1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

thái độ tình cảm của nhân vật tôi đối với lão hạc như thế nào

1 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 13,43 KB

Nội dung

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Người đăng: Bảo Chi Ngày: 18082017 này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. Tech12h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo. Soạn văn bài:Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Từ ngữ địa phương Quan sát những từ in đậm trong ví dụ sau và trả lời câu hỏi. Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó) Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào. (Tố Hữu, Khi con tu hú) Bắp và bẹ ờ đủy đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, hẹ và ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân ? Trả lời: Bắp, bẹ là từ địa phương Bắp, bẹ, ngô trong ba từ này từ ngô là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân 2. Biệt ngữ xã hội Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi: a. “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: Không Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu ? Trả lời: Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi cha mẹ là cậu mợ. b. Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn. Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp. Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì ? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ? Trả lời: Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – do dựa vào đặc điểm hình dạng của số 2 giống với con ngỗng) Từ trúng tủ có nghĩa làm được bài, thi trúng những gì mình đã học. Đây là những từ ngữ học sinh thường sử dụng. 3. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội 1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ? Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được, dùng phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 2. Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Đồng chí mô nhớ nữa, Kể chuyện Bình Trị Thiên, Cho bầy tui nghe ví, Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri. (Hồng Nguyên) Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm. (Nguyên Hồng) Trả lời: Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nếu lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội sẽ làm cho người nghe, người đọc khó hiểu, gây trở ngại trong giao tiếp. Trong thơ văn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để làm tăng hiệu quả biểu đạt. Đoạn thơ của Hồng Nguyên có các từ ngữ địa phương: tui (tôi), ví (với), hiện chừ (bây giờ), ra ri (như thế này). Câu văn của Nguyên Hông: các từ “dằm thượng” (túi áo trên), mõi (lấy trộm) là tiếng lóng riêng của một lớp người nào đó. Đó là biệt ngữ xã hội. 4. Ghi nhớ Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ dược dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: (Trang 58 SGK Ngữ văn 8) Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng. => Xem hướng dẫn giải Câu 2: (Trang 58 SGK Ngữ văn 8) Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ). => Xem hướng dẫn giải Câu 3: (Trang 58 SGK Ngữ văn 8) Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương? a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương. b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác. c. Khi phát biếu ý kiến ở lớp. d. Khi làm bài tập làm văn. e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo. g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt. => Xem hướng dẫn giải Câu 4: (Trang 58 SGK Ngữ văn 8) Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương => Xem hướng dẫn giải

Trang 1

thái độ tình cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc như thế nào?

Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 19/07/2017

Câu 3 (Trang 48 SGK) Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

Bài làm:

• Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc)

o Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão Ông an ủi và sau

đó nhận lời nhờ cậy của lão Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp đỡ cho người láng giềng tội nghiệp này Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc

o Đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão

• Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của

họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất” Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn

Ngày đăng: 04/01/2019, 18:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w