Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất đƣợc chú trọng, vừa thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tạo việc làm cho ngƣời lao động của địa phƣợng và các vùng lân cận, xử lý ô nhiễm môi trƣờng.
Công tác ứng dụng KH&CN trong sản xuất tại các làng nghề đã tập trung vào việc giải quyết những vấn đề nóng nhƣ: Ô nhiễm môi trƣờng, xử lý rác thải, nƣớc thải sinh hoạt, đô thị, làng nghề, bệnh viện, khu công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm
Làng nghề Bát Tràng đã và đang thay thế những lò nung truyền thống bằng những lò nung bằng khí ga mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm bớt lao động thủ công,
Tại các làng nghề may da Kiêu Kỵ những chiếc máy tính không còn quá xa lạ với ngƣời dân làng nghề, nó góp phần ứng dụng, kết nối Internet tạo ra những sáng tạo với những mẫu mã thiết kế mới tạo nên nét độc đáo trong sản phẩm của làng nghề. Đồng thời việc áp dụng KH&CN vào trong sản xuất của các làng nghề còn góp phần quảng bá một cách rộng rãi các sản phẩm đặc trƣng của làng nghề huyện Gia Lâm với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Làng nghề gốm Bát Tràng những năm gần đây thực hiện ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và giảm ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay, các hộ dân trong làng nghề đã chuyển từ sản xuất theo công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lƣợng, gây ô nhiễm môi trƣờng sang các công nghệ tiên tiến hơn. Đặc biệt, nhờ có hơn 90% các hộ sản xuất gốm sứ chuyển sang sử dụng công nghệ lò gas cải tiến đã giúp giảm tiêu hao năng lƣợng, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng của công nghệ sản xuất trƣớc kia.
Tuy nhiên, để có bƣớc chuyển biến này, làng nghề đã phải vƣợt qua nhiều khó khăn, từ nhận thức về phƣơng thức sản xuất mới cho đến nguồn lực tài chính cũng nhƣ cơ sở hạ tầng. Trƣớc năm 1997, toàn xã Bát Tràng có trên 1.000 lò hộp đốt than của các hộ dân sản xuất gốm sứ. Trung bình mỗi ngày, làng nghề tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trƣờng các loại khí độc hại gồm: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn… Thống kê về sức khỏe cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh về đƣờng hô hấp và mắt của lao động và ngƣời dân trong vùng là rất nghiêm trọng. Trong thời gian từ 1998 đến 2005, công nghệ lò con thoi sử dụng khí gas hóa lỏng (LGP) đã đƣợc triển khai tại Bát Tràng. Mặc dù, so với sử dụng lò đốt than, công nghệ mới đã giúp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nhƣng vẫn còn nhiều nhƣợc điểm: chi phí đầu tƣ cao, tiêu thụ nhiều nhiên liệu… Do đó, việc giải quyết đồng thời các vấn đề phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và cải thiện sức khỏe của ngƣời dân là một thách thức rất lớn đối với Bát Tràng.
Bài toán phát triển bền vững của làng nghề Bát Tràng chỉ thực sự đƣợc giải quyết khi DN và ngƣời dân tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ sản xuất, đặc biệt
là tham gia dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” do Bộ Khoa học – Công nghệ phối hợp với Quỹ môi trƣờng toàn cầu của UNDP triển khai từ năm 2005. Dự án này đã giúp các hộ dân ở làng nghề chuyển đổi công nghệ nung gốm từ các lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại. Việc nung sản phẩm bằng lò gas cải tiến giúp giảm tỷ lệ tiêu hao năng lƣợng trên một đơn vị sản phẩm tới 30%. Doanh thu của xã Bát Tràng hiện nay đạt 400 tỷ đồng/năm, bình quân 22 triệu đồng/ngƣời,lợi nhuận cũng tăng gấp 2 - 3 lần so với việc sử dụng công nghệ cũ bởi không chỉ tiết kiệm chi phí năng lƣợng mà công nghệ mới còn giúp tăng tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn chất lƣợng lên tới 95 - 98% so với mức từ 60 - 70% so với trƣớc kia.