Trình bày nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và ngoại lệ của nguyên tắc này Nguyên tắc này hình thành từ thời La Mã cổ đại Par is parem non habet prostatem..
Trang 1Trình bày nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và ngoại lệ của nguyên tắc này
Nguyên tắc này hình thành từ thời La Mã cổ đại ( Par is parem non habet prostatem).
Ngày nay được ghi nhận trong Tuyên bố 1970 gồm những nội dung sau:
- Mọi quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý
- Mỗi QG được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thế của quốc gia khác
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của mình
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác
Ngoại lệ của nguyên tắc:
Trường hợp bị hạn chế chủ quyền: áp dụng đối với quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp QT thông qua các biện pháp trừng phạt của cộng đồng QT (trường hợp của I-rắc trong sự kiện chiến tranh Vùng vịnh – đổi dầu lấy lương thực)
Trường hợp tự hạn chế chủ quyền – các quốc gia trung lập: có 2 loại trung lập là trung lập tạm thời và trung lập vĩnh viễn – không tham gia các tổ chức chính trị quốc tế, không tham gia hoạt động quân sự quốc tế (ví dụ: Áo và Thụy Sĩ; tuy nhiên Áo đã gia nhập EU còn Thụy Sĩ đã gia nhập LHQ => ko còn tính trung lập)
Ngoài ra cần xem xét trường hợp các ủy viên thường trực của LHQ có quyền phủ quyết VETO đối với các quyết định hoặc nghị quyết của HĐBA Quyền phủ quyết này trong thời kì chiến tranh lạnh có giá trị rất cao trong việc đảm bảo hòa bình an ninh thế giới, giúp kìm hãm những xung đột, mâu thuẫn tuy nhiên trong thời bình, có hay không sự làm dụng quyền phủ quyết khiến LHQ tiến hành việc giải quyết các vấn đề về hòa bình, an ninh thế giới theo hướng chủ quan của một số quốc gia Đấy có phải là sự bất bình đẳng hay không? Bình đẳng ở đây phải xem xét dựa trên tương quan giữa quyền và nghĩa vụ mà các quốc gia là thành viên của LHQ đóng góp, đóng góp nhiều thì quyền nhiều, đóng góp ít thì quyền ít; nghĩa vụ gánh vác của các quốc gia là ủy viên thường trực là rất lớn vì vậy quyền phủ quyết mà họ được hưởng cũng tương xứng với nghĩa vụ đó Mặt khác các quốc gia tham gia LHQ đều trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cho nên phải tuân thủ các quy định của hiến chương LHQ trong đó có quyền phủ quyết => ĐÂY MỚI LÀ BÌNH ĐẲNG