Soạn văn bài: Lão Hạc Người đăng: Bảo Chi Ngày: 19072017 Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tech12h sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo. Soạn văn bài: Lão Hạc A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả Nhà văn Nam Cao (1915 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Khi còn nhỏ, Nam Cao ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu... Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh. Tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi, Nửa đêm Đôi, Sống mòn, Chí Phèo, Một đám cưới... Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch và biên soạn sách địa lí. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I năm 1996). 2. Tác phẩm Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Sau một trận ốm dai dẳng, lão ko còn sức đi làm thuê nữa. Ko còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời. B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1 (Trang 48 SGK) Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào? => Xem hướng dẫn giải Câu 2 (Trang 48 SGK) Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc? => Xem hướng dẫn giải Câu 3 (Trang 48 SGK) Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào? => Xem hướng dẫn giải Câu 4 (Trang 48 SGK) Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả để bắt một con chó hàng xóm, nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn, nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ : “Không Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào? => Xem hướng dẫn giải Câu 5 (Trang 48 SGK) Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc ? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì? => Xem hướng dẫn giải Câu 6 (Trang 48 SGK) Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích: “Chao ôi Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi... toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương.... => Xem hướng dẫn giải Câu 7 (Trang 48 SGK) Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? => Xem hướng dẫn giải
Trang 1Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 26/06/2017
Câu 5 (Trang 33 - SGK) Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan:”Cái đoạn
chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
Bài làm:
Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng, cứu người chồng đang ốm đau bệnh tật Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt
Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin Van xin là cách duy nhất để
“mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”
Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”
o Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng
o Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày Đó là tư thế của kẻ bề trên Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ
Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật
==> "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo" Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người
phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn"