Môn học này giúp ta hiểu được tâm lý, mong muốn của người lao động, giúp chúng ta có những cách giao tiếp, ứng xử tốt trong doanh nghiệp, giúp chúng ta học cách ra quyết định… Trong quá
Trang 1PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA HAI HỌC THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2
I PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA HAI HỌC THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 3
1 Học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow 3
2 Thuyết hai yếu tố HERZBERG 4
3 Mối quan hệ giữa học thuyết của Maslow và học thuyết của Herzberg.5
II LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC HÀ NỘI VIP 6
1 Những vấn đề tiêu cực về động lực làm việc cho nhân viên 6
2 Phân tích động cơ làm việc dựa trên những học thuyết 7 III.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁC TIÊU CỰC TẠI CÔNG TY 7
KẾT LUẬN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong mỗi một doanh nghiệp, tổ chức nói chung, chúng ta không thể không nhắc đến lực lượng chính đó là người lao động Họ là những công nhân, nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp làm ra các sản phẩm, dịch vụ Người lao động đóng một vai trò khá quan trọng trong các tổ chức Họ đóng góp một phần lớn trong việc mang lại sự thành công, lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp Chính vì vậy, tầm quan trọng của người lao động ngày càng được các doanh nghiệp nhận
ra và quan tâm hơn Nhiều doanh nghiệp đã có những chính sách cụ thể để giữ chân những nhân viên tốt của họ và thu hút thêm các nhân tài khác Để làm được những điều này, doanh nghiệp phải biết được những nhu cầu thiết yếu của người lao động, những mong muốn của nhân viên của mình Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách khen thưởng, động viên, hỗ trợ kịp thời nhằm tạo ra những động lực làm việc cho nhân viên trong công ty
Môn học Quản trị hành vi tổ chức là một môn học rất quan trọng cho những ai đang làm việc trong một tổ chức Môn học này giúp ta hiểu được tâm lý, mong muốn của người lao động, giúp chúng ta có những cách giao tiếp, ứng xử tốt trong doanh nghiệp, giúp chúng ta học cách ra quyết định…
Trong quá trình học môn Quản trị hành vi tổ chức, tôi có thể áp dụng vào chính công ty mà tôi đang công tác để thấy được những mặt tốt mà công ty đã làm được, và những hạn chế còn tồn tại trong việc tạo ra động lực cho người lao động Bài tập cá nhân này tôi xin trình bày những hạn chế trong việc tạo động lực tại Hệ thống giáo dục Hà Nội VIP
Trang 3PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA HAI HỌC THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow được nhà tâm lý, nhà kinh tế học người Mỹ Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation” và
là một trong những thuyết quan trọng nhất của Quản trị kinh doanh, đặc biệt là những ứng dụng cụ thể của học thuyết này trong việc quản trị nhân sự
Lý thuyết của ông nhằm giải thích và chỉ ra những nhu cầu nhất định của con người, từ những nhu cầu thiết yếu như các nhu cầu về: điều kiện ăn uống, chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đến những nhu cầu cao hơn như: nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu được tôn trọng…Tất cả các nhu cầu này được Maslow sắp xếp theo thứ tự phát sinh từ thấp đến cao trong một cấu trúc hình tháp
Trang 4Tháp nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow là một trong những học thuyết quan trọng và được ứng dụng vào trong việc tạo ra động lực cho người lao động Theo Maslow, người lao động cũng như con người cần phải được thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu trước khi xuất hiện các nhu cầu ở mức độ cao hơn Những nhu cầu này là động lực thúc đẩy hành vi của con người Maslow sắp xếp các nhu cầu theo thứ tự tăng dần như sau:
Nhu cầu sinh học
Nhu cầu về an toàn
Nhu cầu liên kết
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu sinh học: bao gồm nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở Đây là nhu cầu cơ bản
nhất và khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống cho người lao động thì các nhu cầu khác chưa được hình thành
Nhu cầu về an toàn: Đối với người lao động, an toàn ở đây đầu tiên là an toàn
về sinh mạng, sau đó là an toàn lao động, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn tâm lý…Đây là một nhu cầu khá cơ bản vì nếu người lao động không được sống và làm việc trong một môi trường an toàn và đảm bảo thì các công việc khác sẽ khó mà thực hiện được
Nhu cầu liên kết: bao gồm nhu cầu được cơ quan, nhà quản lý quan tâm, động
viên, khích lệ, đưa ra những chính sách đào tạo thích hợp
Nhu cầu được tôn trọng: Người lao động mong muốn nhận được sự khích lệ,
tuyên dương, khen thưởng từ công ty nơi họ đang làm việc cho những việc làm
Trang 5tốt,những nỗ lực phấn đấu của họ Điều này giúp khích lệ tinh thần phấn đấu của mọi nhân viên trong công ty
Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu
của Maslow Người lao động mong muốn được công ty, tổ chức nơi mình đang làm việc tạo mọi điều kiện cho họ phát triển cả về trình độ chuyên môn, mối quan
hệ trong tổ chức và cả địa vị
2. Thuyết hai yếu tố HERZBERG
Nhà tâm lý học Frederick Herzberg đã đưa ra giải thích về động lực thúc đẩy các hoạt động của con người một cách khác so với Maslow Herzberg đã đưa ra hai nhóm yếu tố tác động đến quá trình làm việc của các cá nhân trong doanh nghiệp
đó là:
Tập hợp các yếu tố có tác động duy trì sự hoạt động của mọi người Nhóm
này chỉ có tác dụng duy trì trạng thái tốt, tuy nhiên chúng không làm cho con người làm việc tốt hơn Các yếu tố này bao gồm lương bổng, sự quản lý, giám sát, điều kiện làm việc và các chính sách của doanh nghiệp Tất cả mọi công nhân đều mong muốn nhận được tiền lương tương xứng với sức lực của họ, công ty được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc của họ được thoải mái Khi các yếu tố này được thỏa mãn, đôi khi những người công nhân lại coi đó là điều tất nhiên Nhưng nếu không có chúng, họ sẽ trở nên bất mãn và làm ảnh hưởng đến công việc
Tập hợp các yếu tố thứ hai là những yếu tố có tác dụng là động lực thúc
đẩy thật sự, và chính các yếu tố này sẽ thúc đẩy cá nhân trong doanh nghiệp làm việc tốt hơn Chúng bao gồm sự thành đạt, những thách thức, trách nhiệm, sự thăng tiến và sự phát triển
Trang 6Các yếu tố thúc đẩy là những yếu tố liên quan đến nội dung công việc và các yếu
tố duy trì thì liên quan đến phạm vi của công việc Khi thiếu vắng các yếu tố động lực, người công nhân sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc
3. Mối quan hệ giữa học thuyết của Maslow và học thuyết của Herzberg
Trong học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow và học thuyết hai yếu tố của Herzberg đều có đề cập đến những yếu tố chung nhằm thúc đẩy khả năng phát triển trong quá trình làm việc của người lao động Cả hai học thuyết đều đề cập đến các nhu cầu và việc cần thiết để tạo ra những động lực làm việc cho người lao động Về cơ bản giữa hai học thuyết của Maslow và Herzberg có mối quan hệ rất gần gũi với nhau Nếu như trong thuyết hai yếu tố của Herzberg có đề cập đến các yếu tố duy trì là: điều kiện làm việc, lương bổng, chính sách…là những yếu
tố thiết yếu để duy trì sự hoạt động thì trong học thuyết của Maslow những yếu tố này lại được đề cập đến là những nhu cầu thiết yếu đầu tiên: nhu cầu về sinh hoạt, nhu cầu về sự an toàn Những yếu tố có tác dụng là động lực bao gồm sự thăng tiến, sự phát triển cũng giống như những nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hoàn thiện của Maslow
LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC HÀ NỘI VIP
Hệ thống giáo dục Hà Nội VIP được thành lập năm 2006 bao gồm đầy đủ các cấp học từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Sau gần sáu năm hoạt động, hiện nay số cán bộ nhân viên của trường bao gồm cán bộ quản lý
và cán bộ làm công tác văn phòng là 110 người Số giáo viên từ mẫu giáo lên đến trung học phổ thông là 150 giáo viên trong đó có 80 giáo viên làm việc chính thức tại trường và 70 giáo viên hợp đồng
Trang 7Trong thời gian 2 năm công tác tại hệ thống giáo dục Hà Nội VIP, tôi có thể đưa
ra một số tiêu cực trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên của toàn bộ hệ thống như sau:
1. Những vấn đề tiêu cực về động lực làm việc cho nhân viên
Chế độ lương chưa thực sự phù hợp với người lao động Mức lương của nhân viên toàn bộ hệ thống trường nói chung còn rất thấp so với các trường có cùng mô hình hoạt động
Các chính sách dành cho nhân viên của toàn bộ hệ thống VIP chưa được cụ thể và rõ ràng Công ty không thực hiện đúng các quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của toàn
bộ nhân viên trong công ty, tác động đến tâm lý và làm cho nhân viên không hài lòng với công ty
Công ty không đưa ra quy chế cụ thể cho việc đãi ngộ, khen thưởng khiến cho nhân viên trong công ty không có động lực để phát triển Một số nhân viên của công ty có được đào tạo cơ bản, có khả năng làm việc tốt và sáng tạo nhưng
do bố trí công việc, môi trường làm việc và cả do các chế độ đãi ngộ của công ty không được tốt khiến cho việc giữ họ ở lại công ty là rất khó khăn
Các chính sách về đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn còn rất hạn chế Điều này khiến cho nhân viên trong cả công ty không có động lực để làm việc đem lại hiệu quả cao
Ban lãnh đạo của công ty không quan tâm đến đời sống tinh thần của cán
bộ nhân viên
2. Phân tích động cơ làm việc dựa trên những học thuyết
Trang 8 Theo học thuyết của Maslow, nhu cầu sinh học trong đó có nhu cầu về ăn,
ở và sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu hiện nay Tuy nhiên mức lương ở công ty còn rất thấp và so với tỷ lệ lạm phát, giá cả tiêu dùng hiện nay thì với mức lương này khó có thể đảm bảo cho nhân viên một cuộc sống đầy đủ mà không phải lo ngại
gì đến vấn đề ăn, ở, sinh hoạt
Công ty cũng không thực hiện chế độ đóng bảo hiểm cho nhân viên Theo học thuyết của Maslow thì nhu cầu về an toàn ở đây không được đảm bảo Không
có bảo hiểm, nhân viên không được hưởng các chế độ khi ốm, bệnh tật, tai nan, sinh đẻ khiến cho họ không cảm thấy được bảo vệ bởi một tổ chức Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của nhân viên, gây cho họ cảm giác chán nản và không muốn cống hiến nhiều cho tổ chức
Theo thuyết hai yếu tố của Herzberg, yếu tộ động lực chưa được phát huy trong công ty Công ty không có chế độ khen thưởng, đãi ngộ và đào tạo cụ thể vì vậy nhân viên không có động cơ thúc đẩy họ phấn đấu và nỗ lực
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁC TIÊU CỰC TẠI CÔNG TY
Động lực làm việc là một yếu tố quan trọng và được các doanh nghiệp và nhà quản lý rất quan tâm hiện nay Tạo động lực cho người lao động giúp cho việc thúc đẩy quá trình làm việc và đem lại những hiệu quả cao Người lao động nếu được làm việc trong môi trường có những chính sách đãi ngộ tốt sẽ thúc đẩy họ phấn đấu và nỗ lực hết mình trong công việc
Để tạo động lực cho các nhân viên trong toàn bộ công ty hiện nay, trước tiên ban lãnh đạo công ty cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc tạo động lực Ban lãnh đạo phải nắm bắt được những nhu cầu, những mong muốn của nhân viên
Trang 9của mình để đưa ra những chính sách phù hợp Đối với hệ thống giáo dục VIP hiện nay, ban lãnh đạo cần có một số biện pháp cụ thể như sau:
Công ty đưa ra quy chế khen thưởng, đãi ngộ đối với từng trường hợp cụ thể Ví dụ: Đối với những người công tác lâu năm tại công ty, công ty nên có chế
độ tăng lương hàng năm Bên cạnh đó công ty nên tạo điều kiện cho họ được nâng cao trình độ, thử sức trong những vị trí công việc mới để khuyến khích họ phấn đấu làm việc
Đối với những nhân viên có năng lực, công ty nên tạo điều kiện cho họ trong việc bố trí các công việc hợp lý, giao cho họ thêm những công việc mang tính chất thử thách để họ tự phấn đấu, nỗ lực và thể hiện mình
Công ty cần đưa ra quy chế lương thưởng rõ ràng và thông qua cho toàn bộ nhân viên được biết Tăng lương để đảm bảo các chi tiêu tối thiểu hiện này Bên cạnh đó chế độ tăng lương cũng được quy định rõ
Công ty cần đưa ra chính sách dành riêng cho các công nhân nữ theo đúng như bộ luật lao động quy định
Ban lãnh đạo cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của nhân viên, thường xuyên thăm hỏi, động viên và tham gia vào các hoạt động chung của công đoàn công ty nhằm rút ngắn khoảng cách với toàn bộ nhân viên
KẾT LUẬN
Việc tạo ra động lực cho người lao động trong các tổ chức hiện nay không phải là vấn đề mới Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được các tổ chức, các doanh nghiệp thực sự quan tâm và chú trọng Cũng như thực trạng tại Hệ thống giáo dục Hà Nội VIP, rất nhiều công ty hiện nay không quan tâm đến việc tạo động lực làm việc cho nhân viên, họ không nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa của việc làm
Trang 10một thời gian ngắn và luôn chuyển đổi công việc cho đến khi tìm thấy một vị trí, một tổ chức phù hợp với mình
Qua môn học Quản trị hành vi tổ chức do Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Văn Bình giảng dạy đã giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của việc tạo ra động lực cho người lao động
Xin chân thành cảm ơn giáo sư và bài giảng của thầy trong suốt quá trình học tập
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng Quản Trị Hành Vi Tổ Chức của Phó giáo sư-Tiến sỹ Trần Văn Bình
2. Website:http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_nhu_c%E1%BA
%A7u_c%E1%BB%A7a_Maslow
3. Website: http://www.dinhpsy.com/2011/11/thuyet-nhu-cau-cua-maslow.html
4. Website: http://tailieu.vn