1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Thuyết minh về một lễ hội ở việt nam (tết cổ truyền)

2 904 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 13,64 KB

Nội dung

Thuyết minh về một lễ hội ở Việt Nam (tết cổ truyền) Người đăng: Đỗ thắm Ngày: 05022018 Đề bài: Thuyết minh về một lễ hội ở Việt Nam Bài viết tham khảo Việt Nam là cái nôi nuôi dưỡng những nét đẹp văn hóa của con người. Đến với dải đất hình chữ S thân yêu, người ta không chỉ ấn tượng với tính cách của con người mà còn vô cùng yêu thích những lễ hội ở nơi đây. Lễ hội không thể không nhắc đến ở Việt Nam là Tết cổ truyền. Ngày tết cổ truyền là ngày lễ trọng đại nhất của Việt Nam. Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, tết âm lịch, thực chất bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời Tam Hoàng. Tết thường được tổ chức vào tháng giêng hằng năm. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng bắt đầu một năm mới. Tính theo âm lịch, Tết có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch trong năm. Ở Việt Nam, tất cả mọi người đều được nghỉ Tết trong thời gian khoảng gần 1 tuần hoặc hơn để trở về sum họp bên gia đình. Lịch nghỉ thường sẽ trước ngày 30 – ngày cuối cùng của năm cũ. Về tục lệ, không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm và thả cá chép để ông thuận lợi về trầu, báo cáo một năm qua và cầu mong những diều tốt đẹp sắp tới. Những ngày 28, 29, 30 nhà nhà đều dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, gói bánh... để sẵn sàng đón năm mới. Mọi người cùng đi du xuân, đi chợ Tết mua sắm. Đêm 30, họ thường đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc. Học sinh Việt Nam còn có thói quen tốt đẹp là khai bút đầu xuân. Vào đúng khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ ngày 30, các em sẽ viết một thứ gì đó để khởi đầu cho năm mới học hành chăm chỉ, tiến bộ, rất ý nghĩa. Phong tục đặc biệt trong thời khắc giao thừa là xông nhà. Người xông nhà nếu hợp tuổi với gia chủ sẽ đem lại cho gia đình nhiều may mắn ngược lại thì mang tới xui xẻo. Sáng mùng 1 đầu năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em, bạn bè. Người Việt có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Họ đi đến nhà nhau và trao nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Trẻ con mỗi lần đi chúc Tết là sẽ nhận được phong bao lì xì, tiền mừng tuổi đỏ chót. Tết là dịp cả nhà sum họp sau một năm dài, cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm áp. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi nơi lại có những nét riêng. Nhưng đều có gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn. Nhiều gia đình vẫn còn giữ thói quen muối dưa hành hàng năm để ngày Tết đúng hương vị cổ truyển: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Vào thời khắc chuyển giao năm mới, mâm cơm cúng gia tiên được chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng. Trên bàn thờ còn bày mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, hoa cắm lọ. Màu sắc phải lựa chọn rực rỡ, tươi sáng để mang may mắn cho năm mới. Nhắc đến dịp Tết cổ truyền dân tộc, ta như nghe thấy tiếng náo nhiệt, rộn rã của những phiên chợ tết, các trò chơi dân gian... Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nơi đâu cũng ngập tràn sắc hoa từ các phiên chợ. Hoa từ bốn phương tụ hội về bên nhau, cùng khoe sắc tỏa hương chào một năm mới. Tết đến, xuân về cũng là thời điểm đời sống tâm linh của người Việt sôi nổi, người người cùng hướng về nơi đền chùa thanh tịnh, dâng chút lòng và thành tâm cầu nguyện cho gia đình một năm mới an yên, thịnh vượng. Và rất nhiều lễ hội được tổ chức để chào đón năm mới. Tết Nguyên Đán đã trở thành một lễ hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Để rồi mỗi dịp Tết đến, triệu triệu trái tim người Việt không hẹn mà cùng nhau hướng về quê hương. Bao người con xa quê cũng khao khát và vội vã trở về, mong ngóng một Tết đoàn viên. Tất cả đều muốn gia đình sum họp, cùng nhau trò chuyện bên bếp lửa luộc bánh chưng bập bùng ấm áp, cùng trao đi yêu thương để xuân mới hạnh phúc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nét đẹp văn hóa, lễ hội truyền thống của riêng mình. Tết Nguyên Đán chính là lễ hội truyền thống mang đậm tinh hoa văn hóa Việt. Nó đã gắn bó máu thịt với cuộc sống con người nơi đây. Dù cho nhiều năm đã qua đi, nhưng nét đẹp văn hóa ấy sẽ sống và sống mãi.

Trang 1

Thuyết minh về một lễ hội ở Việt Nam (tết cổ truyền)

Người đăng: Đỗ thắm - Ngày: 05/02/2018

Đề bài: Thuyết minh về một lễ hội ở Việt Nam

Bài viết tham khảo

Việt Nam là cái nôi nuôi dưỡng những nét đẹp văn hóa của con người Đến với dải đất hình chữ S thân yêu, người ta không chỉ ấn tượng với tính cách của con người mà còn vô cùng yêu thích những lễ hội ở nơi đây Lễ hội không thể không nhắc đến ở Việt Nam là Tết cổ truyền

Ngày tết cổ truyền là ngày lễ trọng đại nhất của Việt Nam Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, tết âm lịch, thực chất bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời Tam Hoàng Tết thường được tổ chức vào tháng giêng hằng năm

Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng bắt đầu một năm mới Tính theo âm lịch, Tết có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch trong năm Ở Việt Nam, tất cả mọi người đều được nghỉ Tết trong thời gian khoảng gần 1 tuần hoặc hơn để trở về sum họp bên gia đình Lịch nghỉ thường sẽ trước ngày 30 – ngày cuối cùng của năm cũ

Về tục lệ, không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm và thả cá chép để ông thuận lợi về trầu, báo cáo một năm qua và cầu mong những diều tốt đẹp sắp tới Những ngày 28, 29, 30 nhà nhà đều dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, gói bánh để sẵn sàng đón năm mới Mọi người cùng đi du xuân, đi chợ Tết mua sắm Đêm 30, họ thường

đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc Học sinh Việt Nam còn có thói quen tốt đẹp là khai bút đầu xuân Vào đúng khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ ngày 30, các em sẽ viết một thứ gì đó để khởi đầu cho năm mới học hành chăm chỉ, tiến bộ, rất ý nghĩa

Phong tục đặc biệt trong thời khắc giao thừa là xông nhà Người xông nhà nếu hợp tuổi với gia chủ sẽ đem lại cho gia đình nhiều may mắn ngược lại thì mang tới xui xẻo Sáng mùng 1 đầu năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em, bạn bè Người Việt có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” Họ đi đến nhà nhau và trao nhau những lời chúc tốt đẹp nhất Trẻ con mỗi lần đi chúc Tết là sẽ nhận được phong bao lì xì, tiền mừng tuổi đỏ chót

Tết là dịp cả nhà sum họp sau một năm dài, cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm áp Mâm cơm ngày Tết ở mỗi nơi lại có những nét riêng Nhưng đều có gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn Nhiều gia đình vẫn còn giữ thói quen muối dưa hành hàng năm để ngày Tết đúng hương vị cổ truyển: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Vào thời khắc chuyển giao năm mới, mâm cơm cúng gia tiên được chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng Trên bàn thờ còn bày mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, hoa cắm lọ Màu sắc phải lựa chọn rực rỡ, tươi sáng để mang may mắn cho năm mới

Nhắc đến dịp Tết cổ truyền dân tộc, ta như nghe thấy tiếng náo nhiệt, rộn rã của những phiên chợ tết, các trò chơi dân gian Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nơi đâu cũng ngập tràn sắc hoa từ các phiên chợ Hoa từ bốn phương tụ hội về bên nhau, cùng khoe sắc tỏa hương chào một năm mới Tết đến, xuân về cũng là thời điểm đời sống tâm linh của người Việt sôi nổi, người người cùng hướng về nơi đền chùa thanh tịnh, dâng chút lòng và thành tâm cầu nguyện cho gia đình một năm mới an yên, thịnh vượng Và rất nhiều lễ hội được tổ chức để chào đón năm mới

Trang 2

Tết Nguyên Đán đã trở thành một lễ hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam Để rồi mỗi dịp Tết đến, triệu triệu trái tim người Việt không hẹn mà cùng nhau hướng về quê hương Bao người con xa quê cũng khao khát và vội vã trở về, mong ngóng một Tết đoàn viên Tất cả đều muốn gia đình sum họp, cùng nhau trò chuyện bên bếp lửa luộc bánh chưng bập bùng ấm áp, cùng trao đi yêu thương để xuân mới hạnh phúc

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nét đẹp văn hóa, lễ hội truyền thống của riêng mình Tết Nguyên Đán chính là lễ hội truyền thống mang đậm tinh hoa văn hóa Việt Nó đã gắn bó máu thịt với cuộc sống con người nơi đây Dù cho nhiều năm đã qua đi, nhưng nét đẹp văn hóa ấy sẽ sống và sống mãi

Ngày đăng: 04/01/2019, 20:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w