Xử lýkhủnghoảng cho ngườinhiễmHIV Ths. Phạm Mạnh Hà Khái niệm: Là một trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện hoặc một chuỗi những sự kiện bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân. Trong tình trạng này cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm sút các hoạt động chức năng vốn có 1. Các giai đoạn của tình trạng khủnghoảng Giai đoạn trước khủnghoảng Tâm lý luôn trong trạng thái thăng bằng. Giai đoạn bắt đầu bị tác động của khủnghoảng Căng thẳng và bị sốc mạnh: Cố gắng sử dụng các phương án đối phó để giải quyết vấn đề Sự căng thẳng sẽ tăng lên nếu mọi cách thức giải quyết đều thất bại Giai đoạn bối rối, quẫn trí Căng thẳng trầm trọng Cảm giác bất lực. Cảm giác tức giận và buồn - Tức giận: khi có sự không đồng ý, bực bội với những người xung quanh hoặc ngay cả với bản thân mình. Giai đoạn thử nghiệm các ứng phó Đối tượng bị nhiễmHIV trong giai đoạn này có thể hành động như sau: Tìm ra một phương án đối phó phù hợp, tích cực. Các phương án được đưa ra ở đây có thể là tìm kiếm các thông tin qua sách báo, gia đình, bạn bè để tìm ra cách chữa bệnh. Đi đến bệnh viện, trạm xá để có những phương pháp điều trị thích hợp. Sẽ có rất nhiều các phương án được đưa ra để thử nghiệm trong giai đoạn này Hoặc có phương án đối phó tiêu cực, không phù hợp. Có căng thẳng tột độ Bối rối thậm chí quẫn chí Trả thù đời Tấn công người chăm sóc Giai đoạn xử lýkhủnghoảng Với sự giúp đỡ của nhân viên xã hội, đối tượng có thể làm một số việc sau: Khám phá những phương án thích ứng hơn. Trấn tĩnh và lấy lại sự tự chủ, thăng bằng. Lấy lại mức độ hoạt động trước khủnghoảng hoặc cao hơn. 2. Kỹ năng can thiệp khủnghoảng - Cách giúp đỡ đối tượng trong tình trạng bị sốc và lo lắng, sợ hãi Trong trường hợp bị đe doạ, giúp đối tượng chuyển đến môi trường an toàn hơn. Trấn an, động viên họ thấy được sự có mặt của nhân viên xã hội nhằm để giúp đỡ họ. Nói chuyện với đối tượng với thái độ chân thành Tiếp cận gần gũi đối với đối tượng nếu thấy thích hợp nhằm thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ. Cung cấp nhiều thông tin cho đối tượng thông qua trả lời các câu hỏi. Cách giúp đỡ đối tượng khi họ phủ nhận tình huống Cứ để đối tượng phủ nhận mặc dù không đồng tình với họ Đề cập đến vấn đề (nhiễm HIV) một cách nhẹ nhàng và thận trọng. Nhắc lại nhiều lần những thông tin cụ thể Con đường lây lan Người có H vẫn sống khoẻ mạng Sự kỳ thì sẽ giảm Không hứa những điều không thực tế. Thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu. Cách giúp đối tượng khi họ đang tức giận: Để họ có cơ hội trong một khoảng thời gian nhất định bộc lộ những xúc cảm của họ ngay cả khi những cảm xúc đó là rất mạnh mẽ. Tỏ ra tự tin, nói với đối tượng là mình hiểu họ và biết họ đang tức giận, nhưng sự giúp đỡ của nhân viên xã hội sẽ có tác dụng tích cực. Không nên tranh cãi với đối tượng trong khi họ đang khủng hoảng. Cách giúp đối tượng trong lúc họ đau khổ Lắng nghe tích cực: Nghĩa là chúng ta không chỉ lắng nghe một cách thụ động mà luôn phải đưa ra những thông tin phản hồi nhằm chia sẻ với đối tượng. Trấn an đối tượng. Tránh không phán xét. Tạo điều kiện cho đối tượng bộc lộ tình cảm. Nói với đối tượng rằng việc bộc lộ tình cảm buồn là rất bình thường. Tỏ ra đồng cảm, lo lắng và nâng đỡ tinh thần. . Xử lý khủng hoảng cho người nhiễm HIV Ths. Phạm Mạnh Hà Khái niệm: Là một trạng thái sốc. của tình trạng khủng hoảng Giai đoạn trước khủng hoảng Tâm lý luôn trong trạng thái thăng bằng. Giai đoạn bắt đầu bị tác động của khủng hoảng Căng