NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN ĐÌNH THỊNH Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 23/9/1976 Nơi sinh: Quảng Trị Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1441820075 I- Tên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-NGUYỄN ĐÌNH THỊNH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẢI DENIM THUỘC TỔNG CÔNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-NGUYỄN ĐÌNH THỊNH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẢI DENIM THUỘC TỔNG CÔNG
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ LÊ TẤN PHƯỚC
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCMngày 30 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Trang 5TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2016.
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN ĐÌNH THỊNH Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 23/9/1976 Nơi sinh: Quảng
Trị Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV:
1441820075
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng Quản trị sản xuất tinh gọn tại nhà máy sản xuất vải Denim thuộc Tổng Công ty cổ phần Phong Phú
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Mục đích thực hiện đề tài ''Nghiên cứu ứng dụng Quản trị sản xuất tinh gọn tại nhà máy sản xuất vải Denim thuộc tổng công ty cổ phần Phong Phú” được
nghiên cứu trên cơ sở tình hình quản trị tại nhà máy sản xuất vải Denim bằngphương pháp định tính kết hợp với định lượng Qua đó, phân tích các số liệu thực tế
và đánh giá khả năng đưa vào ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học trongquản trị sản xuất và vận hành tại nhà máy Nhằm nâng cao hơn hiệu quả hoạt độngsản xuất đáp ứng kế hoạch mục tiêu kế hoạch và tạo đà cho sự phát triển bền vữngcủa ngành sản xuất vải Denim trong tương lai khi các hiệp định thương mại có hiệu lực thực thi
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 20 tháng 8 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 08 tháng 01 năm 2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS LÊ TẤN PHƯỚC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn ''Nghiên cứu ứng dụng Quản trị sản xuất tinh gọn tại nhà máy sản xuất vải Denim thuộc tổng công ty cổ phần Phong Phú'' là
công trình nghiên cứu của riêng tôi
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan Các số liệu, tính toán và kết quả nêu trong luận văn là trung thực
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn được chỉ rõ nguồn gốc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Đình Thịnh
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
Ban Lãnh đạo và quý Thầy, quý Cô khoa Quản lý và Đào tạo sau đại học,khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đãtận tình hướng dẫn, giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập
và giúp đỡ hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Chân thành cảm ơn
Thầy TS Lê Tấn Phước đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này
Chân thành cảm ơn
Ban Lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Phong Phú, các đồng nghiệp, các bạn
bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi rất cảm ơn các Bạn học viên lớp 14SQT11, Trường Đại học Công nghệTP.Hồ Chí Minh, đã cùng tôi chia sẽ và học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các bạn bè vàđồng nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 01 tháng 01 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Đình Thịnh
Trang 8Đề tài nhằm tìm hiểu mô hình quản trị và vận hành tại nhà máy sản xuất vảiDenim thuộc tổng công ty cổ phần Phong Phú Mục đích của việc khảo sát, nghiêncứu các phương thức hoạt động và tình hình quản trị tại nhà máy Qua đó, phân tíchcác số liệu thực tế và rút ra các thiếu sót nhằm đề đạt để điều chĩnh và đánh giá khảnăng đưa vào ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học trong quản trị sản xuất
và vận hành tại nhà máy
Trên cơ sở phân tích đó đề tài đưa ra một số giải pháp, nhằm nâng cao hơnhiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đáp ứng kế hoạch mục tiêuchiến lược trong năm 2016 và tạo đà cho sự phát triển bền vững
Trang 9This thesis researches for a pattern of administration and operation at Denimweaving factory, Phong Phu Corporation The Purpose of the research is studyingthe mode of operation and management situation in Denim weaving factory.Thereby, we analyze actual data and learn from shortcoming in order to adjust andestimate ability to use this application - pattern of administration and operation atDenim weaving factory.
There are some infomations of the results, the research provides some themessolutions in order to improve the operational efficiency of production and businessunit plans to satisfy strategic targets in 2016 and creat the momentum for firmdevelopment
Trang 10MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục sơ đồ hình ảnh x
Lời mở đầu 1
1 Lý do hình thành đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu 3
5 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 3
6 nghĩa thực ti n của nghiên cứu 3
7 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: Tổng quan phương pháp nghiên cứu 5
1.1 Giới thiệu 5
1.2 Quản trị sản xuất và vận hành 5
1.2.1 Tổng quan về quản trị học 5
1.2.2 Tổng quan về quản trị sản xuất 6
1.3 Quản trị sản xuất tinh gọn (Learn Manufacturing) 7
1.3.1 Tổng quan về quản trị sản xuất tinh gọn 7
1.3.2 Các nguyên tắc chính của Lean Manufacturing 8
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị sản xuất 15
1.4.1 ự cần thiết phải đo lường và thu thập số liệu 17
1.4.2 Các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 17
1.4.3 Các phương thức quản lý sản xuất tiên tiến 17
Kết luận chương 1 18
Trang 11Chương 2: phân tích thực trạng về tình hình sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty 19
2.1 Giới thiệu tổng quát về Tổng công ty Cổ phần Phong Phú 19
2.2 Thực trạng tình hình sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 24
2.3 Thực trạng sản xuất tại Nhà máy sản xuất vải Denim 26
2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất vải, năng lực sản xuất 26
2.3.2 Tình hình huy động máy móc thiết bị, đánh giá hiệu quả khai thác thiết bị và bố trí nhân lực vận hành sản xuất tại nhà máy 30
2.3.2.1 Tình hình huy động máy móc thiết bị 30
2.3.2.2 Thực trạng sản xuất tại phân xưởng 31
2.3.3 Nguyên vật liệu và tình hình sử dụng 32
2.3.4 Chất lượng sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm 32
Kết luận chương 2 33
Chương 3: Giải pháp ứng dụng quản trị sản xuất tinh gọn 34
3.1 Giới thiệu 34
3.2 Ứng dụng quản trị sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) vào 34
quản trị sản xuất và vận hành nhà máy
3.2.1 ự cần thiết ứng dụng các mô hình quản trị phù hợp 35
3.2.2 Lựa chọn các quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả 35
3.2.2.1 Quyết định sản lượng sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ưu 35
3.2.2.2 Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực làm việc 36
3.2.2.3 Công tác quản trị và tổ chức sản xuất 36
3.3 Những giải pháp khả thi đề nghị 36
3.3.1 Tăng cường công tác quản trị sản xuất ây dựng mô hình quản lý nhà máy dệt theo chức năng 36
3.3.2 ây dựng kế hoạch điều độ sản xuất vừa đủ “Just In Time” 38
3.3.3 Kiểm soát giờ ngừng không hợp lý trong công tác chuyển đổi mặt hàng mới 39
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ An toàn lao động
CL Chất lượng
CB.CNV Cán bộ công nhân viên
Cm Đơn vị tính chiều dài
Trang 16Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, thời gian qua tổng công ty cổphần Phong Phú đã gặt hái được không ít thành công, góp phần đưa ngành Dệt maycủa cả nước nói chung lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế thế giới tiềm ẩn những nguy cơ,khó lường Bên cạnh những khó khăn thách thức, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi
và đứng trước một vận hội mới, hội nhập FTA với các nước, khu vực Asian, Hànquốc, liên minh hải quan Nga, Kazakhstan, Belarus… cùng với hiệu lực của Hiệpđịnh đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) từng bước được thực thi
Với Phong Phú môi trường sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi,nếu chỉ dựa vào các ưu thế kinh nghiệm thì Phong Phú sẽ khó có thể đứng vững vàtiếp tục phát triển Mặt khác, Phong phú là một tổng công ty đa ngành và có nhiềucông ty con, công ty liên doanh và nhiều nhà máy trực thuộc
Với mong muốn giữ vững được vị thế của Phong Phú hiện tại cũng như trongtương lai đòi hỏi cần phải có quá trình đổi mới chuyên nghiệp
Chính vì lý do đó, đề tài hướng tới nghiên cứu ứng dụng các công cụ quản lý
tiên tiến vào lĩnh vực quản trị sản xuất tại một nhà máy trực thuộc và cụ thể là ứ g
ụ g quả rị sả xuấ gọ ạ máy sả xuấ vả De m uộc ổ g
cô g y cổ p ầ P g P ú, nhằm tạo sự ổn định sản xuất đóng góp vào sự phát
triển chung của tổng công ty
Trang 172 ục u g cứu.
Sự cần thiết để tồn tại, trong khi nền kinh tế thị trường thời hội nhập luôn vậnđộng không ngừng buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn đi trên con đường riêngcủa mình bằng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp
Trên cơ sở tình hình sản xuất tại nhà máy sản xuất vải Denim thuộc tổng công
ty cổ phần Phong Phú, mặc dù trong những năm qua ban lãnh đạo nhà máy đã rấttâm huyết, năng động và sáng tạo trong các hoạt động quản trị và vận hành sảnxuất Nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập cụ thể như mô hình quản lý nhà máychưa theo hướng chuyên sâu, quản trị chất lượng còn chưa đáp ứng nhu cầu thịtrường, công tác quản trị thiết bị vẫn chưa toàn diện kéo theo việc khai thác hiệusuất thiết bị chưa cao và ảnh hưởng đến chất lượng, kế hoạch sản xuất vẫn cònnhiều yếu điểm và cần có sự đổi mới
Việc vận dụng các phương pháp quản lý tiên tiến trong quản trị một cách khoahọc nhằm đổi mới và thay đổi dần các phương thức quản lý hiện tại vốn còn nhiềubất cập nhất là trong thời điểm hiện nay, khi TPP có hiệu lực thì tổng công ty đãchuyển sang mô hình hoạt động “sản xuất theo chuổi” khép kín Ngoài việc quản trịtốt, thì chi phí sản xuất phải tốt và có giá thành tốt để nâng cao sức cạnh tranh là sựsống còn của doanh nghiệp
Vì vậy, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: ”Ng cứu ứ g ụ g quả rị sả xuấ gọ ạ nh máy sả xuấ vả De m uộc tổ g công ty
cổ p ầ P g P ú” Nhằm mục đích từng bước áp dụng và đưa các công cụ,
phương pháp quản lý mới vào trong quá trình sản xuất của nhà máy Chính vì cầnthiết phải có sự nghiên cứu trong hoạt động quản lý và điều hành mọi hoạt độngliên quan đến sản xuất là yêu cầu thiết thực, nhằm chủ động tìm ra các giải pháp tối
ưu áp dụng vào trong quá trình sản xuất thực tế tại nhà máy, góp phần mang lạihiệu quả cao hơn cho tổng công ty
Trang 183 P ạm v g cứu.
ô g g phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn tại nhà máy sản
xuất vải Denim thuộc tổng công ty cổ phần Phong Phú
g số liệu thu thập từ các báo cáo sản xuất kinh doanh của nhà máy
sản xuất Vải Denim thuộc Tổng công ty cổ phần Phong Phú trong năm 2013-2014
Đề tài nghiên cứu tác giả chỉ đề cập một số vấn đề có thể thực hiện bằng cáchtiếp cận chuyên sâu và khuyến nghị những giải pháp quản trị sản xuất tiến tiến phùhợp nhằm nâng cao hơn hiệu quả sản xuất của nhà máy sản xuất vải Denim gópphần hoàn thành kế hoạch chung của tổng công ty
4 Đố ượng nghiên cứu.
Các số liệu sản xuất và phương pháp quản trị sản xuất vận hành đang áp dụng tại nhà máy sản xuất vải Denim thuộc tổng công ty cổ phần Phong Phú
5 P ư g p áp thu thập và xử lý dữ liệu.
Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng, phương pháp thống kê, cácphân tích trên nguyên tắc gắn lý luận với thực ti n
- P ư g p áp ịnh tính được thực hiện thông qua nhận định, lý luận với k
thuật thảo luận và tham khảo ý kiến chuyên gia
- P ư g p áp ị lượng được thực hiện qua k thuật thu thập thông tin trực
tiếp bằng cách thống kê số liệu sản xuất thực tế từ quá trình sản xuất qua các năm2013-2014
6 g c c g cứu.
Để sản xuất tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh tốt trên thị trường ngoàiviệc phát huy hết những ưu thế kinh nghiệm sẵn có thì việc cần phải có nhữngnghiên cứu áp dụng các giải pháp phù hợp để bắt nhịp với xu thế hội nhập xâu vàrộng, việc áp dụng các phương pháp quản lý điều hành mới làm công cụ phục vụcho quản trị sản xuất và vận hành sẽ làm thay đổi hiệu quả sản xuất kinh doanh củacông ty
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các hoạt động sản xuất, quátrình quản trị và vận hành, bằng việc xác định các yếu tố nhằm nâng cao năng suất
Trang 19lao động, chất lượng, hiệu suất khai thác thiết bị trên các công đoạn, tiết giảm chi phí mọi mặt trên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
Xây dựng mô hình nghiên cứu ứng dụng các công cụ quản trị hiện đại tiên tiến
đã được ứng dụng nhiều trên thế giới Khảo sát, đánh giá và vận dụng thực nghiệmcác giải pháp nghiên cứu phù hợp tình hình sản xuất và được dùng để áp dụng trongsản xuất và vận hành tại nhà máy sản xuất vải Denim
7 Kế cấu c luậ vă
Luận văn được chưa làm 3 chương với nội dung cụ thể như sau
- mở ầu.
- C ư g 1: Tổng quan phương pháp nghiên cứu.
- Chư g 2: Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy sản xuất vải
Trang 21Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp kết hợp hài hòa giữa khoa học vànghệ thuật mà các nhà quản trị phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu
kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị là quản trị các yếu
tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạtđộng
Trang 22Các c ức ă g quả rị :
T c ệ
mục tiêu
Sơ đồ 1.1: Mô hình Quản trị của Stephen J.Caroll và Dennis J.Gillen
Theo quá trình quản trị kinh doanh thì công tác quản trị trong doanh nghiệp làquá trình lập kế hoạch, tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động của các thànhviên, các bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọinguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức
Còn theo quan điểm quản trị thì việc thực hành những hoạt động trong mỗi tổchức một cách có ý thức và liên tục Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trongmột hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khítvới nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển
Trang 23Tài nguyên
Trang 24Đầu vào
Phế phẩm
Sơ đồ 1.2 : Chu trình biến đổi quá trình sản xuất.
- Quá trình biến đổi có nhiều quá trình biến đổi đầu vào để tạo thành sản phẩmđầu ra khác nhau, có thể sờ nắn, có thể bán làm sản phẩm thành phẩm cho mộtcông đoạn nào đó,
- Đầu vào tùy thuộc vào quá trình biến đổi sản xuất để tạo ra các dạng sản phẩm
mà có các nguyên vật liệu đầu vào,
- Tài nguyên các nguồn lực chủ yếu trong quá trình sản xuất như lao động,nguyên nhiên phụ liệu, năng lượng, máy móc thiết bị, các phương tiện sảnxuất…,
- Đầu ra sản phẩm hoàn chỉnh (có thể là bán thành phẩm của công đoạn khác)…
- Phế phẩm những dạng phế phẩm hay dư thừa hoặc hậu quả sau cùng trong quátrình biến đổi sản xuất,
Chức năng của quản trị sản xuất là cung cấp và điều phối đầu vào và các tàinguyên cho quá trình biến đổi để tạo thành phẩm đầu ra với hiệu quả cao nhất, chất lượng cao nhất và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng
1.3 Quả rị sả xuấ gọ ( e r Manufacturing).
1.3.1 Tổ g qu v quả rị sả xuấ gọ
Sản xuất tinh gọn còn gọi là Lean Manufacturing là một nhóm các phươngpháp, đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãngphí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn, gia tăng
Trang 25sản lượng, rút ngắn thời gian sản xuất và tăng tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất.
Bản chất của quản trị sản xuất tinh gọn là các giải pháp nhằm loại bỏ các lãngphí làm rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp Quản trị sản xuất tinh gọn đòihỏi khi áp dụng phải có tư tưởng đổi mới và quyết tâm
1.3.2 Các guy ắc c í c quả rị sả xuấ gọ
Các nguyên tắc chính trong quả rị sả xuấ gọ có thể ược tóm tắt
ư s u:
Nhận thức về sự lãng phí, là nhận thức về những gì có và những gì không làmtăng thêm giá trị, ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng làlãng phí và có khả năng được loại bỏ Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hìnhkhông cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phếphẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm, và các tínhnăng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu
Chuẩn hoá quy trình, Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sảnxuất, gọi là quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kếtquả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện Điều này giúp loại bỏ sự khácbiệt trong cách các công nhân thực hiện công việc
Quy trình liên tục, Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuấtliên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi
Sản xuất “Pull” còn được gọi là just-in-time (JIT), chủ trương chỉ sản xuấtnhững gì cần và vào lúc cần đến Sản xuất được di n ra dưới tác động của cáccông đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kếtiếp Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùntắc và thời gian dừng máy, có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sởvật chất hiện có
Chất lượng từ gốc, Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểmsoát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trongquy trình sản xuất
Trang 26 Mức tồn kho, giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất làsản phẩm dở dang giữa các công đoạn Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa vớiyêu cầu vốn lưu động ít hơn.
Năng suất lao động, việc cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm thờigian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suấtcao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thaotác không cần thiết) Tận dụng thiết bị và mặt bằng, bằng cách loại bỏ cáctrường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có,đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy do phải chờ đợi
Liên tục cải tiến đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách khôngngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng Điều này cũng đòi hỏi sựtham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục
N ữ g l ạ lãng phí chính.
Phân ra có 7 loại lãng phí chính được xác định bởi hệ thống sản xuất LeanManufacturing:
Lãng phí gia công là những việc chưa được yêu cầu đến trong quy trình
Lãng phí thao tác là những lãng phí do thao tác của con người mà thao tác đó
không sinh ra giá trị gia tăng
Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hayluồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt giacông chế biến sản phẩm cũng được tính đến Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phíđáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tănglên
Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu
cầu một cách không cần thiết Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sảnphẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phảibán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu
Khuyết tật, bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí giá
thành sản phẩm hàng bán, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung
Trang 27cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng chậm, sản xuất sai quy cách, sửdụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết.
Tồn kho là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồnkho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn
Di chuyển, bất kỳ sự chuyển động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng
thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa cáccông đoạn sản xuất Việc di chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuấtnên nhắm tới mô hình lý tưởng là sản phẩm đầu ra của một công đoạn được sửdụng tức thời bởi công đoạn kế tiếp Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lýlàm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặtbằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất
Ngoài ra, lãng phí đối ứng khẩn cấp phát sinh khẩn cấp là nguyên nhân gây lãng
phí
Công cụ v p ư g p áp r g e uf c ur g.
Chuẩn hoá các quy trình (Standard Work).
Chuẩn hoá quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quiđịnh và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán
và giả định sai về cách thức thực hiện một công việc Mục tiêu của việc chuẩn hoá
là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất
Trình tự công việc chuẩn đây là trình tự một người công nhân phải tuân thủ khithực hiện công việc, bao gồm các thao tác và các bước thực hiện công việc Việc
mô tả rõ ràng giúp đảm bảo rằng tất cả các công nhân đều thực hiện công việc theocách thức tương tự nhau và hạn chế các sai biệt vốn có khả năng gây ra phế phẩm.Trong điều kiện lý tưởng, việc chi tiết hoá công việc chỉ rõ từng bước thao tác chomỗi công nhân là cần thiết
Thời gian chuẩn là tần xuất một sản phẩm được làm ra Thời gian chuẩn mô tả
rõ ràng và theo dõi tốc độ một quy trình cần được duy trì ở các công đoạn khácnhau (định mức kinh tế k thuật)
Trang 28Mức tồn kho chuẩn trong quy trình đây là lượng nguyên liệu tối thiểu, bao gồmlượng nguyên liệu đang được xử lý trên chuyền.
Bảo trì ngă ngừa (Preventative Maintenance).
Bảo trì ngăn ngừa là một loạt các công việc thường nhật, thủ tục và các bướcđược thực hiện nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi chúngphát sinh Lean Manufacturing nhấn mạnh công tác bảo trì ngăn ngừa cần thiết choviệc giảm thiểu thời gian dừng máy do hỏng hóc và thiếu phụ tùng thay thế
Khi độ tin cậy của thiết bị còn thấp, các nhà sản xuất buộc phải duy trì mức tồnkho bán thành phẩm cao để dự phòng
Bảo trì sản xuất tổng thể (Total Productive Maintenance-TPM).
Bảo trì sản xuất tổng thể là phân công công việc bảo dưỡng cơ bản thiết bị baogồm kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, cân chỉnh cho công nhân sản xuất là người vậnhành thiết bị
Bảo trì sản xuất tổng thể phân nhiệm rõ ràng trách nhiệm để công nhân chủđộng và có trách nhiệm trong việc xác định, giám sát và khắc phục nguyên nhângây ra sự cố đứng máy không cần thiết Bằng cách phân bổ trách nhiệm cho cácnhân viên vận hành máy, công tác bảo trì và thời gian dừng máy được giảm thiểu.Việc này cũng đòi hỏi nhân viên vận hành máy thường xuyên cập nhật cho nhómbảo trì biết về tình trạng của thiết bị để các vấn đề k thuật tiềm tàng sớm đượcphát hiện và ngăn ngừa
Trong Bảo trì sản xuất tổng thể, tổ bảo trì chịu trách nhiệm cho các hoạt độngmang lại giá trị tăng thêm nhiều hơn như là cải thiện, đại tu và cải tiến hiệu năngthiết bị, sửa chữa hư hỏng và huấn luyện k thuật cho nhân viên điều hành
Th i gian chuyể ổi-chuẩn bị (Changeover/setup time).
Lean Manufacturing nhắm tới việc giảm thiểu thời gian dừng chuyền bất hợp lý
do chuẩn bị máy hay chuyển đổi sản phẩm vì máy dừng là nguồn lãng phí đáng kể.Việc này đòi hỏi một văn hoá liên tục cải tiến trong đó công ty không ngừng tìmcách giảm thời gian chuyển đổi và chuẩn bị máy
Trang 29Thông thường việc chuyển đổi nhanh chóng có thể đạt được phần nào bằngcách xây dựng các phương án sản xuất chi tiết và các thông số k thuật thật chuẩn(được tài liệu hoá đầy đủ) cho việc sản xuất từng loại sản phẩm riêng biệt để khôngcòn sự lo ngại về việc điều chỉnh lại quá trình hay các thông số trong quá trìnhchuyển đổi sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.
Cân bằng sản xuất.
Cân bằng sản xuất, hay điều độ sản xuất, nhắm tới việc bố trí lưu lượng sản xuất
và chủng loại sản phẩm ổn định theo thời gian nhằm giảm thiểu sự đột biến trongkhối lượng công việc Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng nên được cân bằng để chúng
di n ra từ từ với càng ít sự thay đổi đột ngột càng tốt Điều này cho phép công tytận dụng công suất sản xuất cao hơn đồng thời giảm thiểu việc chuyển đổi mẫu mãsản phẩm
Các lợi ích từ hệ thống sản xuất Pull.
Nhiều nhà sản xuất áp dụng Lean duy trì một lượng tồn kho có tính toán chonguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm nhằm
Phòng khi nhu cầu khách hàng thay đổi,
Phòng khi nhà cung cấp giao nguyên vật liệu chậm hơn dự tính hay hoạt động sản xuất bị chậm tr ,
Điều hoà luồng sản xuất bằng cách sản xuất liên tục một số sản phẩm dù khách hàng chưa yêu cầu,
Thích ứng với thực tế rằng nguyên liệu phải được giao theo lô và thành phẩm phải được xuất theo lô,
Thích ứng với thực tế rằng việc gia công ở một vài công đoạn sản xuất phải được thực hiện theo lô do bản chất của thiết bị hay quy trình
Triển khai Lean Manufacturing.
Cũng như bất kỳ dự án quan trọng nào khác về cải tiến quy trình, sự cam kết và
hỗ trợ của cấp lãnh đạo cao nhất là điều thiết yếu Chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn
đề khi triển khai hệ thống Lean và các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khilãnh đạo đơn vị toàn tâm với việc triển khai thành công Lean
Trang 30 Bắ ầu bằng việc triển khai Lean Manufacturing từng phần.
Đo lường, theo dõi công suất và sản lượng của thiết bị,
Thiết lập và tài liệu hoá các quy trình sản xuất rõ ràng hơn,
Triển khai hệ thống 5S trong quản lý nhà xưởng,
Quy hoạch lại cách bố trí mặt bằng sản xuất,
Bắt đầu với quy mô nhỏ,
Lập kế hoạch; sau khi nghiên cứu có tính ứng dụng và khả thi, tiến hành thiếtlập một kế hoạch triển khai chi tiết và rõ ràng trước khi bắt đầu phương án ápdụng chuyển đổi sang Lean
Kết hợp Lean Manufacturing với các hệ thố g ác ển hình khác.
Hệ Thống Sản Xuất Toyota.
- Chuẩn hoá quy trình, tất cả các quy trình sản xuất đều rất cụ thể về nội dung
công việc, chuỗi sự kiện, thời gian và kết quả Mục tiêu là loại trừ những khácbiệt trong cách công nhân thực hiện công việc
- Bàn giao trực tiếp, mọi điểm kết nối giữa khách hàng với nhà cung cấp phải
hoàn toàn trực tiếp, và phải luôn luôn được thể hiện một cách rõ ràng, không, để truyền đạt yêu cầu sản xuất giữa nhà cung cấp và khách hàng Điềunày đảm bảo nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm tới mức tối đa và luồng thôngtin được tối ưu
có-hay Luồng sản xuất, đường đi của mỗi sản phẩm và dịch vụ phải thật đơn giản và rõ
ràng, với luồng sản xuất đã định trước Điều này có nghĩa là sản phẩm khôngđược đưa tới nhân viên hay máy còn trống kế tiếp, mà được đưa tới một nhânviên hay máy cụ thể đã định và nhân viên hay máy này nên được đặt ở vị trícàng gần nguồn cung cấp càng tốt
- Giao quyền cho công nhân trong cải tiến quy trình, tất cả các cải tiến phải được
thực hiện dựa theo phương pháp khoa học, dưới sự giám sát của một chuyênviên, nhưng nên bắt nguồn từ cấp thấp nhất trong tổ chức
Lean và Six Sigma.
Trang 31Six Sigma là một phương pháp luận có hệ thống nhằm cải tiến đột phá quytrình sản xuất bằng cách xác định những nguyên nhân gây ra biến động trongquá trình sản xuất và dẫn đến phế phẩm, để rồi sau đó loại trừ các biến động này
và giảm thiểu phế phẩm Vì loại trừ phế phẩm cũng là một mục tiêu then chốtcủa Lean Manufacturing nên các công cụ về thống kê và giải quyết vấn đề củaSix Sigma có thể được sử dụng khi triển khai Lean Manufacturing Thôngthường khi hai phương pháp này được triển khai đồng thời, gọi đó là “Lean SixSigma”
Lean và ISO 9001.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượnggiúp đảm bảo rằng công ty có một hệ thống cơ bản để đáp ứng yêu cầu chấtlượng của khách hàng một cách nhất quán So với ISO thì Lean Manufacturing
có thể được xem như một hệ thống quản lý tính hiệu quả nhằm làm giảm tất cả
sự lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất
Mô hình sản xuất tinh gọn trên thế giới.
Khái niệm trọng tâm của Lean Manufacturing là Pull Production (sản xuấtlôi kéo), trong đó luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết bởi yêu cầu từcông đoạn cuối quy trình “lôi kéo” hoạt động của các công đoạn đầu quy trình,vốn trái ngược với hoạt động sản xuất truyền thống theo lô sản phẩm mà trong
đó hoạt động sản xuất được thúc đẩy từ đầu quy trình đến cuối quy trình dựatrên một lịch sản xuất định kỳ Điều này có nghĩa rằng chỉ khi nào có nhu cầu(tín hiệu) ở công đoạn sau thì công đoạn trước mới tiến hành gia công nguyênliệu
Đ g bắ ầu ừ cô g ạ cuố cù g: khi một đơn hàng được nhận từ
khách hàng và thông tin cho xưởng sản xuất, lệnh sản xuất trước tiên được đưađến công đoạn ở cuối quy trình sản xuất trái ngược với các công đoạn đầu củaquy trình
Sả p ẩm ược “lô é ” trong quá trình sản xuất dựa trên nhu cầu của công
đoạn sau - Mỗi công đoạn sản xuất được xem là một khách hàng của công đoạn
Trang 32gần kề trước nó Không có sản phẩm nào được gia công bởi công đoạn trước nếu công đoạn đứng sau không yêu cầu.
Tốc ộ sả xuấ ược u p ố bở ốc ộ u ụ c các cô g ạ s u:
Mức độ sản xuất ở từng công đoạn hay tổ bằng với mức nhu cầu hay tiêu thụcủa công đoạn theo sau
1.4 Các chỉ tiêu ánh giá quản trị sản xuất.
C ỉ u ệu s u ấ ác ế b ị
Hiệu suất khai thác thiết bị (H) là thông số nói lên tính hiệu quả của một quá
trình, đo lường bằng tỉ số giữa phần sản lượng hữu ích thu được và phần sản lượngtính toán theo thiết kế và hiệu suất luôn luôn nhỏ hơn 100%
Đo lường mức hữu dụng thiết bị toàn phần (H*) rất có ích trong việc xác định
các nguồn gây ách tắc, hoặc ra các quyết định đầu tư thiết bị thay thế và giám sát tính hiệu quả của các chương trình tăng năng suất huy động thiết bị
C ỉ u v c ấ lượ g sả p ẩ m
Chất lượng sản phẩm (CL) là những sản phẩm hoàn chỉnh không bị bất kỳ một
dạng lỗi gây nhận diện trên sản phẩm
Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm là tỉ lệ giữa sản phẩm đạt loại 1 so với vớitổng các sản phẩm
C = (số sả p ẩm l ạ 1/ ổ g số sả p ẩm) x 100%
Trang 33Đánh giá chất lượng trong nhà máy nhằm mục đích làm cơ sở cho các hoạtđộng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm
vụ cho các cấp quản lý liên quan Đồng thời, nó đồng nghĩa với sự lời hay lỗ và tồnkho các sản phẩm không tốt, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp qua chi phí vàgiá thành của sản phẩm
TH = ( rọ g lượ g p ế p ẩm/ ổ g sả lượ g sả xuấ ) x 100%
Chi phí vậ ư v p ụ tùng trong phân xưởng dệt là tổng cộng các lọai chi
phí vật tư, phụ tùng và tính luôn các loại chi phí khác như chi phí sửa chữa nhàxưởng và trang bị các công cụ, dụng cụ phục vụ cho công tác sản xuất kể cả chi phí
văn phòng phẩm Được tính bằng chi phí tiền trên một đơn vị sản phẩm.
Nă g suấ l ộ
g.
Năng suất lao động (NSLĐ) là năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của laođộng cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm được tạo ra trong mộtđơn vị thời gian hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra mộtđơn vị thành phẩm
Là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất, thiết bị và công nghệ, cũng nhưtrình độ tay nghề của công nhân trong đơn vị sản xuất
Nâng cao năng suất lao động là tiết kiệm chi phí cho phân xưởng Năng suất laođộng được tính như sau
NS Đ = K ố lượ g sả p ẩm / T g p í
Trang 341.4.1 S cầ ế p ả lư g v u ập số l ệu.
Trên cơ sở số liệu báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh trong hai năm
2013-2014 về tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy sản xuất vải Denim.
Tiến hành khảo sát thực trạng sản xuất, các số liệu thu thập được qua các báocáo và thực tế, phân tích các mối liên hệ với công tác quản lý sản xuất
Tham khảo ý kiến của các cấp quản lý nhà máy trong việc định hướng, áp dụngcác giải pháp và công cụ quản lý tiên tiến vào thực tế tại nhà máy
Tham khảo các nguồn thông tin và số liệu tại các bộ phận chức năng trực thuộctổng công ty cổ phần Phong Phú nhằm thống kê so sánh, đánh giá hiệu quả, mức độảnh hưởng của các nhân tố đến công tác quản lý vận hành nhà máy
Từ các dẫn chứng và phân tích, đúc kết so sánh hiệu quả và rút ra những bài họckinh nghiệm trên cơ sở đó ta chọn lựa các giải pháp phù hợp nhằm củng cố và nângcao hơn nữa hiệu quả trong điều hành sản xuất tại nhà máy
1.4.2 Các ố ác ộ g ế các c ỉ u sả xuấ
Trong bối cảnh tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh toàn cầu suy giảmthì hầu hết các chi phí gia tăng trong khi sản lượng sụt giảm, đơn hàng sản xuấtgiảm và ngắn, nhu cầu về sản phẩm phải đạt chất lượng cao hơn Sự cạnh tranh laođộng quyết liệt khi TPP có hiệu lực
1.4.3 Các p ư g ức quả l sả xuấ ế ệ ạ
Hoạt động có ý nghĩa nhất trong sản xuất tinh gọn là hoạt động loại trừ cáclãng phí trong đó chú trọng nhất là cải tiến tiến trình công việc Hai trong số nhiềuphương pháp trong hoạt động sản xuất là
P ư g ức quản lý sản xuất tiên tiến Toyoda.
Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System-TPS) là một phươngpháp sản xuất tiên tiến Đây là nền tảng cho hầu hết trào lưu sản xuất tinh gọn chiphối các khuynh hướng sản xuất trong nhiều năm qua Lean Manufacturing đãđược Toyota xây dựng và phát triển từ những năm 1940, bằng việc giảm thiểu thờigian lãng phí và phế phẩm từ mỗi bước của quy trình sản xuất Mặc dù sản xuất
Trang 35tinh gọn có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến các doanh nghiệp nhưng hầu hết các nỗ lực tiến hành sản xuất tinh gọn còn khá hời hợt.
P ư g ức cải tiến liên tục-Kaizen.
Vì khó có một công ty nào có thể đạt đến mức hiệu quả tuyệt đối, LeanManufacturing đòi hỏi một cam kết cải tiến liên tục, và tốt nhất là có một quy trình
hệ thống nhằm đảm bảo việc cải tiến liên tục, nhờ đó công ty không ngừng tìmkiếm các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và cách thức để loại bỏ chúng.Kaizen, một thuật ngữ trong tiếng Nhật, có nghĩa là “cải tiến liên tục” với trọngtâm hướng đến các cải tiến nhỏ di n ra từ từ Kaizen là tạo ra một văn hoá cải tiếnliên tục, phần nhiều bằng việc phân công trách nhiệm cho công nhân và khuyếnkhích họ xác định các cơ hội cải tiến
Kế luậ c ư g 1
Tóm lại quản trị sản xuất tinh gọn hướng tới giảm thiểu các loại lãng phí trongquá trình sản xuất bằng việc vận dụng các công cụ vào trong quá trình quản lý sảnxuất, nhằm tăng năng suất, gia tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu phế phẩm vàtạo ra hiệu quả cao hơn
Từ các trích dẫn kết hợp với các công cụ trong quản trị sản xuất tinh gọn, trên
cơ sở đó ta chọn lựa các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hơn hiệu quả trongđiều hành sản xuất tại phân xưởng sản xuất góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
và mang lại lợi tức mong đợi cho doanh nghiệp, cổ đông và người lao động Mặtkhác, tạo tiền đề cho các giải pháp nghiên cứu các công cụ quản lý tiên tiến vàotrong sản xuất và vận hành vào các phân xưởng trong nhà máy
Trang 36CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG Ề TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
K NH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
2.1 G ớ ệu ổ g quá v Tổ g cô g y Cổ p ầ P g P ú.
Tổng Công ty cổ phần Phong Phú trải qua 50 năm hình thành và phát triển Suốtchặng đường dài ấy Phong Phú không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Tổng Công tyvinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động và làdoanh nghiệp hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín hàng đầu Tập đoàn Dệt May ViệtNam
Tiền thân của Tổng công ty cổ phần Phong Phú là Khu K nghệ Sicovina Phong Phú trực thuộc Công ty k nghệ Bông vải Việt Nam Nhà máy đặt viên đáđầu tiên xây dựng vào ngày 14/10/1964, đến năm 1966 chính thức đi vào hoạtđộng, do chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý Tại thời điểm đó, Sicovina -Phong Phú là một nhà máy có quy mô nhỏ với 3 xưởng sản xuất Sợi - Dệt -Nhuộm, tổng số CBCNV hơn 1.050 người Sản phẩm chủ yếu là sợi và một số mặthàng vải như Satin, Batist, Crèstone, Khaki, vải xiêm, vải ú đen… chủ yếu để cungcấp cho quân đội và một ít bán về các vùng nông thôn Sau giải phóng nhà máyđược đổi tên thành Nhà máy Dệt Phong Phú Nhà nước giao cho CB.CNV nhà máytiếp quản và duy trì sản xuất Sản phẩm trong giai đoạn này ngoài vải, sợi và pháttriển mặt hàng khăn lông, vải katé sọc, vải jeans, liên doanh với Tập đoàn Coatscủa vương quốc Anh sản xuất chỉ may
-Từ năm 2003 đến nay, Phong Phú đã có những bước phát triển vượt bậc về mọimặt, doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lo đời sống vậtchất tinh thần cho người lao động… Lấy dệt may là lĩnh vực cốt lõi, Phong Phútừng bước đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liênkết với các đơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước Qua đó, tăng
Trang 37cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo… tạo điều kiện đểPhong Phú phát triển thành đơn vị kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập vớinền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Tiếp theo lộ trình, với mục tiêu tự chủ hơn về nguồn vốn quản lý, tìm kiếm cơhội để đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, Phong Phú đã triển khai cổ phần hóa Tổngcông ty mẹ và ngày 15/01/2009 tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần đầu.Trước di n biến kinh tế toàn cầu, Phong Phú đã mạnh dạn tái cấu trúc, hìnhthành chuỗi sản xuất cung ứng khép kín sợi - dệt - nhuộm - may để nâng cao khảnăng cạnh tranh và đón đầu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, tiếptục gia tăng đầu tư, mở rộng thị trường, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượngcao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với mục tiêu trở thành tổ chức kinh tếhùng mạnh hàng đầu Việt Nam
Hình2.1: Mô hình Tổng công ty Cổ Phần Phong Phú:
Trang 38Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Tổng công ty cổ phần Phong Phú
Trang 39 v c hoạ ộng
Dệt may là lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống lâu đời và cũng là thếmạnh của Phong Phú Với công nghệ hiện đại luôn được chú trọng đầu tư đổimới và một bề dày kinh nghiệm được đúc kết gần 50 năm qua, Phong Phú tựhào mang đến những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phong phú và dịch vụchuyên nghiệp, phù hợp với mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng Với các dòngsản phẩm chủ yếu:
Hình 2.2: Các dòng sản phẩm chủ yếu
Bất động sản với mong muốn “Luôn làm cuộc sống của bạn thêm Phong Phú”,bên cạnh việc phát triển các sản phẩm dệt may phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng,Tổng công ty CP Phong Phú mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực Bất động sản -Thương mại du lịch thông qua việc liên kết và góp vốn đầu tư với những công
ty có tiềm lực mạnh Các dự án xây dựng cụm công nghiệp, cao ốc văn phòng,khu trung tâm thương mại, resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, khuchung cư, đã, đang và sẽ được xúc tiến
Đầu ư c í : Bên cạnh ngành nghề kinh doanh cốt lõi là dệt may, Phong
Phú mở rộng đầu tư sang lĩnh vực đầu tư tài chính
Ở mỗi lĩnh vực đầu tư mới, bước đầu Phong Phú đã tạo được những dấu ấnriêng thông qua chiến lược và phương hướng phát triển Phương châm các hoạtđộng đầu tư tài chính của Phong Phú là sử dụng nguồn vốn của đơn vị và cổ đôngmột cách thận trọng nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chếrủi ro trong kinh doanh
Trang 40Chiến lược đầu tư tài chính của Phong Phú tập trung vào sự quản lý sau khi gópvốn đầu tư, tham gia tích cực vào công tác định hướng chiến lược, điều hành củacác doanh nghiệp,… và nhất là luôn linh hoạt trong việc tăng/thoái vốn đầu tư phùhợp với tình hình nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng vốn, điều đó giúp chính sách đầu tưtài chính của Tổng công ty luôn ổn định và phát triển.
Danh hiệu giả ưởng
o Đơn vị Anh hùng lao động.
o Huân chương độc lập hạng ba, hạng nhì, hạng nhất
o Huân chương lao động hạng ba, hạng nhì, hạng nhất
o Huân chương Chiến công hạng ba.
o Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ.
o Hàng Việt Nam chất lượng cao.
o Doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu.
o Cúp vàng vì sự phát triển của cộng đồng.
o Thương hiệu Việt yêu thích.
o Giải sao vàng đất Việt.
o Nhà cung cấp xuất sắc của tập đoàn siêu thị Target lớn nhất Hoa Kỳ.
o Doanh nghiệp xuất khẩu Uy tín.
o Giải thưởng trách nhiệm xã hội.
o Top ten Ngôi sao kinh doanh Việt.
o Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia
o Chương trình Thương Hiệu Quốc Gia và Topten Thương hiệu Việt