Tác động của bối cảnh trong nước:

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 75 - 76)

- Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện phát triển kinh tế thị trƣờng và chủ động hội nhập quốc tế, một số làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng mà thị trƣờng tiêu thụ còn có nhu cầu đã biết phát huy thế mạnh của mình và thích ứng với bối cảnh mới nên vẫn tiếp tục phát triển và còn tìm kiếm đƣợc nhiều thị trƣờng tại các nƣớc khác. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quảng cáo hình ảnh của nƣớc mình với các nƣớc khác. Không tách mình ra khỏi chu trình phát triển của cả nƣớc, Gia Lâm có nền tảng cơ bản, điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ ... đã tạo tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các làng nghề huyện Gia Lâm nói riêng và của nền kinh tế của cả nƣớc nói chung.

- Hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Vấn đề đẩy mạnh CNH – HĐH gắn với sự phát triển của nền kinh tế tri thức lần đầu tiên đƣợc đề cập trong văn kiện Đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Quá trình hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vừa là mục tiêu, vừa là phƣơng thức để có thể thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc. Đại hội XI xác định: Coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là yêu cầu hàng đầu, chú trọng đến phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Có sự kết hợp hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Trong thời đại kinh tế tri thức Việt Nam có thể bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian để đi ngay vào công nghệ tiên tiến, công nghệ co. Song điều đó không có nghĩa cho phép chúng ta có thể chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn mà bỏ qua những mục tiêu của phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa làng nghề huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Luận văn ThS (Trang 75 - 76)