Trình bày các phương pháp xác định đường cơ sở theo quy định của công ước luật biển năm 1982 Đường cơ sở là đường dùng để tính chiều rộng lãnh hải, CƯLB năm 1982 ghi nhận 2 phương pháp x
Trang 1Trình bày các phương pháp xác định đường cơ sở theo quy định của công ước luật biển năm 1982
Đường cơ sở là đường dùng để tính chiều rộng lãnh hải, CƯLB năm 1982 ghi nhận 2 phương pháp xác định đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải:
- Đường cơ sở thông thường là ngấn nước thủy chiều thấp nhất chạy dọc bờ biển, được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận Đó là ngấn giao nhau giữa bờ biển với mức thấp nhất mặt nước biển Phương pháp này phản ảnh tương đối chính xác đường bờ biển của quốc gia ven biển tuy nhiên khó áp dụng với QG có bờ biển lồi lõm, khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ
- Đường cơ sở thẳng là đường gãy khúc nối các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển
và các đảo ven bờ Một số điều kiện áp dụng đường cở thẳng:
+ Ở những bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm
+ Ở những nơi có chuỗi đảo chạy dọc bờ biển và nằm ngay sát ven bờ
+ Ở những nơi có điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự xuất hiện của các châu thổ
Các bãi cạn nửa chìm nửa nổi không được chọn làm điểm cơ sở trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc thiết bị khác thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước
Ngoài ra đường cơ sở thằng không được đi chệch quá xa so với hướng chung của bờ biển và các vùng biển nằm bên trong ĐCS phải có liên quan đến phần đất liền để có thể đặt dưới chế độ nội thủy