Bình Nguyên (1959) tên thật là Nguyễn Đăng Hào. Ông sinh ra và lớn lên tại Ninh Bình và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học hiện đại địa phương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã đạt rất nhiều giải thưởng như: Giải A cuộc thi thơ lục bát năm 2002 2003 của báo Văn nghệ; giải chính thức của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam cho tập thơ “Trăng đợi” 2004; giải chính thức cuộc thi thơ “Bác Hồ của chúng ta” năm 2003 2004 của báo Văn nghệ; giải thưởng loại C của UBTQ Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ “Đi về nơi không chữ”. Với tình yêu quê hương tha thiết, Bình Nguyên đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài quê hương Ninh Bình qua đó làm nổi bật lên một hồn quê thuần Việt.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bình Nguyên (1959) tên thật là Nguyễn Đăng Hào Ông sinh ra và lớnlên tại Ninh Bình và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học hiện đạiđịa phương Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã đạt rất nhiều giải thưởngnhư: Giải A cuộc thi thơ lục bát năm 2002 - 2003 của báo Văn nghệ; giải chínhthức của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam cho tập thơ
“Trăng đợi” - 2004; giải chính thức cuộc thi thơ “Bác Hồ của chúng ta” năm
2003 - 2004 của báo Văn nghệ; giải thưởng loại C của UBTQ Liên hiệp các hội
VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ “Đi về nơi không chữ” Với tình yêu quê
hương tha thiết, Bình Nguyên đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài quê hươngNinh Bình qua đó làm nổi bật lên một hồn quê thuần Việt Những chợ Cát, bếnCát, sông Đáy, Cúc Phương, đền thờ Trương Hán Siêu hay hình ảnh quê giản dịvới rạ, rơm, quang gánh, cánh đồng, hoa trái trong vườn, với những con ngườithân yêu: người mẹ, người cha, người chị, người quê.,…tất cả khi đi vào thơBình Nguyên đều mang vẻ nguyên sơ, trong sáng, an lành, thánh thiện và đẹp đẽnhất Đặc biệt, tuy viết về đề tài tương đối quen thuộc này nhưng nhà thơ vẫn cónhững sáng tạo mới mẻ trong ý tưởng, trong cảm xúc, tư duy mới trong chiêmnghiệm cuộc đời, trách nhiệm công dân, góc khuất số phận…Bình Nguyên đãtạo được giọng điệu, phong cách thơ riêng, bởi vậy, các tác phẩm của ông đượcđông đảo bạn đọc đón nhận Bài thơ “Chợ Cát” là một trong những tác phẩmtiêu biểu được đưa vào giảng dạy trong chương trình THCS Từ khi bắt tay vào
sự nghiệp sáng tác cho đến nay, ông đã cho xuất bản 5 tập thơ: Hoa thảomộc(2001), Trăng đợi(2004), Đi về nơi không chữ(2006), Lang thang trên
giấy(2009), Những ngọn gió đồng(2015) Tìm hiểu “Hồn quê hương trong thơ Bình Nguyên” giúp chúng tôi thấy được nội dung chính trong thơ ca cùng với
những cách tân nghệ thuật độc đáo của nhà thơ, thấy được tình yêu tha thiết củaBình Nguyên đối với quê hương cũng như con người Ninh Bình Qua đó giúpchúng tôi có cái nhìn thấu đáo hơn về vị trí và những đóng góp của nhà thơ đốivới văn học Ninh Bình nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung
2 Lịch sử vấn đề
Số lượng các bài nghiên cứu, phê bình về thơ Bình Nguyên nói chung đếnnay còn rất ít Một số bài viết về thơ ông được đăng trên các báo, tạp chí, cáctrang Web văn học Nhìn chung, các bài viêt này đã đưa ra những nhận xét ban
Trang 2đầu về phong cách, nhãn quan, thế giới nghệ thuật của thơ Bình Nguyên và chorằng: “Bình Nguyên có một giọng điệu, một phong cách, một hồn thơ thuầnViệt” [3], “thể hiện tiếng lòng của người yêu quê”[2], “Cõi đi về của BìnhNguyên là quê hương, vùng đồng chiêm trũng nghèo khó và lam lũ” [7], đó lànhững câu thơ “vớt lên từ đáy sông” [16] Về hình thức nghệ thuật, các bàinghiên cứu đều thống nhất: Bình Nguyên thành công nhất ở thể loại lục bát.Thơông trầm lắng, ưu tư, cấu tứ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu đa chiều.
Một số bài thơ tiêu biểu của Bình Nguyên như “Ngọn gió”, “ Chợ Cát”
đã được các tác giả phê bình, đánh giá.Cảm nhận về bài thơ “ Ngọn gió”, biêntập viên Thu Viễn đã viết: Bài thơ “Ngọn gió” của nhà thơ Bình Nguyên là mộttrong những bài thơ hay ở chỗ giàu trữ lượng cảm xúc được viết bằng một giọngđiệu chân thực, giản dị Tuy cấu tứ thơ không mới nhưng anh biết tìm cách thểhiện bằng những được hình tượng nghệ thuật gần gũi với tâm lí người đọc vềtình yêu trong chiến tranh qua cái nhìn chiêm nghiệm thành thực và sâu lắng ”[15]; Về bài thơ “Chợ Cát”, tác giả Nguyễn Mạnh Quỳnh cho rằng: “Chợ Cát làkhúc hát ru cho đồng đất, con người quê hương Ninh Bình, và cũng rất tiêu biểucho lối thơ Bình Nguyên: ít tả mà thiên về gợi nhằm cô đặc, nén chặt cảm xúc
Nó là sản phẩm của những ưu tư, nghĩ ngợi Ẩn sâu dưới lớp ngôn từ lặng lẽluôn âm ỉ một triết lí sống mà cơ sở của nó là cội nguồn tâm thức, văn hóatruyền thống của dân tộc Có lẽ vì thế mà bài thơ đã được chọn giảng dạy trongchương trình văn học địa phương Ninh Bình ở bậc THCS.” [7]
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về thơ Bình Nguyên mộtcách toàn diện, hệ thống, khoa học Những bài viết, ý kiến trên đây là những gợi
ý bước đầu, gợi mở cho đề tài nghiên cứu Để góp thêm tiếng nói vào việckhẳng định tài năng của ngòi bút Bình Nguyên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Hồn quê hương trong thơ Bình Nguyên”.
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Hồn quê hương trong thơ Bình Nguyên” góp phần khẳngđịnh vị trí của Bình Nguyên đối với văn học Ninh Bình nói riêng và văn họcnghệ thuật nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hồn quê hương trong thơ Bình Nguyên
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát 5 tập thơ sau:
- Hoa thảo mộc - thơ, NXB Hội nhà văn, năm 2001
- Trăng đợi - thơ, NXB Văn học Hà Nội, năm 2004
- Đi về nơi không chữ - thơ, NXB Hội nhà văn, năm 2006
- Lang thang trên giấy - thơ, NXB Văn học Hà Nội, năm 2009
- Những ngọn gió đồng - Thơ, NXB Hội nhà văn, năm 2015
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 3- Tìm ra biểu hiện hồn quê hương trong thơ Bình Nguyên.
- Xác định phương thức nghệ thuật biểu hiện hồn quê hương trong thơBình Nguyên
- Khẳng định vị trí, vai trò của Bình Nguyên đối với văn học Ninh Bìnhnói riêng và văn học nghệ thuật nói chung
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứusau:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh ngòi bút Bình Nguyên với
các nhà thơ khác trên các phương diện: đề tài, thể loại…để thấy được sự cáchtân, mới mẻ, độc đáo của nhà thơ
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Để làm nổi bật các luận điểm cần
triển khai, chúng tôi đi từ việc phân tích các dẫn chứng cụ thể sau đó tổng hợp,khái quát lại vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp thống kê - phân loại: Trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi tiến hành thống kê các tập thơ và phân loại theo các tiêu chí về nội dung vànghệ thuật để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 2 chương:
Chương 1: Hồn quê hương trong thơ Bình Nguyên.
1.1 Miền quê vang vọng âm hưởng giá trị văn hóa - lịch sử
1.2 Miền quê giản dị, đơn sơ, mộc mạc
1.3 Miền quê gắn với con người quê hương lam lũ, nhọc nhằn
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện hồn quê hương trong thơ Bình Nguyên.
2.1 Giọng điệu
2.2 Thể loại
2.3 Ngôn ngữ
Trang 4
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HỒN QUÊ HƯƠNG TRONG THƠ BÌNH NGUYÊN.
Là người con được sinh ra trên mảnh đất cố đô lịch sử Ninh Bình,Bình Nguyên đã mang những nét đẹp đặc trưng của quê hương mình vào trongthơ Thơ ông trầm lắng, ưu tư, nhận thức cuộc sống từ phía bên kia cái phầntiềm ẩn, khuất lấp sau những hiện tượng, những cảnh đời, những số phận rất đờithường Đó là tiếng thơ của một người từng trải mà “mỗi tứ thơ, mỗi hình ảnh lànhững vỉa tầng khác nhau của cuộc sống, được khúc xạ qua cái nhìn đầy suytưởng, như đang âm thầm một triết lý nào đó vốn ẩn mình trong những hình ảnhquen thuộc của cuộc sống thường nhật” [4; 7] Trong chặng đường sáng tác thơcủa mình, Bình Nguyên viết nhiều đề tài khác nhau Ngoài những bài thơ viết về
sự suy ngẫm cuộc sống, tự vấn bản thân in đậm cái tôi trữ tình nổi bật, BìnhNguyên còn thành công hơn cả với đề tài viết về quê hương Quê hương là đề tàiquen thuộc của thơ ca Việt Nam Rất nhiều nhà thơ đã thành công khi khắc họanét mặt của quê hương như Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Đỗ Trung Quân, AnhThơ…Viết về mảnh đất địa cố đô lịch sử giàu truyền thống văn hóa, mảnh đấtđịa linh, nhân kiệt, quê hương Ninh Bình trong những sáng tác của Bình Nguyênđều dạt dào cảm xúc, tha thiết yêu thương Bình Nguyên đã chắt lọc được cái
hồn quê, tạo được không khí quê hương Ninh Bình một cách thật riêng biệt Theo từ điển Tiếng Việt: “Hồn” là thực thể tinh thần mà tôn giáo và triết
học duy tâm cho là độc lập với thể xác, khi nhập vào thể xác thì tạo ra sự sống
và tâm lý của con người ( ví dụ: linh hồn) Nói theo cách khái quát, “ hồn” là tư tưởng và tình cảm của con người “ Quê” là nơi gia đình, dòng họ nhiều đời làm
ăn sinh sống, thường đối với mình có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm; hay “
Quê” còn được hiểu là vùng nông thôn, nơi có đồng ruộng và làng mạc “Hồn quê” là sự kết hợp từ tạo nên một tổ hợp nghĩa Theo chúng tôi hiểu, nói “ Hồn quê”, “ hồn quê Việt Nam” là nói đến giá trị tinh thần tinh túy nhất, đặc sắc nhất của làng quê, làng xã Cái tạo nên thực thể là văn hóa Văn hóa bao trùm
lên tất cả hoạt động của cộng đồng Những giá trị đẹp nhất, tinh túy nhất, đặc
Trang 5sắc nhất kết tụ lại tạo nên cái hồn của làng quê, làng xã Việt Nam “ Hồn quê” làcái linh hồn của làng quê Ba yếu tố : làng xã - văn hóa - làng quê và “ hồn quê”quan hệ hữu cơ với nhau Văn hóa rộng hơn “ hồn quê” , nó bao gồm cả giá trịvật chất và tinh thần, còn hồn quê là giá trị tinh thần của văn hóa Chính vì thế,văn hóa là thứ thâu giữ “hồn quê” Nói cách khác, “ hồn quê” được bộc lộ từ vănhóa là yếu tố đặc sắc nhất, tinh hoa nhất của văn hóa Một món ăn đậm đà hương
vị quê hương, một dòng sông, một phiên chợ… tất cả đều biểu thị “ hồn quê”.Chúng quy lại, “hồn quê” chính là cảnh sắc và cuộc sống làng quê phải chứađựng giá trị tinh thần tinh túy nhất, đặc sắc nhất Giá trị ấy có khả năng tác độngvào tâm hồn con người, gợi nên những tình cảm sâu đậm, thuần phác và tự nhiênnhất Và, sự đói nghèo, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn chính là một mảnh của hồnquê đất Việt
Với cái nhìn tinh tế, cách cảm nhận sâu lắng đầy cảm xúc, suy tư của mộtngười nghệ sĩ, Bình Nguyên đã phác họa được cái hồn của quê hương Ninh Bình
với những địa danh nổi tiếng, những danh nhân văn hóa- lịch sử, và cả hình ảnh quê hương mộc mạc, giản dị gắn với những con người lam lũ, nhọc nhằn, tần tảo sớm hôm.
Sau đây, chúng tôi đi vào tìm hiểu những biểu hiện cụ thể hồn quê hươngtrong thơ Bình Nguyên
1.1 Miền quê vang vọng âm hưởng giá trị văn hóa lịch sử
Ninh Bình, một vùng đất địa linh - nhân kiệt, vùng đất gắn liền với batriều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc: Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý Nơi đây cònđược thiên nhiên ban tặng với những cảnh đẹp tuyệt vời của mây trời non nướchòa quyện tạo thành những bức tranh, những cảnh đẹp nên thơ Cảnh sắc, sự hàohùng của mảnh đất cố đô xưa đã đi vào trong những bài hát, những câu thơ củacác nhà văn, nhà thơ tiền bối như Tản Đà, Trương Hán Siêu…Đặc biệt, NinhBình còn là vùng đất vang danh những người con danh nhân đất Việt như anhhùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu,Thái hậu Dương Vân Nga… Và giờ đây, người con thơ của mảnh đất này vớitình yêu quê hương, với niềm tự hào của một con người Ninh Bình đã đưanhững cảnh sắc, sự hào hùng của lịch sử vào trong các tác phẩm thơ của mình
Trang 6Trước hết là những thi phẩm viết về danh nhân văn hóa Lịch sử dân tộc ta,
không ai không biết đến Thái hậu Dương Vân Nga, bà là hoàng hậu của hai vịhoàng đế thời kì đầu lập nước trong lịch sử Việt Nam đó là Đinh Tiên Hoàng và
Lê Đại Hành Bà là người đóng góp vai trò quan trọng trong việc chuyển giaoquyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê, dân gian đã có những câu thơ để catụng công lao của bà:
“Hai vai gành gống hai Vua
Hai triều hoàng hậu, tu chùa An TiêmTheo chồng đánh Tống bình Chiêm
Có công với nước, vô duyên với đời”
“Hai vai gành gống hai Vua”, Dương Vân Nga đã làm một việc mà trướcđây chưa từng xảy ra Đã có những ý kiến trái chiều với hành động của Tháihậu, có người khinh ghét, mỉa mai coi đó là hành động sai trái với đạo lý, nhưngcũng có người đồng tình bởi việc làm của bà là việc làm lớn lao, cao cả, sựquyết đoán có một không hai trong lịch sử hoàn toàn hợp lý bởi hoàn cảnh đấtnước lúc bấy giờ như “ ngàn cân treo sợi tóc” Không ngại hi sinh danh tiếng, lợiích cá nhân mà quên đi vận nước đang nguy nan, bà đã đặt lợi ích quốc gia lênhàng đầu bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân Lịch sử còn vang danh mãi vị Tháihậu tài giỏi có một không hai trong lịch sử dân tộc
Với những trang sử về cuộc đời của Thái hậu vừa gây tranh cãi lại vừa xúcđộng với bao người, nhà thơ Bình Nguyên trong một lần đi lễ hội Trường Yên
khi “Đứng trước tượng đài Dương Vân Nga”, bằng cái nhìn của một con người
hiện đại đã bày tỏ nỗi lòng, sự đồng cảm chân thành với người đàn bà quyền lực
“ hai lần làm thái hậu” Ngoài đời kia còn lắm lời rèm pha, còn những lời bàntán, tranh cãi về cuộc đời Thái hậu bởi thế nên “ …ai biết dưới một khuôn mặtđẹp/ Có bao lần nước mắt đã tràn mi” Dường như thi nhân đã cảm thấu đượcnỗi niềm của Thái hậu qua đôi mắt sầu nhân thế để rồi đồng cảm, sẻ chia Cuốicùng là lời tri ân của tác giả: “ Xin thắp vào bình đá cũ nhành lau” như một lờitrang trọng tiễn biệt xót thương trước tượng đài và lòng biết ơn sâu sắc đối vớicông lao to lớn của bà dành cho dân tộc
Cũng viết về một danh nhân văn hóa nổi tiếng là người con của vùng đất
cố đô này , Bình Nguyên đã tưởng nhớ và thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với
Trang 7vị quan uyên thâm tài giỏi Trương Hán Siêu Nói đến Trương Hán Siêu không aikhông biết đến con người toàn năng này Ông là một nhân vật lớn đời Trần Quêông ở làng Phúc Am, huyện An Khánh- Ninh Bình Thủa bé, ông là môn kháchcủa Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, ông lập công trạng với hai lần chốngquân Nguyên, được Hưng đạo Đại Vương tiến cử lên triều đình, ông là một họcgiả uyên thâm có tư tưởng “ Tôn Nho bài Phật”, đề cao ý thức quốc gia, đượccác vua Trần tôn quý như bậc thầy Bài thơ “ Dục Thúy Sơn” được Trương HánSiêu viết và khắc lên đá còn lưu đến ngàn đời sau cùng với các nhà thơ khác đãđến ngọn núi thần tiên này vãn cảnh Nhà thơ Bình Nguyên khi đứng trước cảnhvật non nước nơi đây, trong một lần đi vãn cảnh núi Dục Thúy và bắt gặp đượcbài thơ của Trương Hán Siêu, thi nhân đã bày tỏ cảm xúc tưởng nhớ của mìnhvới bậc tiền bối uyên bác:
“Hình như từ vách núi
Đêm đêm ai bước ra
Những câu thơ rêu phủ
Đã thức ngàn năm qua”
Có lẽ nhà thơ đã tìm thấy sự đồng điệu giữa tâm hồn mình với cố nhân! Tácgiả tưởng tượng như mình đang được đối thoại với người xưa, được cùng ngắmcảnh non nước, được trải lòng mình, thấu hiểu lòng người hòa vào những thứquý giá cổ xưa từ hàng ngàn năm qua:
“Bậc thềm xưa còn đấy
Khóm cúc gầy xưa đâu
Người đi từ năm ấy
Bến sông nào buông câu…”
(Lên núi Non Nước nhớ Trương Hán Siêu)
Những “bậc thềm”, ‘khóm cúc”, “bến sông buông câu”…Cảnh cũ còn đâynhưng người xưa đâu còn? Bằng cái nhìn hoài niệm, bằng sự trân trọng, ngợi canhưng trên tất cả là nỗi lòng tưởng nhớ, sự tri ân của nhà thơ đến tài năng, conngười vị danh nhân Trương Hán Siêu
Quê hương vang vọng giá trị lịch sử văn hóa không chỉ được thểhiện qua những bài thơ viết về những con người lịch sử, danh nhân văn hóa mà
còn về những địa danh văn hóa nổi tiếng của Ninh Bình Trước tiên, là cuộc
Trang 8hành trình tìm về những giá trị cổ xưa, nơi rừng già nguyên sinh, bạt ngàn sứcsống bao đời:
“Qua sụt lở thăng trầm để có một Cúc Phương
Để dậy hương từ làn rêu từ giọt nước rơi từ đá
Miên man trong trầm mặc của rừng mà đất trời trong trẻo quá …
Cúc Phương xanh hoang sơ xanh đến tột cùng xanh
Và thuần khiết đến không cùng thuần khiết
Trước cỏ cây ta như ngây như dại
Cho một sự hồi sinh tất cả vắt kiệt mình”
(Viết ở Cúc Phương)
Rừng Cúc Phương dường như không còn xa lạ với chúng ta bởi đây làrừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam Nơi đây rừng già đã có hơn nghìn nămtuổi Sự hùng vĩ của đại ngàn, sức sống mãnh liệt của núi rừng đã giữ vững được
độ nguyên sơ của nó Đó còn là nơi chứa đựng những tài sản thiên nhiên vôcùng quý giá, những cổ vật được xác định của người cổ xưa sinh sống, nguồnthực vật, sinh vật, động vật quý hiếm có trong sách đỏ, các hang động, sôngsuối… tất cả gộp thành một thế giới rừng già hình vĩ mà bất cứ vị khách nào khiđến đây đều mang trong mình cảm giác chìm đắm trong thiên nhiên, trong sựhoang sơ, “ trinh nguyên” của đất trời và cái âm hưởng của thời xa xưa vangvọng Một Cúc Phương “xanh hoang sơ đến tột cùng xanh”, một màu xanh củacây cỏ hoa lá, màu xanh của sức sống mãnh liệt, xanh nối tiếp xanh tạo nên mộtkhông gian rừng già đầy sức sống mà “thuần khiết đến không cùng thuần khiết”.Trong khung cảnh ấy con người không những bị choáng ngợp, hòa cùng vớithiên nhiên con người “ như ngây như dại”, say mê đến tột cùng khiến ta quên đimọi thứ ở ngoài kia để trao trọn cuộc đời mình vào cái tinh khôi, thuần khiết củacuộc sống mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta: “Gặp ở Cúc Phương như gặp ở bảotàng / Như tìm thấy cái mình đánh mất/ Mỗi nhịp thở một đê mê lồng ngực” đểrồi ta thấy mình như “ nhỏ bé nhiều trước vóc dáng nguyên sinh”.Ở nơi này, ta
Trang 9như được tiếp thêm sự sống , tiếp thêm năng lượng, ta được sống hết mình vớithiên nhiên, đất trời.
Rồi khi viết về nỗi nhớ quê hương, hình ảnh quê hương hiện lên với thiênnhiên và con người thật đẹp và da diết:
“Nhớ hàng gạch loang rêu, nhớ đời cây đứng gió
Nhớ Sông Vân còn vỗ sóng Hoàng Bào
Nhớ thanh kiếm vua Đinh trên đinh trời Yên Ngựa
Nhớ Kinh thành ở lại với Hoa Lư”
( Về Hà Nội nhớ Hoa Lư)
Trong nỗi nhớ về quê hương mình, thi nhân nhớ về những nét lịch sử vănhóa đặc trưng nhất mà chỉ có ở vùng đất cố đô này Nhớ về kinh đô đầu tiên củanước Việt Nam ta - Kinh Đô Hoa Lư với vị vua đầu tiên mà chiến công của ôngcòn ghi mãi muôn đời - Đinh Tiên Hoàng Đế; nhớ về ngọn núi Mã Yên, nhớ vềSông Vân còn “ vỗ sóng Hoàng Bào” Nỗi nhớ ấy nhắc về câu chuyện tình lịch
sử giữa thái hậu Dương Vân Nga và người chồng thứ hai cũng là người bà traolong bào đó là vua Lê Đại Hành Và khi viết về Cồn Nổi - một địa danh khá nổitiếng ở vùng đất Kim Sơn, nhà thơ cho chúng ta cảm nhận về một vùng biển đầykhắc nghiệt nhưng cũng rất yên bình!
mà sâu lắng, êm đềm mà đầy tính triết lí của nhà thơ - Đó là dòng sông Đáy quê hương, dòng sông văn hóa:
“Cỏ gặm xanh chân đê
Trang 10Hoa dại bạt ngàn triền nước
Đâu đây như cầm lên được
Vọng về bở Đáy xa xa”
Sông Đáy là một trong những con sông dài nhất miền Bắc, nó là consông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sôngHồng Sông Đáy chảy qua các tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và NamĐịnh Là một con sông lớn nên sông Đáy mang trong mình thủy lộ đa dạng,phong phú Khắp các vùng đất mà sông đi qua đều mang những vẻ đẹp, nhữnggiá trị nổi bật Lưu vực dòng sông Đáy còn lưu giữ bao dấu ấn lịch sử của dântộc như: Miếu Hát ở Hát Môn thờ Hai Bà Trưng Tương truyền rằng Hai BàTrưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn sau khu thua giặc Đông Hán ởLãng Bạc nên dân chúng dựng đền thờ ở núi Hát Môn Vân Đình là quê hươngcủa cụ nghè Dương Khuê, tiến sĩ 1868 triều Tự Đức Cụ là bạn cụ Tam nguyênYên Đổ Nguyễn Khuyến nên khi cu Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã viếtbài điếu văn “ Khóc bạn” rất nổi tiếng Chùa Hương trong khu vực suối Yến;Kẽm Trống một danh lam thắng cảnh độc đáo tạo ra bởi một đoạn sông và haibên bờ thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình Núi Dục Thúy Sơn làdanh thắng từ đời Trần gắn với Trương Hán Siêu nằm ở ngã ba sông Vân đổ vàoSông Đáy Cửa sông Đáy nằm chính giữa khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sôngHồng Kim Sơn, vùng đất ven biển - nơi doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ năm
1828 cho đắp đê ngăn sóng biển để lập ra thôn, ấp mới Trước vẻ đẹp hùng vĩcủa con sông quê hương cùng với những giá trị nguồn cội bề dày lịch sử với cảtích xưa, dòng sông Đáy đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào của các thi sĩ,nhạc sĩ, trên mọi lĩnh vực văn học, điện ảnh, hội hoa, âm nhạc…như trong thơcủa Đại thi hào Nguyễn Du, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương Nhà thơ Lai Vu (1942 –1990) trong bài “ Dòng sông quê anh, dòng sông quê em” sau này đã được phổthành nhạc, có viết:
“Dòng sông Đáy quê em
Sông trăng hay sông lụa
Nong kén vàng như lúa
Trang 11Tròn vành một góc trời”
Rồi sông Đáy cũng thật mảnh, thật lãng mạn trong thơ Quang Dũng: “ SôngĐáy chậm nguồn qua Phú Quốc/ Sáo diều vi vút thổi đêm trăng”, dùng dằng,xao xuyến trong thơ Hữu Thỉnh: “ Sông Đáy ở đâu về/ Chia hai bờ nội ngoại/Bên lở và bên bồi/ Cùng tương tư đất bãi” Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết vềsông Đáy là một con sông giàu biểu tượng, là nguồn chảy sáng tạo đánh thứcmọi ký ức, xúc cảm và suy tư của thơ ông Dòng sông ấy vừa trở nên kì vĩ, vừađau đáu trong tâm thức:
“Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi Một cây ngô cuối vụ khó gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”
Dòng sông vang vọng mãi trong tim như bóng mẹ nơi quê nhà:
“ Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi… chiều nay tôi trở lại
Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi
Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt
Trang 12Và đến Bình Nguyên, sông Đáy trong thơ ông là dòng sông giàu biểutượng, mang những nét trầm tư, dòng sông gắn liền với những triết lí, suy ngẫmcủa nhà thơ về cuộc đời của những người dân quê Dòng sông ấy vừa thực, vừa
hư : “ Sông Đáy bay lên sông Đáy về nguồn” (Chảy cùng sông Đáy) Dòng sôngnhư một con người thực thụ, có hơi thở, có cảm nhận và cả những nỗi niềmriêng Đằm mình vào dòng sông, thi nhân nghe được tiếng “sông Đáy thở”, rồilại “ thầm thì quanh từng khúc đầy vơi” để rồi nhận ra rằng: “ …ở với sông, biếtchảy hết mình” (Sông Đáy) Dòng sông ấy như đang dùng dằng với chính mình: “Không chảy
Có nghĩa là không có dòng sông
Không phẳng
Có nghĩa là suốt đời phải chảy”
(Chảy cùng Sông Đáy)
Sông Đáy còn mang những nỗi niềm thân phận của cuộc đời lắm nỗi ưu tư: “Bao lần sông thắt lại nỗi đau
Bao lần qua ngập chìm nước mắt
Một đời bắt rễ vào nguồn
Sông Đáy chảy đến tận cùng chát mặn”
(Chảy cùng sông Đáy)
Sự trải lòng của dòng sông về cuộc đời của mình, về sự vơi đầy của dòngchảy hay đó chính là những nỗi lòng của thi nhân về cuộc đời, về lòng người lúcvơi, lúc đầy Dòng Đáy còn gắn liền với những nỗi nhớ về tuổi thơ của thi nhânbên sông Đáy quê hương, tuổi thơ với những khó khăn làng quê nghèo ven sông: “Sông Đáy hằn lên bao nhiêu nếp nhăn
Khi cái rét tràn về thổi rách tuổi thơ tôi
Rơm rớm máu từng đêm trong mắt mẹ”
(Khúc hát sông Đáy)
Dòng sông ấy in hằn bóng dáng mẹ nhọc nhằn yêu thương:
“Mẹ tôi thuộc từng đường liềm lưỡi hái
Một đời quen soi mặt xuống cánh đồng
Trang 13Cha tôi thuộc từng mắt chài mắt lưới
Một đời quen soi bóng xuống dòng sông”
(Sông Đáy)
Rồi:
“Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi
Như muốn dìm mẹ trong nước mắt
Mẹ bước về cánh đồng sau mùa gặt
Và đêm ấy rơm thơm hơn mọi giấc mơ…”
(Khúc hát sông Đáy)
Hay dòng sông lại gắn với những con người đi mở đất quê hương:
“ Chắn sóng, dầm sương người đi mở đất
Cửa Đáy mặn mòn, cửa Đáy mênh mang
Nằng nặc bước chân người về đồng cói
Nằng nặc sông Ân, nằng nặc rượu Lai Thành”
(Trước cửa Đáy Kim Sơn)
Hình ảnh những chàng trai, cô gái lao động miệt mài bên dòng sông:
“Những chàng trai giong buồn ra biển
Sóng dồn căng trên tấm lưng trần
Những thôn nữ bước lên từ ruộng mặn
Vồng ngực đầy như vồng đất thanh tân”
(Trước cửa Đáy Kim Sơn) Cửa Đáy còn mang những dấu tích của những trận bom đạn tàn khốc, đauthương:
“Cửa Đáy
Đất vỡ toang những năm bom đạn
Trang 14Chân trời sẫm màu ly biệt
Đêm ánh lên lân tinh
Viết về quê hương Ninh Bình, mảnh đất với những trang sử hào hùngcủa dân tộc, với những địa danh văn hóa, những danh nhân văn hóa, và cả dòngsông lịch sử, Bình Nguyên đã vẽ nên những bức tranh mà ở đó, cảnh và ngườiđều có những nét u hoài, xao xác Ẩn sâu trong đó là những triết lí, chiêmnghiệm về cuộc đời sâu sắc
1.2 Miền quê giản dị, đơn sơ, mộc mạc
Quê hương dưới ngòi bút của Bình Nguyên hiện lên không chỉ là miền
quê vang vọng những âm hưởng giá trị văn hóa lịch sử mà đó còn là miền quê đơn sơ, mộc mạc, giản dị với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi của làng quê
Việt Nam Hình ảnh của quê nhà bình dị, ấm áp trong những câu hát à ơi cái còcái vạc, hoa cải, rau răm của bà, của mẹ, trong những câu thơ câu văn dạt dàotình quê Nhà thơ Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của làng quê Việt Nam vớinhững bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.Trong các thi phẩm của NguyễnBính, hình ảnh của làng quê, tình quê được hiện lên thật gần gũi, yêu thương bởi
Trang 15nó mang cái hồn cốt của quê hương Nhà thơ Tế Hanh khi “nhớ con sông quêhương” cũng đã vẽ nên một bức tranh quê thật đẹp với con sông xanh biếc
“Nước sông xanh soi tóc những hàng tre” Đằm mình vào dòng sông dịu mát ấy
mà thi nhân cảm thấy tâm hồn mình “là một buổi trưa hè/ Tỏa bóng mát xuốnglòng sông lấp loáng” Còn với Đỗ Trung Quân, quê hương là “chùm khế ngọt”, “
là con diều biếc”, “ là con đò nhỏ”, là “ vòng tay ấm”, là “ đêm trăng tỏ” , là “hoa vàng bí” hay “ hồng tím giậu mồng tơi”, là “ đôi bờ dâm bụt”… Theo nguồnchảy tình yêu quê hương, yêu làng quê ấy, cũng viết về sự mộc mạc, dân dã thônquê nhưng Bình Nguyên lại khắc họa hình ảnh quê bằng chính những nét riêng,cách nhìn riêng! Thơ cũng như tâm trạng của thi sĩ “buồn và đẹp thánh thiện, cólúc như tiếng thở dài vào nén sâu trong ngực, nhiều khi lại tràn trề hy vọng Baotrùm lên tất cả là một giọng thơ thấm đẫm nỗi quê, tình quê, giàu chất liệu đờisống, giàu hình ảnh, nhiều vỉa tầng ý tưởng và suy tưởng” [] “Có thể nói, nhữngbài thơ về cánh đồng làng là sự khởi đầu của thơ Bình Nguyên Mỗi vần thơ,mỗi bài thơ của mình Bình Nguyên thận trọng khai thác trên những luống càyđẫm mồ hôi của ông cha mình…” [3; 2]
Hình bóng quê nhà hiện lên trong thơ Bình Nguyên chân chất mộc
mạc, giản dị, thân thuộc đối với mỗi người con Nơi đó có “tiếng guốc lẻ đêmđêm còn vọng lại” , “dậu cúc tần mơ dệt áo cô dâu”, có “ những đon mạ rađồng/ Và giấc mơ theo từng mùa vụ”, “ cây gạo quần sương/ Nắng ở trên môithiếu nữ/ Đường làng mơn mởn bước chân” hay những “ mẻ lưới trên cánh đồnglúa không còn vết chân chim”.Và: “Những cây tre cha bắc làm cầu/
Có tiếng ru chao nghiêng sóng nước/Qua nhịp cầu tre tôi lại gánh lại gồng”.Cảnh làm đồng của người dân quê chân thực mà hư ảo đến lạ thường:
“Nón trắng nhấp nhô trên mặt ruộng
Như trăng đêm mọc ở đồng làng
Thuyền về bến thóc theo trăng thóc
Cả một dòng sông lấp lánh vàng”
( Mùa)
Trang 16Hay đó là hình ảnh: “ Chợ phiên em bán hoa hồng”, là hương vị nồng ấmcủa khói bếp buổi chiều còn “cay mái rạ”…
Có lẽ phải là người yêu quê, yêu làng, yêu những điều bình dị, êm đẹp nơichôn rau cắt rốn của mình một cách sâu sắc nhất, trân trọng nhất thì BìnhNguyên mới có thể gom nhặt và đưa vào trong thơ tất cả nhũng hình ảnh quêgiản dị, đời thường mà thương yêu đến thế Thi sĩ yêu những điều giản dị đó, thảhồn mình vào đó, quê hương là nỗi nhớ, là tuổi thơ, là gia đình là những gìthiêng liêng nhất vì thế khi xa quê, thi nhân luôn mang trong mình nỗi nhớ quê,nhớ làng:
“Ruộng bần vũng vũng như sương
Soi nhau buổi sáng mà thương buổi chiều
Bước chân ngắn lại đã nhiều
Thèm nghe khói bếp nói điều rạ rơm”
(Nhớ quê)
Rồi:
“ Giấc đêm nào ta cũng gặp cha đi ra
cánh đồng vào mùa lên mật
Gặp những bông lúa ngả vào vai mẹ
đêm về còn thơm đầy tóc
Gặp rạ rơm bọc giấc ngủ chị dâu
khi trời mùa gió bấc…”
(Nhớ làng)
Hay đó là “những hình ảnh của quê hương, khi khúc xạ qua cái nhìn nộicảm, tấu lên khúc đồng vọng với âm hưởng da diết mang tên một bài thơ củaanh “Về dại” [7; 6]:
“ Em có về dại với tôi không
Tre pheo buồn đứng ngùi trông ngả chiều
Tôi về mùa cạn nắng thiêu
Ai mà đong được bao nhiêu đèo bòng”
(Về dại)
Trang 17Như một lời mời gọi về thăm quê, có tre pheo là đặc trưng của quê hươngtrong “ mùa cạn nắng thiêu” Trở về với quê hương là trở về với cội nguồn củamình, với những gì chân quê, mộc mạc “Tình trong như nước giếng làng/ Hồnxin tưới gốc mai vàng trăm năm…”, trở về với con người thực trong sáng, giản
dị mà thanh cao, được ví như nước giếng làng - bản sắc của văn hóa làng quêViệt Nam Đối với Bình Nguyên, quê hương là nơi xuất phát lại cũng chính làđiểm trở về Bình Nguyên luôn trân trọng và khắc ghi tình yêu làng, yêu quê vìthế những cảnh đẹp, con người quê, tình quê luôn đau đáu trong trái tim ông đểmỗi trang thơ là những nét đẹp mộc mạc, giản dị mà vẫn mang cái hồn quê
thiêng liêng sâu đậm Quê nhà còn gắn với những ngọn gió quê, gió đồng tưới
mát lòng người: “Chiêm bao lại gặp gió đồng/ Trời ơi mát đến tận lòng gió quê”(Nhớ quê) rồi:
“Rời phố phường tôi gặp ngọn gió quê
Gió thổi một thổi đôi thổi như dắt tôi
Đi giữa bày gió chạy”
(Những ngọn gió đồng)
Những làn gió quê đưa hương của cỏ cây hoa lá, đưa hương của nhữngcánh đồng lúa thơm vì thế gió đồng làm cho người đang tận hưởng cái mát thơmnhè nhẹ của gió thấy: “Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại/ Để như sông dạt dàophía ruộng đồng”, gió làm cho lòng người rung động, tan bao muộn phiền, chongười ta một cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, khoan khoái Gió thổi đi nhữngnhọc nhằn, xoa dịu những nỗi buồn, gió thổi lên những miền ký ức đẹp: “Gióthổi áo nâu mềm lại ngày cuối mặn/ Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức/ Thổimát những đau buồn còn khuất đâu đây”, gió còn làm những vạt cỏ vơi hươnglại căng tràn sự sống Gió thổi hương quê làm cho thi nhân phải thốt lên: “Ôinhững ngọn gió quê muốn gim tôi vào đồng nội”, gió làm say đắm lòng người
“nên mới thơm chân thật đến ngọt ngào”!
Và cả những ngọn cỏ quê cũng trở nên hiền dịu trong thơ Bình Nguyên.
Phải là người từng trải, chiêm nghiệm nhiều, va đập lắm, hiểu đạo lý, giàu nộilực mới có thể viết lên những câu thơ hay đến thế: “ Xa quê gọi cỏ nghe gần
Trang 18lắm/ Ta bỏ quê đi cỏ đợi về…Bao nhiêu giầy dép chồng lên cỏ/ Cỏ có bao giờnói chi đâu/ Cỏ những bờ quê hiền như gió/ Mà gió bao phen đã chuyển màu”hay “ Này ai có tuổi cao hơn cỏ/ Thấp xuống mà nghe cỏ nói gì…” (Cỏ quê).Đọc thơ Bình Nguyên ta còn thấy hiện lên hình ảnh miền quê gắn với những tậptục truyền thống ngày tết với những món ăn cổ truyền: “ Tết về vuông bánhxanh màu lá/ Bếp lại đỏ hồng đêm ba mươi”, với khung cảnh quê nhà “ Ao nhàcòn rộ rau hoa muống/ Ruộng Gáo năm nay có cấy cần”, rồi “ Khói bếp thơmngai ngái vị đồng nhà/ Cây bưởi góc vườn sần như mắt ướt/ Tháng giêng nàohoa bưởi cũng bay xa” (Ba mươi năm), những âm thanh quen thuộc “ chập chờntiếng ếch gọi trong mưa” (Xa xứ) Chỉ về với quê hương, thi nhân mới cảm nhậnđược cái điều thật giản dị, đời thường nhưng đầy ý nghĩa mà bao lâu nay đãquên: “ Ta mải mê với hoa bầu mặt giàn/ Chẳng biết những trái bầu lớn lên phảilom khom để không chạm đất” (Vườn nhà).
Nếu quê hương là một tình yêu lớn thì Bình Nguyên đã dâng trọn trái tim,trọn yêu thương cho tình yêu đó Viết về quê hương với những điều bình dị nhất,chân quê nhất với những hình ảnh hàng trầu, vườn cau, những cây cầu, dòngsông, đồng lúa, cỏ quê, gió quê… dường như đã quá quen thuộc đối với mỗingười và trong thi ca, đó còn là hình ảnh được các nhà thơ, nhà văn sử dụng phổbiến để làm đề tài sáng tác của mình Những điều ấy tưởng như đã cũ, tưởng như
bị dập khuôn, không gây đặc sắc, ấn tượng nhưng khi đọc thơ Bình Nguyên,hình ảnh làng quê hiện lên vừa lạ, vừa quen, đầy màu sắc, âm thanh và chanchứa tình người
1.3.Miền quê gắn với con người quê lam lũ, nhọc nhằn
Đề tài quê hương không chỉ có những hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật, mà
bên cạnh đó còn xuất hiện dáng dấp hình ảnh người quê lam lũ, nhọc nhằn Tuy
viết về những vất vả, nghèo khổ cơ cực nhưng thơ Bình Nguyên không đem lạicảm giác chán nản, bi quan mà ngược lại chúng ta thấy đằng sau đó là sức sốngmãnh liệt, là tâm hồn nhân hậu và tính cách đẹp đẽ của người dân quê nghèo.Bình Nguyên viết về sự nhọc nhằn, lam lũ cũng là hành trình đi tìm cái đẹp, mộtnét đẹp ẩn ngầm, phải thật tinh tế, chân thành, sâu sắc mới có thể ngộ và nhận
Trang 19ra Với ông, cái đẹp quý nhất trong cuộc đời là cái đẹp vươn lên từ gian khó,nhọc nhằn, từ đau thương mất mát, từ mồ hôi, nước mắt và máu xương Chínhđiều này cũng tạo nên khác biệt giữa Bình Nguyên với các nhà thơ của dòng thơđồng quê trước đó Nếu như Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ… cái đẹp
của làng quê đã được thi vị hóa, lãng mạn hóa, thì Bình Nguyên đã có cái nhìn
đa diện, đa chiều, phức tạp hơn về đời sống và con người thôn quê Ông đem
theo cả bùn đất lấm láp, cả gương mặt lấm lem của nông thôn vào thơ, nhưng từphía bùn lầy nước đọng ấy vẫn ánh lên những vẻ đẹp đơn sơ mà diệu kì, chânchất nhưng rạng ngời Hình ảnh người quê hiện lên thật xúc động: “Bóng mâydụi xuống cánh đồng/ Người quê lấm láp gánh còng cơn mưa” (Đồng Cát) rồi: “Nhặt lên từng cọng rơm vàng
Nghe như tiếng xóm tiếng làng gọi nhau
Răng đen ngoại nhuộm miếng trầu
Áo quê mẹ nhuộm cái màu đất quê”
(Với người quê)
Cầm trên tay “cọng rơm vàng”, thành quả của một vụ mùa, nhà thơ nhưlắng “nghe” được cả tiếng gọi nhau í ới rộn ràng khắp xóm làng náo nức mùagặt Cùng với đó là hình ảnh của bà, của mẹ với những nét quen thuộc, đặc trưngcủa người phụ nữ nông thôn Việt Nam, với hàm răng đen bởi “ nhuộm miếngtrầu”, là vạt áo mẹ nhuộm màu nâu của đất quê Những câu thơ chất chứa hồnquê, hồn người Và hình ảnh của người quê còn được hiện lên với bản chất chịuthương chịu khó cùng nghĩa tình sâu nặng:
“Mái đầu che nửa vuông khăn
Người quê dấu cái nhọc nhằn những đâu
Một vui chia sẻ cùng nhau
Nghìn buồn gói lại nén sâu vào lòng”
(Với người quê)
Nhà thơ thấu hiểu và cảm thông với nỗi cực nhọc, vất vả của người dânvùng chiêm trũng với mưa dầm, với bão tố khi họ:
“Quanh năm bầu bạn với đồng
Trang 20Nâng niu từng hạt gieo trồng gian nan”
Sự cảm thông ấy càng được nhân lên khi nhà thơ đặt ra câu hỏi cho nhữngngười gốc quê Phải chăng đó cũng là lời tự nhủ chính mình:
“Suốt con đường của mai này
Ai là ngọn đuốc cháy gầy với quê?”
Một trong những thi phẩm viết về sự lam lũ, khó nhọc của người quê vớinhững chiêm nghiệm, triết lí sống xoay quanh số phận của những con người quênhỏ bé – bài thơ “ Chợ Cát” Đây “là khúc hát ru cho đồng đất, con người quêhương Ninh Bình, và cũng rất tiêu biểu cho lối thơ Bình nguyên: ít tả mà thiên
về gợi nhằm cô đặc, nén chặt cảm xúc Nó là sản phẩm của những ưu tư, nghĩngợi Ẩn sâu dưới lớp ngôn từ lặng lẽ kia, luôn âm ỉ một triết lý sống mà cơ sởcủa nó là nguồn tâm thức, văn hóa truyền thống của dân tộc Có lẽ vì thế mà bàithơ đã được chọn giảng trong chương trình văn học địa phương Nình Bình ở bậcTrung học cơ sở” [9;7] Bài thơ mở ra với hình ảnh:
“Vẫn là sương gió ngày xưa
Vẫn là tiếng của nắng mưa đồng làng”
Chợ Cát bao đời nay vẫn thế, vẫn tồn tại, gắn bó với cuộc sống vất vả nhọcnhằn của những con người nơi đây Đó là phiên chợ của những kiếp người mang
“ bao nhiêu cái phận mỏng tang” vậy mà cái tình người vẫn đậm đà chất chứayêu thương Phiên chợ ấy có “ sơn hài hải vị gì đâu” mà kẻ trước, người sau vẫntrao nhau “ cái vội cái vàng”, trao nhau những “ ngọt lời”, những tình quê mộcmạc, giản dị chân thành Dường như ở Chợ Cát này, những giá trị vật chất đãkhông còn quan trọng nữa mà hơn hết đó là tấm chân tình của người quê dànhcho nhau Họ không giàu về của cải nhưng họ giàu về tình người tình quê và họsẵn sang chia sẻ, đồng cảm cùng nhau, đó chính là thứ “ vàng mười” quý giánhất trong cuộc sống hàng ngày Bao nhiêu cái lầm lụi, nhọc nhằn của kiếpngười được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài:
“Cầm đồng xu lấm vị bùn
Như cầm lên cái run run phận người”
Trang 21Đồng xu là thành quả mà họ nhận được trong phiên chợ Cát này, chỉ lànhững món đồ quê kiểng bán ở chợ quê nghèo thế thôi nhưng họ hạnh phúc biếtbao khi cầm được những đồng xu ấy bởi “vị bùn của đồng xu ở Chợ Cát - mùi vịcủa đất đai, bùn lầy, rơm rạ, mùi của quê hương xứ sở, của những nhọc nhằngian nan” [9;7] “Cái run run phận người” là một tổ hợp từ cực kỳ sáng tạo,nhưng nó không được viết ra từ một trí óc thông minh và một bàn tay tài hoa mà
nó được viết bằng một trái tim thổn thức” [13;13] Chỉ bằng mười câu thơ lụcbát, nhà thơ đã tái hiện lên hình ảnh một phiên chợ Cát vừa lạ, vừa quen Quen
vì hình như ta đã gặp một phiên chợ như thế ở một miền quê nào đó quen thuộccủa vùng Đồng bằng Bắc Bộ Lạ vì phiên chợ quê này còn mang những sâulắng, phiên chợ của những người quê lam lũ, nhọc nhằn mà vẫn chứa chan tìnhquê, tình người đáng quý Phải là một người gắn bó máu thịt với quê hương,phải có tấm lòng đôn hậu Bình Nguyên mới viết được những câu thơ sâu đắmtình người đến thế
Khi nói về quê hương, đặc biệt hơn cả là những cung bậc, tình cảm
của nhà thơ Bình Nguyên dành cho người thân trong gia đình Đó là hình ảnh
của bà, của chị, những người phụ nữ quê, vất vả tảo tần, giàu tình thương yêu, hisinh tất cả vì chồng, vì con:
“Đêm của ngoại dài theo tuổi tác
Bên ngọn đèn khuya ngoại vẫn ngồi
Nếp nhăn in dấu ngày lam lũ
Nẻo ướt nẻo khô nặng xuống đời”
Trang 22Một lần thôi anh về với chị
Một lần thôi
Về với đêm đêm chị hóa đá đợi chờ”
(Đêm nay chị thắp nhang vào biển)Hay hình ảnh của người chị làng chài miệt mài với con chữ mà bóng chịvới bóng thuyền hòa vào nhau:
“Chị Tầm đêm đêm theo tiếng chổi
Trên những con đường mỗi ngày như một thay áo mới Bốn mươi năm đi đánh thức ban mai
Bóng chị tan vào con phố này lại con phố khác
Màu áo càng phai sương
Tiếng chổi lau càng ngọt”
(Lại nhớ phố đêm)
Rồi hình ảnh của chị lam lũ, vất vả bên ruộng đồng quê hương mà: “Giấcngủ cũng nghiêng về cây lúa/ Chị đã bao năm cấy bóng mình” (Về bến thóc).Hay: “Tuổi chị như sương chiều gió bấc/ Mấy mùa lụi bóng xuống cơn mưa” (Ngày về vắng chị) Và là hình ảnh người chị thôn quê với dáng hình nhỏ bé
“ đôi vai quá sức” vì gánh những quang thóc nặng khi “ cơn bão đuổi sau lưng”!Khi viết về cha, hình ảnh của cha hiện lên thật xúc động với những “ nỗi khát”cha dấu kín trong khoảng lặng Những nỗi khát của cha vốn chẳng to tát gì chỉ vì
“mái rạ chưa kín gió”, vì những đêm ba mươi “ mẹ còn lún xuống đồng”, vìnhững chiếc chăn bông mà cả đời nội chưa được đắp Chỉ mình cha với ngọnđèn dầu, chỉ mình cha với chiếc bóng cha đã “vịn” vào để vượt qua tất cả để locho gia đình, “Cha ơi/ Những nỗi khát của cha/ Cầm lên mà nước mắt…”(Cha
Trang 23ơi) Cha luôn là người ở bên con, theo sát con đường con lớn khôn luôn có chadạy bảo, tình yêu của cha mãi là hành trang vững chắc trên bước đường đời dẫulắm chông gai:
“Thêm một tuổi con lớn lên
Cha thêm một tuổi về bên ông bà
Đường đời còn bước chân xa
Qua nơi cha bước chẳng qua được mình
…
Ngửa bàn tay úp bàn tay
Cha ngồi cuối nắng nắng đầy phía con”
(Khúc ru con)
Hình ảnh cha còn xuất hiện trong những ngày bom đạn của chiến tranh: “Bàn tay chắn đạn chắn bom
Mà sương gió vẫn lọt qua những ngón tay cầy quốc
Mà giấc ngủ hoai hoài bùn đất
Mà bùn đất có bao giời ra khỏi kẽ móng tay
…
Tóc trắng dần từng mảng
Cha không nhận ra từng sợi trắng
Cha không nhận ra tấm lưng trần xém nắng
Không nhận ra vầng trán đã quá nhiều
những dầu vết lo toan
(Cha)
Trong những năm tháng chiến tranh, cha cùng đồng đội xông pha nơi chiếntrường, chắn đạn, chắn bom của kẻ thù Đôi bàn tay của cha là đôi bàn tay sươnggió, đôi bàn tay pha mùi của bom đạn, mang hương của đất đồng quê hương lam
lũ, nhọc nhằn Bao vất vả của cuộc sống đè nặng lên đôi vai cha, khiến cho màutóc cha thêm bạc, đôi lưng trần đã dần xám nắng, vầng trán đã in dấu nhiều dấuvết lo toan Hình ảnh cha thật thiêng liêng và cao quý Bằng tất cả tình yêu, sự hisinh của mình, cha dành cho gia đình, cho người con thơ yêu dấu…
Trang 24“ Và như lẽ thông thường, nơi bấu víu cuối cùng là nguồn cội quê hương
mà với Bình Nguyên, cố hương trước hết là người mẹ già mòn mỏi” [7;5] Mẹ là biểu tượng của dáng quê, tình quê Những câu thơ mà thi nhân dành cho đấng
sinh thành của mình thường ẩn chứa những nỗi niềm sâu kín, xúc động, là sựbày tỏ tấm lòng cảm thông, thấu hiểu đến những sự hi sinh, vất vả của mẹ:
“ Nhiều lần con thấy mẹ khóc
Nhưng mẹ chưa khóc cho mẹ lần nào
…
Bây giờ mẹ không ngồi bậu cửa
Trông đâu, lo bữa cơm chiều
Bây giờ con mất mẹ
Hai tay trắng bấu vào nhau”
(Khóc mẹ)
Bài thơ nói lên nỗi đau khi phải xa mẹ của nhà thơ Bao nhiêu vất vả, bao
sự hy sinh của mẹ dành cho gia đình, những nỗi lo toan từng bữa cơm “ lo bữacơm chiều” giờ đây đã không còn là nỗi bận tâm của mẹ Ngày mẹ ra đi khiếncon hụt hẫng, con buồn “hai tay trắng bấu vào nhau”, mất mẹ dường như conmất đi tất cả, con chỉ còn đôi bàn tay trắng bấu níu vào nhau Bao trùm lên cảbài thơ là nỗi đau của người con khi phải xa mẹ, là nỗi lòng của người con hiếuthảo đồng cảm cùng với nỗi khổ, sự vất vả, hy sinh sớm hôm tần tảo của mẹ
Đó còn là sự trăn trở của người con khi tuổi già của mẹ đang đến vớimàu “mây trắng” điểm trên tóc mẹ:
“Con sinh ra mây trắng đã bay rồi
Có phải mây trắng đã bay rồi khi mẹ bây giờ chưa như là mẹ Nhưng mẹ ơi, tóc mẹ làm sao lại thành mây trắng
Có phải mẹ sinh ra mấy trắng đã bay rồi”
(Mây trắng bay)
Những câu thơ mang theo bao nỗi niềm cảm xúc của thi nhân, những câuthơ đầy tâm trạng, ám ảnh của một nỗi buồn nhân thế, của kiếp người lam lũ,nhọc nhằn Điệp khúc “mây trắng bay” được lặp lại nhiều lần khiến ta cảm thấy