sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật phát huy tính sáng tạo của học sinh.Ứng dụng được các kiến thức đã học vào trang trí góp phần làm đẹp cho cuộc sống. Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng tạo. giúp học sinh phát triển các năng lực như:Năng lực tự học ,Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác . giúp học sinh Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về tác phẩm.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……… …3
MỞ ĐẦU………4
1 Lý do chọn đề tài………
2 Mục đích nghiên cứu………
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu………
4 Nhiệm vụ nghiên cứu……….…
5 Phạm vi nghiên cứu………
6 Phương pháp nghiên cứu………
7 Kế hoạch nghiên cứu………
8 Bố cục của đề tài………
…4 …5 …5 …5 …5 …5 …5 …6 NỘI DUNG……… …7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……….…7
1.1 Cơ sở pháp lý……….…7
1.2 Cơ sở lí luận………7
1.2.1 Khái niệm chung về dạy – học……….…7
1.2.1.1 Một số quan niệm về phương pháp và phương pháp dạy học…… …7
1.2.1.2 Phương pháp dạy học tích cực……… …9
1.2.1.3 Hoạt động học của học sinh………
1.2.2 Phương pháp tổ chức trò chơi học tập………
1.2.2.1 Khái niệm về phương pháp tổ chức trò chơi………
1.2.2.2 Một số đặc điểm và vai trò của phương pháp tổ chức trò chơi…
1.2.2.3 Cách tổ chức trò chơi trong dạy học mĩ thuật……….
…9 1.2.2 Cơ sở tâm lý học……… …9
1.2.3 Cơ sở ngôn ngữ tạo hình ở học sinh Trung học cơ sở………
1.2.4 Đặc điểm học sinh Trung học cơ sở………
1.2.4.1 Đặc điểm hoạt động học tập trong trường trung học cơ sở……….
1.2.4.2 Đặc điểm phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS…………
… … … …10 1.3 Cơ sở thực tiễn………
…12 1.3.1 Một số vấn về chung của phương pháp dạy – học Mỹ thuật ở THCS… …12
1.3.2 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ……… …12
1.3.2.1 Vị trí………
1.3.2.2 Mục tiêu ………
1.3.2.3 Nhiệm vụ………
…12
…13
…13
Trang 21.3.3 Vai trò của giáo viên trong dạy học Mỹ thuật………
1.3.4 Nội dung chương trình giảng dạy Mỹ thuật 6……….
… …13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS ……… …15
2.1 Vài nét về Trường Trung học cơ sở và đặc điểm học sinh trường THCS ……… …15
2.1.1 Vài nét khái quát về Trường trung học cơ sở ……….
2.1.2 Đặc điêm học sinh Trường trung học sơ sở ………
…15 …16 2.2 Thực trạng dạy học môn Mỹ thuật………
2.2.1 Tình hình giảng dạy………
2.2.2 Tình hình học tập………
2.2.3 Cơ sở vật chất………
2.2.4 Điều tra cơ bản……….
…16 …16 …16 …18 …19 2.3 Nguyên nhân………
2.4 Những thuận lợi và khó khăn………
2.4.1 Thuận lợi……….
2.4.2 Khó khăn……….
…19 …20 …20 …20 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT Ở Ở Ở TRƯỜNG THCS … …22 3.1 Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh………
3.2.1 Đối với giáo viên………
3.1.2 Đối với học sinh………
…22 …22 …23 3.2 Xây dựng một số trò chơi và tổ chức thực hiện……… ……….
3.2.1 Về nội dung kiến thức………
3.2.1.1.Phân môn vẽ trang trí……….
3.2.1.2 Phân môn vẽ tranh ……….
3.2.1.3 Phân môn vẽ theo mẫu………
3.2.1.4 Phân môn thường thức mĩ thuật……….
3.2.2 Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học mĩ thuât………
3.2.2.1 Phân môn vẽ trang trí………
3.2.2.2 Phân môn vẽ tranh………
3.2.2.3 Phân môn vẽ theo mẫu……….
3.2.2.4 Phân môn thường thức mĩ thuật………
3.3 Một số phương pháp sử dụng trong dạy học mĩ thuật 3.2.2.1 Phương pháp quan sát………
3.2.2.2 Phương pháp trực quan………
3.2.2.3 Phương pháp vấn đáp……….
3.2.2.4 Phương pháp gợi mở………
…23
…23
…23
…27
…30
…34
…37
…37
…37
…38
…39
…39
…40
Trang 33.2.2.5 Phương pháp luyện tập………
3.2.2.6 Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống……….
3.2.3.Một số hình thức tổ chức dạy học mĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh……….…40
3.2.3.1 Tổ chức thảo luận nhóm………
3.2.3.2 Tổ chức trò chơi………
…40 …42 3.2.4 Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và bản thân học sinh………
3.2.4.1 Về phía nhà trường………
3.2.4.2 Về phía gia đình……….
3.2.4.3 Về phía bản thân học sinh………
3.3 Kết quả……….
3.4 Bài học kinh nghiệm………
…44 …44 …46 …46 …48 …50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………
1 Kết luận………
2 Khuyến nghị………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………
…52
…52
…53
…54
Trang 4SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
DHMT: Dạy học mỹ thuật
GS.TS: Giáo sư tiến sĩ
PGS.TS: Phó giáo sư, tiến sĩ
Trang 5Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khoá quan trọng mở cánhcửa tri thức cho sự phát triển của một đất nước Và trong những năm gần đây,Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự phát triển và đổi mới trong giáo dục,nhất là đổi mới trong phương pháp dạy học Trong luật giáo dục, điều 28.2 đãghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh”.
Nhà trường là nơi đốt lên và khơi dậy ngọn lửa của mọi tài năng, là nơikết tinh trình độ văn minh của một quốc gia trong giai đoạn xã hội, lịch sử nhấtđịnh; là nơi thực nghiệm và thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở mỗi bậc, cấp học
Sản phẩm của nhà trường thể hiện ở học sinh - những nhân cách khônglặp lại, những công dân tương lai của đất nước Sản phẩm này đạt mục tiêunhân cách ở mức độ nào là tuỳ thực vào nội dung, phương pháp tổ chức giáodục của nhà trường và sự tiếp nhận giáo dục của mỗi học sinh
Với học sinh, những người ngồi trên ghế nhà trường là quãng thời gian vôcùng quan trọng trong quá trình lâu dài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, phươngpháp tư duy và bản lĩnh chính trị Từ điểm xuất phát này, con người trưởngthành và bước vào đời Nếu điểm xuất phát tốt, họ se đạt được những bước đidài, ổn định và vững chắc trong tương lai Ngược lại, con đường đi lên se gặptrắc trở khó khăn Để đảm nhiệm được trọng trách của mình, trước hết học sinhphải học tập tốt Chất lượng học tập của học sinh chịu sự ảnh hưởng của các yếu
tố khách quan và chủ quan Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh có một sự pháttriển toàn diện là sự mong mỏi không chỉ của những người giáo viên mà còn làcủa toàn xã hội
Trang 6Mỹ thuật là một trong những môn học đặc trưng không nhằm đào tạo họa
sĩ tương lại hay tạo ra những người chuyên làm về công tác mỹ thuật Môn Mỹthuật nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các emtiếp xúc, làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộcsống Môn mỹ thuật với mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho các em học sinh Nó hỗtrợ các em ở các môn học khác; giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nênnhững con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Và trong quá trình đổi mới các phương pháp day học, nhất là các phươngpháp dạy học tích cực, Tôi nhận thức được vai trò quan trọng của phương pháptổ chức trò chơi trong quá trình dạy học, nhất là trong bộ môn Mỹ thuật - mộtmôn sáng tạo ra cái đẹp Không những giúp học sinh phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tựu học, tinh thần hợptác trong tập thể…Mà còn mang lại hứng thú hơn cho học sinh trong mỗi giờhọc, một điều hết sức cần này se được các giáo viên vận dụng linh hoạt vàotrong quá trình cần thiết trong bộ môn mỹ thuật Đặc biệt là trong dạy học mỹthuật có sử dụng trò chơi trong dạy học se giúp ích rất nhiều trong quá trình học
bộ môn mỹ thuật
Trường tôi đang công tác là một trường có nhiều phong trào thi đua dạy
và học đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi do các cấp tổ chức Là giáo viênđang giảng dạy tại trường, có điều kiện được tiếp xúc, làm quen và tham gia trựctiếp các hoạt động dạy học thực tế Qua quan sát, trao đổi và tìm hiểu, tôi nhậnthấy các em học sinh ở đây chưa có hứng thú nhiều trong các giờ học Mỹ thuật,hiệu quả của giờ học chưa cao Do đó, việc nghiên cứu nhằm nâng cao chấtlượng dạy – học môn Mỹ thuật là một việc làm cần thiết
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ “
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Mỹ thuật
- Xây dựng và thực hiện một số trò chơi học tập nhằm kích thích tính tíchcực, khơi dậy hứng thú, tình cảm yêu thích môn mỹ thuật cho học sinh góp phầnnâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn mỹ thuật ở trường THCS
Trang 74 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạyhọc Mỹ thuật tại trường
- Thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình dạy và học môn Mỹthuật ở trường
- Xây dựng một số trò chơi sử dụng trong dạy học mỹ thuật cho học sinh
5 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 6,7,8 của trường
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra, khảo sát, đàm thoại
- Phương pháp so sánh – phân tích – tổng hợp
- Phương pháp thực hành
7 Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 10, tháng 11 năm 2016 xây dựng đề cương
Tháng 12 năm 2016, tháng 01 năm 2017 nghiên cứu cơ sở lí luận và xâydựng một số biện pháp trong dạy học Mỹ thuật
Tháng 02, 03 năm 2017 khảo sát thực tiễn sử dụng một số biện pháp trongDHMT cho học sinh
Tháng 4 năm 2017 viết và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
8 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm haichương chính
Chương 1: Cơ sở khoa học liên quan tới đề tài
Chương 2: Thực trạng công tác giảng dạy học cho học sinh trường THCS.Chương 3: Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Mỹ thuật ở TrườngTHCS
Trang 8NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở pháp lý
Nghị quyết TW2 đã nêu rõ được học tập đó là quyền bình đẳng mà mọitrẻ em được hưởng Nghị quyết TWII khoá VIII tiếp tục khẳng định đổi mớiphương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vàphát triển hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII(1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (1998), được cụ thể hóa trong cácchỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (1999)
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi:” Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”
1.2 Cơ sở lí luận
Để đạt được mục tiêu giáo dục, nhà trường đã duy trì đủ các môn học; Mĩthuật là một trong những môn học đó Đặc trưng của môn học là không nhằmđào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên làm về công tác mĩ thuật
mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các emtiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộcsống hàng ngày Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toànhiện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản gópphần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trong xã hội phát triển, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao và việc đào tạocon người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng Những nămqua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổthông, là một môn học độc lập Môn Mĩ thuật có mục tiêu, có chương trìnhSGK, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kếtquả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêmtúc Việc giảng dạy môn Mĩ thuật dân tộc đảm bảo cho các em có thể giải quyếtđược các bài tập hàng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nền mĩ thuật truyền thống,ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn họckhác
1.2.1 Khái niệm chung về dạy – học
Trang 91.2.1.1 Một số quan niệm về phương pháp dạy học.
Dạy và học là một công việc – “ Công việc dạy và công việc học”, là côngviệc của thầy giáo và học sinh cùng xảy ra trong một thời gian Công việc đóđược diễn ra: Thầy giáo cung cấp kiến thức và tổ chức cho học sinh tiếp nhận.Thầy giáo cần nghĩ cách dạy và tổ chức như thế nào để học sinh tiếp nhận đượctốt – đó là phương pháp dạy Học sinh cũng cần có cách học như thế nào để lĩnhhội kiến thức từ thầy giáo sao cho có hiệu quả - đó là phương pháp học
Theo N.M Veczilin và V.M Coocxunskaia: “Phương pháp dạy học là
cách thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hội của trò”.
Theo GS.TS Đặng Vũ Hoạt: “PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động
của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”
Hay GS TS Trần Bá Hoành: “PPDH là con đường, cách thức GV hướng
dẫn, tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt các mục tiêu dạy học”.
Từ các định nghĩa trên có thể nêu ra mấy nhận xét sau: Phương pháp dạyhọc là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chứchoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nộidung học vấn Trong quá trình dạy học, người giáo viên thường tập trung sự cốgắng của mình vào việc biên soạn nội dung và phương pháp dạy học Trong lýluận dạy học người ta phân thành hai nhóm phương pháp: phương pháp dạy họcđại cương và phương pháp dạy học bộ môn Ngoài ra, ta có thể thấy có phươngpháp dạy học cổ điển hay phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp
dạy học hiện đại Đó chính là bản chất của PPDH
Vậy có thể nên lên một cách khái quát về khái niệm PPDH: PPDH là cách
thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại, thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của trò một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra.
1.2.1.2 Phương pháp dạy học tích cực
Cái đích của việc dạy học là học sinh chủ động tiếp nhận và làm phongphú kiến thức từ phía giáo viên Đồng thời, học sinh biết vận dụng vào thực tếcuộc sống Học sinh tiếp nhận kiến thức như thế nào là tùy thuộc vào phươngpháp, cách tổ chức dạy của thầy giáo, phương pháp học của học sinh Vì vậy,Dạy và học phải thật sự kết dính trong suốt quá trình lên lớp, là hoạt động củagiáo viên và học sinh để cùng tới đích
Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
Trang 10"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ
động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa tráivới tiêu cực
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhậnthức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người họcchứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên
để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạytheo phương pháp thụ động
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò,
sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công
1.2.1.3 Hoạt động học của học sinh
Có nhiều định nghĩa về hoạt động học tập của học sinh Tuy quan điểm củacác tác giả rất khác nhau, nhưng có thể tìm thấy điểm chung là: Hoạt động họctập của học sinh là hoạt động có mục đích, có định hướng, có ý thức về động cơ
và trong đó diễn ra các quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy
Hoạt động học tập là hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà đíchcủa nó là việc hướng vào việc làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động
Hoạt động học tập là một hoạt động tâm lý của cá nhân chủ thể học sinh,được tổ chức một cách độc đáo, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm đạtđược mục đích dạy học
Các yếu tố của hoạt động học được hình thành trong chính hoạt động học
1.2.2 Phương pháp tổ chức trò chơi học tập
1.2.2.1 Khái niệm về phương pháp tổ chức trò chơi
Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay
thực hiện những hành động, những thái độ, việc làm thông qua trò chơi nào đó
Cùng với học tập, giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu củahọc sinh Lý luận và thực tiễn đã chứng minh nếu biết tổ chức cho thanh thiếuniên vui chơi một cách hợp lý, lành mạnh thì đều đem lại hiệu quả giáo dục Quatrò chơi lớp trẻ không những được phát triển các mặt về trí tuệ, phẩm chất, thẩm
mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực Chính vì vậytrò chơi được sử dụng như một phương pháp dạy học quan trọng
Qua trò chơi học sinh có cơ hội thể nghiệm những thái độ, hành vi Chínhnhờ sự thể nghiệm này se hình thành ở các em niềm tin vào những thái độ, hành
vi tích cực, tạo động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống
Trò chơi giúp học sinh rèn luyện được khả năng quyết định lựa chọn chomình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong từng tình huống Học sinh được hìnhthành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi
Trang 11Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinhđộng, không khô khan nhàm chán Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyệntập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm Đồng thời giải trừđược những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập Trò chơi còn giúp học sinh tăngcường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáoviên.
1.2.2.2 Một số đặc điểm và vai trò của phương pháp tổ chức trò chơi
A.l Xôlôkina đã từng đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thùcủa dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó
là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi…Khi các mối quan hệ chơi
bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học,đôi khi biến thành sự luyện tập”
Trò chơi bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thâncủa mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả,kích thích hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học Học tậpthông qua trò chơi se giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn
Trò chơi học tập khác với các trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức
và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thật
sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, không gò bó,khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thảng cho học sinh
Trong quá trình chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi người học phải dùng cácgiác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh,phân loại và khái quát hóa, tùy theo nhiệm vụ nhận thức của mỗi trò chơi làmcho tư duy ngôn ngữ mạch lạc hơn, tư duy trực quan được phát triển hơn, cácthao tác trí tuệ được hình thành Qua trò chơi học tập người học tiếp thu, lĩnh hội
và khắc sâu nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng rõrệt về các sự việc, hiện tượng xung quanh Đối với môn mỹ thuật, trò chơi họctập đặt học sinh trước một tình huống ngôn ngữ tạo hình để học sinh huy động,luyện tập, củng cố và mở rộng vốn kiến thức của mình
Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội tri thức và kỹ năng khác nhau màkhông có chủ định từ trước Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cáchtrực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó THCS đây tính tích cực, mở rộng,củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học
1.2.2.3 Cách tổ chức trò chơi trong dạy học mĩ thuật
Môn Mĩ thuật là một trong những môn học nghệ thuật trong chương trìnhTiểu học, là môn học được học sinh rất yêu thích Nó giúp cho học sinh hiểu biếtthêm phần nào về nghệ thuật hội hoạ và bổ trợ thêm cho một số môn học khác
Trang 12Môn học nghệ thuật này nhẹ nhàng, mang tính chất "Học mà chơi, chơi màhọc" Thế nên giờ học Mĩ thuật phải diễn ra thoải mái nhưng hiệu quả, kích thích
sự tư duy sáng tạo của học sinh một cách tự nhiên, không gò ép Muốn vậyngoài phương pháp dạy học thông thường giáo viên cần tổ chức trò chơi tronggiờ dạy Mĩ thuật
Trò chơi rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trong giờ học Mĩthuật bởi giúp cho trẻ rèn luyện trí tuệ lẫn phẩm chất cho HS Vì thế phải tổchức trò chơi sao cho hiệu quả Trò chơi làm cho không khí lớp học sôi nổinhưng không ồn ào, lộn xộn Trò chơi kích thích sự tìm tòi sáng tạo của họcsinh, tạo cho các em tinh thần thoải mái thích học Mĩ thuật Trò chơi tạo cho các
em tính nhanh nhẹn, thông minh đặc biệt là củng cố chắc kiến thức đã học Đây
là yếu tố quan trọng nhất trong tác dụng của trò chơi Muốn gây hứng thú chocác em học tập cách hay nhất là lôi cuốn các em tham gia những trò chơi lí thú
và bổ ích phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi
Không phải giờ dạy Mỹ thuật nào cũng đưa trò chơi vào theo một cáchrập khuôn hoặc đưa trò chơi vào không phù hợp với nội dung bài Trò chơi nêntổ chức vào thời gian trong giờ dạy cho hợp lý Thường trò chơi hay tổ chức vàocuối tiết dạy Trò chơi mặc dù quan trọng nhưng không lạm dụng trò chơi quánhiều trong giờ dạy Muốn tổ chức trò chơi cũng để học sinh ve xong mới đượcchơi Thời gian của trò chơi không chiếm quá nhiều trong giờ dạy
Muốn tổ chức trò chơi, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài.Xem những nội dung mới, quan trọng trong giờ dạy để từ đó tổ chức trò chơicủng cố kiến thức Nên tập trung vào nội dung trọng tâm mà tổ chức trò chơi,không chơi một cách tràn lan và thời gian tổ chức trò chơi thường diễn ra vàocuối tiết dạy
Một tiết dạy giáo viên cần tiến hành các bước: - Giới thiệu bài
- Quan sát, nhận xét
- Học sinh thực hành ve
- Cuối cùng là tổ chức trò chơi
1.2.2 Cơ sở tâm lý học
Lứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, có độ tuổi từ 11 đến
14 Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ với nhiềuđặc điểm, tính cách, nhận thức riêng Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sangtuổi trưởng thành, là tuổi “không còn là trẻ em, nhưng chưa hẳn là người lớn”.Điều đó đòi hỏi người dạy mỹ thuật ngoài việc phải nắm vững kiến thứcchuyên môn còn phải nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như tâm lý
Trang 13học lứa tuổi, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên , trong đó cái cốt lõi cần phảinắm là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của lứa tuổi này.
Học sinh THCS có khả năng phân tích tổng hợp phức tạp khi tri giác các sựvật, hiện tượng Hay nói cách khác, tư duy của học sinh THCS chủ yếu là tư duytrừu tượng, nó đóng vai trò chủ đạo thay vì tư duy của học sinh bậc tiểu học chủyếu là tư duy trực quan Học sinh THCS có khả năng nhận thức, phân tích, tổnghợp, logic của học sinh ngày càng tốt hơn
Học sinh THCS có cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải về các sự vật,hiện tượng xung quanh, hình khối, màu sắc khác biệt so với sự cảm nhận củangười lớn Trong sự cảm nhận đó của các em có những thuận lợi và khó khăn;
có những điểm mạnh, điểm yếu, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, để bổ sung vàokhối kiến thức của giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật
1.2.3 Cơ sở ngôn ngữ tạo hình ở học sinh Trung học cơ sở.
Hoạt động tạo hình là một loại hoạt động sáng tạo đặc biệt, trong đó conngười không chỉ nhận thức cái đẹp về thế giới xung quanh mà còn cải tạo nótheo quy luật của cái đẹp Cũng như các hoạt động nghệ thuật khác âm nhạc, thơ
ca, sân khấu, điện ảnh,… hoạt động tạo hình tạo ra các giá trị vật chất và tinhthần mang ý nghĩa xã hội
Với trẻ em, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động thú vị nhất,
nó giúp các em tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻnhìn thấy về thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh me và gâycho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực
Học sinh THCS từ 11 – 14 tuổi là lứa tuổi ham thích hoạt động nghệ thuậtnói chung và hoạt động tạo hình nói riêng Một số học sinh THCS có nhu cầuthưởng thức các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các công trình kiến trúc… Một bộphận cần có kiến thức mỹ thuật cho những ngành nghề của mình nay mai, nhưxây dựng, kiến trúc, sư phạm mỹ thuật,…
Chương trình học ở THCS về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cùngvới kinh nghiệm sống của học sinh đã đảm bảo cho các em tiếp thu được kiếnthức mỹ thuật Đồng thời kiến thức mỹ thuật se giúp các em học các môn văn,lịch sử,… hấp dẫn hơn Cách nhìn, cách tư duy của môn Mỹ thuật se tạo điềukiện cho các em học các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có hiệu quả
Tuy nhiên, ở THCS, học sinh mĩ thuật chưa có nề nếp ngay từ tiểu học,đồng thời bị cuốn hút vào các môn học chính, cơ sở vật chất cho bộ môn họccòn thiếu,… dẫn đến những hạn chết nhất đính đến chất lượng học mĩ thuật.Nhiều nghiên cứu của các nhà hoạt động mỹ thuật cho thấy: “Những nét vecủa trẻ nhỏ biểu lộ tâm sinh lý Những nét ve này luôn vận động và có giá trị đối
Trang 14với sự phát triển trong ngôn ngữ tạo hình của chúng” So với lứa tuổi học sinhtiểu học thì các em học sinh THCS đã có những hiểu biết và thay đổi vượt trộihơn trong tư duy thẩm mỹ.
Ở tuổi lớp 6 và lớp 7, các em không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trước cácyêu cầu mới của môn học, nhưng điều đó se qua nhanh vào học kỳ 2 của nămhọc này Đến khi lên lớp 7 thì mức độ nhận thức và trình độ của các em đã cónhững chuyển biến tốt hơn Nhìn chung, tranh ve của các em lớp 6 và lớp 7 vẫngiữ được những nét ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và ngộ nghĩnh đáng yêu Ởtuổi lớp 8 và lớp 9, nét và hình ve của các em đã đi vào miêu tả thực tế nhiềuhơn, sự sáng tạo độc đáo đến ngạc nhiên được các em thể hiện trong tranh vecủa mình
Ở lứa tuổi học sinh THCS, các em vẫn hay sử dụng những màu nguyênchất, mạnh me về độ đậm nhạt, sắc màu rực rỡ, tươi vui Đặc biệt có một số emđã mạnh dạn và đạt được thành công khi sử dụng màu sắc thiên về một gam màu
cụ thể nào đó Nét ve và hình ve của các em cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn so với
lứa tuổi tiểu học Nhiều học sinh đã thể hiện được ý đồ về việc áp dụng luật xa
gần vào tranh để miêu tả sự vật, hiện tượng mà các em quan sát được trong thực
tế Tuy nhiên, ở trình độ của các em thì lối ve này có thể tạo nên sự gò bó hoặcthiếu đồng bộ trên cùng một bức tranh
Ngoài ra, trong chương trình học của mình, các em còn được giới thiệu về
các tác giả và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng Nhờ vậy mà các em được củng cố
thêm những hiểu biết của mình về nghệ thuật như cách xây dựng hình tượngnhân vật, cách sắp xếp bố cục sao cho hài hòa, cân đối, thấy được sự phong phúcủa màu sắc trong tranh Những kiến thức đó được các em vận dụng vào bài verất hiệu quả
Ở loại bài ve theo mẫu, các em đã bắt được đặc điểm của vật mẫu, miêu tả
kỹ hơn, và thể hiện được sự thay đổi của ánh sáng trên vật mẫu ngày một tinh tếhơn
Ở loại bài ve tranh, có nhiều bài ve của học sinh khai thác được những chủ
đề rất mới lạ, sáng tạo trong cách nghĩ Các em biết cách phân chia những mảngchính phụ trong tranh, biết sắp xếp các hình ve hợp lý hơn với những nét viềnchu vi trau chuốt, cùng những sắc màu rực rỡ, tươi vui…, làm cho bức tranh củamình thêm rộn ràng, khởi sắc Việc tìm các dáng hình nhân vật để miêu tả nộidung đề tài cũng không còn khó khăn như trước
Ngoài ra, khi lựa chọn các nhân vật để thể hiện, các em đã tìm những độngtác với các tư thế phức tạp hơn Cùng với sự kết hợp kỹ năng ve màu thuần thục,
Trang 15tranh ve của các em đã trở thành phương tiện để bày tỏ kiến thức, vốn sống, vốn
hiểu biết của mình về thế giới xung quanh
Ở loại bài ve trang trí, kỹ năng làm bài của học sinh cũng khác trước rấtnhiều, màu ve trong bài ít bị lem nhem hơn, biên giới các mảng màu gọn hơn, kehơn, hình ve các họa tiết cách điệu đã có sáng tạo và trau chuốt hơn, các nét veliền mạch, không còn vụn vặt như ở lứa tuổi mẫu giáo hay tiểu học
Các tranh ve của lứa tuổi học sinh THCS có thể chưa nói hết được nhữngthay đổi trong nhận thức, tư duy cũng như khả năng sáng tạo nghệ thuật của các
em, nhưng chúng ta hy vọng rằng đó se là tiền đề quan trọng để các nhà giáo dụctìm ra các phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcthẩm mỹ cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh THCS nói riêng
Mỹ thuật cần nắm vững các phương pháp dạy – học chung và vận dụng nhữngvấn đề chung vào dạy mỹ thuật
Mỹ thuật là một trong những môn học của nghệ thuật Nếu dạy – học khóthì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn Khác vớicác môn học có công thức, qui định rõ ràng, đòi hỏi vận dụng chính xác, môn
Mỹ thuật cũng có những vấn đề chung, có những công thức, quy ước nhưng khivận dụng vào bài học thì tùy thuộc vào đề tài, tư tưởng và tình cảm của ngườive
Mỹ thuật là một môn tạo ra cái đẹp Muốn có cái đẹp thì phải có kiếnthức, phải biết nghĩ, thích thú và không bị gò ép,… Đây là một môn học thựchành, lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu; là môn học trực quan, học rènluyện, bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ của con người Vì vậy dạy mỹthuật cần phải làm cho học sinh có hứng thú, mong muốn ve đẹp chứ không đơnthuần là truyền đạt kiến thức Đây là một môn học đòi hỏi sáng tạo từ cái cóthực tạo nên một bức tranh đẹp, phản ánh được cái thực Muốn vậy, học Mỹthuật phải suy nghĩ, độc lập suy nghĩ và dám nghĩ, sáng tạo ra cái mới, cái riêngcủa người học Đồng thời, Mỹ thuật là một môn học mà kiến thức của nó vừa cụthể vừa rõ ràng, vừa chung chung, trừu tượng,… Điều này đòi hỏi giáo viên phảinắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn, kiến thức của các bộ môn khác có liênquan Đồng thời, liên hệ với thực tiễn cuộc sống xunh quanh khi bài dạy cần tới
Trang 161.3.2 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ
1.3.2.1 Vị trí
Môn Mĩ thuật THCS là dạy học sinh nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp,vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hành ngày và cho công việcmai sau góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước
Mỹ thuật là một môn học độc lập trong chương trình THCS Dạy và họcnghiêm túc, có kiểm tra, thi và đánh giá cuối năm Kết quả học mỹ thuật của họcsinh được dùng để xét lên lớp hay thi tốt nghiệp bậc học như các môn học khác
1.3.2.2 Mục tiêu
Môn mỹ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo họa sĩ hay nhữngngười chuyên làm nghề mỹ thuật Môn Mỹ thuật ở trường THCS nhằm giáo dụcthẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu; tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen,thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt hoạt họctập hằng ngày và những công việc cụ thể mai sau
Môn mỹ thuật ở THCS nâng cao năng lực, quan sát, khả năng tư duy hìnhtượng, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp làm việc khoa học Mục tiêu của môn
Mỹ thuật THCS là nhấn mạnh vai trò giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, góp phầnhình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới – người laođộng có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng suất cao và biết
thưởng thức cái hay cái đẹp trong cuộc sống đáp ứng đòi hỏi của xã hội phát
triển ngày càng cao
Định hướng cho một bộ phận nhỏ học sinh học tiếp ngành mỹ thuật, hay tạođiều kiện cho một số học sinh thi vào các trường chuyên nghiệp có liên quan đến
mỹ thuật sau này dễ dàng hơn như: xây dựng, kiến trúc, thời trang,…
Dạy mỹ thuật ở trường phổ thông nói chung, ở THCS nói riêng là góp phầnxây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội Mọi người đều hướng đến cái đẹp,
Trang 17biết tạo ra cái đẹp, thưởng thức cái đẹp theo ý mình se làm cho cuộc sống ngàycàng trở nên tốt đẹp, phong phú và hài hòa hơn.
1.3.3 Vai trò của giáo viên trong dạy học Mỹ thuật.
Trong quá trình dạy – học, giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trongviệc truyền đạt kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức Do đó:
* Giáo viên cần nhận thức sâu sắc về việc dạy mỹ thuật
* Xác định những kiến thức cơ bản cần dạy học sinh
* Cụ thể hóa nội dung, những kiến thức cơ bản cần dạy học sinh
* Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy học Mỹthuật
* Biện pháp thực hiện dạy học sinh các kiến thức cơ bản
* Biện pháp giúp học sinh phát triển toàn hiện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản qua việc tổ chức hoạt động dạy học lànhmạnh trong nhà trường
* Tạo môi trường giúp học sinh học tập, hoạt động nhằm rèn luyện, phát triển
tư duy thẩm mỹ, bồi dưỡng tình cảm và khả năng thẩm mỹ của các em
Mỹ thuật là môn học bắt buộc ở trường phổ thông Do vậy, dạy – học mỹthuật cũng cần tuân theo những phương pháp chung và phải có phương pháp dạy– học riêng Do đó, giáo viên dạy mỹ thuật là người đóng vai trò quan trọngtrong việc truyền thụ kiến thức và phương pháp học cho học sinh
Nói tóm lại, vai trò của người giáo viên trong dạy mỹ thuật để phát huy sựsáng tạo của người học sinh, là sự chủ động, sáng tạo và đổi mới phương phápdạy học, người giáo viên cũng là một người nghệ sĩ, sự tài hoa của người nghệ sĩ
se được đơm hoa kết trái bằng thành quả học tập của các em, đó là sự cảm nhận
về cái đẹp, giá trị thẩm mỹ, từ dó bồi dưỡng tình cảm và khả năng thẩm mỹthông qua ngôn ngữ tạo hình với những bố cục, hình mảng, màu sắc đường nétsống động và đa dạng, đẹp hơn hết như tâm hồn của các em
Mỹ thuật là môn học thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu, họcsinh phải luyện tập, lặp đi lặp lại nhiều lần,…Vì thế những lúc học sinh làm bài,giáo viên là người cần có mặt để theo dõi, giúp đỡ, gợi ý, điều chỉnh hay bổsung những gì cần thiết tạo điều kiện cho mỗi học sinh tự hoàn thiện theo cáchcảm nhận riêng
Mỹ thuật là môn học rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụcủa con mắt – thẩm mỹ thị giác và giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫnhọc sinh cách nhìn, cách quan sát, so sánh, đối chiếu, phân tích… để học sinhbiết cách nhận biết, cảm thụ cái đẹp, biết suy nghĩ, tìm tòi thêm và thể hiệnthành bài ve của riêng mình
Trang 18CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1 Vài nét về Trường và đặc điểm học sinh trường trung học cơ sở
2.1.1 Vài nét khái quát về Trường.
Trường gồm có 9 lớp học Nhà trường bước đầu đã đầu tư từng bước về
cơ sở vật chất nên đảm bảo qui mô phát triển giáo dục trong từng năm Hệ thốngtrường lớp phát triển cân đối, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh từng bướcnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chất lượng 100% giáo viên đạt chuẩn
và trên chuẩn Đội ngũ cán bộ GV của trường có năng lực chuyên môn nghiệp
vụ tương đối vững vàng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luậtcủa cán bộ, giáo viên, công nhân viên cơ bản tốt; tinh thần trách nhiệm cao vànhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề, hăng say trong công việc
Trường có phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” sôi nổi, tập thể hội đồng
sư phạm có sự đoàn kết cao Nhận thức về rèn luyện đạo đức, học tập của họcsinh đã được nâng lên rõ rệt Thực hiện tốt cuộc vận động hai không với bốn nộidung do Bộ GD - ĐT phát động Thực hiện tốt cuộc vân động xây dựng “trườnghọc thân thiện học sinh tích cực”
Nhà trường luôn tham gia đầy đủ các cuộc thi do ngành giáo dục tổ chức
và phối hợp tổ chức Triển khai các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho tất cả giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của HS Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục: HĐGDNGLL,HĐGD hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, HĐGD tập thể và các hoạt độngkhác
Kết hợp với các cơ quan đơn vị trên địa bàn xã, các ban ngành điạ phươngtổ chức tuyên truyền học tập các văn bản luật về an toàn giao thông, phòngchống ma tuý, tội phạm; Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về an toàn giaothông, phòng chống ma tuý, tội phạm Tổ chức tốt, trang trọng có ý nghĩa ngàykhai giảng và các ngày kỷ niệm truyền thống
Với tôi khi lên lớp luôn phải có đồ dùng dạy học, sử dụng triệt để đồ dùngdạy học sẵn có và tự làm ở các khối Để một tiết dạy nhẹ nhàng, ít tốn nhiều thờigian, tạo hứng thú cho học sinh hiểu bài nhanh, bồi dưỡng cho học sinh thể hiệnnhiều kĩ năng của mình, ve đẹp, là phải có đồ dùng dạy học có thẩm mĩ và đẹp
* Ưu điểm:
Trang 19Phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáoviên cơ bản tốt Kỷ cương nề nếp dạy và học tốt, ý thức tổ chức kỷ luật tốt.Trường có phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” sôi nổi, tập thể hội đồng sưphạm có sự đoàn kết cao Nhận thức về rèn luyện đạo đức, học tập của học sinhđã được nâng lên rõ rệt Thực hiện tốt cuộc vận động hai không với bốn nộidung do Bộ GD - ĐT phát động Thực hiện tốt cuộc vân động xây dựng trườnghọc thân thiện học sinh tích cực.
* Những hạn chế: Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, không cóphòng học bộ môn Thiếu giáo viên của một số môn học như: tin học, địa lí Chất lượng văn hoá còn ở mức thấp Kết quả rèn luyện học tập chưa đồng đều.Phụ huynh ít quan tâm đến con em mình
2.1.2 Đặc điêm học sinh
Học sinh của trường đa số là học sinh ngoan nhưng khác nhau về trình độ,
về độ tuổi do có một số học sinh lưu ban… Nhiều học sinh khá giỏi thườngchuyển vào học tại trường lớn hơn, chất lượng cao hơn ở các địa phương khác.Hơn nữa học sinh lớp 6 các em mới lên cấp 2 nên còn bỡ ngỡ, chưa chủ độngtham gia vào hoạt động học tập
Đa số các em học sinh chấp hành tốt những quy định của nhà trường;nhưng bên cạnh đó, còn một số em chưa thật sự chú tâm vào việc học tập; ý thứcthực hiện nội quy nhà trường còn chưa tốt… Chính điều này ảnh hưởng rấtnhiều đến kết quả học tập của bản thân, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng họctập của lớp, trường
2.2 Thực trạng dạy học môn Mỹ thuật
2.2.1 Tình hình giảng dạy
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa,giáo dục…, những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sựphát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó, cùng với sự phát triểnngày càng cao của con người về đức dục, trí dục, thể dục thì mĩ dục cũng khôngngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗingười, nhất là thế hệ trẻ
Trong năm học gần đây, tập thể giáo viên của Trường đã nhận thức rất rõtrách nhiệm của mình là cần phải nâng cao chất lượng dạy học thông qua các giờlên lớp cũng như các luyện tập thực hành… Nhưng trong thực tế chất lượnghoạt động dạy và học môn Mỹ thuât ở nhà trường chưa đạt kết quả cao Bởi vậychất lượng của học sinh còn có phần hạn chế Tôi thiết nghĩ điều lưu tâm trướctiên là việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần quan trọng trong việc nângcao chất lượng học tập cũng như nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ Một
Trang 20trong số đó là phương pháp sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mỹ thuật.Đây là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹthuật nói riêng và các môn học khác nói chung
Tôi nhận thấy, tình hình giảng dạy mỹ thuật nặng về, bài bản, thiên vềtruyền thụ kiến thức, ít chú ý đến khai thác yếu tố thẩm mĩ của bài học Đồngthời giáo viên chưa rõ phương pháp dạy – học nhất là dạy – học mỹ thuật cầngợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hưng phấn trong học tập , có như vậy các emmới độc lập suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo để bài ve luôn luôn có cái mới, cái khác.Vì vậy, bài ve của học sinh THCS thường công thức, khô cứng hoặc chungchung, ít có sáng tạo
2.2.2 Tình hình học tập, sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mỹ thuật ở trường THCS.
* Tình hình học tập
Đa số học sinh THCS học mỹ thuật thiếu nề nếp từ tiểu học, kiến thứcchưa có hệ thống, thực hành ít, môi trường thẩm mỹ hạn hẹp Học sinh ít đượcquan sát, tham quan danh lam thắng cảnh và bảo tàng Vì thế hiểu biết về mỹthuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, chưa kích thích các em học tập
Học sinh THCS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ từphía xã hội và các bậc cha mẹ Các em phải tập trung cho các môn chính, lo chothi, đánh giá, phần nào bỏ qua, sao lãng học mỹ thuật Hơn nữa do thiếu phươngtiện học tập , phương pháp hướng dẫn của giáo viên chưa linh hoạt, nên bài vecủa các em thường khô, thiếu phóng khoáng, đôi khi gò bó, công thức
Đa số học sinh chưa có kỹ năng, thói quen cảm thụ mỹ thuật, chưa chịusuy nghĩ, tìm tòi, thậm chí có em không chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng học tập chomôn học
Ý thức học tập chưa tốt, ve bài đối phó, suy nghĩ hời hợt về những điềumình muốn ve, khả năng diễn đạt kém, không diễn tả được cái gì mà mình suynghĩ, không bày tỏ chính xác được điều mình muốn thể hiện
Tuy nhiên, một bộ phân học sinh THCS rất thích hoạt động tạo hình Ve,nặn, xem tác phẩm mỹ thuật dần dần trở thành nhu cầu của các em Dạy mỹthuật ở THCS là thức tỉnh nhu cầu thẩm mỹ và tạo điều kiện cho các em hoạtđộng tạo hình, làm cho đời sống phong phú hơn
* Phân môn vẽ theo mẫu
Học sinh có khả năng quan sát, phân tích và nhận xét, biết nhìn ra dáng, tỉ
lệ, cấu trúc và vẻ đẹp của mẫu Các em đã ve được các bài tĩnh vật có từ 2 – 3mẫu : bố cục vừa với tờ giấy, đảm bảo tính cân đối cho bài ve Hình tương đối
Trang 21sát mẫu, đã tả được nét riêng của đối tượng Một số em đã nhìn ra khối và tảđuoặc tương quan đậm nhạt, làm rõ chất liệu và tạo cho bài ve có không gian
Tuy nhiên, đa số học sinh THCS còn bộc lộ yếu điểm của mình ở cách vehình: chưa lột tả được đặc điểm của mẫu; cách ve nét, thường chưa chú ý đếnđậm nhạt, nét ve hình còn viền đều làm cho bài ve cứng, thiếu nét mềm mái,uyển chuyển Ve đậm nhạt; chưa để ý đến cấu trúc của mẫu, chỉ đưa nét mộtchiều như ve đậm nhạt ở mặt phẳng đứng, mặt phẳng nghiêng
* Vẽ trang trí.
Hầu hết học sinh thích ve trang trí vì vẻ đẹp của màu sắc, đường nét, các
họa tiết có sức lôi cuốn hấp dẫn, đặc biệt với học sinh nữ
Học sinh có thể hoàn thành được tất cả các loại bài tập trong chươngtrình Cách ve trang trí tự do nên tất cả học sinh đều có thể tham gia vào việc tìmtòi, sáng tạo, ve theo ý thích và trí tưởng tượng của mình, không gò bó như vetheo mẫu Bố cục trang trí chặt che, vận dụng được các cách sắp xếp, nhiều họcsinh có tư duy sáng tạo, bài ve có bố cục lạ, độc đáo Nét ve trang trí trau chuốt,màu sắc trong sáng, vui tươi, rực rỡ Một số em có ý thức tìm tòi sáng tạo ranhững gam màu có vẻ đẹp riêng Song, bên cạnh đó một số học sinh không chútâm vào bài ve, thụ động trong việc tìm tòi, sáng tạo ra bài ve của riêng mình.Mặt khác chất liệu màu nước, màu bốt chưa được sử dụng nhiều nên kĩ thuật vecác loại màu còn bị hạn chế ở học sinh
* Vẽ tranh
Ve tranh đề tài là phân môn thu hút học sinh Các em có thể ve tranh vềcác thể loại và các đề tài, tìm được những ý tưởng hay, có nhiều bài có bố cục lạ,đẹp, màu sắc hài hòa, tươi sáng Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh có bài vetốt còn có những học sinh chưa có nhiều suy nghĩ về hình dáng và các đặc điểmcủa đối tượng nên hình tượng trong tranh của các em thường chung chung, thiếucái động tĩnh, thiếu chiều sâu Đa số học sinh dùng màu sáp, bút dạ để ve tranhnên tranh của các em thường khác rực rỡ, đôi khi trở nên đối lập về màu sắc,khiến cho tranh trở nên khô cứng Một số em chưa nghiêm túc, vẫn phụ thuộcvào bài ve mẫu
* Thường thức mỹ thuật
Trên thực tế, học sinh bị tri phối bởi nhiều môn khác, nhất là các em cuốicấp chưa tập trung học mỹ thuật nói chung và thường thức mĩ thuật nói riêng.Cách học thường thức mĩ thuật còn công thức, gò bó, khuôn sáo Học sinhthường học theo sách giáo khoa, theo tư liệu là chủ yếu, nhiều khi học thuộclòng Học sinh nhận xét, phân tích tác phẩm , công trình mỹ thuật chưa có ýriêng, chưa có cảm nhận của cá nhân với tác phẩm; chưa có ý thức sưu tầm tác
Trang 22phẩm hoắc ít chú ý đến mỹ thuật địa phương như: đình chùa, nghề mĩ nghệ thủcông,
Học mỹ thuật, học sinh được tiếp xúc với các loại hình như hội họa (tranh),điêu khắc (tượng tròn, phù điêu), kiến trúc, mĩ thuật ứng dụng qua các tác phẩm,công trình và các tác giả tiêu biểu của nền mĩ thuật Việt Nam và thế giới, đặcbiệt là mĩ thuật truyền thống Việt Nam Thông qua tìm hiểu các công trình, tácphẩm mĩ thuật, học sinh có điều kiện bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ của mình, đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho các em học dễ dàng, hứng thú hơn các môn lịch
sử, văn học,… và học ve theo mẫu, ve trang trí, ve tranhh có hiệu quả hơn
* Tình hình sử dụng trò chơi học tập trong dạy học mỹ thuật.
Trường hiện nay có 01 giáo viên giảng dạy mĩ thuật, với trình độ ĐHSP.Qua quá trình công tác tại trường tôi thấy cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị mà nhàtrường trang bị cho môn mĩ thuật vẫn còn thiếu thốn nhiều Nhà trường chỉ một
số ít đồ dùng dạy học mỹ thuật; còn không có đồ dùng trực quan
Học sinh của trường thì đa số là các em rất ngoan nhưng khác nhau vềtrình độ, về độ tuổi do có nhiều học sinh lưu ban…Nhiều học sinh khá giỏithường chuyển vào học tại trường lớn hơn, chất lượng cao hơn ở các địa phươngkhác Hơn nữa học sinh lớp 6 các em mới lên cấp 2 nên còn bỡ ngỡ, chưa chủđộng tham gia vào hoạt động học tập Đặc biệt, nhà trường chưa có phòng họcchuyên môn, gần đây nhà trường cũng đã đầu tư máy chiếu phục vụ công tácgiảng dạy theo hướng đổi mới Tuy nhiên qua quan sát và trò chuyện với cácthầy cô giáo cùng các em học sinh thì hầu hết các tiết học mỹ thuật giáo viênnhững năm trước đây vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, rất hiếmkhi áp dụng phương pháp dạy học tích cực… Điều đó khiến cho các em khôngthích thú với bài học, thể hiện “tác phẩm” của mình qua loa, đại khái, thậm chícòn là nhìn vào tài liệu như SGK để ve nên hiệu quả GD cái đẹp, cái hay thôngqua các bài học cụ thể cho HS chưa cao, chưa phát huy được tư duy, sáng tạo,tích cực và chủ động của HS trong học tập và vận dụng vào cuộc sống hàngngày
2.2.3 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất cho dạy và học Mỹ thuật của trường nói chung còn thiếuthốn Trường chưa có phòng học mỹ thuật riêng, chưa có các loại mẫu đạt quychuẩn ( hình khối, tượng, ), thiếu đồ dùng trực quan như biểu bảng, tranh, ảnh,
…; Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo còn rất hiếm Giáo viên tự tìm tàiliệu, sưu tâm, làm đồ dùng dạy học Học sinh mỹ thuật chỉ có bút chì, giấy đủloại, đủ kiểu; màu ve hiếm Do đó, các bài ve màu thường không thực hiện đượcđầy đủ Hiện nay, màu sắc cho học sinh mỹ thuật có khá hơn, song chỉ dừng lại
Trang 23ở chì màu, sáp màu, bút dạ Học sinh chưa có điều kiện sử dụng màu bột, màunước.
2.2.4 Điều tra cơ bản
Khi được phân công công tác, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tìnhhình học tập của học sinh Tôi nhận thấy đa số học sinh chưa hứng thú với mônhọc, các em chưa chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ Tình trạng thiếu đồ dùng vẫnthường xuyên xảy ra,… Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bài học, cũngnhư ảnh hưởng tới kết quả học tập môn Mỹ thuật nói riêng, và chất lượng họctâp của học sinh nói chung Kết quả khảo sát chất lượng môn Mỹ thuật được thể
hiện qua Bảng khảo sát sau:
Tỉ lệ
%
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Sau khi khảo sát chất lượng và bỏ phiếu điều tra về sở thích học môn Mĩthuật kết quả không cao, tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm ra giải pháp để nâng caochất lượng học môn Mĩ thuật và để các em thực sự yêu thích môn Mĩ thuật Tôiđã nghiên cứu kỹ từng bài dạy, nghĩ ra nhiều cách dạy hay Trong đó cách tổchức trò chơi trong giờ dạy Mĩ thuật cuốn hút học sinh nhất và hiệu quả nhất
chính vì thế mà tôi xin mạnh dạn đưa ra “Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Mĩ thuật ở Trung học cơ sở”.
Trang 24mới được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người (luôn
luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp), nhu cầu đó là một tất yêu
khách quan của mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội
Thời gian 45’ quá ngắn, HS thường ve không kịp bài, phải mang bài vềnhà ve tiếp; bài ve thường chiếm khá nhiều thời gian nên HS thường sao chéphình hoặc nhờ người khác ve giúp
Do đặc trưng bộ môn, trừ tiết học thường thức mĩ thuật thì hầu như cácphân môn khác tiến trình lên lớp gần giống như nhau, bài thi cũng giống nhaunên HS thường nhàm chán dần dà dẫn đến tâm lý ỷ lại
Với tâm lí môn Mĩ thuật là môn học phụ nên hầu hết các em thường dànhthời gian cho việc học các môn khác trước Thang điểm chấm không rõ ràng,
thường “ rẻ” nên HS cho rằng chỉ cần ve sơ sơ là đạt điểm trung bình.
Bản thân GV thường xem nhẹ hoặc không thực hiện việc mở bài thường
nhật mà chỉ áp dụng khi thao giàng, dự giờ nên HS thường không “mặn mà” lắm
với các tiết học thông thường
Do đó, làm sao để HS cảm thấy tự tin, vui vẻ, và tích cực chủ động học
tập chính là do cách thức truyền đạt của GV, sự tự “ làm mới” tiết dạy, mà bắt đầu là phần giới thiệu bài “ hấp dẫn” chính là điều cần thiết và không kém phần
quan trọng cho một tiết dạy
2.4 Những thuận lợi và khó khăn
2.4.1 Thuận lợi
Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật :Môn Mĩ thuật là môn học nghệ
thuật, thu hút rất nhiều học sinh Trước kia không có giáo viên chuyên, môn họcnày là môn học phụ, không được đầu tư, không được quan tâm Vì vậy dẫn đếnhọc sinh thờ ơ, chất lượng dạy và học không có hiệu quả
Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩthuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học vàmôn học đã được chú ý Bởi vì đặc thù của môn học đã được nhận thức khác sovới những năm trước Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệthuật, môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục học sinh, môn học bổ íchgóp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện chohọc sinh Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coitrọng và đầu tư cho môn học Trong mỗi giờ học, học sinh có thể tự do suy nghĩ,
tự nói lên những tình cảm của mình, dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên bộmôn Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, cótính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các mônhọc khác Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng
Trang 25Trang thiết bị dạy học: Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào
tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu,phương tiện, đồ dùng trực quan Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy
Mĩ thuật cho học sinh như : bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 6 đến lớp
9, sách tham khảo, một số tranh ảnh về tượng, phù điêu,
Cơ sở vật chất : Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy
học Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh
2.4.2 Khó khăn
Về nhận thức : Bên cạnh những thuận lợi như trên thì dạy và học môn Mĩ
thuật vẫn còn gặp phải một số khó khăn :
Do quan niệm của một số học sinh, một số bậc phụ huynh về môn học cònhạn chế cho rằng đó là môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viênchuyên môn, sự thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, Điều
đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây chohọc sinh cảm giác chán nản, không tự tin làm bài Học sinh chưa thật sự chú tâmvào học tập môn Mỹ thuật dẫn đến học sinh không lắng nghe, không tập trungtìm hiểu bài còn mơ hồ, không nắm được mục tiêu của bài học Điều đó khiếncho các em không thích thú với bài học, chưa chú tâm thể hiện tác phẩm củamình Vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàngngày Chính vì vậy ý thức học tập ở lớp cũng như ở nhà của các em chưa cao
Đa số các em ve tranh chủ yếu là nhìn theo tranh ve trong sách, rất ít học sinh tự
ve theo suy nghĩ và sự sáng tạo của bản thân Việc quan sát tác phẩm và tự ve ởnhà thì rất hạn chế, hầu như các em chỉ sao chép tư liệu mà không có thời giantiếp xúc với ve tranh Việc ve tranh chỉ là hình thức, không có sự suy nghĩ đầu tư
để hiểu tác phẩm Trên lớp lại có sự tư tưởng ngại khó, chán học, học theo lốithụ động
Trang thiết bị dạy học : Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ
với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nôngnên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạnchế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em
Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, vì thế ảnhhưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh
Chính vì những thuận lợi và khó khăn trên nên việc dạy học mỹ thuật ởtrường còn chưa đạt chất lượng cao, vẫn còn những học sinh chưa ham học Vìvậy, là một giáo viên dạy Mỹ thuật tôi đã nghiên cứu một số biện pháp để nângcao chất lượng dạy học môn Mỹ thuật
Trang 27CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.1 Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
3.2.1 Đối với giáo viên
Mục đích của dạy học mỹ thuật là nhằm rèn luyện và phát triển ở học sinhtrí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, giúp cho các em nhận thức về cái hay cái đẹpcủa thế giới xung quanh Màu sắc và cảm xúc của bản thân Qua đó các em yêuthích cái đẹp và mong muốn thể hiện nó qua cuộc sống Lứa tuổi tiểu học là giaiđoạn mầm móng của hoạt động sáng tạo Chúng ta cần có sự tác động đúnghướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề để chocác bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh
Giáo viên chú ý ngay từ đầu cấp về năng lực của học sinh Để từ đó giáoviên kịp thời bồi dưỡng những bước cơ bản và giảng giải cho học sinh hiểu nhưthế nào là ve đẹp và thế nào là chưa ve đẹp
Giáo viên phải nắm chắc chương trình dạy của mỗi lớp thông qua các bài
cụ thể Mỗi bài phải đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm, mang đặctrưng của môn học Giáo viên cần mở rộng kiến thức trong mỗi bài dạy bằng sựhướng dẫn HS tìm tòi, sáng tạo
Vì vậy giáo viên phải: Lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương phápdạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới như: phương pháp trựcquan, phương pháp vấn đáp, phương pháp gợi mở, phương pháp so sánh, thuyếttrình, đàm thoại, phân tích , tổng hợp, vv…
Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập như: Tổ chức hoạt độngtheo nhóm, hoạt động cá nhân, gợi ý nêu vấn đề, phiếu câu hỏi.hoặc trả lời trắcnghiệm, hoạt động trò chơi, kể chuyện, sắm vai…).Nhằm phát huy tối đa tínhtích cực ,tự giác, tìm tòi, chủ động sáng tạo của HS
Đồ dùng của giáo viên và học sinh dùng cho dạy và học là phương tiện cầnthiết cho việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức Vì vậy, sau mục tiêu, đồ dùngdạy học se làm cho bài học trở thành hiện thực Với mỹ thuật, đồ dùng dạy vàhọc là kiến thức bởi ở đó hình dáng, đường nét, mảng khối, bố cục, màu sắc,…
và chứa đựng những thuật ngữ trừu tượng: hài hòa, tỉ lệ,… là yếu tố của cái đẹp
mà ngôn ngữ văn học khó tả Dựa vào mục tiêu đề ra, giáo viên cùng học sinhchuẩn bị đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài dạy Có thể nói đồdùng dạy học của môn Mỹ thuật chứa đựng nội dung bài dạy và chuẩn bị đồdùng dạy phải phù hợp với mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và thái độ đã đề ra