TRÍCH YẾU LUẬN VĂNTên tác giả: Vũ Đức Hùng Tên Luận văn: Ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kếcủa người nông dân bị mất đất tại huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam Ngành: Q
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ ĐỨC HÙNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ MẤT ĐẤT TẠI HUYỆN DUY TIÊN – TỈNH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan, thời gian thực tập được thực hiện đúng với quy định củanhà trường
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Vũ Đức Hùng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáotrường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT đãtrực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức conngười trong suốt thời gian học qua
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Mai Lan Phương, Bộmôn PTNT đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thựctập để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn các anh chị, các lãnh đạo của UBND huyệnDuy Tiên – tỉnh Hà Nam, các hộ gia đình trong xã Tiên Nội, xã Hoàng Đông, xã YênBắc, thị trấn Đồng Văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thựctập và thu thập số liệu tại địa phương
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
- những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiêncứu và hoàn thành báo cáo này
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Vũ Đức Hùng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình
vii Danh mục biểu đồ
vii Danh mục hộp vii Trích yếu luận văn viii Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
4 Phần 2 Tổng quan tài liệu 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Nội dung phân tích ảnh hưởng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị mất đất 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 24
2.2.1 Kinh nghiệm của thế giới về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội 24
2.2.2 Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 27
2.2.3 Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi ở Việt Nam hiện nay 33
2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 41
Trang 53.1 Địa điểm nghiên cứu 43
Trang 63.1.1 Điều kiện tự nhiên 43
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 44
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu (hoặc thuận lợi và khó khăn) 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Khung phân tích nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế nông dân bị mât đất 48
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 49
3.2.3 Lý do chọn điểm nghiên cứu 51
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 52
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin 52
3.3.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 53
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 56
4.1 Ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân
56 4.1.1 Tình hình thu hồi đất ở huyện Duy Tiên 56
4.1.2 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến nguồn lực sinh kế của hộ nông dân bị mất đất
60 4.1.3 Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến các hoạt động sinh kế của hộ 76
4.1.4 Kết quả sinh kế 81
4.1.5 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế 87
4.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao sinh kế cho hộ nông dân 90
4.2.1 Cơ sở của định hướng và giải pháp 90
4.2.2 Định hướng 90
4.2.3 Giải pháp 91
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 96
5.1 Kết luận 96
5.2 Kiến nghị 96
5.2.1 Đối với nhà nước 96
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 97
5.2.3 Đối với doanh nghiệp 97
5.2.4 Đối với hộ nông dân 97
Tài liệu tham khảo 98
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BHYT : Bảo hiểm y tế
KCN : Khu công nghiệp
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thônTN&MT : Tài nguyên và môi trường
TMDV : Thương mại dịch vụ
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình phân bố, sử dụng đất huyện Duy Tiên 2013-2015 44
Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Duy Tiên năm 2013- 2015 45
Bảng 3.3 Tình hình dân số, lao động huyện Duy Tiên năm 2013-2015 43
Bảng 3.4 Mẫu điều tra 51
Bảng 4.1 Tình hình thu hồi đất để thực hiện dự án khu công nghiệp Đồng Văn III giai đoạn I của huyện Duy Tiên năm 2015 57
Bảng 4.2 Tình hình thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng quốc lộ 38 của huyện Duy Tiên năm 2015 58
Bảng 4.3 Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2015 60
Bảng 4.4 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 61
Bảng 4.5 Tình hình việc làm của các hộ điều tra trước và sau khi bị mất đất 64
Bảng 4.6 Diện tích đất bị thu hồi của các hộ điều tra 66
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra 70
Bảng 4.8 Tình hình sử dụng tiền đền bù theo tuổi chủ hộ điều tra 71
Bảng 4.9 Tình hình nhà ở của hộ nông dân trước và sau khi bị mất đất nông nghiệp 72
Bảng 4.10 Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại của hộ nông dân trước và sau khi bị mất đất nông nghiệp 73
Bảng 4.11 Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ điều tra trước và sau khi bị mất đất 75
Bảng 4.12 Các mô hình sinh kế của hộ điều tra sau khi mất đất nông nghiệp 77
Bảng 4.13 Các loại hoạt động sinh kế trước và sau thu hồi đất 78
Bảng 4.14: Phân loại sinh kế 80
Bảng 4.15 Tình hình thu nhập bình quân hiện tại của các hộ điều tra 81
Bảng 4.16 Tình hình chi tiêu bình quân của các hộ điều tra 83
Bảng 4.17 Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trường 85
Bảng 4.18: Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong sinh kế của người dân sau thu hồi đất 89
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tài sản sinh kế của người dân 10Hình 2.2 Sơ đồ khung sinh kế bền vững 17Hình 3.1 Khung phân tích nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế
nông dân bị mât đất 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các nhóm hộ năm 2015 62Biểu đồ 4.2 Số tiền được đền bù của các hộ điều tra 68Biểu đồ 4.3 Tình hình thay đổi thu nhập của nhóm I sau khi bị mất đất
nông nghiệp 82Biểu đồ 4.4 Tình hình thay đổi thu nhập của nhóm II sau khi bị mất đất
nông nghiệp 82Biểu đồ 4.5 Chi tiêu của nhóm I theo sự ưu tiên hàng đầu 84Biểu đồ 4.6 Chi tiêu của nhóm II theo sự ưu tiên hàng đầu 84
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Hộ bị mất đất không có trình độ để tìm kiếm việc làm mới 62Hộp 4.2 Hộ bị mất đất không có đất nông nghiệp để duy trì quy mô chăn nuôi 67Hộp 4.3 Hộ bị mất đất chuyển đổi hoạt động sinh kế từ nông nghiệp đi làm
công nhân 78Hộp 4.4 Hộ bị mất đất không có điều kiện để chăn nuôi nhiều nữa 79
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Đức Hùng
Tên Luận văn: Ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kếcủa người nông dân bị mất đất tại huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.01.10
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đấtsản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế đất nước Đề xuấtmột số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân huyện Duy Tiên – tỉnh
Hà Nam
Đề tài đi sâu vào mục tiêu cụ thể là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân bị mất đất, phântích những ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tới sinh kế người nông dân
bị mất đất Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nôngdân bị mất đất huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những ảnh hưởng về lao động, việc làm, thu nhập,
xã hội trước và sau thu hồi đất đối với những hộ nông dân bị mất đất và đề ra một sốgiải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân bịmất đất tại huyện Duy Tiên – Hà Nam
Đề tài sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo, thống kê
và thu thập dữ liệu sơ cấp bằng điều tra qua bảng câu hỏi đối với các hộ nông dân trongvùng bị thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế Sau đó sử dụng ứngdụng Excel để tổng hợp lại, phân tích và xử lý thông tin Đề tài sử dụng các phươngpháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả và cácphương pháp khác
Qua nghiên cứu sinh kế trước và sau thu hồi đất của các hộ nông dân tại huyệnDuy Tiên – Hà Nam trong giai đoạn 2013 – 2015, thu hồi đất đã có những ảnh hưởngtích cực đến sinh kế người nông dân như người nông dân tăng lên, đời sống được cảithiện Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những ảnh hưởng không tốt cần khắc phục như môitrường sống bị ô nhiễm khói bụi, tiếng còi xe inh ỏi, mặt đường đi lại có ổ gà, ổ voi docác ô tô tải chở đất cát giải phóng mặt bằng, thi công cơ sở hạ tầng
Đề tài đã phân tích được những ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế của ngườinông dân bị mất đất thông qua việc thu hồi đất ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế:nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực tài sản, nguồn
Trang 11lực xã hội và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế của hộ nông dân Đềtài đã chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân saukhi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tếCăn cứ vào thực trạng sinh kế, sự chuyển dịch các nguồn lực sinh kế và kết quảsinh kế của hộ nông dân bị mất đất Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp: nhóm giảipháp cho nguồn lực sinh kế, nhóm giải pháp cho các hộ nông dân bị mất đất để đảm bảosinh kế cho hộ nông dân bị mất đất huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
Trang 12THESIS ABSTRACT
Author: Vu Duc Hung
Thesis title: Impact of land acquisition for agricultural production on the livelihoods offarmers losing land in Duy Tien district, Ha Nam Province
Major: Economics management Course code: 60.34.04.10
Objectives of the study: Study on livelihoods of farmers after land acquisition foragricultural production in order to build the infrastructure development of the country'seconomy Proposed a number of measures to ensure the livelihood of farmers Duy Tien
- Ha Nam Province
Theme going into specific objectives are codified theoretical basis and practicaleffect of withdrawal of agricultural land on the livelihoods of farmers lost their land,analyzes the impact of the land acquisition agriculture to subsistence farmers who lostland Since then propose some solutions to ensure the basic livelihood of farmers whoseland Duy Tien district - Ha Nam Province
Research going into the study the effects on labor, employment, income, socialbefore and after land acquisition for farmers losing land and set out some basicsolutions to contribute to stability and improving the lives of farmers losing land in DuyTien - Ha Nam
The research uses the income method of secondary data through reports, statisticsand data collected by surveys of primary through questionnaires for farmers in landacquisition for the construction of facilities economic infrastructure development Thenuse Excel application to summarize, analyze and process information The theme usedmethods of data analysis: comparison method, the statistical method described and othermethods
Through study on livelihoods before and after land acquisition of farmers in DuyTien - Ha Nam in the period 2013 - 2015, land acquisition has had a positive impact onlivelihoods of farmers as farmers increased, life improved But there is still the negativeimpact should be overcome as habitat contaminated dust, honking loudly, walkingpavement potholes, cars drive by elephants carrying sand liberation premises,infrastructure construction
The study has analyzed the impact of land acquisition on the livelihoods offarmers losing land through land acquisition affects the livelihood resources: naturalresources, human resources, resources financial and asset resources, social resourcesand affect the livelihood activity, results of household livelihoods The study has
Trang 13pointed out the strengths, weaknesses, opportunities and challenges in the livelihood ofthe farmers after land acquisition for agricultural production to build infrastructure,economic development.
Based on the livelihood situation, the shift of resources and results livelihoodlivelihoods of landless farmers The theme proposed solutions: solutions for livelihoodresources, the solution to the landless farmers to ensure the livelihood of farmers whoseland Duy Tien - Ha Nam province in next time
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tếphát triển đều trải qua quá trình CNH- ĐTH đất nước Về cơ bản có thể xemCNH là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành côngnghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồngthời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt củadân cư CNH dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi sinh kế của các hộnông dân
Đô thị hóa là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển
Để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xâydựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, các cộngtrình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia Và cũng trong xu hướng phát triểnchung đó, nước ta nói chung và huyện Duy Tiên nói riêng cũng đã và đang đẩymạnh tốc độ đô thị hóa
Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ
đô Hà Nội Huyện lỵ Hoà Mạc cách thành phố Phủ Lý 20 km, có diện tích tựnhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam Trước đổimới (2000), trong cơ cấu kinh tế của huyện Duy Tiên, nông nghiệp chiếm tỷtrọng cao Sau đổi mới, nhất là sau khi tái lập tỉnh, huyện xác định ưu tiên cácngành công nghiệp, dịch vụ Đã có 97 ha diện tích đất nông nghiệp bị thu hồtrên địa bàn để chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp như khu côngnghiệp: Đồng Văn I, Đồng Văn II, Đồng Văn III và xây dựng đường quốc lộ38…phục vụ cho phát triển huyện Các khu công nghiệp được hình thành vàphát triển đã góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế củahuyện, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và làm thay đổi
bộ mặt nông thôn
Vấn đề sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp không phải là
đề tài mới nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao, đang là vấn đề quan tâm của các địaphương trong phạm vi cả nước Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, ở nước ta,diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hóa
Trang 15và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thịlàm cho diện tích đất nông nghiệp và diện tích nông càng bị thu hẹp, kèm theo đó
là sự thay đổi về chổ ở và điều kiện sống hiện tại Cây lúa là cây nông nghiệpđang mang lại giá trị kinh tế ổn định, thu nhập hàng năm cho hộ nông dân Hiệnnay có nhiều giống lúa cho năng suất cao giúp thu nhập của người dân được cảithiện hơn, cuộc sống trở nên sung túc hơn, no đủ hơn Hơn thế nữa, cây lúa còngiải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở nông thôn… Với những gì màcây lúa đem lại cho nền kinh tế thì việc thu hồi đất của những hộ dân sống dựavào cây trồng này đã thực sự hợp lý chưa? Các chính sách đền bù, tái định cư cóbảo đảm được việc làm, thu nhập và đời sống của những người dân sản xuấtnông nghiệp bị thu hồi đất thực sự tốt hơn không?
Tuy nhiên, thực trạng về ảnh hưởng của thu hồi đất làm người dân đangphải đối mặt với tình trạng mất dần ruộng đất canh tác và những khó khăn trongchuyển đổi sinh kế vì:
- Quá trình xây dựng và phát triển CNH- HĐH có tác động rất lớn đến tăngtrưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện Sau thu hồi đất tổngdiện tích đất của các hộ đều giảm, đặc biết là đất sản xuất nông nghiệp
- Về ngành nghề: Số hộ thuần nông giảm mạnh, trong khi đó số hộ làmnghề phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt
- Về lao động của các hộ nông dân: Chất lượng lao động còn thấp, phần lớn
là lao động phổ thông, lực lượng lao động đã qua đào tạo chủ yếu mới dừng lại ởtrình độ thấp
- Ở khía cạnh hộ nông dân bị mất đất, việc xây dựng và phát triển HĐH gây ra những ảnh hưởng lớn về thu nhập, đặc biệt thu nhập chủ yếu là từnông nghiệp sẽ bị giảm rất nhiều
CNH Mức sống của hộ nông dân trong có thể được tăng lên do các hộ nông dânnhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất Họ sẽ sử dụng chúng vàoviệc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm, một số hộ
có thể đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề, nhưngkhông có gì đảm bảo mức sống này có thể ổn định trong thời gian tới
Trang 16Xuất phát từ thực tế nêu trên , đề tài: “Ảnh hưởng của thu hồi đất sảnxuất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân bị mất đất tại huyện Duy Tiên– tỉnh Hà Nam” được chọn để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế đất nước Đề xuất một số giải phápnhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của thu hồi đấtnông nghiệp đến sinh kế của người nông dân bị mất đất
- Phân tích những ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tới sinh
kế người nông dân bị mất đất
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân
bị mất đất huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp gây ra những thay đổi gì đến sinh kế củangười nông dân tại huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam? Thay đổi đó tích cực haytiêu cực? Vì sao?
- Có những giải pháp nào hiệu quả nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nôngdân huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, cáchoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu nhập
và sinh kế của các hộ dân huyện Duy Tiên sau thu hồi đất
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu những ảnh hưởng về lao động, việclàm, thu nhập, xã hội đối với những hộ nông dân bị mất đất, từ đó đề ra một số
Trang 17giải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân bị mất đất tại huyện Duy Tiên – Hà Nam.
* Phạm vi không gian
- Tại huyện Duy Tiên – Hà Nam
* Phạm vi về thời gian: 3 năm từ năm 2013 – 2015
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn vì dựa trên
cơ sơ phân tích được những ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kếcủa hộ nông dân bị mất đất, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảmbảo sinh kế cho hộ nông dân huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam Đây là căn cứ có
cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý, các phòng ban của huyện và cấp trênxây dựng chính sách và giải pháp thu hồi đất một cách hợp lý và có hiệu quảtrong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và của đất nước,giúp cho hộ nông dân bị mất đất có chiến lược sinh kế đúng đắn Kết quả nghiêncứu đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiêncứu trong nhà trường và các đối tượng khác có quan tâm
Trang 18PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Hộ nông dân
a Khái niệm Hộ nông dân
Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếuhoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và cáchoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Trong các hoạt động phi nông nghiệpkhó phân biệt các hoạt động có liên quan đến nông nghiệp và không liên quanđến nông nghiệp Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn,tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận”
Theo George F Ellis (1998) khái niệm hộ nông dân định nghĩa là: “Nôngdân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếulao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộnghơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thịtrường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”
b Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Theo Đào Thế Tuấn (1997):
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
tự cấp, tự túc Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường
- Phương thức tổ chức sản xuất của hộ nông dân mang tính kế thừa truyềnthống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau
- Hộ nông dân ngoài việc tham gia vào quá trình sản xuất vật chất còntham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sảnxuất khác nhau
Các họ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạtđộng phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau
2.1.1.2 Đất nông nghiệp, thu hồi đất
a Khái niệm Đất nông nghiệp:
Trang 19Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệpthường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn vànhững loại cây được coi là lương thực Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đấtnông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu
mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồngcác cây lâu năm…
Trước đây, Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều
42 như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sảnxuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứuthí nghiệm về nông nghiệp.”
Với quy định của Luật đất đai năm 1993, đất đai của Việt Nam được chiathành sáu loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cưnông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng Theo sự phân loại này đất nông nghiệp
và đất lâm nghiệp được tách riêng thành hai loại đất nằm trong sáu loại đất thuộcvốn đất quốc gia và được định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 của Luật đất đainăm 1993 Tuy nhiên, sự phân loại này dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, vừacăn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã dẫnđến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về mặt pháp
lý gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai
Để khắc phục những hạn chế đó, cũng như tạo điều kiện thuận lợi chongười sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất Luật đấtđai năm 2003 đã chia đất đai thành ba loại với tiêu chí phân loại duy nhất là căn
cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nôngnghiệp và nhóm đất chưa sử dụng
Như vậy, chúng ta đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi
“nhóm đất nông nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” trước đây Theo quy địnhLuật đất đai năm 2003 có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất
có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụcho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủysản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nôngnghiệp, lâm nghiệp
b Phân loại đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai 2003, khoản 1, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
Trang 20- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chănnuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
Như vậy có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được
sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp đó là diệntích trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn,đất trồng các cây lâu năm
có giá trị kinh tế cao như dừa, cam, chanh, bưởi…
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản; đất rừng sản xuất, đất rừngphòng hộ, đất rừng đặc dụng trong đó có đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng
Ngoài ra có những loại đất nông nghiệp khác theo quy định của Chínhphủ Theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luậtđất đai thì đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhàkính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả hình thức trồng trọtkhông trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và cácloại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thínghiệm nông nghiệp, lâm nghiệm, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạocây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nôngsản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp
Ở nước ta, nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong vốnđất đai của cả nước, loại đất này được phân bố rộng khắp trên phạm vi cảnước và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triểnkinh tế của đất nước
c Khái niệm thu hồi đất
Theo luật đất đai năm 2003:
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở hữutoàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, làm chấm
Trang 21dứt quan hệ pháp luật đất đai Thu hồi đất thể hiện dưới hình thức pháp lý này làmột quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Biện pháp nàythể hiện quyền lực nhà nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân
về đất đai Thu hồi đất cũng là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đấtđai Vì vậy, để thực thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằmđảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trongquản lý nhà nước về đất đai
Thu hồi đất, xét về mặt hình thức, là văn bản hành chính, xét về nội dung,
là việc sử dụng quyền lực nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất đã được giaocho cá nhân, tổ chức để nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và xã hội
Việc thu hồi đất để phát triển mở rộng đô thị, phát triển nền kinh tế côngnghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc làm rất cần thiết Nhưng vấn đề đặt ra chính
là việc thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng người nông dân không còn đất
để sản xuất, gây nhiều hậu quả xã hội phức tạp Phát triển mở rộng đô thị là rấtcần thiết, song vấn đề an ninh lương thực không thể không tính đến Hơn thế nữa,giải tỏa hết đất nông nghiệp, liệu đời sống nhân dân có khá giả khi cầm trong tay
số tiền bồi thường để rồi không biết làm gì có thu nhập, ổn định đời sống? Vìvậy, vấn đề đặt ra là cần bảo đảm hài hòa giữa tài nguyên đất dành cho sản xuấtnông nghiệp và đất chuyển đổi cho các mục đích phi nông nghiệp Do đó, việcthể chế các chính sách về thu hồi đất, nhất là thu hồi đất nông nghiệp thànhnhững quy định của pháp luật cần phải thận trọng, quan tâm đảm bảo đến đờisống của người nông dân, cũng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sựbình ổn về kinh tế xã hội của đất nước
d Vai trò của đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vậtchất – cở sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động ( luôn chịu sự tác độngcủa quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo…) và công cụ hay phương tiện laođộng (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…) Quá trình sản xuất nông lâm nghiệpluôn liên qua chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất
Vốn tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc chọn lựa các chiến lượcsinh kế, trong đó đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất, đặc biệt đối vớingười nghèo, vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực này
Đối với hầu hết người nghèo ở nông thôn, đất đai là phương tiện chủ yếu
Trang 22tạo ra sinh kế, tự cung tự cấp, thu nhập và là nguồn tạo ra việc làm cho lao động gia đình, là nguồn tạo ra của cả và chuyển của cải này cho thế hệ sau.
Đất đai là nguồn lực quan trọng bên cạnh các tài sản sinh kế khác như laođộng, vốn con người, là tài sản đảm bảo tạo ra thu nhập và là tài sản thế chấp chủyếu để tiếp cận tín dụng
Đất đai cung cấp hợp phần quan trọng trong chiến lược đa dạng sinh kế đốivới những người dựa một phần vào các công việc phi – nông trại
Ở các nước đang phát triển, đất đai đóng vai trò trung tâm trong sinh kếnông thôn, vì đóng góp phần quan trọng trong danh mục tài sản của hộ gia đìnhnông thôn
2.1.1.3 Sinh kế và những hoạt động sinh kế của hộ nông dân trên đất nông nghiệp
a Khái niệm về sinh kế
Ý tưởng về sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R.Chamber những năm 1980 Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong cácnghiên cứu của F Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward…Có nhiều cáchtiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế
Theo khái niệm của DFID (1999) đưa ra thì: ”Một sinh kế có thể được miêu
tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp vớinhững quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như đểđạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”
Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay mỗi hộ tự quyếtđịnh dựa vào nguồn lực sẵn có của họ như nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực vốn,lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ, đồng thời chịu tác động củangoại cảnh: thể chế chính trị, chính sách và những quan hệ xã hội của họ
Theo T Reardon and J.E Taylor (1996): “Một sinh kế được xem là bềnvững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực vànhững cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó tronghiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên
nhiên”
Theo Ellis (1998) cho rằng: “Một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên,phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạtđộng và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua
Trang 23các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc
về mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ”
b Nguồn lực sinh kế
Tiếp cận sinh kế cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người Nó cốgắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tàisản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kếhữu ích
Hình 2.1 Sơ đồ tài sản sinh kế của người dân
Nguồn: DFID (1999)
Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra nhữngsinh kế: Nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốnvật thể, nguồn vốn tài chính
- Nguồn vốn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sứckhoẻ con người Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiếnlược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ Ởmức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực cósẵn Những thay đổi này phụ thuộc vào quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả nănglãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ
Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai Nó được xem lànền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập
Điều gì có thể tạo nên vốn con người cho người dân ở nông thôn?
Trang 24Việc hỗ trợ nguồn nhân lực có thể thực hiện cả trực tiếp lẫn gián tiếp Trong
cả hai cách thực hiện đó kết quả thực sự mang lại chỉ khi con người, chính bảnthân họ sẵn sàng đầu tư vào vốn nhân lực của họ bằng cách tham gia vào cáckhoá đào tạo hay trường học Tiếp cận với các dịch vụ phòng ngừa dịch bệnh.Trong trường hợp con người bị ngăn cản bởi những việc làm trái với lẽ thường(những tiêu chuẩn xã hội hay chính sách cứng nhắc ngăn cấm phụ nữ tới trường)thì việc hỗ trợ gián tiếp vào việc phát triển vốn con người có ý nghĩa đặc biệtquan trọng
Trong nhiều trường hợp ta nên kết hợp cả hai hình thức hỗ trợ Cơ chế phùhợp nhất cho việc kết hợp hỗ trợ là thực hiện các chương trình trọng điểm Cácchương trình trọng điểm có thể hướng vào việc phát triển nguồn nhân lực, đếxuất những thông tin thông qua việc phân tích các phương thức kiếm sống đểchắc chắn rằng các nỗ lực tập trung vào nơi cần thiết nhất
Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, thông tin,công nghệ và đào tạo nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm pháttriển nguồn vốn con người
- Nguồn vốn xã hội
Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người vẽ
ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ Chúng bao gồm:
Các tương tác và mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàngquen) và chiều ngang (giữa các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động làmtăng cả uy tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với các thểchế, như các thể chế chính trị và cộng đồng
Là thành viên trong một nhóm ảnh hưởng hoặc kế thừa triệt để các quyếtđịnh chung, các quy tắc được chấp nhận, các tiêu chuẩn và mệnh lệnh Uy tín củacác mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao đổi khuyến khích kết hợp, cắt giảmcác chi phí giao dịch và có thể tạo ra một mạng lưới không chính thức xungquanh vấn đề nghèo đói
Trong năm yếu tố cơ bản của kế sinh nhai, nguồn vốn xã hội có quan hệsâu sắc nhất đối với sự chuyển dịch quá trình và chuyển dịch cơ cấu Thực sự cóthể là hữu ích nếu xem vốn xã hội như sản phẩm của một tiến trình hoặc cấu trúc,thông qua các mối quan hệ đơn giản này các tiến trình và cấu trúc trở thành sảnphẩm của nguồn vốn xã hội Mối quan hệ này đưa ra hai con đường và có thể làmcho nó phát triển hơn
Trang 25VD: + Khi người ta sẵn sàng liên kết các tiêu chuẩn và mệnh lệnh thôngthường chúng có thể làm cho việc hình thành các hoạt đông mới dễ dàng hơn đểtheo đuổi các mối quan tâm của họ.
+ Những người có địa vị trong xã hội giúp chúng ta gọt giũa các chínhsách và bảo đảm rằng các mối quan tâm của họ được thể hiện trong luật pháp
Làm gì để tạo ra nguồn vốn xã hội cho người dân nông thôn?
Hầu hết những nỗ lực xây dựng vốn xã hội đều tập trung vào các thể chếđịa phương, ngay cả hoạt động trực tiếp (thông qua việc tạo ra các khả năng,huấn luyện đào tạo hay phân phối các nguồn lực) hoặc gián tiếp thông qua việctạo ra một môi trường dân chủ thông thoáng
Trong khi việc trao quyền cho các nhóm có thể xem như một mục tiêuchính, vốn xã hội có thể được xem là sản phẩm phụ trong các hoạt động khác(tham gia nghiên cứu sự hình thành nên các nhóm để phát triển và kiểm tra cáccông nghệ có khả năng nâng cao đời sống của họ) Thông thường, những biếnđộng gia tăng nguồn vốn xã hội được theo đuổi cần phải có sự hỗ trợ từ các lĩnhvực khác Do đó cần gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức tiết kiệm và tín dụngvào nguồn vốn xã hội Cũng như việc kết hợp quản lý các tai hoạ cần phải dựavào việc kết nối các hành động để hạn chế chúng
- Nguồn vốn tự nhiên
Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên
Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người Córất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên Từ các hàng hoá công vô hìnhnhư không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được sửdụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùamàng
Trong khung sinh kế bền vững Mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên vàcác tổn hại có sự gắn kết thực sự Nhiều thảm hoạ tàn phá kế sinh nhai của ngườinghèo thường xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn vốn tự nhiên(cháy rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nông nghiệp) Và tínhmùa vụ thì ảnh hưởng lớn đến những biến đổi trong năng suất và giá trị củanguồn vốn tự nhiên qua các năm
Điều gì có thể làm nên nguồn vốn tự nhiên cho người dân nông thôn?Mục tiêu sinh kế hướng đến một tầm rộng lớn hơn, chú trọng vào con
Trang 26phân phối đất, các quy tắc rút ra từ việc đánh bắt cá) trong quá trình xác định cách mà các nguồn vốn tự nhiên được tạo ra và sử dụng.
Những tiến trình và cấu trúc điều chỉnh các phương cách tiếp cận đối vớinguồn lực tự nhiên và có thể khuyến khích, hoặc ép buộc khi cần thiết để cảithiện việc quản lý các nguồn lực Nếu các thị trường hoàn thiện hơn thì giá trị cácnguồn lực cũng được cao hơn, việc xúc tiến quản lý tốt hơn (trong một vài trườnghợp, thị trường phát triển có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh số bởi vì nghèo đói
có thể làm tăng sự cơ cực)
Việc hỗ trợ gián tiếp đối với vốn tự nhiên thông qua sự chuyển đổi cáctiến trình và cấu trúc thì có ý nghĩa rất quan trọng Sự hỗ trợ trực tiếp tập trungvào các nguồn lực mà chính các nguồn lực đó có thể chống lại khả năng sử dụngcác nguồn lực đó của con người vẫn có sự tái tạo cho nhu cầu sử dụng trongtương lai Một trong các thành phần chính của mục tiêu sinh kế bền vững là tin
và theo đuổi mục tiêu ổn định nhiều loại nguồn lực khác nhau Sao cho khôngảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường (ổn định nguồn vốn tự nhiên và cácdịch vụ của nó, như giảm khí cacbon và quản lý sự xói mòn)
- Nguồn vốn vật thể
Vốn vật thể gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ chosinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cungcấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin
Chúng ta phải làm gì để tạo ra nguồn vốn vật thể cho người dân nông thôn?Trước đây DFID đã khuyến khích việc dự trữ trực tiếp hàng hoá sản xuấtcho người nghèo Có thể là vấn đề của một số nguyên nhân:
• Hoạt động nhỏ một nhà cung ứng trực tiếp hàng hoá sản xuất dẫn đến sựphụ thuộc và phá vỡ thị trường tư nhân
• Dự trữ trực tiếp có thể làm giảm sự tham gia cải thiện cơ cấu và quytrình thể chế để đảm bảo những gì đạt được là bền vững và hàng hoá sản xuấtđược sử dụng là tốt nhất
Vì vậy mục tiêu sinh kế tập trung vào việc giúp đỡ tiếp cận thích hợp,những thứ giúp ích cho sinh kế của người nghèo Tiến tới việc tham gia là cầnthiết để thiết lập sự ưu tiên và cần thiết cho những người sử dụng
Vốn vật thể (in particular infrastructure) có thể là đắt đỏ Nó không chỉyêu cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu mà còn cung cấp tài chính cho những gì đang
Trang 27diễn ra và nguồn lực con người đáp ứng những hoạt động và duy trì chi phí chodịch vụ.Vì vậy, việc nhấn mạnh cung cấp một dịch vụ không chỉ đáp ứng nhữngnhu cầu trung gian của người sử dụng mà còn phải đủ trong thời gian dài Nókhông chỉ quan trọng để cung cấp sự khuyến khích cùng một lúc đến phát triển kĩnăng, năng lực để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả của dân chúng địa phương.
Cơ sở hạ tầng là một trong những loại tài sản hỗ trợ trực tiếp người dân,đặc biệt là người nghèo Tài sản này có thể giúp người nghèo thoát nghèo mộtcách nhanh chóng, nếu được đầu tư đúng, và phù hợp với sinh kế hộ nghèo Như
hệ thống đường xá, vận tải, y tế
- Nguồn vốn tài chính
Vốn tài chính thể hiện nguồn lực tài chính được con người sử dụng đểhướng tới mục tiêu sinh kế của họ Định nghĩa được sử dụng ở đây không mangtính chất kinh tế mà nó bao gồm những dòng tích trữ và có thể góp phần vào việctiêu dùng sản phẩm Tuy nhiên, nó phải được thực hiện để đạt được một nền tảngsinh kế quan trọng, đó là sự giá trị của tiền mặt hoặc tính thanh khoản, người ta
có thể làm theo những cách sinh kế khác
Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu
+ Vốn sẵn có: Tiết kiệm là loại vốn tài chính được ưa thích vì nó không bịràng buộc về tính pháp lý Chúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụngngân hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác như vật nuôi, nữ trang Nguồn lực tàichính có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng
+ Dòng tiền đều: Ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp, hoặc
sự chuyển giao Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dòng tiền nàyphải xác thực (trong khi sự đáng tin cậy hoàn toàn không bao giờ được đảm bảo
có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào
kế hoạch đầu tư)
Chúng ta làm gì để tạo nguồn vốn tài chính cho người dân nông thôn?Những chi nhánh ngân hàng phát triển không giao tiền cho người nghèo(hỗ trợ trực tiếp vốn tài chính) Người nghèo ít có khả năng vay, vì ít tài sản thếchấp, đồng thời cho người nghèo vay rủi ro thường cao hơn, đó là việc không trảđược nợ Do đó tiếp cận vốn tài chính đối với người nghèo chỉ có thể thông quacác tổ chức, trung gian gián tiếp Có thể là:
Trang 28+ Mang tính tổ chức: Tăng tiết kiệm và dòng tài chính nhờ sự hỗ trợ đểphát triển sản xuất hiệu quả thông qua những tổ chức dịch vụ tài chính cho ngườinghèo Bằng cách truyền đạt cho họ phương thức sản xuất hiệu quả, đồng thờicác dịch vụ tài chính này, cần phải đảm bảo nguồn hỗ trợ không bị thất thoát,người nhận cuối cùng phải là người nghèo.
+ Có tính chất cơ quan: Tăng sự tiếp cận dịch vụ tài chính, vượt qua ràocản liên đới những người nghèo với nhau ( cung cấp cho họ sự bảo đảm hoặcmáy móc đồng nhất để họ có được những loại tài sản hoạt động song song nhau)
+ Lập pháp/ sự điều chỉnh – cải thiện môi trường dịch vụ tài chính để tổchức hoặc giúp đỡ chính phủ cung cấp tốt hơn độ an toàn cho những người nghèo(như trợ cấp)
Vấn đề có tính tổ chức của sự bền vững là sự gia nhập quan trọng của bộphận tài chính vi mô Trừ khi người ta tin tưởng rằng những tổ chức dịch vụ tàichính sẽ tồn tại theo thời gian và sẽ tiếp tục đưa ra lãi suất hợp lý, họ không thểgiao phó tiết kiệm của họ cho những tổ chức đó hoặc tin rằng sẽ được trả nợ
Khi tiết kiệm không theo một hình thức rõ ràng, đặc biệt đến nhu cầu vàvăn hoá của chính người sử dụng, cách thức hỗ trợ khác nhau có thể thích hợp
Ví dụ, người chăn nuôi có được lợi nhuận từ việc cải tiến sức khoẻ vật nuôi và hệthống tiếp thị, thị trường giảm rủi ro khi kết hợp với tiết kiệm của họ (ở hình thứcvật nuôi) hơn là thiết lập ngân hàng địa phương
Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản
- Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộngđồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó
- Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích Nếu một người có thể tiếpcận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tàichính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trựctiếp mà còn cho thuê
- Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thayđổi liên tục theo thời gian
- Hình dạng của ngũ giác diển tả khả năng tiếp cận của người dân với cácloại tài sản Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào Các điểmnằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản Như vậy những ngũ giác có
Trang 29hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc chonhững nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó Điều quan trọng là một tàisản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích Sơ đồ hình ngũ giác rất hữu ích cho việctìm ra điểm nào thích hợp, những tài sản nào sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm
xã hội khác nhau và cân bằng giữa những tài sản đó như thế nào
c Khung phân tích sinh kế
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh
kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng Nó có thể sử dụng
để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào
sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại Cụ thể là:
- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên
hệ giữa những thành phần này
- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng
- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh kế
Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:
Trang 30H (Human Capital): Nguồn lực con người
P (Physical Capital): Nguồn lực vật chất
F (Financial Capital): Nguồn lực tài chính
S (Social Capital): Nguồn lực xã hội
S (Social Capital): Nguồn lực xã hội
Đây là khung giúp cho người sử dụng hiểu được các loại hình sinh kế hiệnhữu và dùng nó làm cơ sở để lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển và cáchoạt động khác Điều này kéo theo việc phân tích và sử dụng nhiều loại công cụhiện có như phân tích xã hội và phân tích các bên liên quan, các phương phápđánh giá nhanh và đánh giá kinh tế về:
- Bối cảnh sống của người dân, trong đó bao gồm những ảnh hưởng của các
xu hướng bên ngoài với họ (xu hướng về kinh tế, xu hướng phát triển dân số)
- Khả năng tiếp cận của người dân đối với các loại tài sản sinh kế và khảnăng sử dụng chúng vào sản xuất
- Những thể chế, những chính sách và tổ chức định hình cho các loại hìnhtài sản sinh kế của người dân
Trang 31- Các chiến lược mà người dân áp dụng để theo đuổi mục đích của mình Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cườngcác cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau nhưthế nào Nó không phải là mô hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra mộtcách tư duy về sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưngvẫn trong khuôn khổ có thể quản lý được Khung sinh kế luôn được đặt trongtrạng thái động, nó không có điểm đầu, điểm cuối Giá trị của một khung sinh kếgiúp cho người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhângây ra nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng Có thể đó là những cú sốc và các
xu hướng bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc việcthiếu cơ bản các tài sản sinh kế
- Tài sản và hoản cảnh dễ bị tổn thương: Tài sản có thể vừa bị phá huỷ vừađược tạo ra thông qua các biến động của hoàn cảnh
- Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: Thể chế, chínhsách và sự chuyển dịch cơ cấu, quy trình sản xuất có ảnh hưởng sâu sắc đến khảnăng tiếp cận tài sản
- Tạo ra tài sản: Chính sách đầu tư xây dựng CSHT cơ bản (nguồn vốnhữu hình) hoặc phát minh kỹ thuật (nguồn vốn con người) hoặc sự tồn tại củanhững thể chế địa phương làm mạnh lên nguồn vốn xã hội
- Xác định cách tiếp cận tài sản: Quyền sở hữu, những thể chế điều chỉnhcách tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến
- Ảnh hưởng tỉ lệ tích luỹ tài sản: Chính sách thuế ảnh hưởng đến doanhthu của những chiến lược sinh kế
Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ đơn giản, những cá nhân vànhững nhóm cũng ảnh hưởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế.Nói chung, tài sản càng được cung ứng cho người dân thì họ sẽ sử dụng càngnhiều Vì vậy một cách để đạt được sự trao quyền có thể là hỗ trợ cho người dânxây dựng những tài sản của họ
Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynhhướng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lược
để đảm bảo sinh kế của họ
Trang 32Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụthuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản Những tài sản khácnhau cần để đạt được những kết quả sinh kế khác nhau.
Ví dụ thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất chính:Diện tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá trị của tài sản cố địnhngoài đất đai, có điều kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa mới.Tất cả các yếu tố trên đóng góp vào gia tăng năng suất đất đai và thu nhập củanông hộ Sự gia tăng năng suất nông nghiệp có thể gián tiếp ảnh hưởng lên lĩnhvực phi nông nghiệp, bằng sự gia tăng thặng dư tương tự lúa gạo và như vậy tạo
ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực chế biến ở nông thôn, thương mại và các hoạtđộng vận chuyển, từ đó có thể đóng góp trực tiếp làm thu nhập nông nghiệp lớnhơn Sự phát triển tài nguyên nhân lực tuỳ thuộc cấp lớp đã đến trường của chủ
hộ, có thể góp phần làm tăng năng suất lao động các hoạt động phi nông nghiệp,
từ đó thu nhập nông hộ gia tăng Giáo dục cũng tạo cơ hội nghề nghiệp cho thànhphần lao động gia đình thủ công, năng suất thấp (chủ yếu trong lĩnh vực nôngnghiệp và các hoạt động xây dựng) chuyển sang các hoạt động ngoài nôngnghiệp như: thương maị và dịch vụ Tình trạng của cơ sở hạ tầng cũng đóng góptích cực vào thu nhập thông qua giá cả của đầu vào, đầu ra trong lĩnh vực thươngmại và qua việc gia tăng cơ hội lao động làm tăng thu nhập trong lĩnh vực phinông nghiệp ở nông thôn Ngoài nguồn vốn tiết kiệm của gia đình, tiếp cận tíndụng làm tăng thêm vốn cũng làm tăng thêm thu nhập của nông hộ
Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà conngười đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như
để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ Mà những mục tiêu và ướcnguyện mà con người đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau
có thể gọi là kết quả sinh kế Đây là những thứ mà con người muốn đạt đượctrong cuộc sống kể cả trước mắt cũng như lâu dài
Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tớicác hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì Đồng thờicũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới Kếtquả sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống đượcnâng cao, khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sửdụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Do đó cần phải kết hợp và sửdụng khác nhau như đất đai, vốn, khoa học công nghệ
Trang 33c Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế
Chiến lược sinh kế là cách thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêucủa họ Các hộ gia đình, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa sinh kế(nhiều cách sinh sống) Các chiến lược sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc khôngphụ thuộc vào điều kiện môi trường, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thi trường,việc làm trong nền kinh tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Người dân có thể sử dụng những gì mà họ có thể tiếp cận được để tồn tại hoặccải thiện tình hình hiện tại
Chiến lược sinh kế của người dân bao gồm những quyết định và lựa chọncủa họ về sự đầu tư và sự kết hợp các nguồn lực sinh kế nào với nhau Quy môcủa các hoạt động tạo thu nhập mà họ đang theo đuổi Quản lý như thế nào đểbảo tồn được các nguồn lực sinh kế và thu nhập của họ? Cách người dân thu thập
và phát triển các kiến thức, kĩ năng cần thiết để kiếm sống ? Cách sử dụng thờigian và công sức? Cách họ đối phó với rủi ro
Kết quả sinh kế mang tính chất là tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bềnvững Kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc sống của người dân
ra sao ? Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biếnsinh kế trước những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội Đây là kết quả củanhững thay đổi cuối cùng mà người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triểnmong muốn đạt được
2.1.2 Nội dung phân tích ảnh hưởng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị mất đất
Ảnh hưởng là tác động từ người hoặc từ sự vật hiện tượng đến các đốitượng hoặc sự vật hiện tượng khác Có hai loại ảnh hưởng chính là ảnh hưởngtích cực và ảnh hưởng tiêu cực
Phân tích ảnh hưởng của thu hồi đất đến sinh kế của người nông dân bị mấtđất là tìm hiểu những tác động tích cực hoặc tiêu cực từ việc thu hồi đất nôngnghiệp đến các hoạt động sinh kế của người nông dân
Đất đai là một trong năm nguồn lực sinh kế của hộ nông dân Nguồn lực đấtđai có mối quan hệ tương hỗ với các nguồn lực khác mà cụ thể là nguồn lực tàichính, nguồn lực vật chất Chính vì vây khi nội dung phân tích ảnh hưởng củathu hồi đất nông nghiệp được thể hiện như sau:
Trang 342.1.2.1 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến các nguồn lực sinh kế
a Ảnh hướng đến nguồn vốn nhân lực
Theo Huyền Ngân (2009): Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003-2008) đã tác độngđến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5triệu người, trung bình mỗi hộ nông dân có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không
có việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việclàm, phải chuyển đổi nghề nghiệp Với một lượng lớn lao động như vậy, việc giảiquyết việc làm gặp vô vàn khó khăn
Cũng phải kể đến, phần lớn lao động tại khu vực nông thôn hiện nay đềurơi vào độ tuổi đã khá cao, trên 35 tuổi Do vậy, tâm lý trồng lúa đã ăn sâu, bén
rễ, chuyện học nghề để chuyển đổi chẳng khác nào đánh đố Hơn nữa, để họcnhững nghề đòi hỏi nhiều chất xám thì người nông dân khó tiếp thu, còn đào tạonghề đơn giản thì doanh nghiệp không chấp nhận Thành thử, những trường,trung tâm dạy nghề được mở tại những vùng có diện tích thu hồi đất nông nghiệplớn rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” Nơi thì không đủ học viên vào họcphải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, nơi thì hầu như toàn học viên từ cáctỉnh khác, nơi khác về học
b Ảnh hưởng đến nguồn vốn tự nhiên (đất đai)
Khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhu cầu về sử dụng đất chuyêndung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh Điều này
đã dẫn đến tình trạng mất đi những diện tích trồng đất nông nghiệp: sản xuấtlương thực, thực phẩm, tạo không gian xanh cho môi trường sống khiến ngườidân gặp nhiều khó khăn như hoạt động sản xuất thực hiện với quy mô rộng sẽkhông thể tiến hành, lương thực, thực phẩm giảm khiến thu nhập người dân bịgiảm đi so với trước đây
Tuy nhiên, khi việc thu hồi đất được tiến hành để giành đất xây dựng cở sở
hạ tầng, các khu công nghiệp sẽ mở ra những cơ hội mới, những nhu cầu mới nảysinh sẽ đưa người nông dân đến với những nguồn sinh kế mới tùy thuộc vào điềukiện, đặc điểm của các dự án đó mang lại
c Ảnh hưởng đến nguồn vốn xã hội
Việc sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của người nôngdân chưa hợp lý, chủ yếu dùng để xây nhà, mua sắm, một số hộ thì đầu tư thamgia các khóa tập sản xuất, hoặc đi vui chơi giải trí, đi du lịch
Trang 35d Ảnh hưởng tới nguồn vốn tài chính
Sản xuất nông nghiệp ở các địa phương vẫn theo phương thức cũ, nhỏ lẻ,phân tán nên hiệu quả kinh tế thấp và có nguy cơ kém bền vững trước thiên tạdịch bệnh và biến động của thịt rường Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, từ
đó hạn chế cơ hội để nâng cao thu nhập từ ngành chính là trồng trọt, trong khikhả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản và các nghề phi nông nghiệp còn hạnchế Các sản phẩm rau quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm có sức cạnh tranh thấp.Người nông dân bị thu hồi đất rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mấthoặc giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp.Phần đông nông dân có tiền (tiền đền bù do bị thu hồi đất) cũng khó tìm phương
án nào hiệu quả để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh làm cho nó sinh sôi nảy nở.Một thực trạng đáng buồn nữa, do trình độ hạn chế, sau khi bị thu hồi đất cảnước có tới 67% nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13%chuyển sang nghề mới và khoảng 20% khác không có việc làm hoặc có việc làmnhưng không ổn định Mà, số nông dân bị thu hồi đất không tìm được công việcmới, quay lại làm nghề nông lại đối mặt với nỗi lo không có đất để cấy cày, rơivào cảnh thất nghiệp Đơn thuần, không có đất canh tác, lại không kiếm đượccông việc mới nên thu nhập của 37% số hộ nông dân bị thu hồi đất bị sụt giảm sovới trước đây, và chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước Đây là nguyênnhân chính của hiện tượng số người tự do di cư ra thành thị kiếm việc làm đangtăng lên
e Ảnh hưởng đến nguồn vốn tài sản
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụphát triển kinh tế nó tạo ra diện mạo mới: những nhà máy mọc lên, những conđường xi măng, hệ thống cầu cống, hệ thộng điện nước, cơ hở hạ tầng, nhà ở, cácdịch vụ phụ vụ cho những dự án
2.1.2.2 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến các hoạt động sinh kế trên đất sản xuất nông nghiệp
a Ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấplương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu chocông nghiệp; nông sản để xuất khẩu Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muônđời và đang ngày càng có giá trị bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho conngười ngày một gia tăng
Trang 36Diện tích đất trồng cây nông nghiệp ngày càng thu hẹp, trong khi an ninhlương thực vẫn là nhu cầu bức bách trong những năm tới Nhưng để bảo đảm anninh lương thực, không đơn thuần chỉ là giữ đất mà còn phải giải quyết hài hòalợi ích của người chủ đất.
Theo số liệu báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ năm 2000 trở lại đây, trungbình mỗi năm đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 7.400
ha Báo cáo của Bộ TN&MT cho thấy, cũng trong khoảng thời gian trên, đấtnông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp trung bìnhhàng năm là 1% tổng diện tích đất sản xuất
Số hộ nông dân bị mất đất ngày càng tăng, trong khi các ngành nghề phinông nghiệp chưa phát triển để giải quyết số lao động dôi ra, đã tạo nhiều nguy
cơ xấu trong tương lai Nhưng đáng lo nhất là an ninh lương thực có thể bị ảnhhưởng do diện tích trồng lúa giảm
b Ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vậtnuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động Sảnphẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạtcủa con người
Nếu diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp thì người nông dân sẽ mất đấtchăn nuôi thủy sản, thủy cầm chạy đồng trên diện tích nông nghiệp của mình.Đồng thời nguồn thức ăn cho gia súc như: cỏ, rơm rạ sẽ thiếu hụt, người nôngdân phải đi tìm nguồn thức ăn mới cho gia súc dẫn đến ảnh hưởng cho ngànhchăn nuôi trong thời gian tới
c Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế khác trên đất nông nghiệp:
Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cảhình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi giasúc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm,trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệm, làm muối, thủy sản, xâydựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cánhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sảnxuất nông nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không có đất để thực hiện các môhình sản xuất nông nghiệp đó
Trang 37Về đền bù thiệt hại về đất đai, do đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nênkhông có chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đấtnông nghiệp, tuỳ trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sửdụng bị thu hồi đất.
Về phương thức đền bù thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sửdụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Ngườidân có quyền lựa chọn các hình thức đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhàtại khu ở mới Tại thủ đô Bắc Kinh và Thành phố Thượng Hải, người dânthường lựa chọn đền bù thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với côngviệc nơi làm việc của mình
Về giá đền bù thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường Mức giá này cũngđược Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thờiđược điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nướctác động điều chỉnh tại chính thị trường đó đối với đất nông nghiệp, việc đền
bù thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu)
Về tái định cư, các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựngđồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với cácnhu cầu sử dụng khác nhau Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chínhquyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hộiđược Nhà nước có chính sách xã hội riêng
Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ Khu táiđịnh cư được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giaothông động và tĩnh Trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng phải lập cácbiện pháp xử lý đối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được thống nhất.Khi không đạt được thống nhất sẽ xử lý theo phương thức trước tiên là dựa theotrọng tài, sau theo khiếu tố
Trang 38Tiêu chuẩn sắp xếp bồi thường di dời nhà cửa hiện nay của Thành phốThượng Hải được thực hiện theo 3 loại:
- Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời cộngthêm với “Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ”
- Loại 2: đổi nhà theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thịtrường, giá tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời
- Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn màchính quyền quận, huyện nơi có di dời lập ra đối với những người có khókhăn về nhà ở Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà ở cho phùhợp Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng diện tích, dựa theo phân cấptừng vùng trong thành phố Càng ra ngoại vi càng được hệ số tăng thêm, mứctăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100
* Thái Lan
Không có chính sách đền bù tái định cư quốc gia, vì đa hình thức sở hữu đấtđai nhưng Hiến Pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đíchxây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước,phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo thờigiá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưngdụng gây ra và quy định việc đền bù phải khách quan cho người chủ mảnh đất vàngười có quyền thừa kế tài sản đó Dựa trên các qui định này, các ngành có quiđịnh chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình
Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng bất động sản ápdụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dụng tiện íchcông cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đấtnước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mụcđích công cộng Luật qui định những nguyên tắc về trưng dụng đất,nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại Căn cứ vào đó, từngngành đưa ra các qui định cụ thể về trình tự tiến hành đền bù tái định cư,nguyên tắc cụ thể xác định giá trị đền bù, các bước lập và phê duyệt dự án đền bù,thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán đền bù tái định cư, trình tự đàmphán, nhận tiền đền bù, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án Ví dụ:Trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều
dự án đền bù tái định cư lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với
Trang 39mục tiêu: “ đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn”thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu,đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được thamgia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quảkhi cần thu hồi đất trong nhiều dự án.
* Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều sự tương đồng với sự phát triển kinh tếcủa Việt Nam Trước những năm 70, Hàn Quốc cũng là một nước nông nghiệp,nông nghiệp chiếm 50% GDP Hàn Quốc Nông dân Hàn Quốc cũng là ngườiChâu Á, mang ý thức hệ của người Á Đông: mặc cảm, tự ti Trước năm 1970,GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tương tự nước ta vào năm 1991, 1992,khoảng 300 – 350 USD/người/năm
Trước năm 1970 Hàn Quốc lấy CNH – HĐH làm trọng điểm, công nghiệptăng trưởng rất nóng nhưng lại ko có cơ hội vì không có thị trường Trong khi đónông nghiệp tăng chậm Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa giàu –nghèo lớn
Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra 1 con đường giải phóng đó là phong trào
“Sumomidon” (phong trào xây dựng nông thôn mới) Học tập phương châm
“Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”.Một mặt vẫn phát triển công nghiệp, mặt khác đầu tư vào nông nghiệp, phát huynội lực của người nông dân trên mảnh đất của họ để phát triển kinh tế Chính phủđầu tư, hỗ trợ vào nông nghiệp bằng vật chất để phát triển nông nghiệp, nôngthôn Với tư tưởng là chỉ đầu tư tài chính một phần mà chủ yếu là vật chất bằngcách đưa sản phẩm công nghiệp không thể ra thị trường tiêu thụ về nông thônnhư sắt, thép xây dựng cơ sở vật chất như: đường giao thông, các công trìnhcông cộng (trường học, bệnh viện )
Mặt khác chuyển giao một số khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vựcnông thôn Xây dựng các phương án, dự án phát triển theo từng cấp:
Cấp 1: Nâng cao điều kiện sống cho người dân
Cấp 2: Nâng cao cơ sở hạ tầng
Cấp 3: Tăng thu nhập cho nông dân
Làm từ thấp đến cao, chỉ khi nào hoàn thành cấp 1 mới được làm tiếp cấp 2
Trang 40Từ thực tiễn của Hàn Quốc rút ra kinh nghiệm : Phát triển công nghiệp songsong với đầu từ phát triển nông nghiệp Như vậy vừa thực hiện được CNH –HĐH đất nước vừa đảm bảo được an ninh lương thực Phát triển nông nghiệp,nông thôn theo từng bước không nóng vội, hoàn thành cấp này mới làm tiếpcấp kia.
*Kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và táiđịnh cư của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, Việt Nam chúng tacần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợGPMB ở một số điểm sau:
- Hoàn thiện các quy định về công tác định giá đất nói chung và định giáđất để bồi thường, hỗ trợ giải phòng mặt bằng và tái định cư nói riêng bằng cáchthành lập các đơn vị tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu và xây dựng giá đất ởcác tỉnh, thành phố cả nước để giúp nhà nước xây dựng được một khung giá phùhợp sao cho hài hòa giữa lợi ích của người và lợi ích quốc gia
- Công khai hoá đầy đủ các thông tin liên quan về dự án cũng như chínhsách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi được biết, đượcbàn và kiểm tra
- Quan tâm hơn nữa đối với việc lập quy hoạch và xây dựng các khu táiđịnh cư; các chế độ chính sách của những người bị thu hồi đất; giá cả đền bùphải sát với giá thị trường; xử lý hài hoà lợi ích và quyền lợi của người bị thu hồiđất, chủ đầu tư với Nhà nước
- Ngoài khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chínhsách hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề và tạo công ăn việc sau khi bị thu hồi đất.2.2.2 Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nôngdân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
2.2.2.1 Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giảiquyết việc làm và sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệpphục vụ quá trình xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống ở nông thôn
và làm nông nghiệp Theo thống kê của hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm nước
ta có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương