1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm (tt)

16 183 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 327,55 KB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế nhất định, nhất là những quy định về bảo vệ qu

Trang 1

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

4.1 Phạm vi nghiên cứu 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI 5

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM 6

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM 7

1.1.1 Khái niệm quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 7

1.1.2 Đặc điểm của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 8

1.1.2.1 Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập bắt buộc theo quy định pháp luật 8

1.1.2.2 Nghĩa vụ trích nộp quỹ bảo vệ người được bảo hiểm không thuộc về đối tượng được quỹ chi trả 8

1.1.2.3 Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chỉ thực hiện chi trả cho người được bảo hiểm khi chủ thể kinh doanh bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán 9

1.1.2.4 Hoạt động đầu tư của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu 9

1.1.3 Vai trò của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 10

1.1.3.1 Bảo vệ bên mua bảo hiểm, đặc biệt là bên mua bảo hiểm không chuyên nghiệp 10

Trang 2

1.1.3.2 Duy trì niềm tin của công chúng vào thị trường bảo hiểm 11 1.1.3.3 Góp phần thúc đẩy cạnh tranh giữa các thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước 11 1.1.3.4 Góp phần tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng trên thị trường tài chính 12 1.1.3.5 Góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội 12

1.1.4 Sự khác biệt giữa quỹ bảo vệ người được bảo hiểm với quỹ dự phòng

và bảo hiểm tiền gửi 13

1.1.4.1 Cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ dự phòng 13 1.1.4.2 Cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng bảo hiểm tiền gửi 17

1.1.5 Một số kinh nghiệm lập pháp về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 20

1.1.5.1 Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm ở các nước Châu Âu 20 1.1.5.2 Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm ở Trung Quốc 21 1.1.5.3 Những bài học rút ra khi áp dụng tại Việt Nam 23

1.2 CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM 24

1.2.1 Cơ sở lý luận của việc quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 24 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc quy định về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 25

1.3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM 27

1.3.1 Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với nguồn hình thành Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 28 1.3.2 Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 29 1.3.3 Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quản lý quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 30

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 33 2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THÀNH, QUẢN

LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM 33

2.1.1 Quy định pháp luật về nguồn hình thành quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 33

Trang 3

2.1.1.1 Trích nộp hàng năm theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả các hợp đồng bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm và chi

nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài 34

2.1.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 38 2.1.1.3 Số dư năm trước của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chuyển sang năm sau 42

2.1.2 Quy định pháp luật về sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 42

2.1.2.1 Các trường hợp sử dụng quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm 42

2.1.2.2 Nguyên tắc chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 45

2.1.2.4 Thủ tục sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 48

2.1.3 Quy định pháp luật về quản lý, điều hành quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 50

2.1.3.1 Hội đồng quản lý quỹ người được bảo hiểm 51

2.1.3.2 Ban điều hành quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 52

2.1.3.3 Ban kiểm soát quỹ bảo vệ người được bảo hiểm 53

2.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH VỀ QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 54

2.2.1 Hạn chế trong quy định về trường hợp sử dụng quỹ quy định tại Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm và kiến nghị hoàn thiện 55

2.2.2 Hạn chế trong quy định về hạn mức chi trả của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và kiến nghị hoàn thiện 56

2.2.3 Hạn chế trong quy định về chức năng của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và kiến nghị hoàn thiện 58

2.2.4 Hạn chế trong quy định về đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và kiến nghị hoàn thiện 59

2.2.5 Hạn chế trong quy định về thời điểm ngưng trích nộp quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và kiến nghị hoàn thiện 60

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước sang một thời kỳ phát triển mới Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn cho đất nước Nhiều lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh, đời sống nhân dân cũng ngày càng được nâng cao Trong quá trình phát triển đó, bảo hiểm đã và đang chứng tỏ được vai trò tích cực của mình đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung Đồng thời, kinh doanh bảo hiểm cũng đã thật sự trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút rất nhiều lao động Thông qua việc hình thành hệ thống đại lý bảo hiểm so với các quốc gia khác trên

tế giới

Việt Nam ngành bảo hiểm nước ta mới bắt đầu phát triển từ cách đây khoảng gần

25 năm khi thế độc quyền kinh doanh bảo hiểm được xóa bỏ theo Nghị định 100/1993/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/12/1993 về Kinh doanh bảo hiểm Đến khi Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (có hiệu lực 01/4/2001) ra đời, đã tạo đột phá thị trường bảo hiểm nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ , phát huy vai trò lá chắn kinh tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển và ổn định nền kinh tế trong nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

Các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam trong quá trình mở cửa và hội nhập đã không ngừng đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dân, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường Một mặt, các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường hiệu quả kinh doanh thông qua việc tái cấu trúc hoạt động và tập trung vào những sản phẩm bảo hiểm mũi nhọn Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng luôn chú trọng công tác đảm bảo về mặt tài chính, tạo tâm lý an toàn đối với các khách hàng và cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì thực trạng quy định pháp luật

về kinh doanh bảo hiểm cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế nhất định, nhất là những quy định về bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, gây cản trở không ít cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, việc một doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản trong môi trường cạnh tranh là điều có thể xảy ra

Trang 6

Cơ chế ưu tiên phân chia tài sản cho phép người được bảo hiểm được ưu tiên nhận bồi thường khi thanh lý tài sản đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ hoặc từ toàn bộ tài sản còn lại của doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản Tuy nhiên, cơ chế này bộc lộ nhược điểm

là khó có khả năng chi trả đầy đủ các khoản nợ đối với tất cả chủ hợp đồng bảo hiểm

Trong bối cảnh đó, ngày 24/11/2010, Quốc hội đã ban hành Luật số 61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực ngày 01/7/2011) với nỗ lực khắc phục những tồn tại nói trên Tại Khoản 3, Điều 97 bổ sung quy định về việc thành lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2011/NĐ–CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, tại Mục 4 quy định chi tiết về quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm; Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm Đến ngày 01 tháng 07 năm 2016 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 để thay thế các Nghị định trên Với những quy định trên, người tham gia bảo hiểm được an toàn hơn trước những rủi ro mất khả năng thanh toán hoặc phá sản của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong nước và nước ngoài được đối xử công bằng hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Để hiểu rõ hơn về vai trò, quy định pháp luật cũng như thực trạng vướng mắc về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay, đồng thời kiến nghị giải pháp

để hoàn thiện, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về quỹ bảo vệ người được

bảo hiểm” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm (hay quỹ bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm, quỹ bảo vệ người tham gia bảo hiểm) là một vấn đề không mới ở các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ba Lan, Malaysia, Philippin,…

Trong thực tiễn, vai trò của quỹ bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm đã và đang được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới Đối với các nước đang phát triển có hệ thống

Trang 7

quản lý thị trường bảo hiểm chưa hoàn chỉnh, doanh thu phí bảo hiểm chưa lớn như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Ba Lan… đã hình thành Quỹ Bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của chủ hợp đồng bảo hiểm, tạo niềm tin cho họ để từ đó

có thể phát triển thị trường bảo hiểm lành mạnh hơn Không chỉ các nước đang phát triển mới cần đến quỹ bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Australia… cũng đang sử dụng cơ chế quỹ bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm, hạn chế phần nào những rủi ro tiềm ẩn từ thị trường bảo hiểm có tính cạnh tranh cao

Tuy quy định về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ở mỗi nước có những thuận lợi và hạn chế nhất định nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều tán thành về việc thành lập quỹ cũng như đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật của quốc gia mình

Ở Việt Nam, trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 được ban hành, đã có một số bài viết bước đầu đề cập về vấn đề này như: Bài viết Có nên thành lập quỹ bảo vệ người tham gia bảo hiểm của TS Nguyễn Văn Thành, đăng trên Tạp chí Tài chính số 7 (525), 7/2008, trong bài viết trên tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá sơ bộ khả năng thành lập, vai trò cũng như định hướng mô hình của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ở Việt Nam

Năm 2012, đăng tải trên Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính, số 5 ra ngày 30/6/2012 có bài viết “Một số vấn đề lý luận

cơ bản về cơ chế bảo vệ chủ hợp đồng” đề cập đến sự cần thiết để bảo vệ người chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là một trong những cơ chế thực thi việc bảo vệ đó; số 6 ra ngày 31/7/2012 có bài viết “Phân tích và đánh giá mô hình quỹ bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm của một số nước” xem xét dưới góc độ so sánh ưu, khuyết điểm của mô hình quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ở một số quốc gia như Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, Mỹ, đề xuất định hướng mô hình của Quỹ bảo

vệ người được bảo hiểm ở các quốc gia đang phát triển

Qua khảo sát của tác giả, hiện chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ

và toàn diện về pháp luật về quỹ bảo vệ được bảo hiểm ở Việt Nam, lý do đến năm 2010 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm mới quy định về việc thành lập quỹ này, Nghị định 123/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung

Trang 8

một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành vào ngày 28 tháng 12 năm 2011; và Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm

2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đến ngày 15/9/2013 mới bắt đầu có hiệu lực Trên thực tế, quỹ được Bộ Tài chính chính thức ra mắt tại Hà Nội vào ngày 09/9/2014 Đến ngày 01 tháng 07 năm 2016 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 để thay thế các Nghị định trên để phù hợp hơn tình hình thực tế

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về quỹ bảo vệ người được bảo

hiểm như khái niệm, đặc điểm, những chủ thể có liên quan đến quỹ, tìm hiểu về cơ sở hình thành quy định pháp luật về quỹ và sự cần thiết khách quan phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

- Thứ hai, nghiên cứu quy định pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm,

tập trung phân tích quy định pháp luật về tạo lập, sử dụng và quản lý quỹ người được bảo hiểm để hiểu rõ hơn của thị trường, chính sách của Nhà nước ta trong việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ người được bảo hiểm

- Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, dưới góc độ cá nhân, tác giả mong muốn

phát hiện ra được những điểm chưa phù hợp, bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm trong thời gian tới, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, duy trì niềm tin của công chúng vào thị trường bảo hiểm, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường này trong tương lai ở nước ta

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, cụ thể:

- Khoản 3, Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Trang 9

- Chương VIII Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm thay thế Mục 4 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Đồng thời tác giả kết hợp khảo sát những quan điểm khoa học, các quy định pháp luật của một số lĩnh vực gần và quy định pháp luật của một số nước trên thế giới về vấn đề này

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng

Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

- Pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là một đề tài mới, hy vọng với việc nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, luận văn có thể góp phần bổ sung, hoàn thiện mặt lý luận cũng như quy định pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

- Góp phần vào công tác tuyên truyền đến công chúng về vai trò của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, thúc đẩy thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển thông qua việc tạo niềm tin cho người tham gia bảo hiểm

- Đồng thời luận văn cũng là tiền đề quan trọng để người viết có thể nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 2 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

- Chương 2: Quy định pháp luật về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và giải pháp

hoàn thiện

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Ngày nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm là không thể thiếu ở mỗi quốc gia và ngày càng phát huy được vị thế của mình, bởi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khoa học kỹ thuật và thông tin thì rủi ro của con người xuất hiện nhiều hơn và nhu cầu về an toàn của họ cũng càng lớn hơn Ngành kinh doanh bảo hiểm đã chứng minh được vai trò của mình trong đời sống kinh tế- xã hội như khắc phục hậu quả tài chính, góp phần bảo tồn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống cho bên mua bảo hiểm hoặc đối tượng được thụ hưởng khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra1; góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế2; tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, Việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu được an toàn về tài chính ngày càng cao của cá nhân, tổ chức trong xã hội, đồng thời cũng diễn ra quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tìm kiếm thị phần Để thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh và đặc biệt là để bảo vệ người tham gia bảo hiểm, các cơ chế giám sát bảo hiểm được luật các quốc gia quy định khá chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện Điều này xuất phát từ đặc thù đối tượng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là rủi ro

Các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác đã luôn xây dựng cho mình một chiến lược rủi ro để đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt Là một loại hình kinh doanh gắn với rủi ro, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm càng phải bảo vệ chính mình và khách hàng của mình trước các rủi ro Ngoài những quy định về điều kiện thành lập, quy định bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm trích tiền Ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ, quỹ dự trữ, thì việc thành lập quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là giải pháp

1 Trong năm 2014, tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam ước

là 18.552 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2013 Trong đó, số tiền của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 8.199

tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2013; số tiền của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 10.353 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2013 (Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính (2014), Thị trường bảo hiểm năm 2014: Những điểm nhấn đáng chú ý, http://tapchitaichinh.vn/Vang-Tien- te/Thi-truong-bao-hiem-nam-2014-Nhung-diem-nhan-dang-chu-y/56864.tctc, truy cập ngày: 10/02/2017

2 Theo số liệu thống kê từ Cục giám sát, quản lý bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính Việt Nam thì năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013 Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9% Xét trên khía cạnh kinh tế, chắc chắn các công ty bảo hiểm cần đầu tư trở lại nền kinh tế tiền phí bảo hiểm này để sinh lời như kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp, cho vay theo Luật tổ chức tín dụng, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính (2014), Thị trường bảo hiểm năm 2014: Những điểm nhấn đáng chú

ý , xem tại http://tapchitaichinh.vn/Vang-Tien-te/Thi-truong-bao-

Ngày đăng: 24/12/2018, 12:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w