Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì sắp tới, mời các bạn cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11 năm 20172018 có đáp án được chọn lọc những đề thi bám sát chương trình giảng dạy Ngữ Văn 11 của bộ GDĐT. Tham khảo đề thi giúp các em hệ thống kiến thức văn học, nâng cao năng lực tư duy, năng lực cảm thụ văn học và vận dụng chúng vào viết bài làm văn trong đề thi. Ngoài ra, quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và ra đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp giúp các em nâng cao kiến thức văn học. Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo đề thi.
Trang 1BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2017-2018 (CÓ ĐÁP ÁN)
Trang 21 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Đoàn Thượng
2 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Ngô Lê Tân
3 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Nguyễn Du
4 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
5 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Nguyễn Trãi
6 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Phan Bội Châu
7 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Phan Ngọc Hiển
8 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án -
Trường THPT Yên Lạc 2
Trang 3SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG
(Đề kiểm tra gồm có 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 - NĂM HỌC 2017 - 2018
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Một người hạnh phúc không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.”
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 3, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 2 Nêu nội dung của đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 3 Trong câu văn “Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau
đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp
tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 4 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày quan niệm của bản thân về
hạnh phúc (1,0 điểm)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân Qua nhân vật Huấn Cao, anh/chị hãy nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân
về cái Đẹp
- Hết -
Học sinh không được sử dụng tài liệu
Trang 4SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG
2 Nội dung của đoạn trích: Một quan niệm về hạnh phúc 0,5
3 - Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ, lặp cấu trúc
- Hiệu quả nghệ thuật: + Nhấn mạnh, khẳng định ý
+ Tạo âm hưởng cho câu văn
0,5 0,25 0,25
4 HS trình bày quan điểm của cá nhân, có thể tán đồng với quan niệm đã nêu
hoặc đưa ra một quan niệm khác nhưng cần phải hợp lí, có sức thuyết phục
và đúng tính chất một đoạn văn nghị luận (5 đến 7 dòng)
(Có thể trình bày theo hướng:
- Hạnh phúc là gì?
- Những biểu hiện của hạnh phúc?
- Làm cách nào để có được hạnh phúc?)
1,0
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn,
kết bài kết luận được vấn đề
0,5
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và quan niệm của Nguyễn Tuân về cái Đẹp
0,5
c Triển khai vấn đề nghị luận:
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật
* Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao
Học sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách nhưng cần làm rõ:
- Vẻ đẹp tài hoa: thể hiện qua tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp
- Vẻ đẹp khí phách: thể hiện ở thái độ của ông Huấn trước tù ngục, trước kẻ thù và
trước cái chết
- Vẻ đẹp thiên lương: thể hiện ở sự trong sạch, cứng cỏi của một nhà Nho và ở thái
độ ứng xử với viên quản ngục
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Nhân vật Huấn Cao là nhân vật lí tưởng được
xây dựng bởi cảm hứng lãng mạn
* Nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân về cái Đẹp: Cái Đẹp là bất diệt Cái Đẹp có
thể sản sinh nơi cái Xấu, cái Ác ngự trị nhưng không thể sống chung cùng cái Xấu,
cái Ác; cái Đẹp giúp con người gần nhau hơn; cái Đẹp phải gắn với cái Thiện; cái
Đẹp có khả năng cảm hoá con người
0,5 4,0
0,5
d Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,5
e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5
- Hết -
Trang 5Môn thi: Ngữ văn 11 - CB Ngày thi: ………
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
- Nội dung đoạn trích
Quan điểm, tư tưởng của tác giả
Nghệ thuật và tác dụng trong đoạn văn, đoạn thơ
Thể hiện quan điểm
cá nhân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích (nhận xét, đánh giá, rút ra bài học,…)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 1,0 10%
1 1,0 10%
1 1,0 10%
3 3,0 30%
xã hội, văn học để viết đoạn văn ngắn về vấn
đề xã hội trong đoạn trích phần đọc hiểu
Vận dụng tổng hợp những hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học
và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn hoặc tác phẩm văn xuôi
2 7,0 70%
1 1,0 10%
1 1,0 10%
2 7,0 70%
5 10,0 100%
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018
Trang 6Môn thi: Ngữ văn 11 - CB Ngày thi: ………
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Khi rời Tokyo, thay vì đi taxi và tàu điện ra sân bay chúng tôi đã lựa chọn xe bus chạy tuyến nối trung tâm thành phố ở trạm xe bus gần nhà ga trung tâm ở khu Ikebukuro với sân bay quốc tế Tokyo Hadena
Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình
Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1200 yên cho hành trình này
Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi
Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ
có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy
(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao nhân vật tôi nể phục anh lái xe bus?
Phần II Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống
Câu 2 (5 điểm):
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo (từ khi Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt
đến khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát) trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao Từ bi kịch đó, hãy trình bày giá trị tư tưởng của tác phẩm (giá trị hiện thực và
nhân đạo)
- HẾT -
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018
Trang 7– Xe buýt rất đông khách nhưng cả lúc khách lên và xuống anh không hề
gắt gỏng, vội vã, ngược lại, anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở,
lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, tỉ mỉ
1,0
Phần II Làm văn (7,0 điểm):
1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và
văn học để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
2 Yêu cầu cụ thể:
1 Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con người 0,25
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
c1) Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Từ nội dung câu chuyện: một tài xế xe bus tuân thủ tính kỉ luật, đã làm rất
tốt công việc của mình
- Nêu vấn đề: tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con
người
c2) Phân tích vấn đề:
* Giải thích:
Tính kỉ luật: tuân thủ nghiêm khắc những nguyên tắc trong công việc và đời
sống của con người
* Phân tích biểu hiện:
- Tại sao muốn thành công, cần tuân thủ tính kỉ luật?
+ Mục tiêu đặt ra và đạt được thành quả cuối cùng, không bỏ dở giữa chừng
1,0
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn 11 - CB
Trang 8- Cần phải có sự quyết tâm, ý chí để vượt qua những cám dỗ, hướng đến
những mục tiêu cao đẹp trong cuộc đời và có ích cho xã hội
c3) Kết luận:
Tính kỉ luật là tiêu chí quan trọng nhất quyết định sự thành công ở mỗi
con người
d) Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng,
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
0,25
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt 0,25
2 Cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
0,5
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo và giá trị tư tưởng của tác phẩm 0,5
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề NL: bi kịch bị cự tuyệt
của Chí Phèo được thể hiện ở đọan cuối của truyện, qua đó chúng ta cảm
nhận về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
* Phân tích bi kịch :
(1) Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:
(a) Ứớc mơ muốn làm người lương thiện :
- Chí đã gặp thị Nở Người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn ấy với tình
yêu thương mộc mạc, chân thành, đã đánh thức phần nhân tính còn lại trong
con người Chí, khiến Chí muốn trở lại làm người lương thiện
- Mùi cháo hành đã đẩy lùi hơi ruợu trong Chí, và ngọn lửa lương tri
tưởng đã tắt, giờ lại bùng lên với một ước mơ được sống luơng thiện
(2) Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người :
- Thị Nở từ chối sống cùng Chí Phèo, bởi lẽ bà cô thị kiên quyết ngăn cản
mối tình này
- Khi thấy không cách gì níu giữ được thị Nở, Chí rơi vào tình thế tuyệt
vọng Lúc này Chí thật sự thấm thía sâu sắc cái “bi kịch tinh thần của con
người sinh ra làm người nhưng lại không được làm người”:
+ Vật vã, đau đớn
+ Uống rượu, nhưng càng uống càng tỉnh
+ Chí ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo
hành (chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm nỗi khát khao tình
yêu thương và nhất là bi kịch tinh thần của Chí.)
3,0
Trang 9(3) Giải quyết bi kịch biến thành thảm kịch
Bi kịch phải được giải quyết:
- Giết Bá Kiến: sự phản kháng lại kẻ đã đẩy mình vào con đường bi thảm
+ Nhận ra và thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình
+ Hiểu ra nguồn gốc nỗi đau của mình, nguyên nhân bị đẩy vào con đường tha hóa
- Tự sát: Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn
+ Không thể trở về đường cũ: lưu manh, tha hóa, đập phá, chém giết
+ Không thể sống bình yên lương thiện trong xã hội ấy (sự bế tắc)
(4) Gía trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm:
+ Gía trị nhân đạo:
Nhà văn cảm thông sâu sắc với bi kịch của người nông dân
Đồng thời ông còn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương (Lương
thiện, khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con người)
Từ đó, nhà văn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào bản chất tốt đẹp của con người
d) Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc
Trang 101
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HOC: 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 11
Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)
(Đề gồm có 02 trang)
Họ và tên: SBD:
I ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Một ông bố có niềm đam mê đặc biệt dành cho xe hơi, cũng vì để mua được chiếc xe yêu thích nên đã tích cóp tiền trong một thời gian rất lâu Khi mua được xe, mỗi ngày, ông không ngại cực khổ, cặm cụi rửa xe, đánh sáp, công việc chăm sóc xe đã trở thành việc “hưởng thụ” của ông Con trai Jake thấy bố yêu thích chiếc xe như vậy, cũng thường xuyên phụ rửa xe, hai
bố con vô cùng vui vẻ Một ngày, người bố về nhà sau một trận mưa lớn, chiếc xe dính đầy bùn đất, nhưng ông lại quá mệt mỏi, nên nói với con trai: “Hôm khác rửa xe nhé con!” Jake thấy mình đang rảnh rỗi, liền xung phong muốn thay bố rửa xe, và được đồng ý Tuy nhiên, người bố này lại quên là con trai mình mới có 5 tuổi, ông trở về phòng nghỉ ngơi mà quên không chuẩn bị dụng cụ gì cho cậu bé cả Con trai hào hứng xông ra rửa xe, nhưng lại không tìm thấy khăn lau Cậu bé chạy vào trong bếp, đột nhiên cậu nghĩ tới cái miếng chùi xoong mà mẹ vẫn thường dùng để chà nồi rất sạch sẽ, vì vậy cậu liền lấy ngay miếng thép ấy để dùng Jake cầm miếng chùi xoong, chạy tới chỗ xe và ra sức chà, hết lần này tới lần khác Sau khi cậu chà xe xong, cậu phát hiện trên xe có những vết nguệch ngoạc, cậu sờ lên chỗ đó, lại thấy sần sùi, lồi lõm Jake sợ tới mức khóc toáng lên Cậu chạy ngay tới phòng ngủ vừa khóc vừa nói: “Bố ơi, con xin lỗi, bố mau tới xem đi!”
Ông bố vội vàng theo con trai chạy ra ngoài, chứng kiến chiếc xe “cưng” của mình thê thảm như vậy thật không dám tin là sự thật, ông ngẩn người nói không nên lời, sau cả nửa ngày mới kêu lên: “Ôi! xe của ta, xe của ta!” Ông cảm thấy tức giận tới cực điểm, xông vào trong phòng, ngửa mặt lên trời mà nói rằng: “Thượng đế! Đây là chiếc xe mà con dùng hết tài sản tích lũy mới mua được, chưa đến một tháng, đã biến thành như vậy, thỉnh người cho con biết, con nên làm như thế nào? Con nên xử phạt đứa con này như thế nào đây?” Lời cầu xin vừa chấm
ĐỀ CHÍNH THỨC
THỨC
Trang 11(Theo kannewyork- Trích hạt giống tâm hồn)
1 Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0.5 điểm)
2 Anh/ chị hãy đặt tên cho văn bản (0.5 điểm)
3 Tại sao người bố không phạt con trai? Có phải Thượng đế đã giúp ông ta có câu trả lời sáng suốt? (1.0 điểm)
4 Anh/ chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (1.0 điểm)
II LÀM VĂN (7.0 điểm):
Có nhận định cho rằng: Sức mạnh của thiên lương có thể làm thay đổi tất cả Anh/ chị
hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận định trên
Hết
Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Trang 123
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – NH 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN - Khối 11
4 Bài học nào được rút ra từ câu chuyện trên?
( Học sinh trình bày theo cách hiểu của mình) 1.0
Có đầy đủ các phần mở đoạn, kết đoạn.Mở đầu đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề
Học sinh triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động theo quan điểm của bản thân
Gợi ý:
Cái bên ngoài là hành động, là kết quả, là lời nói ta nhìn bằng
1.0
Trang 13 Cần sống có tình yêu, khoan dung, mở rộng tâm hồn Phải lắng nghe và thấu hiểu trái tim người khác Phải trân trọng nâng niu tình yêu sự quan tâm của người khác …
Có cách diễn đạt sáng tạo, có sức thuyết phục, có cảm xúc, ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
2 Có nhận định cho rằng: Sức mạnh của thiên lương có thể làm thay
đổi tất cả.Anh (chị) hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm
“CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận định trên
5,0
Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở đầu bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
Sức mạnh của thiên lương qua cảnh cho chữ
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Phân tích sức mạnh của thiên lương:
Tất cả sự lạ lùng trên là do sức mạnh của thiên lương đã làm thay đổi tất cả:
Ông Huấn cao là người thiên lương: ngay thẳng chính trực, trọng nghĩa khinh lợi Ông là người kiêu bạc, khinh thường cường quyền, nhận biết tấm lòng của viên quản ngục và cho chữ
0,5 1,0
0,5
Trang 145
Viên quản ngục cũng là người có thiên lương: biệt nhỡn liên tài, bất chấp hiểm nguy để đối đãi đặc biệt với Huấn Cao và các tử
tù
Ý nghĩa của cảnh cho chữ:
Cái đẹp, sự thiên lương luôn chiến thắng cái ác…
Nghệ thuật và sự thiên lương luôn bất tử
Nghệ thuật:
Xây dựng tình huống đầy kịch tính
Nghệ thuật tương phản đối lập
(Hs có thể trình bày nghệ thuật chung trong phần nội dung hoặc thành phần riêng Nếu không phân tích nghệ thuật thì bị trừ 0.5)
Trang 15PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần, Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ Ăn mặc đẹp, tiện nghi, hiện đại lắm nhưng con người thì vô cùng mỏng Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì, chung quy tại giáo dục mà ra Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ,
dễ hư hỏng…”
(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, sách Ngữ Văn 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2014)
Câu 1: Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 3: Trong văn bản trên có sử dụng thành ngữ Hãy ghi lại chính xác và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó (1,0 điểm)
Câu 4: Chữ “mỏng” trong văn bản được hiểu như thế nào? (1,0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm):
Anh/chị có đồng tình với quan điểm được nêu lên ở phần Đọc- hiểu: “Cha mẹ bây giờ
chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì Vì thế chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng”
Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 12-15 dòng ) trình bày suy nghĩ của mình
Câu 2: (5,0 điểm):
Về một phẩm chất mà anh/chị cho rằng nổi bật ở nhân vật Huấn Cao trong truyện
ngắn Chữ người tử tùcủa nhà văn Nguyễn Tuân
- Hết -
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI KIỂM TRA HỌC KỲ I / 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Trang 16ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2017 – 2018) MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
1 Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Câu trả lời phải đầy đủ 2 thành phần chính C-V
Trừ ½ số điểm nếu câu trả lời không đầy đủ 2 thành phần
2 Yêu cầu về kiến thức:
a Câu 1: Văn bản nói về hiện tượng một bộ phận thanh niên mải chạy theo những nhu cầu về vật chất, không chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần 0.5đ
a Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận 0.5đ
b Câu 3:
Thành ngữ được sử dụng trong văn bản là “phong ba bão táp” 0.5đ
Thành ngữ “phong ba bão táp” có nghĩa là những khó khăn, gian khổ 0.5đ
i Câu 4: Chữ “mỏng” có nghĩa là sự yếu đuối, kém cỏi về đạo đức, nhân cách, nghị lực,
sức mạnh, bản lĩnh, ý chí,… không đủ sức chống đỡ những thử thách gian khổ trong cuộc
+ Số dòng theo quy định, được phép ± 3 dòng)
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực, đảm bảo các nội dung chính sau:
Trang 17b ) Yêu cầu về kiến thức:
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
Bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình và biết cách lập luận bảo vệ ý kiến của bản
thân (Đồng tình vì cha mẹ hiện nay thương con mù quáng nên chiều theo sở thích cá
nhân của con vô điều kiện; do điều kiện về kinh tế vật chất đi lên so với thời đại trước nên muốn bù đắp cho con; không muốn con thua sút bạn bè; con cái đòi hỏi ở cha mẹ nhiều hơn nên nếu gặp khó khăn, trở ngại trẻ không có bản lĩnh để vượt qua trở nên yếu đuối tự ti, bạc nhược
Không đồng tình vì cha mẹ bây giờ dạy con có nhiều phương pháp tiên tiến: cung cấp vật chất nhưng không thỏa mãn, dạy con tự lập, làm giàu chính đáng, chú trọng rèn
kĩ năng sống cho con nên thanh niên bây giờ bản lĩnh và nhiều khao khát Rất nhiều bạn trẻ đã thành công và rạng danh đất nước…)
c/ Biểu điểm:
• Điểm 2: Văn viết lưu loát, mạch lạc, từ dùng chính xác, ấn tượng sử dụng được các
thao tác lập luận
• Điểm 1: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của đề nhưng chưa có chiều sâu, diễn đạt
có chỗ chưa thật lưu loát
• Điểm 0: Để giấy trắng, lạc đề
Câu 2: (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp
b/ Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài
viết phải bảo đảm các ý sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
- Làm nổi bật được một trong ba phẩm chất của nhân vật Huấn Cao (một nghệ sĩ tài hoa; một trang anh hùng dũng liệt; một thiên lương trong sáng), có lí giải và dẫn chứng cụ thể, phong phú
- Đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân