luận.
GV Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi sau :
- Giới Nấm gồm những đại diện
nào?
- Đặc điểm cấu tạo chung, hình
thức sống của giới Nấm?
II Đặc đặc điểm chính của mỗi giới:
1)Giới Khởi sinh:( Monera)
- Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5µm
- Môi trường sống : đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác
- Phương thức sống đa dạng : hoại sinh, quang tự dưõng, hoá tự dưỡng
2) Giới Nguyên sinh:(Protista)
( Tảo, Nấm nhày và Động vật nguyên sinh) -Tảo:S.vật nhân thực,đơn bào, đa bào.Hình thức sống quang tự dưỡng(cơ thể có diệp lục)
-Nấm nhày:S.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào.Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh
- ĐVNS:S,vật nhân thực, đơn bào.Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng
3)Giới Nấm:(Fungi)
-Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào Thành tế bào chứa kitin
- Sinh sản hữu tinh và vô tính(nhờ bào tử)
- Hình thức sống dị dưỡng: Hoại sinh, ký sinh, cộng
Trang 4HS Đọc SGK thu thập thông tin
và trả lời câu hỏi của giáo viên
GV Chỉnh lí, bổ sung và kết
luận.
GV Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi sau :
- Đặc điểm của giới thực vật ? Đại
diện ?
- Sự phát triển của thực vật ở trên
cạn ?
- Vai trò của giới thực vật ?
HS Đọc SGK thu thập thông tin
và trả lời câu hỏi của giáo viên
GV Chỉnh lí, bổ sung và kết
luận.
GV Yêu cầu học sinh đọc SGK và
trả lời các câu hỏi sau :
- Giới Động vật gồm những đại
diện nào?
- Đặc điểm cấu tạo chung, hình
thức sống của giới Động vật?
HS Đọc SGK thu thập thông tin
và trả lời câu hỏi của giáo viên
GV Chỉnh lí, bổ sung và kết
luận.
4)Giới Thực vật:( Plantae)
(Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín) -Sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ
-Hình thức sống:Sống cố định, có khả năng quang hợp(có diệp lục) là sinh vật tự dưỡng, cảm ứng chậm
5)Giới Động vật:(Animalia)
(Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống)
- Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao
Trang 5- Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển.
IV CŨNG CỐ :
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập :
PHIẾU HỌC TẬP
Giới Đại diện điểmđặc Nhânsơ Nhânthực Đơnbào bàoĐa dưỡngTự dưỡngdị
Khởi
sinh
Vi
Nguyê
n sinh
Nấm
Nấm
Nấm
Thực
vật
Rêu,Qu yết Hạt trần Hạt kín
Động
vật
Đ vật có dây sống Cá,lưỡn
g cư
Trang 6V DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Đặc điểm chung của các giới sinh vật.
- Đọc thêm hệ thống 3 lãnh giới(tr13, sinh học 10 cơ bản)
-Lãnh giới 1: Vi sinh vật cổ (Archaea)
3 lãnh giới - Lãnh giới 2: Vi khuẩn ( Bacteria)
( Domain) -Lãnh giới 3 - Giới Nguyên sinh
( Eukarya) - Giới Nấm
- Giới Thực vật
- Giới Động vật
- Đọc trước bài 3 và trả lời câu hỏi : cấu trúc hoá học và vai trò của nước trong tế bào ?