1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

SKKN: Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng Anh bậc tiểu học

20 325 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 100,44 KB

Nội dung

Do vậy, giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, vận dụng đa dạng các phương pháp, đổi mới trong thiết kế hoạt động dạy môn Tiếng Anh nói chung và kỹ năng dạy từ vựng nói riêng để g

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I Cơ sở lý luận

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất hiện nay Ngày nay, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết

Ở Việt Nam, những năm gần đây Tiếng Anh được đưa vào học trong chương trình bậc tiểu học và đang dần trở thành môn học bắt buộc và bước đầu đã thu được những kết quả đáng mừng Vì vậy, nhiệm vụ giáo dục của các cấp giáo dục

và đào tạo trong năm học 2017-2018 đều nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, Tin học, đặc biệt là Tiếng Anh, chuẩn bị tốt cho việc triển khai các môn học này trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.” Học tiếng Anh

ở tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Đồng thời, việc học tiếng Anh là một trong những điểm khởi đầu góp phần cho việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời; năng lực làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội Hơn nữa, học tiếng Anh ở tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các bậc học tiếp theo cũng như học các ngôn ngữ cần thiết khác trong tương lai Do vậy, việc học Tiếng Anh ở bậc tiểu học rất đáng được coi trọng

Tuy nhiên, để việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp hiệu quả thì đòi hỏi phải có vốn từ vựng phong phú Học từ vựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ Theo Wilkins (1972), nếu người học không học ngữ pháp thì họ chỉ có thể truyền đạt được rất ít ý tưởng của mình Nhưng nếu họ không có vốn từ vựng nhất định, họ hoàn toàn không thể diễn tả được điều gì trong giao tiếp Như vậy, từ vựng là công cụ giúp người học có thể tiến hành giao tiếp thành công Ngoài ra, từ vựng là nền tảng để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác như: đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết Nhận thức được tầm quan trọng này, ngày nay tất cả các phương pháp áp dụng trong giảng dạy đều chú trọng đến việc dạy từ vựng Và việc bắt đầu học tiếng Anh luôn gắn liền với việc học từ vựng

Vì từ vựng là một ngôn ngữ nên nó được thể hiện giữa hai hình thức: Lời nói và chữ viết Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói hay chữ viết Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu…) hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch” còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như những “mạch vữa” để xây lên thành môt ngôi nhà “ngôn ngữ” Từ vựng là nền tảng để vận dụng và thực hành các kỹ năng ngôn ngữ khác trong giao tiếp Cho nên việc học từ vựng là một yếu

tố quan trọng trong việc học Tiếng Anh Tuy nhiên, đa phần học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của từ vựng, chỉ học qua loa rồi không biết vận dụng tốt vốn từ, học thuộc lòng một cách chống đối, chưa chưa chịu ghi nhớ và phát huy vốn từ một cách hiệu quả

Hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó, học vẹt mà không biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều Làm thế nào để khắc phục tình

Trang 2

trạng này, làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh rất hào hứng, thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ nhất là những hình ảnh gây ấn tượng và cảm xúc mạnh, xong các em lại nhanh chán Do vậy, giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, vận dụng đa dạng các phương pháp, đổi mới trong thiết kế hoạt động dạy môn Tiếng Anh nói chung và kỹ năng dạy từ vựng nói riêng để giúp học sinh hứng thú trong việc học, từ đó khắc sâu và ghi nhớ từ vựng tốt hơn

Do đặc thù riêng của bộ môn Tiếng Anh học sinh rất khó nhận được sự kèm cặp, hỗ trợ thêm từ gia đình ngoài các giờ học trên lớp Nhất là ở vùng nông thôn, khi đa phần gia đình học sinh đều thuần nông, phụ huynh khó có khả năng để hỗ trợ con em mình trong việc học Tiếng Anh Nên các em học sinh ít

có cơ hội thực hành để nhớ được vốn từ và rèn luyện vốn từ ấy

Xuất phát từ những trăn trở trên, là một giáo viên dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học Vũ Yển, một xã nông thôn thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, nơi

mà học sinh mới có cơ hội được tiếp cận với môn học này; học sinh không có nhiều tài liệu để tự tìm tòi, học hỏi nâng cao vốn từ vựng của mình nên tôi lựa

chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở

bậc tiểu học” để từ vựng không còn là nỗi khó khăn của học sinh khi học Tiếng

Anh nữa

II Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra giáo dục

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

III Mục tiêu

Trong môn học Tiếng Anh, từ vựng có ở tất cả các tiết học, các đơn vị bài học và các kĩ năng Vì vậy, giúp học sinh học từ, nhớ từ vựng Tiếng Anh là một hoạt động không thể thiếu trong một tiết học nào Việc học từ và nhớ từ không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ mà còn là việc giúp các em nghe từ, phát âm từ một cách chính xác và áp dụng từ trong giao tiếp bằng Tiếng Anh Do đó, việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ và nhớ từ lâu là nhiệm vụ của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu từ, sử dụng được từ vào trong câu theo từng ngữ cảnh và nhớ được từ lâu

Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình

Trang 3

Phương pháp chủ đạo trong dạy học ngoại ngữ của chúng ta là lồng ghép, nghĩa là từ mới cần được dạy trong ngữ cảnh, ngữ cảnh có thể là một bài đọc, một đoạn hội thoại hay một bài khoá Tuy nhiên, nói đến cùng thì việc dạy và học ngoại ngữ vẫn là việc dạy từ mới như thế nào, dạy cấu trúc câu mới như thế nào để học sinh biết cách sử dụng từ mới và cấu trúc mới trong giao tiếp bằng tiếng nước ngoài Theo khảo sát cho thấy nếu chúng ta áp dụng phương pháp cũ

để giảng dạy từ mới học sinh tiếp thu bài chậm khả năng nhớ từ khó hơn và chóng quên Học sinh học một cách thụ động ép buộc không có hứng thú Điều này dẫn tới chất lượng giờ học không đảm bảo

Ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau cho từng bước xử lý từ vựng trong các ngữ cảnh mới: gợi mở, dạy từ, kiểm tra và củng cố

từ vựng Có nên dạy tất cả những từ mới không, dạy bao nhiêu từ trong một tiết thì vừa Dùng sẵn mẫu câu đã học hoặc sắp học để giới thiệu từ mới Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc, vận dụng từ vựng vào cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và qua những bài tập thực hành

Với mục tiêu giúp các em học sinh hình thành kĩ năng học từ vựng ngay

ở bậc tiểu học để các em có một vốn từ vựng phong phú, giúp các em học tốt môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học, làm nền tảng cho môn học này ở các bậc học sau, tôi đã nghiên cứu đề tài này với các nội dung cụ thể sau:

- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học trước khi vận dụng đề tài

- Tìm hiểu các thủ thuật giúp các em học tốt từ vựng môn Tiếng Anh: + Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ

+ Một số thủ thuật dạy từ vựng hiệu quả cho học sinh tiểu học

+ Một số thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp áp dụng các thủ thuật dạy và học từ vựng và so sánh với kết quả ban đầu

- Rút ra bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

I VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN:

1 Thực trạng vấn đề;

Tiếng Anh là một môn học mới được đưa vào giảng dạy đại trà trong những năm học gần đây ở huyện Thanh Ba nói chung và trường tiểu học Vũ Yển nói riêng Tuy nhiên, với bản chất tò mò, thích khám phá cái mới của các

em học sinh tiểu học, các em đã đón nhận và thích nghi với môn học này một cách nhanh chóng Song bên cạnh đó vẫn còn một số em học sinh gặp những khó khăn trong khi học, nhất là việc học và nhớ từ vựng Đối với các em học sinh lớp 3, vì mới được tiếp cận với môn học nên các em còn nhiều bỡ ngỡ hơn

Trang 4

Thầy cô, sách giáo khoa và phương pháp học đều mới với các em Đối với các

em học sinh lớp 4 - 5, các em đã quen dần với việc học tiếng Anh Song với lượng từ mới ngày càng nhiều, các em chưa biết cách học cho khoa học để nhớ

từ, để dùng vốn từ vựng của mình phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Các em học từ mới một cách máy móc, đối phó với thấy cô giáo, chưa có ý thức kiểm tra lại mình nên hiệu quả không cao Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học từ vựng trong các tiết học là rất cần thiết

Phần lớn phụ huynh có sự quan tâm tới việc học tiếng Anh của con em mình Tuy nhiên, đa số phụ huynh trình độ tiếng Anh còn hạn chế nên không thể

hỗ trợ việc học ở nhà của con em mình Các em học sinh cũng không có nhiều

cơ hội tiếp cận với các phương thức học tiếng Anh ngoài nhà trường như các chương trình học tiếng Anh qua mạng Internet

Về phía giáo viên: Tỷ lệ giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trong huyên Thanh Ba nói chung còn thấp Đa số mỗi trường chỉ có một giáo viên tiếng Anh nên việc trao đổi các vấn đề về chuyên môn trực tiếp trong nhà trường còn hạn chế Thêm vào đó, các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy chưa nhiều Muốn cho giờ học phong phú hơn, hiệu quả hơn, giáo viên phải tự làm các đồ dùng dạy học

Sau khi phân tích thực trạng của việc học tiếng Anh ở trường tiểu học Vũ Yển, sau 2 tuần học đầu tiên, tôi đã khảo sát việc học từ vựng của học sinh khối

4 trường tiểu học Vũ Yển và thu được kết quả như sau:

TSHS Khả năng nhớ từ

trên lớp

Khả năng vận dụng

từ vào kĩ năng nói

Khả năng vận dụng

từ vào kĩ năng viết

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng, việc dạy từ vựng với phương pháp truyền thống dạy từ và nghĩa của từ sẽ làm cho học sinh khó có thể nhớ từ ngay trên lớp, việc vận dụng từ vào các kĩ năng khác cũng bị hạn chế

2 Tồn tại, hạn chế

Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học trong những năm qua, tôi nhận thấy chất lượng môn học này vẫn còn thấp Qua quan sát, thực nghiệm sư phạm và điều tra kết quả giáo dục, tôi nhận thấy một số nguyên nhân của việc hạn chế như sau:

Trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế: Với bản chất tò mò, ham học hỏi, cùng với khả năng cảm nhận thế giới từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tất cả học sinh cùng chung một ý kiến rằng các em rất thích giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan trong các giờ dạy Tiếng Anh Nhưng trong thực tế giảng dạy, một số tiết học cần đến vật thật hoặc tranh ảnh minh họa cho các em vẫn còn nhiều hạn chế Vì đây là lứa tuổi rất năng động, các em rất thích khám phá

đồ vật bằng mắt thấy, tai nghe nên đồ dùng trực quan ảnh hưởng rất lớn đến việc học Tiếng Anh Bên cạnh đó trường tôi vẫn chưa có phòng Lab, phòng nghe-nhìn dành riêng cho bộ môn Tiếng Anh Việc mua sắm trang thiết bị gia đình

Trang 5

phục vụ công việc tự học Tiếng Anh tại gia đình của các em không phải ai cũng

có được

Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít: trường Tiểu học Vũ Yển đóng trên địa bàn xã Vũ Yển, một xã nông thôn mới của huyện Thanh Ba Học sinh ở đây chưa được ứng dụng thực tế những gì mình học trong giao tiếp hằng ngày Các

em không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để có thể chào hỏi xã giao vài câu Tiếng Anh Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ có được trong lớp học Chính vì thế mà học sinh cảm thấy học như bị bắt buộc, học để lấy điểm cao là chủ yếu, các em chưa ý thức được học Tiếng Anh để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này

Hạn chế về thời gian và các hình thức trò chơi: Học sinh ở bậc tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi Bên cạnh đó các hình thức trò chơi vẫn chưa được tổ chức phong phú Đặc biệt là học sinh tiểu học rất thích học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: Học mà chơi, chơi mà học

Động cơ và ý thức học tập chưa cao: Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn

là môn học tự chọn nên một số phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này Một số học sinh lên lớp là vì bắt buộc phải lên chứ các em không có một động cơ học tập nào Đối tượng học sinh yếu kém nên các

em này rất ngại thực hành giao tiếp Vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt của giáo viên Một số ít khác là đối tượng khá, giỏi, các em ngại giao tiếp không phải vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lí, ngại thực hành trước đám đông Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học tập chưa cao Thêm vào đó các em rất ít chú trọng vào việc học và rất lười học bài nhất là từ vựng Tiếng Anh

3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Trước hết về phía người dạy: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học sinh Nguyên nhân một phần là do sĩ số học sinh đông trong một lớp, một phần do một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, chưa quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn này chưa thật

sự như mong muốn Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạt hiệu quả cao Ngoài ra: Chương trình, sách giáo khoa còn nặng, có nhiều bài quá sức học sinh, nhất là đối với các khối 4, 5 trở lên Vì vậy,

để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo phân phối chương trình, giáo viên không thể đi sâu giảng kỹ

- Về phía học sinh: Bên cạnh những học sinh yêu thích học ngoại ngữ vẫn còn không ít học sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong

Trang 6

việc học bộ môn này Đa phần học sinh ở nông thôn ít có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để học Tiếng Anh tốt hơn Học sinh không có cơ hội vận dụng ngoại ngữ, thực hành vào các tình huống giao tiếp hàng ngày, vì vậy học sinh không có điều kiện để rèn luyện các

kỹ năng

- Sau cùng là trang thiết bị, đồ dùng dạy học: Thiết bị dạy học cần thiết như băng, đĩa máy cassette hầu hết các trường đều có trang bị Tuy nhiên còn rất nhiều trường, máy casette quá cũ hoặc chất lượng sử dụng không tốt dẫn đến việc giáo viên phải đọc cho học sinh Sách tham khảo, các loại từ điển, tranh ảnh

và các đồ dùng khác còn hạn chế nhiều Chưa có phòng học riêng theo đặc thù của bộ môn này

4 Tính cấp thiết cần tạo ra Sáng kiến

Trước thực trạng trên, với vai trò là một giáo viên, tôi đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để học từ vựng không còn là một vấn đề khó đối với học sinh? Làm thế nào để học sinh có thể nhớ từ vựng ngay trên lớp và áp dụng

từ vào phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết? Làm thế nào để các giờ học tiếng Anh trở nên sôi nổi, không còn khô khan, cứng nhắc? Làm thế nào để các

em học sinh yêu thích môn học tiếng Anh?

Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các kỹ năng dạy từ vựng, cụ thể là các

kỹ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung

Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng

môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học” với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc

nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học

II GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Từ thực tế việc dạy Tiếng Anh nói trên, tôi đưa ra một số thủ thuật giúp học và nhớ từ cho học sinh ở bậc tiểu học Các thủ thuật trong đề tài này cũng đã được đề cập nhiều trong các tài liệu hướng dẫn giảng dạy ở bộ môn Tiếng Anh Tuy nhiên làm thế nào để áp dụng các thủ thuật đó một cách có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt Có thể thủ thuật này phù hợp với bài dạy này nhưng lại không hiệu quả đối với bài học khác Để áp dụng vào thực tế cho phù hợp, sinh động

và hiệu quả cao thì còn tùy thuộc vào phương tiện giảng dạy của từng tiết học và

sự linh hoạt của giáo viên để biến mỗi hoạt động trở thành trò chơi lí thú, dễ lôi cuốn học sinh, gây cho các em sự hứng thú học tập và nhớ từ Một số thủ thuật, trò chơi sẽ thuận tiện hơn và hấp dẫn hơn nếu giáo viên dạy có hỗ trợ của công nghệ thông tin Đối với các tiết dạy truyền thống thì giáo viên cần chuẩn bị nhiều hơn bằng các giáo cụ trực quan như bảng phụ, vật thật, hình ảnh, mô hình… Mỗi thủ thuật có những thuận lợi khi được giáo viên vận dụng vào thực tiễn Sự chọn lọc các thủ thuật cho phù hợp từng mục đích dạy, từng bài dạy, từng phương tiện đồ dùng dạy học, tránh việc nhàm chán trong hoạt động là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong đề tài này

Trang 7

1 Một số thủ thuật giới thiệu từ vựng:

1.1 Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ

Để việc dạy từ và giúp học sinh nhớ từ lâu, giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây:

Lập kế hoạch dạy từ vựng sẽ được học hoặc ôn tập theo đặc trưng của từng tiết học

Lựa chọn trò chơi và thủ thuật cho phù hợp theo từng nội dung bài

Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học (bảng phụ dạy từ, bút lông, tranh, vật thật, thẻ bìa… )

Chuẩn bị máy tính, đèn chiếu nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của việc ứng dụng công nghệ thông tin

Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số trò chơi có hiệu quả

Trước mỗi bài học giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến từng bài học lên tường hai bên phòng học để học sinh dễ nhìn và dễ nhận biết chúng đang học bài nào? Mục đích cũng làm tăng thêm sự chú ý cũng như không khí trong lớp học thỏa mái dễ chịu

Sắp xếp những học sinh nhút nhát ngồi phía bàn trên gần giáo viên để tiện lắng nghe và tạo cơ hội động viên khích lệ trẻ

Giáo viên phải nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp, viết tóm tắt định hướng tiết dạy nhằm tìm ra mối liên quan giữa bài trước với bài sau, phần nào nên dạy trước phần nào sẽ dạy sau trong tiết dạy để học sinh dễ hiểu bài

Nếu dạy bằng máy giáo viên nên bấm máy chậm vừa đủ để hs nghe, hiểu

và đọc chính xác theo máy Giáo viên không cần đọc mẫu, học sinh chỉ đọc khi máy đã đọc xong Giáo viên luôn chú ý luyện cho học sinh cách phát âm,đọc đúng ngữ điệu theo máy và không được dạy mở rộng GV không nên dịch tiếng Việt khi dạy từ

Trong tiết dạy giáo viên phải bám sát khung phân phân bổ chương trình.Thực hiện đúng giáo học pháp qui định trong tài liệu hướng dẫn

Sử dụng hiệu quả kỹ thuật giảng dạy và ghi điểm thi đua trong tiết học để học sinh luôn phải chú ý hoà vào không khí học tập của lớp.Thực hiện mỗi học sinh phải đọc cá nhân ít nhất 1 lần/ tiết và đọc nhiều lần theo nhóm trong một tiết dạy, giúp học sinh nhớ ngay bài trên lớp Đối tượng học là HS tiểu học nên giáo viên cần phải dạy tỉ mỉ hơn

Khi tổ chức chơi trò chơi trên lớp.GV phải chú ý hướng dẫn thật cụ thể và

rõ ràng luật chơi cho học sinh hiểu Khen thưởng động viên kịp thời và công bằng với mỗi học sinh

1.2 Lựa chọn từ để dạy:

Ở môi trường phổ thông hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng và ngữ pháp luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau Tuy nhiên dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề:

- Từ chủ động (active vocabulary)

Trang 8

- Từ bị động (passive vocabulary)

Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết) Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và hướng dẫn học sinh luyện tập nhiều hơn

Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động

Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:

+ Form (Cấu tạo của từ) + Meaning (Nghĩa của từ) + Use (Cách sử dụng của từ) Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ

Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau:

- Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không?

- Từ đó có khó so với trình độ học sinh không?

Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh Nếu từ

đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán nghĩa của từ

1.3 Các bước tiến hành giới thiệu từ vựng:

- Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng :

+ Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe

+ Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại

+ Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng + Viết: Học sinh viết từ vào vở

- Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong

việc dạy từ vựng Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi

mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác

“nghe” Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất

- Bước 1: Nghe Giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu.

- Bước 2: Nói Sau khi học sinh đã nghe được ba lần, giáo viên yêu cầu

học sinh nhắc lại Khi cho học sinh nhắc lại, giáo viên cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước sau đó mới gọi cá nhân

Trang 9

- Bước 3: Đọc.Giáo viên viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó

để đọc Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà giáo viên cho là đạt yêu cầu

- Bước 4: Viết Sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi giáo

viên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở

- Bước 5: Giáo viên hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không

và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt

- Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện

âm tiết có trọng âm và đánh dấu

- Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới

học

1.4 Một số thủ thuật dạy từ vựng hiệu quả cho học sinh tiểu học.

Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới, giúp các

em học sinh tiếp thu từ một cách chủ động như:

a Visual (nhìn): Cho học sinh nhìn tranh ảnh hoặc vẽ phác hoạ cho các

em nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng

- Ví dụ: English 3 – Unit 16: Do you have any pets?

- Khi dạy từ mới về các con vật, giáo viên có thể phác họa hình ảnh con mèo (cat), con chó (dog), con thỏ (rabbit)….hoặc dùng tranh để giới thiệu con cá vàng (goldfish), parrot (con vẹt)…

b Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

- Ví dụ: English 3 – Unit 18: What are you doing?

- Khi giáo viên dạy từ vựng về các từ chỉ hoạt động: sing, dance, skate, play the piano…, giáo viên có thể dùng hành động để miêu tả các từ vựng này

c Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan mà thực tế có được.

- Ví dụ: English 3 – Unit 8: This is my pen

- Khi dạy từ vựng về các đồ dùng học tập như: pen (bút mực), pencil (bút chì), school bag (cặp sách)…, giáo viên nên dùng các đồ dùng học tập có sẵn trong lớp để dạy từ

d Situation/ Explanation: Dùng tình huống và giải thích để học sinh nắm

bắt từ mới một cách hiệu quả Giáo viên có thể đưa ra một vài tình huống để học sinh tự đoán nghĩa

e Example: Đưa ra các ví dụ cụ thể có liên quan đến từ sắp học tạo sự tò

mò và hấp dẫn học sinh

f Synonym\ antonym: (từ đồng nghĩa\ trái nghĩa: Giáo viên dùng những

từ đã học rồi có nghĩa tương đương để giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ sắp được học

- Ví dụ: T asks: What’s another word for “nice” ?

Ss answer: pretty

- Hoặc giáo viên có thể dùng các từ trái nghĩa với từ học sinh sắp học như: tall/ short, thin/ fat, young/ old, pretty/ urly…

g Translation (dịch): Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng

Việt để cung cấp nghĩa từ trong tiếng Anh

Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số

Trang 10

lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, giáo viên gợi ý học sinh tự dịch

từ đó

h.True or False statements: Giáo viên cung cấp một số câu và yêu cầu

học sinh chọn lựa câu trả lời đúng nhất có liên quan đến từ sắp được học

1.5 Hiệu quả khi áp dụng những thủ thuật dạy từ mới cho học sinh

Sau khi áp dụng những thủ thuật trên vào các bài dạy từ mới cho học sinh, tôi thấy kết quả học tập của các em có những tiến bộ rõ rệt Các giờ học trở nên sôi nổi và hiệu quả hơn Học sinh hào hứng hơn với các giờ học tiếng Anh Các

em có thể đọc từ và nhớ nghĩa của từ nhanh hơn

Sau khi áp dụng những phương pháp trên vào dạy từ vựng cho học sinh, tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ đối với học sinh lớp 4A để thăm dò ý kiến của các em với phương pháp học mới và thu được kết quả như sau:

Tôi cũng có một bài kiểm tra nhỏ để kiểm tra lại từ vựng của các em học sinh khối 4 sau khi áp dụng các thủ thuật trên vào dạy từ vựng Tôi nhận thấy rằng, khả năng đọc từ và nhớ nghĩa của từ của các em học sinh tăng lên rõ rệt

Cụ thể như sau:

Tổng số HS Đọc từ chính xác Nhớ nghĩa của từ

2 Kiểm tra và củng cố từ mới

Có nhiều cách giúp học sinh nhớ từ lâu Tuy nhiên mỗi bài học có những đặc trưng riêng Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn cách thức lựa chọn cho phù hợp Giáo viên có thể thực hiện trong phần Warm

up, Free Practice hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng

Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lý tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái để nhớ từ trong bài Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá nhân Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng cần tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện

Sau khi từ vựng đã được dạy giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hành, ôn luyện thường xuyên các từ đã được học, đồng thời luôn có những hình thức kiểm tra xem học sinh đã hiểu đúng chưa để kịp thời có những bài dạy bổ sung Quá trình này là quá trình thường xuyên và lâu dài, không nhất thiết phải xảy ra trong một tiết dạy Tuy nhiên cũng có những bài tập quá trú trọng riêng cho phần học từ có thể hình dung quá trình quá trình dạy và học từ qua 4 giai đoạn sau:

- Giới thiệu từ

- Thực hành

- Kiểm tra

- Ôn luyện củng cố

Ngày đăng: 23/12/2018, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w