1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

7 257 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 31,6 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG Giảng viên: TS.BS. Trần Văn Đại Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm và cách phân loại bụi 2. Trình bày các loại bụi ở nghề hoặc công việc khác nhau 3. Giải thích được các tác hại của bụi 4. Trình bày phương pháp lấy mẫu và phân tích bụi 5. Trình bày được các phương pháp phòng chống bụi trong môi trường lao động. Nội dung 1. Khái niệm chung về bụi Khái niệm bụi theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: Bụi là các hạt chất rắn nhỏ, theo quy ước các hạt này có đường kính nhỏ hơn 100m, lắng đọng dưới trọng lượng riêng của chúng nhưng có thể còn lơ lửng trong không khí một thời gian. Bụi thường phát sinh từ những nơi như hầm mỏ, xí nghiệp, nhà máy… trong khi xay nghiền, vận chuyển các vật liệu cũng như trong các công việc nông nghiệp và lâm nghiệp. Hạt kích thước càng lớn thì càng lắng đọng nhanh. 2. Phân loại bụi 2.1. Phân loại bụi theo nguồn gốc: Bụi có nguồn gốc hữu cơ: bụi hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc động vật, thực vật, các loại nấm mốc và bào tử. Bụi hữu cơ nhân tạo gồm các loại hoá chất, các chất tổng hợp… Bụi có nguồn gốc vô cơ: bụi khoáng chất như cát, đá, than…. Bụi kim loại như sắt, nhôm…. 2.2. Phân loại bụi theo hình dạng: Bụi hạt: là bụi có dạng hình cầu hoặc đa cạnh hoặc đa góc. Bụi sợi: là bụi có dạng hình que dài thẳng hoặc cong, chiều dài lớn hơn hoặc bằng 3 lần đường kính lớn nhất (dài: rộng> 3:1). Bụi mảnh: là bụi có dạng hình que nhưng chiều dài nhỏ hơn 3 lần đường kính lớn nhất (dài: rộng< 3:1). 2.3. Phân loại theo kích thước (theo đường kính khí động học): Bụi toàn phần (bụi tổng): là những hạt rắn nhỏ có có giải kích thước

Ngày đăng: 29/12/2018, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w