+ Điều kiện tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của làng nghề là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm... Nhân tố vị trí địa lý có ảnh hƣởng nhất định đến sự phát triển của làng nghề. Nếu một làng nghề có địa thế nằm gần nơi có nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm hay có những yếu tố thuận lợi tự nhiên về thông thƣơng thì đó là những đặc điểm thuận lợi quan trọng cần khai thác.
Nếu vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển lâu dài của các làng nghề thì điều kiện tự nhiên của mỗi vùng cũng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề. Khí hậu, thời tiết tại mỗi nơi tạo ra những nguồn nguyên liệu đặc trƣng cho các làng nghề. Ví dụ nhƣ làng nghề Bát Tràng có đất đai phù hợp với sản xuất gốm sứ ...
Có thể nói điều kiện tự nhiên là nhóm nhân tố đầu tiên quan trọng ảnh hƣởng đến không chỉ sự hình thành mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển lâu dài của các làng nghề.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội :
Các điều kiện kinh tế bao gồm các yếu tố thị trƣờng, sản phẩm, vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động... Trong các điều kiện kinh tế nhân tố đầu tiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của làng nghề là sản phẩm. Làng nghề sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời nông dân về các sản phẩm dùng cho sản xuất hay sinh hoạt hàng ngày.. Cùng với thời gian những sản phẩm này mang theo những giá trị văn hóa riêng của tâm hồn ngƣời Việt. Nhƣng trƣớc hết nó là những sản phẩm để sử dụng. Do đó muốn tồn tại nó phải đáp ứng với nhu cầu sử dụng hiện nay.
Ảnh hƣởng đến sự phát triển của làng nghề còn là nhu cầu của thị trƣờng về các loại sản phẩm của làng nghề. Có thể nói thị trƣờng là một nhân tố tác động từ phía bên ngoài nhƣng không kém phần quan trọng với sự phát triển kinh tế làng nghề. Có cầu thì mới có cung, nếu thị trƣờng còn nhu cầu về các loại sản phẩm của làng nghề thì làng nghề mới có đất sống. Nếu các làng nghề này không đảm bảo đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên thì thị trƣờng dễ dàng chuyển qua các sản phẩm tƣơng
tự khác có thể thay thế.
Ngoài ra vốn và cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định để phát huy các tiềm năng khác về lao động, ngành nghề các nguồn lực khác. Đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở để giải quyết các yếu tố khác. Tất cả các khâu của sản xuất, tiêu thụ đều cần thiết sự có mặt của vốn. Không chỉ quan trọng đối với sản xuất đơn thuần mà quy mô vốn đầu tƣ còn trực tiếp ảnh hƣởng đến quy mô sản xuất, khả năng mở rộng quy mô sản xuất, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra lao động và sản xuất cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển của làng nghề. Lao động sản xuất của làng nghề là tổng thể sức lao động tham gia sản xuất của các làng nghề, nó bao hàm cả về số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số lƣợng, lao động làng nghề không chỉ bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động mà còn bao gồm cả ngƣời già và trẻ em tham gia vào hoạt động sản xuất. Đặc biệt trong các làng nghề truyền thống thì những ngƣời già, ngƣời ngoài độ tuổi lao động lại là nguồn nhân lực đáng quý bởi chính những kinh nghiệm và thời gian làm nghề của họ. Đây là đặc điểm đáng lƣu ý trong việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ở làng nghề so với các ngành khác. Ngoài ra chất lƣợng, kỹ thuật sản xuất là một nhân tố có tác động trực tiếp đến sản phẩm , ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Do đó, nâng cao trình độ cho lao động làng nghề là việc làm hết sức cần thiết để phát triển kinh tế làng nghề.
+ Các cơ chế chính sách
Đây là nhân tố quan tro ̣ng, không chỉ để làng nghề phát triển mà còn hƣớng đến phát triển bền vững dƣới những góc độ khai thác khác nhau. Đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc phù hợp với quy luâ ̣t khách quan thì sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển trên các mă ̣t kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Ngƣợc la ̣i sẽ ha ̣n chế sƣ̣ phát triển của làng nghề. Các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc một mặt hỗ trợ, khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ sản xuất, áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất , nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh trên thi ̣ trƣờng ; mă ̣t khác ma ̣nh da ̣n chuyển hƣớng sản xuất và kinh doanh theo hƣớng hiện đại hóa để đa da ̣ng hóa các năng suất và chất lƣợng sản phẩm làng nghề. Phát triển làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa là một trong những
hƣớng phát triển mới đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khuyến khích.
Bên cạnh đó , đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đảm bảo làng nghề phát triển theo đúng quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch, bảo vệ môi trƣờng . Nhà nƣớc xây dƣ̣ng các quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch phát triển làng nghề, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển nhƣ hỗ trợ vay vốn ƣu đãi , đến bù đất đai , đào ta ̣o lao đô ̣ng , miễn giảm thuế… Đây là những điều kiện quan trọng để làng nghề Việt Nam có những bƣớc phát triển đô ̣t phá trong thời kỳ mới.
Song song với các đƣờng lối phát triển của Đảng và chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc là sự tổ chức , quản lý của các cơ quan chính quyền , tƣ̀ đó hỗ trợ, tạo điều kiê ̣n phát triển làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa đa ̣t hiê ̣u quả kinh tế cao. Nếu không có sƣ̣ quản lý của nhà nƣớc, các làng nghề tự do cạnh tranh không lành mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển của nhau.
+ Các nguồn lực ảnh hưởng đến hiện đại hóa làng nghề
- Nguồn lực tài chính : Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn lực tài chính là đầu tƣ phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cầu hạ tầng, công nghệ… Do vậy sự phát triển thịnh vƣợng của làng nghề cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn đƣợc huy động. Trƣớc đây trong nền kinh tế tự cung tự cấp , vốn phục vụ cho sản xuất thƣờng nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ ngƣời thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trƣờng thì lƣợng vốn cần lớn hơn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, đƣa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm.
- Nguồn lực con ngƣời : Trong các làng nghề truyền thống có các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, trình độ rất tinh xảo. Họ là những ngƣời tâm huyết và gắn bó với nghề, đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là ngƣời sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Hiện nay vẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn văn hóa dân tộc và truyền thống của cha ông. Việc truyền nghề đã không còn tuân theo quy định khắt khe nhƣ trong thời phong kiến, nhƣng những bí quyết kỹ thuật, mẫu mã sáng chế có giá trị kinh tế cao vẫn đƣợc bảo vệ để tránh
bị cạnh tranh. Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chất lƣợng nguồn nhân lực lao động còn chƣa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.
+ Thị trường sản phẩm của làng nghề
Thị trƣờng có sự tác động mạnh mẽ đến phƣơng hƣớng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trƣờng. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối của quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trƣờng. Những làng nghề có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu ngƣời tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngƣợc lại có những làng nghề không phát triển, bị mai một và thậm chí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu của thị trƣờng không cần đến sản phẩm đó nữa.