Vệ sinh công nghiệp

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất nước chanh dây năng suất 30 tấn sản phẩmngày (Trang 52)

• Vệ sinh nhà máy

Vệ sinh trong nhà máy bao gồm các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh máy móc, thiết bị, phân xưởng sản xuất, xử lý phế thải, thông gió, hút bụi, cung cấp nước, xử lý nước thải…Để đảm bảo vấn đề vệ sinh trong sản xuất cần có các biện pháp sau:

• Vệ sinh máy móc thiết bị: Định kỳ ngừng hoạt động máy móc để vệ sinh nhưng phải đảm bảo năng suất của nhà máy. Ngoài ra cần vệ sinh thiết bị trước khi đưa mẻ mới vào.

• Vệ sinh cá nhân

Mỗi công nhân phải chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân trong sản xuất: công nhân viên làm việc trong nhà máy phải sạch sẽ, nghiêm cấm không được hút thuốc trong giờ làm việc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, phải mặc đồ bảo hộ lao động. Có chế độ bồi dưỡng thích đáng cho các công nhân viên trong nhà máy. Thực hiện chế độ khám sức khỏe cho công nhân theo định kỳ 6 tháng/1 lần.

• Vệ sinh phân xưởng, nhà máy

Các phòng thí nghiệm, nhà ăn, nhà kho, nhà sản xuất phải được lau chùi hàng ngày. Mỗi cá nhân phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài phân xưởng sản xuất.

• Xử lý chất thải

Chất thải của nhà máy gồm khói bụi, vỏ quả và nước thải công nghiệp.

+ Các khí độc hại chủ yếu là khí: SO2, CO2…cần phải có tháp hấp phụ trước khi thải ra ngoài. Phương pháp hấp phụ thường được dung để loại hết các chất bẩn với hàm lượng rất nhỏ.Các chất hập phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm…

+ Nước thải công nghiệp: nước thải của nhà máy không có chất độc nên không cần xử lý trước khi cho ra cống rãnh thải ra ngoài. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh môi trường tránh ô nhiễm có thể có thì nhà máy có xây dựng khu xử lý chất thải, xử lý bằng dung dịch kiềm nhằm trung hòa axit có trong nươc thải.

- Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Do đó cần phải trung hòa và điều chỉnh pH về vùng 6.6-7.6

- Trung hòa bằng cách dung các ducng dịch axit, muối axit, dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hòa dung dịch nước thải.

- Các hóa chất thường dung trong phương pháp trung hòa: canxi cacbonat, canxi oxit, canxi hydroxit…

+ Chất thải rắn (vỏ quả): ta có thể hợp tác với các nhà máy sản xuất rượu, nhà máy sản xuất phân vi sinh để bán vỏ quả, vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

KẾT LUẬN

Bài báo cáo này đã nêu lên vấn đề tính toán, thiết kế phân xưởng sản xuất nước chanh dây năng suất 30 tấn sản phẩm/ngày.

Sau quá trình nghiên cứu và thiết kế, phân xưởng được đặt tại khu công nghiệp Lộc Sơn, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Phân xưởng được xây dựng bố trí theo đúng các tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phù hợp đáp ứng được nhu cầu sản xuất và có thể mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai.

Việc chọn địa điểm xây dựng phân xưởng được xem xét trên nhiều cơ sở như nguồn nguyên liệu, nhân công, điện, nước, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, thị trường. Về mặt năng lượng, do phân xưởng chọn công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại nên tiết kiệm được tiêu hao năng lượng góp phần giảm chi phí sản xuất cho phân xưởng.

Trong quá trình làm thiết kế không tránh khỏi được những sai xót, mong thầy cô thông cảm và bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Ngọc Linh đã hướng dẫn tận tình giúp em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất nước chanh dây năng suất 30 tấn sản phẩmngày (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w