KIEM TRA QUANG HOC _ 11.doc

2 351 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KIEM TRA QUANG HOC _ 11.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 20 phút (15 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 130 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A Câu 1: Một chiếc nhẫn chìm dưới đáy một chậu nước sâu 1,2(m). Người quan sát đặt mắt trong không khí (cách mặt nước 0,2(m) nhìn chiếc nhẫn theo phương thẳng đứng sẽ thấy chiếc nhẫn cách mắt mình đoạn bao nhiêu? Biết nước có chiết suất 4/3 A. 110(cm) B. 140(cm) C. 90(cm) D. 105(cm) Câu 2: Một tia sáng đi từ môi trường không khí vào môi trường nước (có chiết suất bằng 1,3), khi tăng dần góc tới thì góc khúc xạ A. tăng dần và đạt giá trị giới hạn bằng 90 o B. giảm dần và đạt giá trị giới hạn bằng 50 o 17’5,51” C. giảm dần và đạt giá trị giới hạn bằng 0 o D. tăng dần và đạt giá trị giới hạn bằng 50 o 17’5,51” Câu 3: Một tia sáng đi từ môi trường không khí vào thuỷ tinh (có chiết suất 2 ) dưới góc tới 45 o . Góc lệch giữa tia khúc xạ và tia tới là A. 15 o B. 60 o C. 30 o D. 75 o Câu 4: Chọn kết luận sai về hiện tượng phản xạ toàn phần: A. Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng trong sợi quang học B. Muốn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần góc tới phải lớn hơn góc i gh C. Hiện tượng phản xạ toàn phần không tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. D. Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém Câu 5: Một lăng kính có chiết suất bằng 1,5; góc chiết quang A=60 o . Chiếu đến mặt bên của lăng kính một chùm sáng hẹp (xem như tia sáng) dưới góc tới 30 o . Tia khúc xạ sẽ đến mặt bên còn lại dưới góc tới bằng bao nhiêu? A. 40 o 31’43.61” B. 19 o 28’16,39” C. 30 o D. 41 o 48’37,13” Câu 6: Chiếu đến lăng kính (có góc chiết quang A nhỏ và chiết suất n) một chùm sáng hẹp (coi như là tia sáng) dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló và tia tới xác định bởi biểu thức: A. D=(n-1)A B. D= 1 2 − n A C. D= 1 − n A D. D=n.A Câu 7: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là A. bình phương của tỉ số giữa tốc độ ánh sáng trong trong môi trường đó và trong chân không B. chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với môi trường chân không C. chiết suất tỉ đối của môi trường chân không so với môi trường đó D. tỉ số giữa tốc độ ánh sáng trong trong môi trường đó và trong chân không Câu 8: Một tia sáng đi từ không khí vào một chậu nước theo phương vuông góc với mặt phân cách. Dưới đáy chậu, người ta đặt một gương phẳng nghiêng góc 15 o so với phương ngang. Biết nước có chiết suất 1,3. Chọn kết luận đúng: A. Không có tia ló ra khỏi mặt nước, vì góc tới lớn hơn góc giới hạn B. Không có tia ló ra khỏi mặt nước vì góc tới nhỏ hơn góc giới hạn C. Có tia ló ra khỏi mặt nước, góc hợp bởi tia ló và pháp tuyến của mặt nước bằng 40,5 o D. Có tia ló ra khỏi mặt nước, góc hợp bởi tia ló và pháp tuyến của mặt nước bằng 19,7 o Trang 1/2 - Mã đề thi 130 Câu 9: Một tia sáng đi từ môi trường thuỷ tinh có chiết suất 2 sang môi trường nước có chiết suất 1,3. Chọn kết kuận đúng: A. Luôn có tia khúc xạ từ môi trường thuỷ tinh sang môi trường nước B. Điều kiện để có tia khúc xạ là góc tới phải lớn hơn 66 o 48’54,2” C. Điều kiện để có tia khúc xạ là góc tới phải nhỏ hơn 66 o 48’54,2” D. Điều kiện để có tia khúc xạ là góc tới phải lớn hơn 23 o 11’5,8” Câu 10: Theo định luật khúc xạ, tia tới và tia khúc xạ A. cùng nằm trong mặt phân cách giữa hai môi trường truyền ánh sáng B. cùng nằm trong một môi trường truyền ánh sáng C. cùng nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) D. cùng nằm về một phía so với pháp tuyến tại điểm tới Câu 11: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường được xác định bằng hệ thức A. 1 2 2 1 21 v v n n n == B. 1 2 1 2 21 v v n n n == C. 2 1 2 1 21 v v n n n == D. 2 1 1 2 21 v v n n n == Câu 12: Một người lặn dưới hồ bơi nhìn thẳng lên một ngọn đèn phía bên trên (treo trong không khí). Biết ngọn đèn cách mặt nước 2,4(m). Người này sẽ thấy ngọn đèn cách mặt nước đoạn A. nhỏ hơn 2,4(m) B. lớn hơn 2,4(m) C. bằng 2,4(m) D. lớn hơn hoặc bằng 2,4(m) Câu 13: Gọi i là góc tới, r là góc khúc xạ, n 1 là chiết suất của môi trường tới, n 2 là chiết suất của môi trường khúc xạ. Chọn biểu thức đúng của định luật khúc xạ: A. 2 1 sin sin n n r i = B. 2 1 cos cos n n r i = C. 1 2 cos cos n n r i = D. 1 2 sin sin n n r i = Câu 14: Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì tia khúc xạ A. đi gần pháp tuyến hơn tia tới và ở về cùng một bên pháp tuyến so với tia tới B. đi gần pháp tuyến hơn tia tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới C. đi xa pháp tuyến hơn tia tới và ở về cùng một bên pháp tuyến so với tia tới D. đi xa pháp tuyến hơn tia tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới Câu 15: Hiện tượng góc lệch cực tiểu được ứng dụng để đo chiết suất của chất làm lăng kính. Để đo chiết suất của chất làm lăng kính người ta đo góc lệch cực tểu D min và góc chiết quang A của lăng kính, chiết suất của chất làm lăng kính được xác định theo công thức sau: A. ) 2 sin( sin min AD A n + = B. 2 sin ) 2 sin( min A AD n + = C. A AD n sin ) 2 sin( min + = D. ) 2 sin( 2 sin min AD A n + = ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 130 . sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém Câu 5: Một lăng kính có chiết suất bằng 1,5; góc chiết quang A=60 o . Chiếu đến mặt. sin sin n n r i = Câu 14: Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì tia khúc xạ A. đi gần pháp tuyến hơn tia tới và

Ngày đăng: 19/08/2013, 04:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan