1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiểm tra sinh học lớp 11

8 1K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 209 KB

Nội dung

Kiểm tra 1 tiêt sinh học 11 học kì 2 Họ và tên: Lớp: Đề số: I. Trắc nghiệm Câu 1. Cảm ứng ở động vật là: a. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. b. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. c. Phản xạ không điều kiện. d. Phản xạ có điều kiện. Câu 2 Ý nào sau đây không đúng về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? a. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên. b. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường. c. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây phản ứng toàn thân và tiêu tốn năng lượng. d. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng. Câu 3. Phản xạ đơn giản ở động vật là? a. Phản xạ được cấu tạo bởi ít tế bào thần kinh và thường do thần kinh ngoại biên điều khiển. b. Phản xạ được cấu tạo bởi ít tế bào thần kinh và do tủy sống điều khiển. c. Phản xạ được cấu tạo bởi ít tế bào thần kinh, có sự tham gia của não bộ. d. Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh, có sự tham gia của não bộ. Câu 4. Ở động vật đa bào, sự phản ứng lại kích thích diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác hơn, tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của: a. Tế bào gai. b. Các vi sợi. c. Tổ chức thần kinh. d. Cơ quan thụ cảm. Câu 5. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự nào? a. Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ. b. Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh. c. Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ. d. Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác. Câu 6. Điện thế nghỉ là: a. Sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng noron khi tế bào không bị kích thích. b. Sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng noron khi tế bào bị kích thích. c. Sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng noron khi noron không bị kích thích. d. Sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng noron khi noron bị kích thích. Câu 7. Sự phân bố các ion Na + , K + ở hai bên màng tế bào như sau: a. Ở bên trong, K + có nồng độ cao hơn, ở bên ngoài, Na + có nồng độ thấp hơn. b. Ở bên trong, K + có nồng độ thấp hơn, ở bên ngoài, Na + có nồng độ cao hơn. c. Ở bên trong, K + và Na + có nồng độ cao hơn. d. Ở bên trong, K + và Na + có nồng độ thấp hơn. Câu 8. Ở tế bào khổng lồ của mực ống, trị số điện thế nghỉ ghi được là: a. -7mV. b. -70mV. c. 7mV. d. 70mV. Câu 9. Ion nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành điện thế nghỉ: a. Na + b. Cl - . c. K + . d. SO 4 2- . Câu 10. Ở trạng thái nghỉ của các tế bào, ion nào từ dịch ngoại bào không đi vào trong vì có kích thước lớn: a. Na + , K + . b. K + . c. Na + . d. SO 4 2- . Câu 11. Sự tái phân cực diễn ra khi: a. Kênh K + đóng lại, kênh Na + mở ra, ion Na + tràn ra ngoài tế bào. b. Kênh Na + đóng lại, kênh K + mở ra, ion K + tràn ra ngoài tế bào. c. Kênh K + đóng lại, kênh Na + mở ra, ion Na + tràn vào dịch tế bào. d. Kênh Na + đóng lại, kênh K + mở ra, ion K + tràn vào dịch tế bào. Câu 12.Trong tế bào thần kinh nơi nào sau đây có tính chất cách điện: a. Bao mielin. b. Nhân tế bào Sovan. c. Eo Ranvie. d. Sợi trục. Câu 12.Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực: a. Do K + đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào. b. Do Na + đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào. c. Do K + đi ra làm trung hòa điện tích âm trong và ngoài màng tế bào. d. Do Na + đi ra làm trung hòa điện tích âm trong và ngoài màng tế bào. Câu 13. Tập tính bẩm sinh là: a. Tập tính được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài. b. Tập tình được hình thành trong quá trình sống do học tập. c. Tập tính được hình thành do sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài. d. Tập tính được hình thành do rut kinh nghiệm trong quá trình sống. Câu 14. Phần lớn các tập tính sinh sản là: a. Tập tính bẩm sinh. b. Tập tính học được. c. Tập tính hỗn hợp. d. Tập tính học được, hỗn hợp. Câu 15.Tập tính ở người khác tập tính ở động vật là: a. Ở người xây dựng được những tập tính mới, ở động vật không xảy ra được. b. Ở người chỉ có tập tính học được, ở động vật có tập tính bẩm sinh, học được, hỗn hợp. c. Ở người chỉ có tập tính hỗn hợp, ở động vật có tập tính bẩm sinhhọc được. d. Ở người có hệ thống thần kinh phát triển, ở động vật hệ thần kinh chưa phát triển. Câu 16. Khi bị kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể giun đât thì: a. Phần đuôi phản ứng. b. Toàn thân phản ứng. c. Điểm đó phản ứng. d. Phần đầu phản ứng. Câu 17. Trong các sinh vật sau loài nào có hệ thần kinh dạng lưới: a. Sứa, san hô, hải quỳ. b. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam. c. Cá, ếch, thằn lằn. d. Trùng roi, trùng amip. Câu 18. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo hình thức: a. Phản xạ. b. Co rút chất nguyên sinh. c. Phản xạ có điều kiện. d. Tăng co rút chất nguyên sinh. Câu 19. Hưng tính là khả năng: a. Tiếp nhận kích thích của tế bào. b. Phản ứng với môi trường. c. Trả lời kích thích của tế bào. d. Tiếp nhận và trả lời kích thích của tế bào. Câu 20. Tính thấm của màng noron ở nơi bị kích thích thay đổi là do: a. Màng noron bị kích thích với cường độ đạt ngưỡng. b. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. c. Kênh Na + bị đóng, kênh K + mở ra. d. Xuất hiện điện thế nghỉ. II. Tự luận 1.Trình bày cơ chế hình thành điện thế hoạt động. 2. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là bẩm sinh, tại sao? Kiểm tra 1 tiêt sinh học 11 học kì 2 Họ và tên: Lớp: Đề số: I. Trắc nghiệm Câu 1. Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng lưới: a. Giun dẹp. b. Đỉa. c. Côn trùng. d. Thủy tức. Câu 2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì: a. Điện thế chỉ hoạt động ở một số tế bào thần kinh bị kích thích. b. Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định của cơ thể. c. Xung thần kinh lan truyền ngắn. d. Năng lượng cung cấp cho hoạt động ít. Câu 3. Phản xạ phức tạp ở động vật là: a. Phản xạ được cấu tạo bởivnhiều tế bào thần kinh và thường do thần kinh ngoại biên điều khiển. b. Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh và thường do thần tủy sống điều khiển. c. Phản xạ được cấu tạo bởi ít tế bào thần kinh, có sự tham gia của não bộ. d. Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh, có sự tham gia của não bộ. Câu 4. Ở động vật nào sau đây khi kích thích tại một điểm bất kì của cơ thể cũng gây phẩn ứng toàn thân: a. Ruột khoang. b. Thân mềm. c. Sâu, bọ. d. Động vật có xương sống. Câu 5. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo ra do: a. Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. b. Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo lưng và bụng. c. Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo lưng. d. Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch thần kinh và được phân bố ở một số bộ phận của cơ thể. Câu 6. Trên sợi trục của noron ở trạng thái nghỉ có sự phân bố điện tích như sau: a. Điện tích dương ở trong màng, điện tích âm ở ngoài màng. b. Điện tích âm ở trong màng, điện tích dương ở ngoài màng. c. Điện tích dương và âm ở trong màng. d. Điện tích dương và âm ở ngoài màng. Câu 7. Sự phân bố các ion Na + ở hai bên màng tế bào như sau: a. Nồng độ bên trong tế bào là 400mmol/l; nồng độ bên ngoài là 460mmol/l. b. Nồng độ bên trong tế bào là 460mmol/l; nồng độ bên ngoài là 400mmol/l. c. Nồng độ bên trong tế bào là 15mmol/l; nồng độ bên ngoài là 150mmol/l. d. Nồng độ bên trong tế bào là 50mmol/l; nồng độ bên ngoài là 15mmol/l. Câu 8. Ý nào sau đây đúng: a. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phí ngoài mang điện dương. b. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện dương so với phí ngoài mang điện âm. c. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng và ngoài mang điện âm. d. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng và ngoài mang điện dương. Câu 9. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi: a. Cổng K + và Na + cùng đóng. b. Cổng K + mở và Na + đóng. c. Cổng K + và Na + cùng mở. d. Cổng K + đóng và Na + mở. Câu 10. Khi tế bào thần kinh bị kích thích điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động, điện thế hoạt động gồm ba giai đoạn theo thứ tự là: a. Mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. b. Mất phân cực, tái phân cực, đảo cực. c. Đảo cực, mất phân cực, tái phân cực. d. Đảo cực, tái phân cực, mất phân cực. Câu 11. Ở trạng thái điện động, sự phân bố Na + , K + như sau: a. Trong dịch tế bào chứa nhiều Na + , K + hơn ngoài. b. Trong dịch tế bào chứa ít Na + , K + hơn ngoài. c. Trong dịch tế bào chứa nhiều Na + hơn ngoài còn K + trong dịch ít hơn ngoài. d. Trong dịch tế bào chứa ít Na + hơn ngoài còn K + trong dịch nhiều hơn ngoài. Câu 12. Cho biết một người cao 1,6m, có tốc độ lan truyền xung thần kinh từ vỏ não xuống ngón chân là 100m/s. thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là: a. 1,6 s. b. 0,16 s. c. 0,016 s. d. o,0016 s. Câu 13. Khi chân giẫm phải gai điện thế hoạt động sẽ xuất hiện ở: a. Tế bào thụ cảm xúc giác. b. Trung ương thần kinh. c. Ở xinap. d. Ở cơ vận động bàn chân. Câu 14.Hầu hết tập tính ở động vật bậc thấp là: a. Tập tính bẩm sinh. b. Tập tính học được. c. Tập tính hỗn hợp. d. Tập tính thứ sinh. Câu 15. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là: a. Phản xạ. b. Hệ thần kinh. c. Cung phản xạ. d. Hệ thần kinh trung ương. Câu 16. Hưng phấn là khi tế bào bị kích thích: a. Sẽ gây biến đổi tính chất lí, hóa, sinh ở bên trong. b. Thì tế bào sẽ tiếp nhận. c. Thì tế bào trả lời kích thích. d. Thì tế bào tiếp nhận và trả lời kích thích. Câu 17. Để dẫn tới sự thay đổi điện thế nghỉ phân tử tín hiệu cần bám vào: a. Thụ thể liên kết protein G. b. Thụ thể tirozin – kinaza. c. Kênh ion mở bằng phân tử tín hiệu. d. Thụ thể nội bào. Câu 18.Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao mielin so với thần kinh không có bao mielin: a. Nhanh hơn. b. Như nhau. c. Chậm hơn. d. Bằng một nửa. Câu 19. Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực: a. Cả trong và ngoài màng tích điện âm. b. Chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0. c. Cả trong và ngoài tích điện dương. d. Chênh lệch điện thế đạt cực đại. Câu 20. Bản năng của động vật là tập hợp các phản xạ: a. Không điều kiện được phối hợp theo trình tự xác định. b. Không điều kiện. c. Có điều kiện. d. Không điều kiện và có điều kiện. II. Tự luận 1. So sánh quá trình lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và có bao mielin. 2. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được. Kiểm tra 1 tiêt sinh học 11 học kì 2 Họ và tên: Lớp: Đề số: I. Trắc nghiệm Câu 1. Khi chạm tay vào gai nhọn ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận tiếp nhận kích thích của cảm ứng trên là: a. Thụ quan ở tay. b. Tủy sống. c. Cơ tay. d. Gai nhọn. Câu 2. Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: a. Giun dẹp, đỉa. b. Cá, lưỡng cư. c. Bò sát, chim. d. Thủy tức. Câu 3. Co ngón tay khi bị kim nhọn đâm và ngón tay. Cung phản xạ của bộ phận này gồm những bộ phận sau: a. Thụ quan đau ở da, Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy, tủy sống, Sợi vận động của dây thần kinh tủy, các cơ ở ngón tay. b. Thụ quan đau ở da, tủy sống, các cơ ở ngón tay. c. Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy, tủy sống, sợi vận động của dây thần kinh tủy. d. Thu quan đau ở da, não bộ, các cơ ở ngón tay. Câu 4. Loài nào cơ thể có hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể một cách chính xác: a. Ruột khoang. b. Giun sán. c. Thân mềm, giáp xác. d. Động vật có xương sống. Câu 5. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? a. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh → Cơ, tuyến. b. Hệ thần kinh → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến. c. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến → Hệ thần kinh. d. Cơ, tuyến → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh. Câu 6. Ở tế bào nón trong mắt ong mật, trị số điện thế nghỉ được ghi: a. -5mV. b. -50mV. c. 5mV. d. 50mV. Câu 7. Sự phân bố các ion K + ở hai bên màng: a. Nồng độ bên trong tế bào là 150mmol/l, bên ngoài là 5mmol/l. b. Nồng độ bên trong tế bào là 5mmol/l, bên ngoài là 150mmol/l. c. Nồng độ bên trong tế bào là 50mmol/l, bên ngoài là 10mmol/l. d. Nồng độ bên trong tế bào là 10mmol/l, bên ngoài là 50mmol/l. Câu 8. Ở trạng thái nghỉ của tế bào ion nào không đi ra ngoài tế bào: a. Na + , K + . b. K + . c. Na + . d. SO 4 2- . Câu 9. Khi kích thích đạt ngưỡng thì tính thấm của màng noron ở nơi bị kích thích thay đổi làm cho: a. Kênh Na + mở rộng, Na + từ ngoài vào dịch bào. b. Kênh K + mở rộng, K + từ ngoài vào dịch bào. c. Kênh Na + và K + mở rộng, Na + và K + từ ngoài vào dịch bào. d. Kênh Na + và K + mở rộng, Na + và K + từ trong ra ngoài. Câu 10. Ý nào sau đây không đúng về điện thế hoạt động: a. Trong giai đoạn mất phân cực, Na + khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào. b. Trong giai đoạn mất phân cực, Na + khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. c. Trong giai đoạn tái phân cực, Na + khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. d. Trong giai đoạn tái phân cực K + khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. Câu 11. Trong một cung phản xạ , xung thần kinh xuất hiện từ vị trí nào sau đây. a. Noron cảm giác. b. Cơ quan thụ cảm. c. Noron vận động. d. Cơ quan đáp ứng. Câu 12. Khi chân giẫm phải gai xung thần kinh lan truyền 1 chiều từ: a. Cơ quan thụ cảm → Trung ương thần kinh → Noron vận động → Cơ vận động bàn chân. b. Trung ương thần kinh → Noron vận động → Cơ vận động bàn chân → Cơ quan thụ cảm. c. Noron vận động → Cơ vận động bàn chân → Cơ quan thụ cảm → Trung ương thần kinh. d. Cơ vận động bàn chân → Trung ương thần kinh → Noron vận động → Cơ quan thụ cảm. Câu 13. Tập tính học được là: a. Tập tính được di truyền từ bố mẹ. b. Được hình thành trong quá trình sống do học tập rút kinh nghiệm. c. Bản năng. d. Một tập hợp các phản xạ không điều kiện được phối hợp với nhau theo trình tự. Câu 14. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là: a. Phản xạ. b. Phản xạ không điều kiện. c. Phản xạ có điều kiện. d. Tập hợp hoạt động của cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh và cơ quan thực hiện. Câu 15. Con người đã là thay đổi tập tính của nhiều loài thú dữ trở nên thuần phục bằng cách: a. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành thứ sinh, dạy thú non hình thành phản xạ không điều kiện. b. Biến đổi tập tính thứ sinh thành bẩm sinh, dạy thú non hình thành phản xạ không điều kiện. c. Biến đổi tập tính bẩm sinh thành thứ sinh, dạy thú non hình thành phản xạ có điều kiện. d. Biến đổi tập tính thứ sinh thành bẩm sinh, dạy thú non hình thành phản xạ có điều kiện. Câu 16. Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh ra thuộc loại tập tính: a. Bản năng. b. Bẩm sinh. c. Học được. d. Vừa là bản nằng vừa là học được. Câu 17. Hưng tính được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo hai chiều: a. Từ nơi bị kích thích. b. Trong sợi thần kinh. c. Trong cung phản xạ. d. Chùy xinap. e. Màng sau xinap. Câu 18. Nhện chăng lưới là: a. Tập tính bẩm sinh. b. Tập tính học được. c. Tập tính hỗn hợp. d. Phản xạ có điều kiện. Câu 19.Tại sao hầu hết tập tính của động vật bậc thấp là tập tính bẩm sinh: a. Hệ thần kinh đơn giản nên khả năng học tập thấp. b. Tuổi thọ ngắn nên không có thời gian học tập. c. Khả năng tiếp thu kém. d. Cả a, b, c. Câu 20. Ý nào sau đây đúng: a. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phí ngoài mang điện dương. b. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện dương so với phí ngoài mang điện âm. c. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng và ngoài mang điện âm. d. Khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng và ngoài mang điện dương. II. Tự luận 1. Vẽ đồ thị điện thế hoạt động của tế bào thần kinh mực ống. 2. So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học đươc, lấy ví dụ minh họa. Kiểm tra 1 tiêt sinh học 11 học kì 2 Họ và tên: Lớp: Đề số: I. Trắc nghiệm Câu 1. Khi chạm tay vào gai nhọn ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là: a. Thụ quan ở tay. b. Tủy sống. c. Cơ tay. d. Gai nhọn. Câu 2. Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng ống: a. Giun dẹp. b. Đỉa, côn trùng. c. Bò sát, chim. d. Thủy tức. Câu 3. Trong cung phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, bộ phận phân tích và tổng hợp là: a. Các giác quan. b. Chuỗi hạch thần kinh. c. Cung phản xạ. d. Các nội quan. Câu 4. Hiện tượng cảm ứng nào sau đây tưng ứng với phản xạ: a. Kích thích trực tiếp vào cơ bắp, cơ co. b. Ở một cơ thể toàn vẹn, kích thích vào cơ quan thụ cảm, cơ bắp co. c. Kích thích chế phẩm cơ thần kinh, thần kinh có khả năng hưng phấn. d. Kích thích trực tiếp vào cơ bắp hoặc kích thích chế phẩm cơ thần kinh, cơ co. Câu 5. Cảm ứng nào sau đây không phải là phản xạ: a. Cảm ứng xảy ra ở một cơ thể của thân mềm. b. Cảm ứng xảy ra ở một cơ thể của giáp xác. c. Cảm ứng xảy ra ở một cơ thể của sâu bọ. d. Cảm ứng ở một bắp cơ tách rời còn sống. Câu 6. Ý nào sau đây không đúng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ: a. Sự phân bố ion không đều giữa hai bên màng tế bào. b. Tính thấm chọn lọc của màng tế bào. c. Sự phân bố K + , Na + đồng đều ở 2 bên màng tế bào. d. Bơm Na – K. Câu 7. Bơm Na – K có vai trò như thế nào trong sự duy trì điện thế nghỉ: a. Chuyển K + từ ngoài trả vào phía trong làm cho nồng độ K + bên trong luôn cao hơn bên ngoài. b. Chuyển K + từ trong ra phía ngoài làm cho nồng độ K + bên ngoài luôn cao hơn bên trong. c. Chuyển Na + từ ngoài trả vào phía trong làm cho nồng độ Na + bên trong luôn cao hơn bên ngoài. d. Chuyển Na + từ trong ra phía ngoài làm cho nồng độ Na + bên ngoài luôn cao hơn bên trong. Câu 8.Ở trạng thái nghỉ của tế bào, ion nào đi từ trong ra ngoài tế bào: a. Na + , K + . b. K + . c. Na + . d. SO 4 2- . Câu 9. Khi kích thích đạt tới ngưỡng gây nên sự khử cực rồi đảo cực khi: a. Kênh Na + mở rộng, Na + từ ngoài vào dịch bào. b. Kênh K + mở rộng, K + từ ngoài vào dịch bào. c. Kênh Na + và K + mở rộng, Na + và K + từ ngoài vào dịch bào. d. Kênh Na + và K + mở rộng, Na + và K + từ trong ra ngoài. Câu 10. Trên sợi thần kinh có bao mielin, xung thần kinh lan truyền: a. Liên tục từ vùng này sang vùng khác kế bên. b. Liên tục từ bao mielin này sang bao mielin khác. c. Theo cách nhảy cóc từ bao mielin này sang bao mielin khác. d. Theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Câu 11. Trong một cung phản xạ xung thần kinh đi theo chiều nào sau đây: a. Cơ quan đáp ứng → Noron cảm giác → Trung ương TK → Noron trung gian → Noron vận động → Cơ quan thụ cảm. b. Noron vận động → Noron cảm giác → Trung ương TK → Noron trung gian → Cơ quan đáp ứng. c. Noron cảm giác → Cơ quan thụ cảm → Trung ương TK → Noron trung gian → Noron vận động → Cơ quan đáp ứng. d. Cơ quan thụ cảm → Noron cảm giác → Trung ương TK → Noron trung gian → Noron vận động → Cơ quan đáp ứng. Câu 12. Tập tính động vật là: a. Những hoạt động của cơ thể thích nghi với môi trường sống. b. Sự vận động sinh trưởng từ mọi phía theo tác nhân bên trong hay ngoài. c. Vận động sinh trưởng theo các tác nhân của môi trường sống. d. Chuỗi phản ứng mà cơ thể trả lời lại kích thích. Câu 13. Ở động vật bậc cao tập tính nào sau đây được hình thành ngày càng nhiều: a. Tập tính bẩm sinh. b. Tập tính học được. c. Tập tính hỗn hợp. d. Tập tính bẩm sinh, hỗn hợp. Câu 14. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi: a. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên. b. Kích thích của môi trường kéo dài. c. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần. d. Kích thích của môi trường mạnh mẽ. Câu 15. Chuột nghe tiếng mèo kêu bỏ chạy là tập tính: a. Tập tính bẩm sinh. b. Tập tính học được. c. Tập tính hỗn hợp. d. Tập tính bản năng. Câu 16. Trong một cung phản xạ , xung thần kinh xuất hiện từ vị trí nào sau đây. a. Noron cảm giác. b. Cơ quan thụ cảm. c. Noron vận động. d. Cơ quan đáp ứng. Câu 17. Để dẫn tới sự thay đổi điện thế nghỉ phân tử tín hiệu cần bám vào: a. Thụ thể liên kết protein G. b. Thụ thể tirozin – kinaza. c. Kênh ion mở bằng phân tử tín hiệu. d. Thụ thể nội bào. Câu 18. Cho biết một người cao 1,6m, có tốc độ lan truyền xung thần kinh từ vỏ não xuống ngón chân là 100m/s. thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là: a. 1,6 s. b. 0,16 s. c. 0,016 s. d. o,0016 s. Câu 19. Khi bị kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể giun đât thì: a. Phần đuôi phản ứng. b. Toàn thân phản ứng. c. Điểm đó phản ứng. d. Phần đầu phản ứng. Câu 20. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi: a. Cổng K + và Na + cùng đóng. b. Cổng K + mở và Na + đóng. c. Cổng K + và Na + cùng mở. d. Cổng K + đóng và Na + mở. II. Tự luận 1. Hãy cho biết khi kích thích(ánh sáng) vào trung biến hình, trùng biến hình sẽ phản ứng như thế nào? Phẩn ứng đó có phải là phản xạ không, tại sao? 2. Trình bày cơ chế hình thành điện thế nghỉ. . ống. 2. So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học đươc, lấy ví dụ minh họa. Kiểm tra 1 tiêt sinh học 11 học kì 2 Họ và tên: Lớp: Đề số: I. Trắc nghiệm Câu. hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được. Kiểm tra 1 tiêt sinh học 11 học kì 2 Họ và tên: Lớp: Đề số: I. Trắc nghiệm Câu 1. Khi chạm tay

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w