Đề cương môn Kinh Tế Đầu tư phục vụ học tạp học phần kinh tế đầu tư trong chương trình đào tạo cao học của ngành tổ chức quản lý vận tải, quản lý xây dựng, quản trị kinh doanh thuộc trường đại học Giao thông vận tải. Đề cương có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các học viên cao học, nhà quản lý và nghiên cứu thuộc các lĩnh vực có liên quan. Đề cương được tổng hợp từ giáo trình Môn Kinh Tế Đầu Tư của GS. TSKH. NGHIÊM VĂN DĨNH Trường Đại học giao thông vận tải Hà Nội Rất mong được sự góp ý của bạn đọc để giáo trình được tiếp tục hoàn thiện.
Trang 1PHẦN I: LÝ THUYẾT
Trang 2Câu 1: Bản chất của đầu tư phát triển (khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguồn hình thành ) Phân tích vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trả lời:
a Khái niệm
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Đầu tư phát triển là một loại hình đầu tư trong đó vốn bỏ ra được dùng để tiến
hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng,thiết bị ), tài sản trí tuệ (trí thức, kỹ năng ), gia tăng năng lực sản xuất, năng lực thôngqua, năng lực vận chuyển tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia,
cộng đồng và nhà đầu tư Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thànhviên trong xã hội Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nângcao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực
Đối tượng của đầu tư phát triền được xem xét trên những góc độ khác nhau.
Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính làđầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ
Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhómchính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận
Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại đượckhuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư
Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất (tài sảnthực), là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và nền kinh tế và tải sản lưu động và tài sản vô hình như phát minh sáng chế, uy tín,thương hiệu
Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị ), tải sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật ) và tài sản vôhình (những phát minh sáng chế, bản quyền ) Các kết quả đạt được của đầu tư góp phầnlàm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội
Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã
hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triểncần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòagiữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sảng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý,kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp
b Đặc điểm chủ yếu của đầu tư phát triển
Một là, hoạt động đầu tư phát triển luôn đòi hỏi một lượng lớn tiền vốn, vật tư, lao
động
Quy mô đầu tư vốn lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý,xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng
Trang 3vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm đểkhông lãng phí.
Mặt khác, hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình diễn ra trong thời kỳ dài vàtồn tại vấn đề “độ trễ thời gian” Đó là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư với thờigian vận hành các kết quả đầu tư Nguồn lực đầu tư bỏ ra ở thời hiện tại nhưng kết quảđầu tư lại thu được trong tương lai Đánh giá kết quả, chi phí và hiệu quả hoạt động đầu
tư phát triển cần xét đến đặc điểm này
Nhu cầu lao động lớn đòi hỏi công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cầntuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực,hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do bố trí lao động, giải quyết laođộng dôi dư khi kết thúc dự án
Hai là, đầu tư phát triển có thời kỳ đầu tư kéo dài từ khi khởi công dự án đến khi
dự án hình thành và đưa vào hoạt động Điều đó làm cho vốn bị ứ đọng trong suốt quátrình thực hiện đầu tư Do vậy, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lựcthật khoa học, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Ba là, tuổi thọ của sản phẩm lớn, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
Từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải côngtrình Thành quả đầu tư chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xãhội Từ đặc điểm này cần chú ý một số nội dung sau trong quản lý đầu tư:
- Sử dụng phương pháp dự báo khoa học về nhu cầu thị trường đối với sảnphẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vòng đời dự án
- Nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, khai thác tối đa công suất
để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình
- Chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư
Bốn là, sản phẩm của đầu tư phát triển thường là các công trình xây dựng Các
công trình này thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quátrình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớncủa các nhân tố tự nhiên
Theo đặc điểm này, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng dựatrên những căn cứ khoa học, cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án
so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư hợp lý nhất, khai thác được tối đalợi thế vùng và không gian đầu tư, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
Năm là, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu
tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài… Rủi ro đầu tư có nguyên nhân chủquan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…
và có nguyên nhân khách quan từ thị trường như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩmgiảm, v.v…
Cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro như: nhận diện chính xác rủi rođầu tư, đánh giá đúng mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng, chống rủi ro cóhiệu quả
c Nội dung vốn đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển là bộ phân cơ bản của vốn nói chung Trên phương diện nềnkinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo
Trang 4ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tưphát triển khác, vốn đầu tư phát triển mang những đặc trưng chung sau đây của vốn:
Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, được biểu hiện băng giá trị của nhữngtài sản hữu hình và vô hình
Vốn phải vận động sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền Để biến tiền thành vốnthì tiền phải thay đổi hình thái biểu hiện, vận động và có khả năng sinh lời
Vốn cần được tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tácdụng
Vốn phải gắn với chủ sở hữu Khi xác định rõ chủ sở hữu, đồng vốn sẽ được sửdụng hiệu quả
Vốn có giá trị về mặt thời gian, vốn luôn vận động sinh lời và giá trị của vốn biếnđộng theo thời gian
Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế bao gồm:
(a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mởrộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tếquốc dân
(b) Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư dùng mua sắm nguyênnhiên vật liệu, thuê mướn lao động… làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ của toàn
bộ xã hội
(c) Vốn đầu tư phát triển khác là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăngnăng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường.Những bộ phận chính của vốn đầu tư phát triển khác gồm: vốn chi cho công việc thăm
dò, khảo sát, thiết kế, quy hoạch ngành, quy hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiệncác chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khoẻ cộng đồng như chươngtrình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, kế hoạch hoágia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục: chương trình phổcập giáo dục, nghiên cứu, triển khai đào tạo, giáo dục…
Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích lũy, tập trung và
phân phối cho đầu tư
Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính là phần tiết kiệm haytích lũy mả nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội
Nguồn vốn đầu tư phát triển, trên phương diện vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trongnước và nguồn vốn nước ngoài
Trang 5Nguồn vốn trong nước gồm: vốn nhà nước, vốn dân doanh và vốn trên thị trườngvốn.
Nguồn vốn nước ngoài bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại nước ngoài và nguồn vốn trên thịtrường vốn quốc tế
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, quy mô và tỷ trọng của từng nguồn vốn có thể thayđổi nhưng để chủ động phát triển kinh tế xã hội của quốc gia theo các định hướng chiếnlược và kế hoạch đặt ra, cần nhất quán quan điểm: xem vốn trong nước giữ vai trò quyếtđịnh, vốn nước ngoài là quan trọng
d Nguồn hình thành vốn đầu tư
Nguồn hình thành vốn đầu tư nhìn từ góc độ nền kinh tế
Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tưtrong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
- Nguồn vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ cùa nội bộ nền kinh tế, bao gồm tiếtkiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chínhphủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội Biểu hiện cụ thể của nguồn vốnđầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tưnhân
Nguồn vốn nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, vốn tín dụng
đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhànước
Nguồn vốn của cư dân và tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích
luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, cácdoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trìnhđầu tư phát triển của nước sở tại
Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân các nguồn vốn nước ngoài thành cácloại sau:
+ Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODF), bao gồm: Viện trợ phát triển chínhthức (ODA) và các hình thức tài trợ khác
+ Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
+ Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế
Nguồn hình thành vốn đầu tư xét theo góc đô của doanh nghiệp
Trên góc độ các doanh nghiệp: nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp các đơn vịthực hiện đầu tư bao gồm 2 nguồn chính: nguồn vốn bên trong (internal funds) và nguồnvốn bên ngoài (external funds)
Trang 6Nguồn vốn bên trong: hình thành từ phần tích luỹ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp
ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm
Nguồn vốn bên ngoài: có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng
khoán ra công chúng thông qua 2 hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trunggian tài chính hoặc tài trợ trực tiếp
Để huy động hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế
- Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
- Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả
e Vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tác động của đầu tư phát triển đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
- Tác động đến cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của
toàn bộ nền kinh tế, thể hiện rõ nhất là trong ngắn hạn Khi tổng cung chưa kịp thay đổi,gia tăng đẩu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không đổi)
- Tác động đến cung và sản lượng: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn
chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài Bộ phận chủ yếu, cung trong nước làmột hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ , thể hiện quaphương trình sau:
R: Nguồn tài nguyên
Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư (K) là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cungcủa nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi Mặt khác, thông qua hoạt động đầu tưnâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ đầu tư lại gián tiếp làm tăngtổng cung của nền kinh tế
Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng và tác động đến chất lượng tăngtrưởng
Trang 7- Nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế qua công thức tính hệ số ICOR
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sảnlượng) là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay tỉ suất đầu
tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm.
ICOR =
Vốn đầu tư tăng
Như vậy là, ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai Trong một số trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư màchưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm.ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên xã hội, cơ chếchính sách… Hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí(tử số và mẫu số của công thức), vấn đề tái đầu tư…
Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp
mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của
đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tích theo biểu thức sau:
g = Di + Dl + TFP
Trong đó: g là tốc độ tăng truởng GDP; Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vàotăng trưởng GDP, Dl là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP; TFP là phầnđóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP (gồm đóng góp của côngnghệ, cơ chế chính sách )
- Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu to tiết kiệm và đầu tư trong
mô hình Harrod - Domar.
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Y
Sản lượng gia tăng trong kỳ
S Tổng tiết kiệm trong năm
t
S s Y
Trang 8 Tác động của đầu tư phát triển đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệchặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ thuộc mục tiêu củanền kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấuthành nền kinh tế Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồngđều về quy mô tốc độ giữa các ngành, vùng
Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu kinh tếngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế
Đầu tư góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm
vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trongkhi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực
Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô đầu tư từng ngành nhiềuhay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đếnkhả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành tạo tiền đề vật chất để phát triển cácngành mới do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có vai trò giải quyết những mất cân đối về pháttriển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đóinghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên địa thế, kinh tế, chính trị củanhững vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩy những vùng kháccùng phát triển
Có thể dùng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư trong việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế
Hệ số co dãn giữa
việc thay đổi cơ cấu đầu
tư với thay đổi cơ cấu
Hệ số co dãn giữa
việc thay đổi cơ cấu đầu
tư với thay đổi GDP =
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/Tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với
Trang 9Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoahọc, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia.
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm(các văn bản, tài liệu, các bí quyết ), yếu tố con người (các kỹ năng quản lý, kinhnghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ chức ) Muốn có công nghệ, cầnphải đầu tư vào các yếu tố cấu thành Mỗi nước đều có bước đi khác nhau trong từng thời
kỳ để đầu tư phát triển công nghệ
Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao dộng, nguyên liệu,thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu, sau đó, giảm dầnhàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm, tăng dần hàm lượng vốnthiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức đểphát triển nguồn nhân lực
Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượngtri thức chiếm ưu thế tuyệt đối
Quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trìnhchuyền từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư Không có vốn đầu tư đủ lớn
sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học
và công nghệ
Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự nghiêncứu và ứng dụng Dù bằng cách nào thì muốn có công nghệ cũng đều phải có một lượngvốn đầu tư lớn Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từngđơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân
Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và côngnghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
• Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư
• Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện
• Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện
• Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm
Trang 10Câu 2: Những vấn đề cơ bản trong đầu tư và hiệu quả đầu tư của doanh
nghiệp
Trả lời:
1 Những vấn đề cơ bản trong đầu tư của doanh nghiệp
a. Phân loại đầu tư
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp là một trong những hoạt động có ý nghĩa quantrọng đối với sự tồn tại và phát triển cùa doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Vì vây,doanh nghiệp phải quan tâm đến thị trường đầu vào, đến quá trình tổ chức sản xuất và thịtrường đầu ra của sản phẩm
Cạnh tranh trong thị trường xảy ra phổ biến dưới hình thức đấu thầu Các doanhnghiệp khi tham gia đấu thầu đều muốn thắng thầu, vì vậy vấn đề đầu tư để nâng cao vịthế của doanh nghiệp trên các phương diện: trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình
độ quản lý, nghệ thuật kinh doanh v.v là những vấn đề được doanh nghiêp nghiên cứumột cách nghiêm túc
Đầu tư ở các doanh nghiệp thường được xem xét theo các khía cạnh sau:
- Theo đối tượng đầu tư, bao gồm:
Đầu tư cho các đối tượng vật chất: đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị thi công: đầu
tư mua đất đai, dự trữ vật tư hoặc các đầu tư cho các tài sản cố định khác
Đầu tư tài chính: Đầu tư mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh hoặc cho vay nợ
Các đầu tư khác như đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, cho quảngcáo; đầu tư đào tạo vốn cho các dịch vụ khác
- Theo góc độ tài sản cố định
Đầu tư mới: Là đầu tư mua sắm TSCĐ mới, đầu tư thành lập doanh nghiệp
Đầu tư thay thế: Là đầu tư lại, thay thế các TSCĐ cũ
- Theo nguồn vốn đầu tư thì đầu tư của doanh nghiệp có thể có nguồn vốn từ
ngân sách Nhà nước, từ vốn tự tích luỹ của doanh nghiệp, từ liên doanh liên kết hoặc từvốn vay
b. Đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp
Kế hoạch đầu tư ở các doanh nghiệp thể hiện bằng các dự án đầu tư Tùy theo đặcđiểm của sản xuất nên đầu tư của các doanh nghiệp có các đặc điểm khác nhau Tuynhiên phổ biến là các đặc điểm sau:
- Các trường hợp đầu tư của doanh nghiệp thường được gắn vào các giai đoạnthời gian khác nhau như:
+ Khi doanh nghiệp chưa có đối tượng hướng vào một hợp đồng cụ thể
+ Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, có hợp đồng sản xuất cụ thể
+ Khi doanh nghiệp đã thắng thầu, có hợp đồng sản xuất cụ thể
- Riêng với các doanh nghiệp xây dựng thì sản phẩm của dự án đầu tư sản xuấtthi công xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng (các công trình xây dựng, hạng mục
Trang 11công trình xây dựng, các khối lượng công việc xây dựng) là do chủ đầu tư (khách hàng)định trước cho từng trường hợp cụ thể Do đó, khi lập dự án đầu tư thì các sản phẩm nàychỉ do dự đoán chủ quan của doanh nghiệp xây dựng mà có.
- Thị trường của dự án đầu tư của doanh nghiệp là nhu cầu đầu tư của các chủ
đầu tư, các thị trường cung cấp thiết bị và vật tư cũng như các dịch vụ khác cho hoạtđộng sản xuất
- Khi đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cần chú ý đến tính chất di động từ công
trường này sang công trường khác để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Việc tính đếnkhoảng cách di chuyển của máy đến các công trường và khi lượng công tác là các nhân tốảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của dự án đầu tư Mặt khác việc tính toán dựa trên cơ sở
dự đoán hai yếu tố này làm cho dự án ở tính phỏng định cao
Dự án đầu tư mua sắm và trang bị máy móc Có thể có những trường hợp sau:+ Đầu tư mua sắm các máy móc riêng lẻ
+ Đầu tư mua sắm tổ hợp máy
+ So sánh phương án tự mua sắm máy và đi thuê máy
+ So sánh phương án nhập khẩu máy với phương án tự sản xuất máy trong nước.+ Đầu tư mua sắm máy để chuyên cho thuê
2 Hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp kinh doanh
Hiệu quả đầu tư trong các doanh nghiệp kinh doanh được xem xét theo 2 góc độ:hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội
Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp kinh doanh được đánh
giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiêncứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứucủa doanh nghiệp Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiêncứu của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu mức tăng của sản lượng trong kỳ nghiêncứu của doanh nghiệp
- Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong kỳ nghiêncứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứucủa doanh nghiệp Nó cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên 1 đơn vị vốn đầu tưphát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
- Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiêncứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ
Trang 12nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp.
Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển củadoanh nghiệp càng cao
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp kinh doanh
được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sáchtăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tácdụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tưphát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách vớimức tăng thêm là bao nhiêu
- Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại tệ tiết kiệm tăng thêmtrong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong
kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tácdụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêmbao nhiêu
- Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng mức tiền lương tăng thêm trong
kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tácdụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho quỹ tiền lương với mứctăng thêm là bao nhiêu
- Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăng thêm trong
kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tácdụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số chỗ làm việc tăng thêm là baonhiêu
Các chỉ tiêu hiệu quả trên còn có thể được xác định cho bình quân năm trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạtđộng đầu tư trong doanh nghiệp còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như mức tăng năng
Trang 13suất lao động, mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động do hoạt động đầu
tư phát triển của doanh nghiệp mang lại, mức độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp
Trang 14Câu 3: Quản lý đầu tư phát triển (mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương
và hiệu quả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định vả trên cơ sở vận dụng sángtạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư
b. Mục tiêu
Quản lý đầu tư trên giác độ vĩ mô nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:
+ Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hộitrong từng thời kỳ của quốc gia, từng ngành và từng địa phương
+ Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn vốn đầu tư, các nguồntài lực, vật lực của ngành, địa phương và toàn xã hội Gắn liền với việc bảo vệ môitrường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khaithác các kết quả đầu tư
+ Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuật tronglĩnh vực đầu tư
Quản lý đầu tư của từng cơ sở nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động, chiến
lược phát triển của đơn vị, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệuquả kinh tế tài chính
Quản lý đầu tư với từng dự án nhằm thực hiện đúng mục tiêu của dự án, nâng cao
hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trên cơ sở đúng tiến độ thời gian đã định, trong phạm
vi chi phí được duyệt và với chất lượng tốt nhất
c. Nguyên tắc
Nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư tuân theo những nguyên tắc của quản lý kinh
tế nói chung và được vận dụng cụ thể vào quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô và vi mô Đó là:
- Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa 2 mặt kinh tế và xã hội;
- Tập trung dân chủ;
- Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý lãnh thổ;
- Kết hợp hài hoà các loại lợi ích;
- Tiết kiệm và hiệu quả
2. Nội dung và phương pháp quản lý đầu tư
a Nội dung quản lý đầu tư
Trang 15 Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước.
Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư với các nội dung sau đây:
- Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dướiluật liên quan đến hoạt động đầu tư
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, trong đó xác định nhu cầu
về vốn, nguồn vốn các giải pháp huy động vốn Từ đó xác định danh mục các dự án ưutiên
Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư nhằm cải thiện môi trường vàthủ tục đầu tư; huy động tối đa và phát huy có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư đặc biệtvốn trong dân và vốn đầu tư nước ngoài; trên cơ sở đó phân tích đánh giá hiệu quả củahoạt động đầu tư, kịp thời điều chỉnh bổ sung những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơchế, chính sách
- Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư
- Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư
- Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị cácnguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác có hiệu quả cao
- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và cam kết củachủ đầu tư
- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước
Nội dung quản lý của các Bộ, ngành và địa phương
- Các Bộ ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư cho Bộngành và địa phương mình
- Xác định danh mục các dự án cần đầu tư của ngành, địa phương
- Xây dựng các kế hoạch huy động vốn
- Hướng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành mình, địa phương mình lập dự án tiềnkhả thi và khả thi
- Ban hành những văn bản quản lý thuộc ngành mình, địa phương mình liênquan đến đầu tư
- Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tácđầu tư với nước ngoài
- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộcngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ đưọc phân cấp quản lý
- Hỗ trợ và trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư nhưcấp đất, giải phóng một bằng, thuê và tuyển dụng lao động, xây dựng công trình
- Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất cập trong cơ chếchính sách, quy định dưới luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quảkinh tế - xã hội của đầu tư
Nội dung quản lý đầu tư của các cơ sở
Trang 16Quản lý đầu tư ở các cơ sở là một bộ phân không tách rời của hoạt động quản lýnói chung và sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng Nội dung chủ yếu của quản lý hoạtđộng đầu tư ở cấp cơ sở là:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư, bao gồm kế hoạch huy động vốn, kếhoạch thực hiện tiến trình đầu tư, kế hoạch thu chi của các công trình đầu tư, kế hoạchtrả nợ
- Tổ chức lập dự án đầu tư
- Tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.Nội dung quản lý trong giai đoạn thực hiện đầu tư là tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhàthầu, ký kết các hợp đồng, quản lý tiến độ, vốn đầu tư, chất lượng, rủi ro, thông tin, hoạtđộng mua bán Trong giai đoạn vận hành, nội dung cơ bản của quản lý đầu tư là quản lýtốt máy móc thiết bị, thực hiện duy tu bảo dưỡng được thường xuyên, sử dụng tối đacông suất
- Điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của cơ sở nói chung và củatừng dự án đầu tư trong cơ sở nói riêng
b Phương pháp quản lý hoat động đầu tư
Cũng như các hoạt động kinh tế khác, quản lý hoạt động đầu tư cũng sử dụngphương pháp sau đây trong quản lý:
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp giáo dục
- Áp dụng phương pháp toán và thống kê
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trong quản lỷ hoạt động đầu tư
Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư
Trong quản lý hoạt động đầu tư thường sử dụng các công cụ chủ yếu sau đây:
Các quy định tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng Các kế hoạch định hướng và một số kế hoạch trực tiếp về đầu tư của ngành và
đơn vị
Hệ thống pháp luật liên quan và thường được áp dụng để quản lý hoạt động đầu
tư như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật bảo vệ môitrường, Luật lao động, Luật bảo hiểm… và các văn bản dưới luật kèm theo
Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến quản lý đầu tư và lợi
ích của toàn xã hội như:
- Danh mục các dự án đầu tư
- Các hợp đồng kinh tế
- Các chính sách và đòn bẩy kinh tế
- Những thông tin cần thiết về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý, giá cả,các tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư và các thông tinkhác có liên quan đến đầu tư
Trang 17c Các bước lập kế hoạch đầu tư
Trang 183. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư phát triển
a. Phân công trách nhiệm quản lý
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư được thực hiện bởi những cơ quan nhànước khác nhau từ trung ương đến địa phương Sau đây là phân cấp và trách nhiệm chủyếu của một số cơ quan chính yếu nhất có liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư vàxây dựng
A Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước cộng hòa XHCN Việt Nam.Trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung,quản lý đầu tư nói riêng Chính phủ được Quốc hội giao những nhiệm vụ và các quyềnhạn sau đây:
Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN,củng cố và phát triển khu vực kinh tế nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc dân Củng cố và mở rộng các HTX hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để các thànhphẩn kinh tế khác phát triển
Xây dựng dự án kế hoạch phát triển - xã hội dài hạn, 5 năm hàng năm trình Quốchội, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó
Bước 2: Xác định khả năng cung hiện tại của các nhà cung cấp chủ yếu trong nước và khả năng nhập khẩu
Bước 3: Xác định khả năng của doanh nghiệp trong việc đầu tư (vốn, công nghệ, lao động…)
Bước 4: Xây dựng chiến lược đầu tư dựa trên chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 5: Lập các dự án theo từng sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ
Bước 6: Xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở từng dự án
Bước 1: xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ (chủng loại, số lượng, chất lượng…) trong thời kỳ kế hoạch.
Trang 19Lập dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước và quyết toán ngânsách nhà nước hàng năm trình Quốc hội, tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhànước được Quốc hội quyết định.
Quyết định các chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương,giá cả
Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tải sản thuộc sở hữu toàn dân, tàinguyên quốc gia, thực hành chính sách tiết kiệm
Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên
Thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hìnhthức quan hệ kinh tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,chủ quyền và cùng có lợi, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo hộ hàng nội địa
Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê nhà nước
B Các bộ và ủy ban nhà nước: có chức năng quản lý nhà nước theo ngành hoặc
lĩnh vực công tác được phản công phụ trách trên toàn quốc theo quy định của pháp luậtđối với mọi tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có trách nhiệm bảo đảmquyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật
Sau đây là trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của một số Bộ và cơ quanngang Bộ chủ yếu nhất:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và lĩnh vực đầu tư trong nước và đầu tư nuớc ngoài tạiViệt Nam; xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư của nước ngoài tại ViệtNam, bảo đảm sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước trình Chính phủ quyếtđịnh Trình Chính phủ các dự án Luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến
cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằmthực biện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và pháttriển kinh tế xã hội Cấp giấy phép đầu tư và hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật đầu tư và các quy định có liênquan của Luật đầu tư Tổ chức việc thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A theo chứcnăng để trình Thủ tướng Chính phủ Tổng hợp và trình Thủ tướng chính phủ kế hoạchđầu tư phát triển hàng năm và 5 năm Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việcthực hiện kể hoạch đầu tư thuộc nguồn vốn do Nhà nước quản lý Đảm bảo các yếu tố đểthực hiện kế hoạch huy động từng phần kết quả đầu tư vào hoạt động Chủ trì phối hợpvới Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại và các bộ, ngành, địa phương và kiểm tra việc thựchiện Luật Đấu thầu
Bô Xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý
xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ban hành; ban hành hoặc thoả thuận
để các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, các quyđịnh quản lý chất lượng công trình và kinh tế xây dựng (hệ thống các định mức và chi
Trang 20tiêu kinh tế - kỹ thuật xây dựng, giá chuẩn, đơn giá xây dựng); Tổ chức việc thẩm định
dự toán các dự án nhóm A để Bộ quản lý ngành phê duyệt Thống nhất quản lý nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng, về việc cấp chứng chỉ năng lực cho các doanh nghiệp
tư vấn xây dựng và xây lắp Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
và các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Luật Đầu tư vàLuật Xây dựng
Bô Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu
tư phát triển Nghiên cứu xây dựng các chính sách, chế độ về quản lý vốn đầu tư để banhành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng chính phủ ban hành Trên cơ sở các kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân chủđộng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch cấp phát vốn vay và viện trợcủa Chính phủ dành cho đầu tư phát triển Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các tổchức, đơn vị có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu cơ chế chính sách quản
lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong đầu tư và xây dựng trình Thủ tướngChính phủ ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ban hành; Hướng dẫnNgân hàng Đầu tư và phát triển, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tíndụng khác thực hiện việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để cho vay dàihạn, trung hạn các dự án và cho vay ngắn hạn phục vụ đầu tư phát triển và sản xuất kinhdoanh; Thực hiện chế độ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các nhàthầu Việt Nam khi tham gia đấu thầu quốc tế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.Các Ngân hàng tự quyết định cho vay, thu nợ bằng nguồn vốn huy động theo lãi xuất thịtrường
Các Bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên, công nghệ, môi trường thương mại,
bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hoá, cảnh quan, quốc phòng, an ninh, phòng cháy vàchữa cháy có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quancủa dự án đầu tư
Các Bộ quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các cơ chế,
chính sách về đầu tư phát triển ngành và quản lý nhà nước các dự án đầu tư thuộc ngành,đồng thời có quyền kiến nghị đình chỉ đối với hoạt động đầu tư và xây dựng trái với quyđịnh thuộc chức năng quản lý nhà nước của các Bộ
Các Bô quản lý xây dựng chuyên ngành (Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ Công nghiệp,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các cơ chế,chính sách xây dựng cho phù hợp với đặc thù của các chuyên ngành; nghiên cứu và banhành theo phân công của Chính phủ các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật xâydựng, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành để ban hành sau khi thống nhấtvới Bộ Xây dựng
C Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là loại cơ quan
quản lý có thẩm quyền chung, thực hiện chức năng quản lý tổng thể trên lãnh thổ đối vớingành và lĩnh vực trực thuộc địa phương, bảo đảm việc thi hành pháp luật, các văn bảncấp trên và của Hội đồng nhân dân ở địa phương; Giám sát việc thi hành pháp luật củacác tổ chức và cơ quan đóng trên địa bàn lãnh thổ trong phạm vi những vấn đề thuộc
Trang 21thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ; củng cố pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế và của công dân.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND raquyết định, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó
Ngoài những thẩm quyền về quản lý hành chính - dân cư trên địa bàn lãnh thổ,UBND có thẩm quyền quản lý kinh tế về những lĩnh vực sau:
- Quản lý nhà nước đối với tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tưtrên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật
- Tổ chức xây dựng và thực hiện những dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế ở địa phương
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND được coi là các cơ quan tham mưu giúpviệc của UBND trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, chứ không phải là mộtcấp quản lý trong kinh tế
Trang 22Câu 4: Các chỉ tiêu xác định kết quả của hoạt động đầu tư phát triển, ý nghĩa
của chúng
Trả lời:
Kết thúc một dự án đầu tư bao giờ cũng cho ta một kết quả nhất định, gọi là kếtquả đầu tư Kết quả đầu tư là chỉ tiêu đo khối lượng vốn đầu tư đã được biểu thị bằng giátrị tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất, dịch vụ được tăng lên Ở đây sẽtập trung nghiên cứu nghiên cứu hai nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
- Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động củađầu tư bao gồm các chi phí:
- Chi phí xây dựng
- Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị
- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác
a. Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu
tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi dự án đầu
tư đã hoàn thành
Đối với những dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, vốn
đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quátrình thực hiện đầu tư kết thúc
Đối với những hoạt động đầu tư do ngân sách tài trợ, tổng số vốn đã chi được tínhvào khối lượng đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêuchuẩn và tính theo phương pháp sau đây:
- Đối với công tác xây dựng: vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp (IV x L)được tính theo công thức sau đây:
W 1
n
XL Trong đó:
Qxi: khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ i Khối lượng công tác xây dựng phải đạt các tiêu chuẩn quy định.
Pxi: Đơn giá dự toán bao gồm các chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công tính cho 1 đơn vị khối lượng công tác xây dựng thứ i.
C: Chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí trực tiếp.
W: Lãi định mức (thu nhập chịu thuế tính trước) được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá thành dự toán công tác xây lắp do Nhà nước quy định theo từng loại công trình.
Trang 23VAT: Tổng thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào để trả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng… và phần thuế giá trị gia tăng
mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).
- Đối với công tác mua sắm trang thiết bị: vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị (Iv TB) được tính theo công thức sau:
Qi - Trọng lượng (tấn) số lượng từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i.
Pi - Giá tính cho một tấn hoặc từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i của công trình Pi bao gồm: Giá mua thiết bị thứ i ở nơi mua (nơi sản xuất che tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị công nghệ tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (Đối với thiết bị công nghệ nhập khẩu); chi phí vận chuyển, làm kho bãi.
VAT - Tổng số thuế giá trị gia tăng đối với công tác lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có)
CN - Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có).
- Đối với công tác lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị công nghệ các loại công trình xây dựng (IVL) được tính theo công thức sau:
W 1
QLi - Khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành tính theo toàn
bộ từng chiếc máy i (đối với thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản) hoặc số tấn máy lắp xong của từng giai đoạn, từng bộ phân phải lắp của từng thiết bị (đối với thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản nhưng được lắp song song nhiều chiếc cùng một lúc hoặc đối với thiết bị có
kỹ thuật lắp phức tạp).
PLi - Đơn giá dự toán cho một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc
đã hoàn thành.
C - Chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công trong dự toán.
W - Lãi định mức (thu nhập chịu thuế tính trước) được tính bằng tỷ lệ (%) với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán.
- Đối với chi phi quản lý dự án và chi phí khác được tính vào vốn đầu tư thực
hiện theo phương pháp thực thanh thực chi
Chi phi quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: Các chi phí này được xác địnhtheo định mức tính bằng tỷ lệ % hoặc bảng giá cụ thể và được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm chi phí, lệ phí xác định theo định mức bằng tỷ lệ %, bao gồm: chi phí
thiết bị, chi phí ban quản lý dự án, chi phí và lệ phí thẩm định và các chi phí tư vấnkhác
+ Nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự án
Phương pháp tính vốn đầu tư thực hiện của các khoản chi phí quản lý và chi phíkhác như sau:
Trang 24Ai - Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ%.
Bi - Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự toán VAT: tổng số thuế giá trị gia tăng của các chi phí là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Tài sản cố định huy đông và năng lực sản xuất phuc vụ tăng thêm
a. Khái niệm về tài sản cố định huy động
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xâydựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đãlàm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay
Các công trình có quy mô lớn, có nhiều đối tượng, hạng mục xây dựng có khảnăng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng hình thức huy động bộ phận sau khitừng đối tượng, hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt Còn đối vớinhững công trình đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì áp dụng nhữnghình thức huy động toàn bộ khi tất cả các đối tượng, hạng mục công trình đi kết thúc quátrình xây dựng, mua sắm, lắp đặt
Các tài sản cố định được huy động là kết quả đạt được trực tiếp của quá trình thicông xây dựng công trình, chúng có thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị
b. Phương pháp xác định các tài sản cố định được huy động
Chỉ tiêu giá trị các tài sản cổ định được huy động được xác định theo công thức sau:
Vb Vr Ve
Trong đó:
F: giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ.
Ivb: vốn đầu tư thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ).
Ivr: vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu.
C: Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định (đó là những khoản chi phí do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ: bão, lụt ).
Ive - vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ).
c. Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị
những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng
dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động
Công thức tính giá trị các tài sản cố định được huy động trong trường hợp này nhưsau: F = Ivo - C
Trong đó:
Trang 25Ivo: Vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã huy động C: Các chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định.
Để đánh giá mức độ đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư, cần sử dụng các chỉtiêu cơ bản sau:
- Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án = Vốn đầu tư thực hiện của dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thực hiện vốn đầu tư của từng dự án.
- Tỷ lệ hoàn thành của hạng mục, đối tượng xây dựng của dự án
Tỷ lệ hoàn thành của hạng mục, đối
Vốn đầu tư đã được thực hiện của hạng
mục đối tượng xây dựng Tổng vốn đầu tư của hạng mục đối tượng
xây dựng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành của từng hạng mục, đối tượng xây dựng của dự án.
- Hệ số huy động tài sản cố định của dự án:
Hệ số huy động tài sản cố định
(TSCĐ) của dự án =
Giá trị TSCĐ đã được huy động của dự án Tổng vốn đầu tư đã được thực hiện của dự án Đối với toàn bộ hoạt động đầu tư của các sở, ngành hoặc địa phương, chỉ tiêu hệ
số huy động tài sản cố định được xác định theo công thức sau:
- Tỷ lệ huy động của các hạng mục công trình, đối tượng xây dựng của dự án
Tỷ lệ huy động các hạng
mục công trình, đối tượng
xây dựng của dự án =
Tổng số các hạng mục, đối tượng xây dựng trong dự
án được huy động trong kỳ Tổng số hạng mục, đối tượng xây dựng của dự án Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động các hạng mục công trình, đối tượng xây dựng của dự án.
Trang 26iv: vốn đầu tư thực hiện của một đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ
IV0 - Vốn đầu tư thực hiện
F - Giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ
Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt nhưng phải luôn lớn hơn 1 mới đảm bảo hoạt độngđầu tư ngày càng mở rộng và việc triển khai các kết quả của hoạt động đầu tư được thuận lợi
- Mức huy động tài sản cố định so với vốn thực hiện còn tồn đọng cuối kỳ
F f IVe
Trong đó:
f - Mức huy động tài sản cố định so với vốn đầu tư thực hiện còn tồn đọng cuối kỳ.Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ tình trạng tràn lan trong thực hiện đầu tư đãđược khắc phục
Ive - Vốn đầu tư được thực hiện nhưng chưa được huy động ở cuối kỳ Chỉ tiêunày càng lớn càng tốt, chứng tỏ tình trạng tràn lan trong thực hiện đầu tư đã được khắcphục
- Mức vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện
0
Ive ie
IV
Trong đó:
ie: Mức độ đầu tư thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với toàn bộ vốn đầu
tư thực hiện Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ việc thi công dứt điểm và nhanhchóng huy động các công trình đối tượng xây dựng được chú ý, giảm ứ đọng vốn
Mối quan hệ giữa vốn thực hiện các kỳ chưa được huy động (gọi là xây dựng dởdang) với vốn thực hiện trong kỳ, tài sản cố định huy động trong kỳ và xây dựng dở dangcuối kỳ được minh họa trong phương trình sau đây:
Vb Vr Ve
I I F C I
Còn mối quan hệ giữa các công trình có ở đầu kỳ (B b), các công trình triển khai
trong kỳ (B r ), các công trình huy động trong kỳ (B f ), các công trình có ở cuối kỳ (B e)được minh họa trong công thức sau:
b r f e
Trang 27e. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng nănglực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sảnxuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sảnphẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư
Năng lực sản phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụngcủa các tài sản cố định được huy động như: số căn hộ, số mét vuông nhà ở, số km đường,
số m cầu, năng lực thông qua của đường, của cảng
Với sự gia tăng năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt độngđầu tư phát triển đã mang lại cho các doanh nghiệp mức gia tăng của sản lượng, doanhthu, mang lại cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế mức tăng của giátrị sản xuất (GO), mức gia tăng của giá trị tăng thêm (VA) theo các ngành, mức tăng củatổng sản phẩm quốc nội (GDP), cho các địa phương và toàn bộ nền kinh tế
Trang 28Câu 5: Bản chất, vai trò của đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ trong
đầu tư quốc tế
Trả lời:
a. Bản chất của đầu tư quốc tế
Quan hệ quốc tế trong đầu tư là một lĩnh vực của quan hệ kinh tế đối ngoại đangngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ giữa các nước phát triển với cácnước đang phát triển mà cả giữa các nước phát triển với các nước phát triển và giữa cácnước đang phát triển với nhau
b. Vai trò của đầu tư quốc tế
* Đối với nước đi đầu tư:
- Nếu là chính phủ đầu tư thông qua các chương trình viện trợ không hoàn lạihoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho các nước đang phát triển thì mục tiêu chủ yếu làchính trị, là sự gây sức ép buộc các nước tiếp nhân đầu tư phải chấp nhận những điềukiện có lợi cho các nước đầu tư hoặc là vì mục đích nhân đạo
- Nếu chủ đầu tư là các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tư nhân hoặc của Nhànước đầu tư sang các nước khác và trực tiếp tham gia điều hành quy trình sử dụng và thuhồi vốn đầu tư đã bỏ ra thì mục tiêu chủ yếu là lợi ích kinh tế, là lợi nhuận
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty này kéo dài chu kỳ sống củacác sản phẩm mới được tạo ra trong nước
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các công ty đầu tư tạo dựng được thị trườngcung cấp nguyên liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh
tế nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, lại tránh được hàng rào bảo hộ mậudịch của nước nhận đầu tư khi xuất khẩu sản phẩm là máy thiết bị sang nước nhận đầu tư
để góp vốn và xuất khẩu sản phẩm sản xuất tại đây sang các nước nước khác, nhờ đó màgiảm được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nước khác
Tóm lại, thông qua việc đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh của nướcnhận đầu tư các chủ đầu tư trực tiếp sản xuất được sản phẩm với giá thành hạ hơn so vớisản xuất trong nước, nhờ đó các chủ đầu tư này có được ưu thế trong việc tiêu thụ sảnphẩm này trên thị trường thế giới Nếu các sản phẩm này được nhập trở lại các nước chủđầu tư với giá hạ hơn sản xuất trong nước hoặc giá nhập khẩu từ một nước khác thì khảnăng tiêu thụ của sản phẩm này ở chính quốc sẽ mạnh hơn
* Đối với nước nhận đầu tư:
Để phát triển kinh tế xã hội, các nước đang phát triển trước hết phải đương đầu với
sự thiếu thốn gay gắt các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển Việc tiếp nhận đầu tưnước ngoài có những ưu điểm sau đây:
Vốn đầu tư nước ngoài vào sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu thốn vốn cho pháttriển kinh tế xã hội do tích lũy nội bộ thấp
- Được nhận chuyển giao công nghệ
Trang 29Mặc dù còn nhiều hạn chế do những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối songđều không thể phủ nhận được là chính nhờ sự chuyển giao này mà các nước chủ nhà đãnhận được kỹ thuật tiên tiến (Kinh nghiệm quản lý, năng lực
marketing, nâng cao trình độ cho người lao động )
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào làm cho các hoạt động đầu tư trong nước pháttriển, tính năng động và khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước ngày càng đượctăng cường (để tồn tại và phát triển), các tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của đấtnước có điều kiện để khai thác và được khai thác Điều đó có tác động mạnh mẽ đến việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và laođộng, cơ cấu lãnh thổ
- Với việc nhân đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà không phải lo trả nợ.Thông qua hợp tác với chủ đầu tư nước ngoài, nước chủ nhà có điều kiện thâm nhập vàothị trường thế giới, nơi chủ đầu tư có chỗ đứng (vì phần lớn các chủ đầu tư trực tiếp làcác công ty xuyên quốc gia có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nhiều nước trên thế giới)
Trường hợp sản xuất thay thế hàng nhập khẩu thì nước nhận đầu tư có được hànghóa cần thiết với giá cả thấp hơn giá nhập từ nước ngoài nhờ tiết kiệm được chi phí vậnchuyển và khai thác được những lợi thế về lao động và nguồn nguyên liệu trong nước
Ngày nay đầu tư trực tiếp của nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan trong
xu thế toàn cầu hóa Có thể nói hiện nay không một quốc gia nào dù phát triển theo conđường tư bản chủ nghĩa hay định hướng xã hội chủ nghĩa lại không cần đến nguồn vốnđầu tư trực tiếp của nước ngoài vì đây là nguồn lực cần khai thác để hòa nhập vào cộngđồng quốc tế
Tuy nhiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng có một số hạn chế mà nước nhậnđầu tư cần quan tâm:
+ Trong thời gian đầu thu hút vốn FDI, nước chủ nhà còn ít kinh nghiệm các chủđầu tư nuớc ngoài có thể áp dụng nhiều cách để tránh sự quản lý của nước chủ nhà
+ Tình trạng trốn thuế, vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường và nhữnglợi ích khác của nước chủ nhà thường xảy ra
+ Chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế và tiêu cực, không thực hiện đúngquy định
+ Có trường hợp lợi dụng đầu tư để hoạt động tình báo gây rối trật tự an ninh,chính trị
c. Các hình thức đầu tư quốc tế
Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý quá trình đầu tư và phát huy tác dụng của cáckết quả đầu tư có thể phân chia đầu tư quốc tế thành 2 loại là:
- Đầu tư gián tiếp
- Đầu tư trực tiếp (FDI)
d. Chuyển giao công nghệ trong đầu tư quốc tế
* Khái niệm công nghệ
Công nghệ được hiểu là tổng thể những tri thức (hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm,thông tin, quy trình, quy phạm, kỹ năng, năng lực hoạt động và năng lực hành nghề)
Trang 30những công cụ kỹ thuật (máy móc thiết bị khai thác, sửa chữa, các phương tiện kỹthuật ), trình độ tổ chức (phương pháp khai thác thi công, điều hành, quản lý ) và cácđiều kiện vật chất khác được con người sử dụng để biến các yếu tố đầu vào (vốn, vật liệu,lao động.) thành các công trình hoàn thành, các sản phẩm, các dịch vụ khai thác ở đầu ra.
* Thành phần của công nghệ
Công nghệ thuộc bất kỳ một hoạt động sản xuất hay dịch vụ nào cũng bao gồm 4thành phần cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một quá trình thống nhất, đó là: kỹthuật, con người, thông tin và tổ chức
Phần công nghệ hàm chứa kỹ thuật - Technowware (T): Gồm công cụ, máy móc,
thiết bị, vật liệu, xe cộ nói chung và các phương tiện kỹ thuật Nó được coi là phầncứng của công nghệ Không có máy móc thiết bị, phương tiện thì không có công nghệ,nhưng không thể coi công nghệ là máy móc, thiết bị hoặc chỉ là máy móc thiết bị
Kỹ thuật là phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào Nhờ máy móc, thiết bị thi công;nhờ các phương tiện và công cụ khác mà giảm thiểu lao động nặng nhọc của con người,hơn nữa chúng cũng gián tiếp giúp tăng sức mạnh trí tuệ, sức mạnh cơ bắp và nối dàicánh tay của con người trong sản xuất ở những điều kiện làm việc khó khăn
Phần công nghệ hàm chứa con người - Humanware (H): Gồm những kinh nghiệm,
kiến thức uyên thâm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề thành thạo, khéo léo, tính sáng tạo, đạođức trong lao động (năng lực và phẩm chất) hay còn gọi là phần con người trong côngnghệ
Con người sáng tạo ra máy móc thiết bị Con người làm cho máy móc hoạt động,đồng thời con người còn có thể cải tiến, mở rộng các tính năng của nó Trong điều kiệncủa xã hội thông tin, nhờ có mối tương tác giữa các phần kỹ thuật, con người và thông tincho nên khi phần kỹ thuật được nâng cấp với thông tin trong tay thì phần con người đóngvai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào
Phần công nghệ hàm chứa thông tin - Inforware (I) : gồm dữ liệu, thuyết minh, dự
án, mô tả, thiết kế, sáng tạo, phương pháp, giải pháp kỹ thuật, các sự kiện giúp con ngườiphát triển năng lực và phẩm chất hay còn gọi là phần dữ liệu
Phần thông tin: biểu hiện các tri thức được tích lũy trong công nghệ, nó giúp trả
lời câu hỏi "Làm cái gì?" "Làm như thế nào?"
Người ta coi phần thông tin là sức mạnh của một công nghệ Tất nhiên sức mạnhcủa công nghệ hay bất cứ yếu tố nào của công nghệ lại phụ thuộc con người
Phần công nghệ hàm chứa tổ chức - Orgaware (O) được thể hiện trong thiết chế tổ
chức, các thẩm quyền, trách nhiệm, phương pháp, sự liên kết phối hợp quản lý các kếhoạch, các chính sách hay còn gọi là phần cơ cấu
Phần tổ chức đóng vai trò điều hòa, phối hợp ba thành phần trên của công nghệ
để thực hiện hoạt động biển đổi một cách hiệu quả Nó là công cụ để quản lý: lập kếhoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, kích thích, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọihoạt động trong công nghệ Phần tổ chức dược đánh giá là động lực của công nghệ vàbiến đổi cho phù hợp với sự biến đổi của 3 phần trên của công nghệ Cũng vì vây, mức độphức tạp của phần tổ chức trong công nghệ cũng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của bathành phần còn lại của công nghệ
* Quan hệ giữa các thành phần của công nghệ
Trang 31Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, khôngthể thiếu bất cứ thành phần nào Mỗi thành phần đều có một giới hạn tối thiểu và tối đa
để có thể hoạt động biến đổi mà không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả của mình
Hiểu rõ chức năng và mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của công nghệ sẽkhắc phục được lãng phí trong đầu tư trang thiết bị, đảm bảo tính tương đồng giữa cácthành phần khác, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng chúng
* Vai trò của chuyển giao công nghệ trong đầu tư quốc tế
Việc ứng dụng một số công nghệ nào đó ở một địa điểm khác so với địa điểm banđầu của công nghệ và do những người hoặc tổ chức khác sử dụng được gọi là chuyểngiao công nghệ
Với tư cách là một trong các nguồn lực đầu tư thì công nghệ của một quốc gia cóthể được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia đó và được vận hành dưới sự quản lý của ngườihoặc tổ chức khác trong quá trình thực hiện đầu tư Đó là chuyển giao công nghệ
Bản chất của chuyển giao công nghệ một hoạt động kinh doanh phức tạp là sự muabán bí quyết và chuyển các bí quyết từ doanh nghiệp nước này sang doanh nghiệp nướckhác hay nói cách khác đó là chuyển giao khả năng sản xuất một mặt hàng nào đó hoặcmột phần của mặt hàng đó từ chủ sở hữu công nghệ sang người muốn có công nghệ đó
Chuyển giao công nghệ là một tất yếu khách quan vì các lý do sau đây:
- Do sự chênh lệch giữa trình độ công nghệ giữa các quốc gia
- Do sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc đã làm ảnh hưởng tớimối quan hệ giữa quá trình nghiên cứu cơ bản và việc ứng dụng các kết quả nghiên cứuvào thực tiễn ở nhiều nước Để rút ngắn được quá trình nghiên cứu cơ bản, những nướcnày luôn có nhu cầu nhận chuyển giao những công nghệ thích hợp
- Do mức độ rủi ro cao cũng như là không có đầy đủ những điều kiện cần thiết
có thể tiến hành các nghiên cứu cơ bản và chế tạo ra công nghệ trong tất cả mọi lĩnh vựccần thiết nên một nước có thể lựa chọn cho mình một số lĩnh vực phù hợp để nghiên cứucông nghệ, do đó để phát triển những lĩnh vực khác thì nước này cần nhập công nghệ từnước ngoài
- Do sự phát triển kinh tế thị trường nên mỗi nước cần lựa chọn cho mình mộtcon đường đi ngắn nhất để phát triển
- Do nhu cầu về sản xuất mới của người tiêu dùng ngày càng cao khiến chovòng đời của công nghệ sản xuất ra những sản phẩm cũ ngày càng ngắn nên chủ sở hữucông nghệ phải tìm cách chuyển giao công nghệ sang những thị trường khác để kéo dàichu kì sống của nó một cách hợp lý
* Nội dung chuyển giao công nghệ
Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung sau đây:
Việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu côngnghiệp có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép như: sáng chế,kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá Riêng đối vói việc chuyển giao nhãn hiệuhàng hoá bắt buộc phải đi kèm với công nghệ sản xuất hàng hoá
Các yếu tố thuộc phần thông tin cùa công nghệ như giải pháp kỹ thuật, bí quyết,quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế, bản vẽ,
Trang 32Các hoạt động hỗ trợ và tư vấn như hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử, đàotạo chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, công nhân và các dịch vụ khác phục vụ cho côngnghệ được chuyển giao.
Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất
* Các bước tiến hành chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI
Trong các hình thức đầu tư quốc tế (gián tiếp và trực tiếp) thì đầu tư trực tiếp lạicho phép nước nhận đầu tư nhiều lợi thế hơn trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
Ngay từ khi hình thành dự án FD1, các chủ đầu tư đã phải xác định các giải phápcông nghệ để thực hiện dự án Việc xác định phải dựa trên những cơ sở sau:
- Điều kiện cụ thể về cơ sở hạ tầng
- Đặc điểm sản phẩm của dự án, quy mô sản xuất, khả năng tài chính, nguồnnguyên vật liệu, trình độ người lao động để lựa chọn công nghệ thích hợp
- Tìm kiếm các nguồn công nghệ có khả năng cung cấp
- So sánh các nguồn công nghệ và lựa chọn công nghệ thích hợp nhất đối với dự
án và đối tác cung cấp công nghệ
Quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ được chia làm 3 bước: chuẩn bị và kýhợp đồng, thực hiện hợp đồng và sử dụng công nghệ
Bước 1: Chuẩn bị và ký hợp đồng: Sau khi đã lựa chọn được công nghệ và nguồncung cấp công nghệ phù hợp, hai bên tiến hành những công việc như tiếp xúc, trao đổithư từ, điện tín, nói chuyện, gặp mặt nhau, đàm phán, dự thảo hợp đồng Đàm phán và dựthảo hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của chuyển giao công nghệ.Những sơ suất trong khâu này sẽ dẫn tới hậu quả như giá cao, công nghệ không đáp ứng,các điều kiện chuyển giao không đầy đủ Một hợp đồng được coi là tốt khi chặt chẽ vềmặt pháp lý và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên Chuyển giao công nghệ được coi làmột công việc kinh doanh phức tạp, trong đó các công ty xuyên quốc gia luôn chiếm ưuthế so với các nước đang phát triển do có những thế mạnh Vì vậy khi tiến hành đàmphán, bên nhận chuyển giao công nghệ cần tìm hiểu kỹ đối tác của mình
Bước 2: Thực hiện hợp đồng: Sau khi hợp đồng chuyển giao công nghệ được kýkết và phê chuẩn, các bên tham gia tiến hành thực hiện theo nội dung và tiến độ đã camkết Bên tiếp nhận công nghệ cần chuẩn bị tốt và kịp thời các điều kiện tiếp nhận côngnghệ như cơ sở vật chất, nhân sự, tổ chức… nhằm phát huy tối đa hiệu quả chuyển giao
Bước 3: Sử dụng công nghệ: Sau khi tiếp nhận công nghệ, bên nhận công nghệphải tiến hành sản xuất thử Sản phẩm sản xuất thử phải được kiểm định về chất lượng.Nếu sản phẩm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật và được tiến hành kiểm định theo các phươngpháp được quy định trong hợp đồng thì các bên tiến hành các thủ tục nghiệm thu côngnghệ Sau khi nghiệm thu, công nghệ sẽ được áp dụng chính thức Để nâng cao hiệu quảcủa công nghệ chuyển giao, trong quá trình sử dụng bên tiếp nhận công nghệ cần cónhững cải tiến, đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế của mình
Trang 33âu 6: Dự án đầu tư (nội dung, phương pháp lập, tiêu chuẩn và nguyên tắc
đánh giá hiệu quả dự án đầu tư phát triển)?
Trả lời:
a. Khái niệm: Có nhiều quan niệm khác nhau về dự án:
- Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộnghoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cảitiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thờigian xác định
- Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan đếnnhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định
- Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành cáchoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiềunguồn vốn
* Theo yêu cầu quản lý, dự án đầu tư phát triển được phân thành 2 loại:
- Những công trình xây dựng chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, bao gồm: + Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới
15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).”
Những công trình xây dựng phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trìnhcấp có thẩm quyền cho phép đầu tư: gồm các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phứctạp
* Theo tính chất và quy mô đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trong nướcđược phân loại thành dự án quan trọng quốc gia và ba nhóm A, B, C
c Nội dung của dự án đầu tư:
Việc xây dựng một dự án đầu tư xây dựng là một quá trình gồm những bước từnghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi Các bước nàysuy cho cùng là tạo lập được một dự án có khả năng thực thi và có hiệu quả (nghĩa là cótính khả thi) Trong các bước đó người ta nghiên cứu, xây dựng 4 thành phần cơ bản củamột dự án: mục tiêu dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực
Nội dung dự ánPhần thuyết minh của dự án Phần thiết kế cơ sở của dự án
Trang 34Nội dung phần thuyết minh của dự án
Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư
a Nhu cầu thị trường:
-Điều kiện kinh tế xã hội (dân số, việc làm, tổng sản phẩm GDP, cơ cấu kinh
tế-xã hội tương lai.)
-Dự báo khối lượng vận chuyển, lưu lượng giao thông tương lai, chủng loại tảitrọng phương tiện dự báo (kết quả điều tra O - D tương lai)
b Hiện trạng giao thông khu vực nghiên cứu (mật độ mạng lưới, kết quả điềutra O - D hiện tại)
c Hiện trạng công trình: nền, mặt đường, công trình trên đường…
d Hình thức đầu tư: trực tiếp, gián tiếp, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, BOT,BTO?
e Địa điểm xây dựng:
-Lý trình, bản đồ khu vực tuyến, quan hệ với các công trình lân cận
-Điều kiện địa lý khu vực nghiên cứu: địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn.-Chất lượng đất
Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình
a Các phương án tuyến, chiều dài tuyến, mặt cắt ngang điển hình
b Các hạng mục công trình chính: nền, mặt, công trình trên đường, cầu chính,cầu dẫn…
c Diện tích xây dựng
d Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất
-Tiêu chuẩn thiết kế hình học (tốc độ thiết kế, bề rộng làn xe và phần mặt đường
b. Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình
có yêu cầu kiến trúc;
c. Phương án khai thác và sử dụng lao động;
d Phân loại thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án
Đánh giá tác động môi trường
Xem xét môi trường ban đầu (IEE)
Đánh giá tác động môi trường EIA
Các giải pháp phòng, chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng
Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp
Trang 35vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn.
Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
của dự án
a Chi phí tài chính
b Chi phí kinh tế
c. Phân tích chi phí - lợi ích của dự án (CBA), tính EIRR…
d Phương pháp lập dự án đầu tư:
- Nội dung các bước lập dự án:
* Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư:
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là việc nghiên cứu các khả năng và điều kiện để chủ đầu
tư có thể đưa ra một quyết định sơ bộ về đầu tư
Một phương án đầu tư được coi là thuận lợi hay không thường được xem xét trên
3 yếu tố cơ bản sau:
+ Đầu vào cho phương án đó thuận lợi (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, laođộng, công nghệ )
+ Đầu ra cho phương án đó thuận lợi (sản phẩm, dịch vụ)
+ Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đơn vị thực hiện đầu tư
Căn cứ để nghiên cứu cơ hội đầu tư là:
+ Chủ trương chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư trong từnggiai đoạn
+ Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia có liên quan đến dự án
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án
bảo vệmôitrường,
Danhmục cácquychuẩn,tiêuchuẩnđược ápdụng
Bản vẽtổng mặtbằng PAtuyếncôngtrình xâydựng theotuyến
Bản vẽ
PA kiếntrúc đốivới côngtrình cóyêu cầu
về kiếntrúc
Sơ đồcôngnghệ đốivới côngtrình cóyêu cầucôngnghệ
Bản vẽkết cấuchịu lựcchính,bản vẽ hệthống kỹthuật và
hệ thống
hạ tầng
kỹ thuật
Trang 36+ Trình độ phát triển của các ngành kinh tế quốc dân có liên quan.
+ Nhu cầu tương lai về các hàng hoá, dịch vụ (Nhu cầu bao gồm nhu cầu trongnước và xuất khẩu)
+ Khả năng về vốn, trình độ khoa học công nghệ, sự phát triển hạ tầng cơ sở củaquốc gia
+ Hoạt động nhập khẩu
+ Khả năng mở rộng dây chuyền sản xuất hiện có
+ Giá thành sản phẩm và khả năng sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanhnghiệp
+ Khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm phát triển nền kinh tế
*
Nghiên cứu tiền khả thi:
Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn tiền đầu tư là xây dựng báo cáo đầu tư hoặc báocáo kinh tế - kỹ thuật (dự án khả thi) Công việc này sẽ được thực hiện ở bước nghiêncứu khả thi Tuy nhiên, nghiên cứu khả thi là một công việc tốn kém về thời gian, côngsức, trí tuệ và tiền bạc Mặt khác, nghiên cứu khả mang tinh rủi ro cao Để tránh nhữngthiệt hại, rủi ro cho nghiên cứu khả người ta thường tiến hành một bước đệm, đó lànghiên cứu tiền khả thi trước nghiên cứu khả thi Chỉ khi nghiên cứu tiền khả thi đạt đượcnhững kết quả tích cực thì mới tiến hành nghiên cứu khả thi
Nghiên cứu tiền khả thi là bước đi tất yếu Nó phải cung cấp đầy đủ thông tin để
có thể kết luận ý đồ của dự án Nó có thể dự đoán về sự thành công của dự án, làm cho
dự án đủ mức hấp dẫn nhà đầu tư Việc nghiên cứu tiền khả thi giúp cho người ta lườngtrước được những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu khả thi từ đó có được các
kế hoạch phù hợp cho việc nghiên cứu khả thi đạt hiệu quả cao Những khía cạnh của dự
án có khả năng gây khó khăn cho việc nghiên cứu khả thi nhất thiết phải được điều tra,nghiên cứu theo chiều thông qua nghiên cứu hỗ trợ
Nghiên cứu tiền khả thi có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Sử dụng thông tin (về giá cả, công nghệ, thị trường ) ở mức độ thô, độ chínhxác không cao (Yêu cầu về mức độ chính xác về số liệu của nghiên cứu tiền khả thithường là ±20%)
+ Không đi sâu vào nội dung kỹ thuật, tài chính
+ Việc phân tích được tiến hành cho một khoảng thời gian nhất định (thường làmột năm) được chọn làm đại diện cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án
+ Phân tích mang tính chất tĩnh
Kết quả của nghiên cứu tiền khả thi thể hiện ở việc lập Báo cáo đầu tư xây dựng
công trình và tuân theo các quy định pháp luật
Nội dung báo cáo đầu tư xây dựng công trình
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khókhăn: chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);
- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng, các hạng mục công
Trang 37trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và công trình khác; dự kiến về địa điểmxây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tưthiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặtbằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án với môi trường sinh thái, phòng chốngcháy nổ, an ninh quốc phòng
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án,phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳđầu tư nếu có
Sau khi lập báo cáo đầu tư chủ đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo đầu tư xây dựngcông trình tới Bộ quản lý ngành để lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan.Tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng côngtrình
Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tóm tắt nội dung báo cáo đầu tư,tóm tắt ý kiến các bộ, ngành và đề xuất về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèmtheo bản gốc văn bản ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có liên quan
*
Nghiên cứu khả thi:
Nhiệm vụ của nghiên cứu khả thi là trên cơ sở báo cáo đầu tư hoặc báo cáo kinh tế
- kỹ thuật tiến hành lập dự án của đầu tư
Nghiên cứu khả thi có những đặc điểm sau:
+ Sử dụng thông tin đầy đủ và chính xác (Yêu cầu mức độ chính xác về số liệu củanghiên cứu tiền khả thi thường là ±10%)
+ Nghiên cứu kỹ mọi mặt công việc cho từng năm hoạt động, đề cập đến mọi yếu
tố liên quan đến dự án
+ Việc phân tích mang tính chất động
+ Một số lĩnh vực hoạt động quan trọng và phức tạp như thị trường, huy động và
sử dụng vốn được nghiên cứu rất kỹ lưỡng (nghiên cứu hỗ trợ)
Kết quả nghiên cứu khả thi thể hiện ở bản dự án đầu tư Từ đây người ta có thểhình dung được bức tranh toàn cảnh về mọi hoạt động của dự án trong tương lai Nó là cơ
sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, là cơ sở để các cấp có thẩm quyền phê duyệt
dự án, là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư (đàm phán, thiết kế, xây dựng và đào tạo) và vậnhành các kết quả đầu tư (sản xuất, kinh doanh) trong tương lai, là cơ sở để các đối tác đưa
ra quyết định tham gia dự án
Nghiên cứu khả thi, lập dự án đầu tư phải tuân theo các quy định pháp luật, cụ thểlà: Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trìnhngười quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những công trình chỉ yêu cầu lập báocáo kinh tế - kỹ thuật, hay công trình nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại luật xây dựng
* Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật
Các công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo, công trình xây dựng mới,sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sửdụng đất) sẽ không phải lập báo cáo đầu tư mà chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật
Trang 38Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng bao gồm:
Sự cần thiết đầu tư, mục đích xây dựng, địa điểm đầu tư, quy mô công suất, cấpcông trình, nguồn kinh phí xây dựng, thời hạn xây dựng, hiệu quả công trình, phòngchống cháy nổ, bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình
e. Tiêu chuẩn và nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư phát triển
- Tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn chung nhất đối với dự án đầu tư phát là kết quả đạt được về kinh tế - xã
hội là lớn nhất với chi phi để tạo ra kết quả đó là ít nhất; góp phần đẩy mạnh giao thương
và phát triển kinh tế, phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao đời sống vật chất và tinhthẩn cho người dân, đảm bảo ổn định chính trị và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững đất nước
Tiêu chuẩn cụ thể của hiệu quả dự án đầu tư là mức tăng thu nhập quốc dân hay
mức tăng của lợi nhuận do vận hành dự án mang lại cho nền kinh tế hay cho ngành vàdoanh nghiệp
Trong khi xem xét hiệu quả phải quan tâm đen lợi ích của các chủ thể, nghĩa làphải xét đến các quan điểm khác nhau của các chủ thể
- Nguyên tắc đánh giá: Nguyên tắc đánh giá dự án đầu tư được hiểu là những
chuẩn mực cơ bản mà việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư phải tuân theo Việc đánh giáhiệu quả đầu tư phải tuân theo các nguyên tắc chung đánh giá hiệu quả dự án đầu tư sauđây:
+ Kết hợp phân tích đánh giá định tính với phân tích đánh giá định lượng
+ Kết hợp các chỉ tiêu tuyệt đối với các chỉ tiêu tương đối
+ Đảm báo tính có thể so sánh của các phương án
+ Phương án được chọn phải đáng giá và có hiệu quả cao nhất
+ Đảm bảo kết hợp giữa tính có hiệu quả và độ an toàn tài chính của dự án
+ Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội
+ Phải tính đến sự đóng góp cùa hệ thống hay mạng lưới công trình hiện có vàohiệu quả của dự án đang xét
Trang 39Câu 7: Các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư? Cơ
sở khoa học của các phương pháp đó.
Trả lời:
1 Các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Các phương pháp chung thường dùng trong phân tích, đánh giá lựa chọn phương
án đầu tư, lựa chọn giải pháp thiết kế, lựa chọn phương án ứng dụng tiến bộ công nghệlà: phương pháp dùng chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung, phươngpháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo, phương pháp giá trị - giá trị sử dụng.v.v…
Trong đó, phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sungthường được dùng trong phân tích tài chính dự án đầu tư
Các phương pháp và chỉ tiêu dùng trong đánh giá hiệu quả tài chính của dự ánđược mô tả như sau:
a.
b Phương pháp đánh giá hiệu quả theo các chỉ tiêu tĩnh
Bản chất cùa chỉ tiêu tĩnh là chúng được tính toán cho một thời đoạn ngắn thường
là một năm và không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian Xuất phát khoa học ở đây là lýthuyết lợi ích - chi phí
Các chỉ tiêu tĩnh thường được dùng trong trường hợp định giá tổng quát tài chính
dự án và bao gồm:
Chi phí cho thời đoạn hoặc tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Nguyên tắc chung là so sánh chi phí cho một thời đoạn hoặc cho một đơn vị sảnphẩm của các phương án khác nhau, phương án nào có chi phí nhỏ nhất thì phương án tốtnhất
Nếu xét cho một thời đoạn, thì:
Phương pháp đánh giá tài chính DAĐT
1 đơn vịsản phẩm
Chỉ tiêumứcdoanh lợicủa mộtđồng vốnđầu tư
Chỉ tiêu
tỷ số thuchi(BCR)
Chỉ tiêusuất thulợi nội tại(IRR)
Chỉ tiêu
hệ số thuchi (NPV,NFV,NAV)
Trang 40C = [RL.V0 + Rc.VcK] + Cn � MinNếu xét cho 1 đơn vị sản phẩm thì:
Cd= 1
N [RL.V0 + Rc.Vc.K + C n ] � MinTrong đó:
R L : Lãi suất để tính tiền lãi phải trả khi huy động vốn lưu động của dự án
V0 : Vốn lưu động bình quân trong quá trình vận hành dự án
Rc : Lãi suất để tính tiền lãi phải trả khi huy động vốn cố định cho dự án
Cn: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh nhưng chưa tính chi phí trả lãi sử dụng vốn
Vc: Vốn cố định của dự án
K: Hệ số chuyển đổi vốn cố định của dự án sang vốn cố định bình quân
N: khối lượng sản phẩm sản xuất ra tính cho 1 thời đoạn (công suất thiết kế tínhcho 1 thời đoạn)
Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 thời đoạn hoặc cho một đơn vị sản phẩm
Nguyên tắc chung là phương án nào có chỉ tiêu lợi nhuận lớn nhất là phương án tốtnhất
Nếu xét cho 1 thời đoạn thì:
T - Là thuế thu nhập doanh nghiệp tính cho 1 thời đoạn.
Gd - Là giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế VAT)
Cd - Là chi phí sản xuất tính cho 1 đơn vị sản phẩm (chưa có thuế VAT)
Chỉ tiêu mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư
Nguyên tắc chung là phương án nào có mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư lớnnhất sẽ là phương án tốt nhất
0
100 c
L: Lợi nhuận ròng tính cho một thời đoạn