Để làm cho sân khấu kịch nói Hải Phòng trở lại với vị trí như xưa, chuẩn bị tâm thế chủ động chuyển sang cơ chế hoạt động tự chủ một cách tốt nhất, cần nhiều yếu tố cả khách quan và chủ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TRẦN VIỆT TUẤN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT TẠI ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8319042
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hường
Hà Nội, 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận văn "Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng" là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Thu Hường
Các trích dẫn, bảng biểu, số liệu, nhận xét nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng
Về những ý kiến khoa học được đề cập trong luận văn, nếu có điều
gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Việt Tuấn
Trang 4Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sở VHTT Sở Văn hóa và Thể thao
TT-BVHTTDL Thông tư Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch
VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
Trang 5MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG 17
1.1 Một số khái niệm 17
1.1.1 Nghệ thuật sân khấu 17
1.1.2 Biểu diễn nghệ thuật 19
1.1.3 Tổ chức biểu diễn nghệ thuật 20
1.1.4 Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật 20
1.1.5 Văn bản quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật 22
1.2 Tổng quan về Đoàn Kịch nói Hải Phòng 22
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 22
1.2.2 Đặc điểm hoạt động của Đoàn Kịch nói Hải Phòng 35
1.2.3 Vai trò quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật đối với Đoàn Kịch nói Hải Phòng 37
Tiểu kết 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN
NGHỆ THUẬT TẠI ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG 39
2.1 Chủ thể quản lý nhà nước hoạt động biểu diễn nghệ thuật 39
2.1.1 Cục Nghệ thuật biểu diễn 39
2.1.2 Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng 40
2.1.3 Đoàn Kịch nói Hải Phòng 41
2.2 Hoạt động nghệ thuật biểu diễn của Đoàn Kịch nói Hải Phòng 43
2.2.1 Phục vụ nhiệm vụ chính trị 45
2.2.2 Phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân thành phố 46
2.3 Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói
Hải Phòng 47
2.3.1 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy có liên quan 47
2.3.2 Công tác xây dựng kế hoạch biểu diễn 47
2.3.3 Công tác xây dựng chương trình, kịch mục 49
2.3.4 Hoạt động Marketing, truyền thông tổ chức biểu diễn 50
2.3.5 Công tác phát triển khán giả 53
2.3.6 Quản lý tổ chức biểu diễn 56
Trang 62.3.8 Công tác thanh tra, kiểm tra 59
2.4 Đánh giá công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng 64
2.4.1 Những thành tựu 64
2.4.2 Những hạn chế 64
2.4.3 Nguyên nhân 65
Tiểu kết 66
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG 68
3.1 Định hướng của Nhà nước đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay 68
3.1.1 Quan điểm 69
3.1.2 Mục tiêu 69
3.1.3 Giải pháp thực hiện 70
3.2 Những yếu tố tác động đến nghệ thuật sân khấu 72
3.2.1 Nền kinh tế thị trường 72
3.2.2 Quá trình hội nhập quốc tế 73
3.2.3 Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa 74
3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng 75
3.3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức 75
3.3.2 Nhóm giải pháp về chuyên môn 77
3.3.3 Đổi mới phương thức quản lý 82
3.3.4 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với nghệ thuật kịch nói 83
3.3.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 84
3.3.6 Xây dựng, thanh tra, kiểm tra cơ sở vật chất 86
3.3.7 Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước 89
Tiểu kết 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 100
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu kịch nói riêng chuyển tải những giá trị đạo đức xã hội bằng yếu tố thẩm mỹ thông qua số phận của từng nhân vật Nghệ thuật sân khấu gắn với cuộc sống của thời đại, là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng trong xã hội Chính vì vậy, các tác phẩm nghệ thuật sân khấu, các vở kịch đã góp phần bồi dưỡng, xây dựng lối sống và đạo đức con người Việt Nam trong suốt lịch sử phát triển nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam
Kịch nói hay thoại kịch là môn nghệ thuật trình diễn dùng ngôn ngữ
để biểu đạt thay vì âm nhạc, động tác, hay vũ điệu, ngôn ngữ ở đây là ngôn
từ và động tác thường nhật rút từ cuộc sống, không phải những điệu múa hay dáng bộ ước lệ [Từ điển Wikipedia] Các tác giả Phan Kế Hoành và
Huỳnh Lý [20, tr 26] đánh giá vở “ Chén thuốc độc" ra đời đã có tiếng
vang lớn Đối với đương thời, "Chén thuốc độc" là một thành công báo hiệu sau những lần thử thách, lần mò Kịch nói Việt Nam đến đây đã hình thành và chính thức gia nhập đại gia đình sân khấu Việt Nam” Hội khoa
học lịch sử Việt Nam ”, Tạp chí Xưa - Nay, số 1 năm 2000 cũng ghi nhận
vở kịch này đã đi vào văn học sử và sân khấu Việt Nam với tư cách một
sự mở đầu cho kịch nói dân tộc Theo tác giả Sokolov Anatoly, Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Matxcơva, Liên bang Nga, đã phát biểu vào ngày 28 tháng 7 năm 2010 rằng:
Sự ra đời của kịch nói và văn học kịch hiện đại ở Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ XX là kết quả tiếp xúc, giao lưu văn hoá phương Đông và phương Tây Xã hội Việt Nam đã tiếp nhận những tư tưởng và nghệ thuật để phù hợp với những yêu cầu của
Trang 8nền văn hóa bản địa, đã góp phần đưa xã hội đó từ hình thái cũ (tức là phong kiến) lên hình thái mới (tức là nửa thuộc địa nửa phong kiến) Trong tiến trình phức tạp và đa dạng này là sự giao lưu văn minh, ở đây diễn ra một quá trình chọn lọc và thúc đẩy sự xuất hiện những nhân tố mới trong văn học và nghệ thuật, kể cả sân khấu [54]
Nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của kịch nói hiện đại ở Việt Nam là việc Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ và bị ảnh hưởng nền văn hóa của họ, vì vậy cùng với tiểu thuyết hiện đại và phong trào thơ mới, văn học kịch góp phần quan trọng trong việc biến đổi tính cách và bộ mặt của văn học dân tộc Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XX, thúc đẩy văn học nước nhà hội nhập vào quá trình phát triển của văn học thế giới Trong quá trình phát triển trước năm 1945, nghệ thuật kịch nói hiện đại không hề bài xích và bãi bỏ nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam là tuồng và chèo Phạm vi phổ biến của kịch nói là miền Bắc với những thành phố lớn, đặc biệt là thành phố cảng Hải Phòng, trong khi đó cải lương thịnh hành ở miền Nam do nếp sống, tâm lý và truyền thống âm nhạc của người dân bản xứ
Mỗi vở kịch thường chỉ kéo dài trên dưới 3 giờ đồng hồ và còn tùy kịch ngắn, kịch dài Căn cứ vào nội dung kịch có thể chia thành các thể loại: Hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài mà chia kịch thành: kịch cổ điển; kịch dân gian; kịch thần thoại; kịch hiện đại
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kịch nói đã tỏ rõ sức mạnh, vai trò chủ yếu của loại hình nghệ thuật đại chúng, như một loại vũ khí sắc bén len lỏi đến từng trận địa, chiến trường của nhân dân ta thông qua các tác phẩm, vở kịch có nội dung ngợi ca cách mạng, ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc cũng như phản ảnh sinh động mọi khía cạnh của cuộc sống
Trang 9Nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay vừa mang lại những thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nghệ thuật sân khấu và sân khấu kịch nói Nghệ thuật sân khấu còn tồn tại
xu thế “thương mại hóa” đi theo định hướng không đúng, nhiều yếu tố thiếu sự lành mạnh, chính thống Các đề tài truyền thống vắng bóng dần, các đề tài kinh dị, bạo lực, tình ái chụp giật… nổi lên như một cứu cánh xuất hiện Một số vở kịch sân khấu có biểu hiện bắt chước, mô phỏng, chạy theo hình thức và thủ pháp mới, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc Tác phẩm sân khấu phản ánh hiện thực đời sống mờ nhạt, vì vậy thời gian qua không ít nhà hát, rạp chiếu bóng quạnh vắng, không có người xem, nhiều nghệ sĩ không sống được với nghề nên đã bỏ nghề, đi tìm mưu sinh khác… Đoàn Kịch nói Hải Phòng cũng nằm trong vòng quay chung đó Được thành lập sau ngày thành phố giải phóng vào năm 1965 từ một đội Kịch của đoàn Văn công tổng hợp Hải Phòng, với đội ngũ diễn viên say nghề, sở hữu các đạo diễn, nhà biên kịch tài ba, Đoàn Kịch nói Hải Phòng đã sớm trưởng thành và có tên tuổi trong nước Ra đời trong chiến tranh ác liệt của kháng chiến chống Mỹ, các nghệ sĩ luôn miệt mài tập luyện để sáng đèn biểu diễn
ở các địa điểm trong thành phố, các địa phương cũng như đến với chiến trường Trải qua chặng đường vàng son hơn nửa thế kỷ, với muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng các thế hệ diễn viên vẫn luôn cố gắng thể hiện để lung linh dưới ánh đèn sân khấu, quyết tâm giữ vững truyền thống của một Đoàn Kịch nói chuyên nghiệp nổi tiếng của Việt Nam
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, Hải Phòng không còn là “điểm son” của sân khấu kịch nói như trước đây, thời mà mỗi buổi biểu diễn, người xem xếp hàng dài để mua vé
Hiện tại, Đoàn Kịch nói Hải Phòng vẫn là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng và được
“bao cấp” toàn bộ
Trang 10Tuy nhiên, ngày 09 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 40/NQ - CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 37- TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về
Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy
mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công [41]
Như vậy, trong tương lai không xa, Đoàn Kịch nói Hải Phòng sẽ phải chuyển đổi cơ chế hoạt động và quản lý nhà hát, cơ cấu lại phương thức đầu tư từ ngân sách Nhà nước sang cơ chế hoạt động tự chủ về tài chính, tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, đổi mới để có được các sản phẩm nghệ thuật có chất lượng đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của khán giả
Để làm cho sân khấu kịch nói Hải Phòng trở lại với vị trí như xưa, chuẩn bị tâm thế chủ động chuyển sang cơ chế hoạt động tự chủ một cách tốt nhất, cần nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan như cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự đóng góp của đội ngũ diễn viên, đạo diễn, biên kịch, công tác quản lý hoạt động biểu diễn của Ban lãnh đạo nhà hát, sự quan tâm của công chúng Vì vậy, tác giả luận văn chọn đề tài
"Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng",
mã ngành quản lý văn hóa với mong muốn góp một phần khiêm tốn cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động biểu diễn tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật kịch nói nói riêng là những vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Cho đến nay, đã có nhiều công trình dưới dạng sách, bài tạp chí, bài báo, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ bàn về các chủ đề này Có thể tạm phân chia các công trình thành hai nhóm chính như sau:
Trang 112.1 Các công trình về nghệ thuật sân khấu
Trước tiên, có thể kể tới công trình Đại cương nghệ thuật sân khấu
của tác giả Trần Trí Trắc Ngoài các khái niệm cơ bản có liên quan đến nghệ thuật sân khấu, tác giả trình bày nguồn gốc ra đời của nghệ thuật sân khấu, những thành phần cơ bản của nghệ thuật sân khấu (kịch bản văn học, nghệ sỹ biểu diễn, đạo diễn và khán giả) Bốn thành phần cơ bản đó tạo nên
bộ mặt và sức sống của nghệ thuật sân khấu và cũng là quá trình vận hành của lịch sử, là thước đo của nghệ thuật sân khấu Ông cho rằng nghệ thuật sân khấu không thể thiếu bốn thành phần đó và càng không thể thiếu những tài năng của bốn thành phần đó trong mối quan hệ thống nhất, hài hòa của tác phẩm [45, tr.27]
Thực trạng đời sống sân khấu hiện nay ra sao là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tác giả Thành Nhân cho rằng thực trạng lớn nhất
là sân khấu ít người xem, lỗi do ai: diễn viên đổ lỗi cho đạo diễn, đạo diễn
đổ lỗi cho tác giả, tác giả đổ lỗi cho nhà quản lý, nhà quản lý đổ lỗi cho cơ chế… và kết quả là bế tắc vẫn bế tắc Lỗi do đâu? Do tất cả các khâu sáng tạo ra tác phẩm sân khấu mà người quản lý là phải chịu trách nhiệm lớn nhất bởi theo tác giả thực tế cho thấy Nhà hát nào, Sở Văn hóa nào có nhà quản lý giỏi về chuyên môn, có lương tâm với sân khấu thì ở đó sân khấu vẫn sáng đèn, vẫn sống, vẫn có khán giả vì nếu chuyên môn và mặt bằng văn hóa của cán bộ quản lý thấp thì sân khấu khó phát triển được [25, tr 65-69] Còn tác giả Đình Quang đánh giá chặng đường đã qua của sân khấu Việt Nam với sự băn khoăn về sự khủng hoảng của sân khấu và cho rằng sân khấu Việt Nam sẽ ra sao trong tương lai phụ thuộc nhiều vào tiềm năng sáng tạo của nghệ sỹ, vào nhà quản lý, vào xu hướng thẩm mỹ của người xem và nhiều điều kiện khách quan khác [31, tr 97-102]
Thực trạng của các đơn vị nghệ thuật Việt Nam hiện nay cũng là một trong những vấn đề của nghệ thuật sân khấu Tác giả Trần Thị Minh Thu
Trang 12phân tích vấn đề này từ góc độ triết học đó là quan hệ sản xuất nghệ thuật vốn được sinh ra từ thời kỳ bao cấp gắn liền với hình thức sở hữu xã hội về
tư liệu sản xuất, chế độ quản lý tập trung quan liêu, chế độ phân phối bình quân đầu người Nhà nước thể hiện rõ vai trò là nguồn sữa duy nhất cung cấp kinh phí giao nhiệm vụ với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch từ trên xuống, trả lương, quyết định việc sản xuất lưu thông và tiêu dùng sản phẩm nghệ thuật, chịu trách nhiệm về thành quả của công việc sáng tạo và đảm bảo đời sống ổn định cho mọi thành viên của các đơn vị nghệ thuật Mặc dù cho đến nay, quan hệ này đã phần nào bị xóa bỏ nhưng vẫn còn duy trì ở các đơn vị nghệ thuật thể hiện ở chế độ sở hữu xã hội - các nhà hát, các đoàn tồn tại với tư cách là đơn vị nghệ thuật của nhà nước, chế độ quản lý (kế hoạch, bao cấp: nhà nước cho tiền dựng vở, xây dựng kịch bản, duyệt phương hướng, kế hoạch, biên chế, tăng lương…., còn các nghệ sỹ phải nghe theo nhà quản lý trong việc sáng tạo nghệ thuật, chế độ phân phối theo lao động tất cả đều bình đẳng: là viên chức, công chức - những người làm công ăn lương cho nhà nước… Tất cả điều này không tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất nghệ thuật phát triển Vì vậy, tác giả cho rằng muốn phát triển trong bối cảnh hôm nay cần phải có sự thay đổi về chế độ quản lý theo kinh tế thị trường, giao quyền tự chủ cho các bộ phận trong mọi công việc như tìm và chọn lựa kịch bản, mời ekip sáng tạo vở diễn, lập kế hoạch biểu diễn, chi phí cho công tác quảng cáo và tiếp thị Ban lãnh đạo chỉ định hướng công tác, nghiệm thu về sản phẩm, đánh giá kết quả Để làm được điều đó, vai trò của nhà quản lý rất quan trọng bởi họ là người trực tiếp nghĩ
ra những cách thức năng động để liên hệ biểu diễn, bán vé… để có nhiều buổi diễn tăng thu nhập cho cán bộ, diễn viên Còn bản thân đơn vị nghệ thuật chỉ có thể bảo lãnh về mặt tư cách pháp nhân, định hướng, giám sát, hỗ trợ với tinh thần có sự quản lý của nhà nước trong sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật chung của xã hội [43, tr 63-65] Truy tìm sự sa sút của sân
Trang 13khấu Việt Nam trong hai thập niên qua, tác giả Hoàng Bách Thành nhận định 2 nguyên nhân: Thứ nhất, về nội dung các kịch bản, vở diễn của làng kịch Việt Nam đã gần như né tránh những vấn đề bức xúc đang được người xem quan tâm Kịch thiếu hẳn sự phản ánh những mâu thuẫn lớn, những vấn
đề nóng, thiếu hẳn những thông điệp và những dự báo lớn Thứ hai, trong khi nền kịch thế giới đã có nhiều sự biến đổi cách tân trong hầu hết các khâu
để làm nên vở diễn từ kịch bản, cách dàn dựng, cách thể hiện, sử dụng các yếu tố do tiến bộ kỹ thuật cho phép thì sân khấu của Việt Nam vẫn loay hoay dậm chân tại chỗ, vẫn tự giam mình trong cách viết, cách chọn kịch bản “an toàn” nghĩa là né tránh hiện thực, những vấn đề “nhạy cảm” đang được dư luận nhân dân chú ý
Từ phương pháp tiêu chí như vậy cùng với cách làm sân khấu từ ngân sách nhà nước, hầu hết các đơn vị sân khấu đã làm sân khấu theo ý muốn chủ quan của mình với mục tiêu nằm ngoài nghệ thuật là sự an toàn của nhà hát, sự an toàn của lãnh đạo nhà hát, bất chấp mong muốn, khát vọng của khán giả - thành phần quan trọng và sống còn kích thích cho sân khấu phát triển, hoàn thiện
Vì vậy, để tạo ra bước ngoặt cho sân khấu thì cần phải cách tân, sáng tạo ở các khâu kịch bản, thiết kế sân khấu, cách diễn, trang trí, âm nhạc… [39, tr 28-31]
Bước vào cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế nhạc Rock, Hip Hop, Pop ồ ạt tràn vào Việt Nam khiến cho văn hóa nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu biến động không ngừng Tác giả Trần Trí Trắc phân tích nguyên nhân là bởi con người Việt Nam, tư duy Việt Nam, lối sống Việt Nam đã hòa nhập vào dòng văn minh của nhân loại trong thời đại thế giới phẳng Nhờ đó mà văn hóa dân tộc chuyển hóa từ văn minh sống tĩnh sang sống động và nhanh theo tốc độ công nghệ cao của thời hiện đại Từ
văn minh gia đình "tam, tứ đại đồng đường" sang văn minh độc lập, đơn
Trang 14lẻ, ít con, ở riêng… từ văn minh cần kiệm liêm chính, ăn ít làm nhiều sang văn minh theo chủ nghĩa tiêu thụ: thích mua sắm, thích đi du lịch, thích đến những điểm vui chơi, giải trí, thích diện khoe mốt, và thích sống theo phương Tây: tổ chức các ngày Valentine, Noel, Halloween, sinh nhật, tuần trăng mặt… từ văn minh đọc báo, nghe đài sang văn minh lướt mạng,
sử dụng email, facebook, nhắn tin… tất cả đã làm cho văn hóa truyền thống Việt Nam, nghệ thuật truyền thống Việt Nam biến động và đổi mới Trước bối cảnh thay đổi về mọi mặt như vậy, sân khấu Việt Nam cũng phải thay đổi và thay đổi thế nào? Về mặt tổ chức hoạt động, một số nhà hát công đang triển khai vào cơ chế xã hội hóa bằng cách kết hợp với các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức xã hội để “xin tài trợ” nhằm tạo nên kịch mục hoặc chi phí cho những chuyến lưu diễn ở nước ngoài và các chương trình phục vụ sinh viên, học sinh miễn phí Cách làm này mang tính cá nhân, không bền vững mà làm cho các nghệ sỹ vô cùng mệt mỏi [47, tr.34-36] Tác giả nhận định nghệ thuật sân khấu Việt Nam trong
cơ chế thị trường đang có nguy cơ suy thoái, tàn lụi, bế tắc, mờ mịt… vì càng nuôi dưỡng thì càng thất thu, càng làm vở thì càng vắng khách Sân khấu cố tìm đến khán giả, thì khán giả càng xa cách hơn… các nhà hát thì đóng cửa, diễn viên thì bỏ nghề hoặc kiếm thêm công việc khác Để tìm ra giải pháp của thực trạng sân khấu, chính là phải đi tìm nguyên nhân nội tại của sân khấu: nhà quản lý, chính sách, cơ chế, tài năng nghệ sỹ, truyền thống - hiện đại… và hướng tới nhận định quan trọng là sân khấu không thể lấy khuôn mẫu từ thời bao cấp để định hình cho sự phát triển hôm nay, sân khấu phải đổi mới tận gốc quan niệm về cách làm ăn cũ, vốn coi sân khấu là thánh đường, hạ thấp trình độ của công chúng và sân khấu cần tôn trọng khán giả, thay sự răn dạy bằng đối thoại, tranh luận Sự khủng hoảng về khán giả là một trong những nguyên nhân chính của khủng hoảng sân khấu Do đó, để giải quyết khủng hoảng khán giả hiện nay là
Trang 15thị hiếu bởi thị hiếu biểu thị khả năng đánh giá, xúc cảm của khán giả và gắn bó chặt chẽ với lý tưởng thẩm mỹ và trình độ dân trí [46, tr.105-106]
Cùng với chủ đề về khán giả, năm 2002 tác giả Hồng Hạnh đã điều tra 601 người được hỏi sử dụng thời gian rỗi tại Hà Nội thì có tới 88,5% ý kiến trả lời là để xem ti vi, 13,8% xem nghệ thuật tại rạp, bãi Như vậy đa
số người Hà Nội đã chọn hình thức giải trí ngay tại nhà xem truyền hình Trong các chương trình truyền hình thì chương trình sân khấu có còn thu hút người xem? Kết quả là người thích xem tuồng (19,3%), chèo 39,4 %, kịch nói 39.9%, còn lại là các chương trình khác Số liệu trên cho thấy cùng với sự thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội thị hiếu và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng Hà Nội chắc chắn thay đổi Vì vậy, các nhà quản lý và hoạt động nghệ thuật cần tìm hiểu nhu cầu thực sự của khán giả đối với từng loại hình nghệ thuật để có thể tìm ra những định hướng trong sáng tạo nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu khán giả [18, tr 56-60]
Về giải pháp quản lý, tác giả Hoài Giang đi tìm mô hình tổ chức biểu diễn phù hợp khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ từ phục trang đến diễn xuất Đây là một thực tiễn khó quản lý bởi người diễn viên luôn thể hiện cái tôi Họ muốn tạo nhiều khác biệt trong tổng thể một con người đến phương thức xử lý tác phẩm Từ thực tiễn quản lý vĩ mô, các môn biểu diễn nghệ thuật đương đại cần điều kiện mới Đó là tổ chức hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, quản lý nghệ thuật theo mô hình: Biểu diễn là nghệ thuật động: động trong không gian, thời gian, động trong diễn xuất biểu cảm tính cách nhân vật, thay đổi phục trang, động tác hình thể, ngôn ngữ ca từ, đối thoại, giao tiếp khán giả… Những đặc điểm chuyển độn ngôn ngữ hình thể trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn, là điều kiện tạo cơ hội người diễn viên ứng tác tùy hứng dẫn đến vi phạm cảm xúc thẩm mỹ Hoạt động biểu diễn dù có nhiều văn bản pháp quy, chế tài xử phạt sai phạm trong biểu diễn vẫn chưa thể an toàn Do đó, nguyên nhân sai phạm là từ con người, các diễn viên, nhà quản lý chưa rèn luyện tác phong lao động tư duy khoa học Giải
Trang 16pháp khắc phục sai phạm là yêu cầu mọi người lao động nghệ thuật chuyên nghiệp, cần nâng cao dân trí của người nghệ sỹ Quản lý biểu diễn đòi hỏi người phụ trách show diễn tư duy khoa học, thị sát từng chi tiết trò diễn thật cẩn thận trước khi lên sàn [15, tr.37-39]
Về quản lý nhà nước đối với nghệ thuật sân khấu, có thể kể tới một
số công trình tiêu biểu Năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia biên soạn và in
cuốn Văn bản pháp luật về hoạt động văn hoá biểu diễn nghệ thuật, thời
trang thi người mẫu, người đẹp và dịch vụ văn hoá công cộng Cuốn sách
này giới thiệu các nghị định của Chính phủ về quy chế hoạt động văn hoá
và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi
âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
Năm 2014, tác giả Phạm Phương Thùy có bài “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động biểu diễn nghệ thuật”, đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
số 361, tr.23-26 [42] Bài viết đề cập đến quan niệm về quản lý nhà nước với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tầm quan trọng của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay
Năm 2015, tác giả Nguyễn Hữu Hiệp bảo vệ thành công đề tài thạc
sĩ Quản lý hoạt động biểu diễn của Nhà hát Múa rối Việt Nam tại
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW [19] Từ những hoạt động đã
và đang diễn ra tại Nhà hát múa rối Việt Nam, tác giả đã tìm hiểu những tác động, ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước trong những hoạt động này, để từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại đây
Năm 2016, tác giả Lê Thị Hoài Phương biên soạn cuốn Quản lý hoạt
động nghệ thuật biểu diễn trong cơ chế thị trường, Nxb Sân khấu xuất bản
[28] Trên cơ sở tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trong những
Trang 17năm gần đây, cuốn sách đã trình bày nội dung quản lý nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và nghiên cứu quá trình xã hội hoá hoạt động nghệ thuật biểu diễn Trong cuốn sách này, tác giả cũng giới thiệu kinh nghiệm quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Vương quốc Anh
2.2 Các công trình về nghệ thuật sân khấu kịch
Về lịch sử du nhập và phát triển của kịch nói tại Việt Nam, tác giả
Nguyễn Văn Thành đã trình bày khá chi tiết trong bài viết Kịch nói Việt
Nam nội sinh và ngoại sinh Kịch nói vào Việt Nam những thập kỷ đầu tiên
của thế kỷ 20 như là kết quả của quá trình tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ nền sân khấu Pháp Bài viết phân tích sự du nhập ấy diễn ra trên thực tế như thế nào, đồng thời rút ra những kinh nghiệm của bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc ngoại lai đã biến cải, cấu trúc lại ra sao trong điều kiện cụ thể của môi trường mới Những bài học thật hữu ích khi Việt Nam đang bước vào cuộc hội nhập toàn diện và sâu sắc [41, tr.68-71]
Mặc dù kịch nói được du nhập từ Pháp nhưng phải khẳng định có tính dân tộc Tính dân tộc của kịch nói Việt Nam được bắt nguồn từ ý thức dân tộc của các nhà viết kịch Việt Nam thế kỷ XX khi họ đều quyết tâm đưa con người và cuộc sống Việt Nam đương đại lên sàn diễn kịch nói Trong tiến trình lịch sử phát triển một thế kỷ qua, đại đa số các vở diễn kịch nói do các nhà viết kịch Việt Nam sáng tác đều phản ánh cuộc sống và con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nhằm vào những chủ đề quan trọng liên quan đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước và cải tạo xã hội, luôn là những vở diễn xung kích trên mặt trận văn hóa và tư tưởng Từ việc tập trung phản ánh cuộc sống và con người Việt Nam đương đại, kịch nói Việt Nam đã tiếp cận đề tài lịch sử và khai thác
từ kho tàng truyện dân gian, truyền thuyết dân gian Việt Nam làm phong phú thêm đề tài của sân khấu kịch nói Nội dung phản ánh là cuộc sống và con người Việt Nam đã dần dần tạo nên cho kịch nói Việt Nam có được
Trang 18tính dân tộc trong nhiều vở diễn, bởi chúng đã đề cập tới những vấn đề có tính chất sống còn của dân tộc và ngợi ca, khẳng định phẩm chất anh hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời đại Qua nội dung phản ánh, hiện thực đời sống và tính cách con người Việt Nam đã được tái hiện trên sàn diễn kịch nói Không dừng lại ở đó, nhiều tác giả, đạo diễn, nghệ sỹ kịch nói đã quyết tâm đổi mới kịch nói Việt Nam trong hình thức thể loại để tạo nên tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật (chứ không chỉ trong nội dung phản ánh), đó là các đạo diễn đã tiếp thu một số nguyên tắc hoặc thủ pháp của kịch hát truyền thống Việt Nam và sân khấu phương Đông Các thủ pháp tự
sự, ước lệ, cách điệu hóa đã được vận dụng sáng tạo, được kịch nói hóa trong nhiều vở diễn đạt thành công cao Qúa trình tiếp thu và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và thủ pháp của kịch hát truyền thống trong kịch nói Việt Nam diễn ra một cách thận trọng, chắc chắn Tiến trình lịch sử đã chứng tỏ các nghệ sỹ kịch nói Việt Nam luôn là những người có ý thức tự cường cao, sẵn sàng dồn hết tâm sức của mình cho sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật để có được một phong cách kịch nói Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định được vị thế của kịch nói trong nghệ thuật sân khấu, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ đổi mới [7, tr 70-72]
Ngoài tính dân tộc, kịch nói Việt Nam còn mang tính hiện đại, vấn
đề này được đề cập trong Luận án Tiến sỹ của Phạm Thị Hà “Tính hiện đại
trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử” đã được bảo vệ năm 2016 tại
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam [17]
Tác giả Đỗ Hương bàn về mối tương tác giữa kịch hát và kịch nói.Theo tác giả, con đường chuyên nghiệp của kịch nói Việt Nam là sự tiếp nhận tiến bộ sân khấu phương Tây hiện đại và ứng dụng tinh hoa kịch hát truyền thống Sự đa dạng hình thái miêu tả, sự linh hoạt trong ngôn ngữ
Trang 19biểu đạt tạo nên khí chất đặc biệt cho nghệ thuật kịch nói Việt Nam hiện đại [23]
Thực trạng sân khấu kịch nói như thế nào trong bối cảnh hiện nay? Câu trả lời của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trong đó có tác giả Nguyễn Hoàng Chương đó là vắng bóng những tác phẩm hay, vắng bóng khán giả, đời sống nghệ sỹ gặp nhiều khó khăn Chủ trương xã hội hóa sân khấu kịch nói được thực hiện Tuy vậy, kết quả đạt được còn hạn chế, thể hiện ở việc thu hút các nguồn lực xã hội thấp, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên sự đầu tư của nhà nước chưa có hình thức
ưu tiên và chưa đi vào chiều sâu, còn dàn trải, cào bằng Do vẫn được đầu
tư từ nhà nước nên tạo ra tâm lý ỷ lại, thụ động trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ của các đơn vị nghệ thuật, nhất là các đơn vị nghệ thuật công lập Nghệ sỹ phải chân trong, chân ngoài mới có thể mưu sinh đủ cho cuộc sống [8, tr 63-66]
Mới đây, năm 2017, tác giả Nguyễn Hoàng Chương cũng đã trình
bày vấn đề này trong Luận án tiến sĩ “ Xã hội hóa hoạt động sân khấu kịch
công lập ở Việt Nam” [9]
Về tình hình hoạt động của nhà hát kịch Việt Nam, tác giả Phạm Văn Phúc cho rằng cốt lõi làm nên tên tuổi, tiếng tăm cho Nhà hát kịch Việt Nam chính là sức hấp dẫn của kịch mục Chặng đường 60 năm của nhà hát kịch đã dựng nên hàng trăm vở diễn Sức hấp dẫn của các vở diễn là do có một đội ngũ tác giả mẫn cán, tâm huyết, dồi dào trình độ với bề dày kinh nghiệm làm việc, có một đội ngũ đạo diễn trí tuệ dày dạn kinh nghiệm, yêu nghề, có sức sáng tạo, có lực lượng diễn viên tài hoa, có đội ngũ họa sỹ thực tài đã tạo nên nhiều tác phẩm kiểu mẫu Nhưng bao trùm lên tất cả là chủ đề tư tưởng của các vở diễn, đề cập đến những vấn đề nóng hổi, thiết tha với xã hội, với từng con người, có tính nhân đạo, nhân văn cao cả… đã làm nên một thời hoàng kim của sân khấu
Trang 20Tác giả cũng đề cập nguyên nhân tại sao trong thời buổi kinh tế thị trường, nghệ thuật sân khấu lại sa sút, vắng bóng khán giả? Bởi nghệ thuật kịch ít đổi mới, nội dung miêu tả quan hệ tình cảm lứa đôi, gia đình, anh
em, đồng nghiệp thường tình, vụn vặt, nêu những vấn đề ít liên quan đến cuộc sống Đạo diễn thường nhào nặn kịch bản, biến ý đồ sáng tác sang một chiều hướng khác, ít có những sáng tạo xuất thần, mang tính tư tưởng cao, khán giả thì lười nhác đến Nhà hát trong lúc truyền hình, phương tiện giải trí ở khắp nơi lại miễn phí Vì vậy, để sân khấu không xa rời quần chúng chỉ còn cách những nhà sáng tác phải vượt lên chính mình, vượt những khó khăn bức bách của cuộc sống, sáng tạo nên những tác phẩm mới
lạ, có nội dung và hình thức cao [30, tr 40-42]
Còn tác giả Nguyễn Văn Thành khái quát tình hình hoạt động của kịch nói tại thành phố Hồ Chí Minh với những bước chuyển đổi về mọi mặt: mở rộng cách tân về không gian sân khấu, vận dụng những thành tựu
kỹ thuật chiếu sáng vào sân khấu, sử dụng có mức độ thủ pháp nghệ thuật điện ảnh, mở rộng giao lưu liên kết với các tổ chức sân khấu thế giới Ngoài ra, vấn đề quan trọng làm nên thành công của một đơn vị nghệ thuật ngoài đội ngũ nghệ sỹ là chương trình kịch mục và tổ chức biểu diễn, phổ biến tiết mục theo phương pháp tự quản của xu hướng xã hội hóa [40, tr 71-77]
Tựu trung, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu và kịch nói như đã đề cập, tuy nhiên cho đến nay, nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động biểu diễn diễn nghệ thuật tại một đơn vị cụ thể, đó là Đoàn Kịch nói Hải Phòng thì chưa có công trình nào đi sâu và đây là khoảng trống nghiên cứu mà Luận văn hướng tới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khái quát hoạt động biểu diễn nghệ thuật và thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng và đề
Trang 21xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát hoạt động biểu diễn nghệ thuật, pháp lý về công tác quản lý trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và Đoàn Kịch nói Hải Phòng nói riêng
- Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của Đoàn Kịch nói Hải Phòng
- Khảo sát, đánh giá công tác quản lý trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng từ năm 2003 đến nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 - thời điểm chấm dứt “thời kỳ
vàng son” của Đoàn Kịch nói Hải Phòng
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp bao gồm:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa: tác giả sẽ phỏng vấn với các đối tượng khác nhau (khán giả, diễn viên, cán bộ quản lý….) để tìm hiểu về các hoạt động biểu diễn và thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý các hoạt động biểu diễn của Đoàn Kịch nói Hải Phòng
Trang 22- Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp: tác giả sẽ tổng hợp và chọn lọc để kế thừa những tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung của luận văn
6 Những đóng góp của luận văn
- Từ những kết quả khảo sát, luận văn góp phần chỉ ra những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay
- Kết quả của luận văn hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và của Đoàn Kịch nói Hải Phòng nói riêng
7 Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 03 chương như sau:
Chương 1: Khái quát hoạt động biểu diễn nghệ thuật và tổng quan về Đoàn Kịch nói Hải Phòng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng
Trang 23Chương 1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐOÀN KỊCH NÓI HẢI PHÒNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Nghệ thuật sân khấu
Nghệ thuật sân khấu là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng Chân - Thiện - Mỹ của con người Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp trên sân khấu hàm chứa cả văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, múa, điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn của diễn viên cùng sự tham gia trực tiếp của khán giả Nó chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng về cuộc sống, từ triết học, mỹ học, sử học, dân tộc học,
xã hội học, đến chính trị, đạo đức, tôn giáo Nghệ thuật sân khấu là toàn bộ thế giới tinh thần và vật chất của con người, được thể hiện bằng sáng tạo của nghệ sỹ ở trên sân khấu trước khán giả xem trực tiếp và khán giả cùng sáng tạo trực tiếp với nghệ sỹ Chính vì vậy khán giả tiếp nhận những bài học đạo đức và nhận thức rõ ràng về những gì mà vở diễn đem tới NTSK
là tấm gương phản chiếu cuộc đời, giảng giải về cái đẹp, cái xấu, cái thực, cái giả, cái tiên tiến, cái lạc hậu, cái mới, cái, cũ, cái vui, cái buồn, cái yêu, cái ghét, cái khóc, cái cười… và giúp con người có sức mạnh, niềm tin để vươn lên cái cao cả, hoàn thiện cuộc đời NTSK đem đến cho mọi người niềm khoái cảm, giải trí Khoái cảm giải trí của NTSK bao giờ cũng mang tính thẩm mỹ và tính giáo dục Tính giáo dục càng cao, tính thẩm mỹ càng lớn thì khoái cảm và giải trí của nghệ thuật sân khấu càng mạnh, càng thỏa mãn, thu hút lòng người [45, tr.9-11] Những tác phẩm sân khấu mẫu mực thường thỏa mãn 3 yêu cầu: chân thực về mặt đời sống, sâu sắc về mặt tư tưởng và hoàn mỹ về mặt nghệ thuật [32, tr 68]
Những vấn đề đạo đức xã hội được chuyển tải bằng yếu tố thẩm mỹ thông qua số phận của từng nhân vật, từ đó góp phần bồi dưỡng tinh thần
Trang 24yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách Khi cảm thụ, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật sân khấu, công chúng đánh giá - tiếp nhận không chỉ cảm nhận cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật sân khấu, mà qua đó chính tác phẩm nghệ thuật sâu khấu đã góp phần bồi đắp xây dựng đạo đức con người Việt Nam trong suốt sự hình thành và phát triển nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam Cuộc sống ở trong nghệ thuật sân khấu là hiện thực ở cuộc đời, được bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống phụ thuộc vào quy luật của thực tiễn và được các nghệ sỹ khái quát sáng tạo để nói về cuộc đời
Diễn viên là trung tâm của nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật sân khấu đã mang theo ngôn ngữ hành động của họ thành đặc trưng cơ bản với các loại hình nghệ thuật khác Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tích cách, số phận của người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao Người diễn viên đóng vai trong vở diễn được gọi là nhân vật, một số vở diễn có thể có từ một đến nhiều nhân vật Khán giả được thấy như cuộc sống thật đang diễn ra trước mắt họ Họ chứng kiến các nhân vật xuất hiện một cách sinh động với diện mạo, cử chỉ, giọng nói
và những xúc cảm thật của con người
Trên sân khấu người diễn viên có nắm vững hành động sân khấu, thực hiện hành động một cách chính xác, sâu sắc, rõ rệt và đẹp đẽ mới mô
tả được nhân vật, khắc họa được tính cách và biểu đạt được tư tưởng tới người xem một cách hiệu quả, hành động sân khấu chính là phương tiện nghệ thuật của người diễn viên
Diễn viên là tác giả của nhân vật, họ cho nhân vật mượn cơ thể, tình cảm của mình, cho tác giả, đạo diễn mượn tài năng hoạt động của mình để làm cầu nối giữa nghệ thuật sân khấu với khán giả, giữa người xem với nhân vật, giữa cuộc đời với nghệ thuật
Trang 25Trên sân khấu người diễn viên chính là người đóng vai trò kể lại câu chuyện kịch bằng vận động tâm lý và hình thể của chính bản thân mình có
sự hỗ trợ của các môn nghệ thuật khác
Tóm lại nghệ thuật sân khấu là môn nghệ thuật tổng hợp phản ánh thực tại bằng ước lệ nghệ thuật mô phỏng hiện thực thông qua phương pháp trình diễn của diễn viên
1.1.2 Biểu diễn nghệ thuật
Là hoạt động biểu diễn một tác phẩm/sáng tạo nghệ thuật của nghệ
sỹ trước khán giả bằng sáng tạo hình tượng, là giai đoạn cuối cùng của sáng tạo nghệ thuật, chủ thể của biểu diễn nghệ thuật là nghệ sỹ
Biểu diễn nghệ thuật hiện nay còn được sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để tạo các hiệu ứng với cảm giác cực kỳ mới lạ cho người thưởng thức Các hình thức biểu diễn đa dạng và đại chúng những năm gần đây được đầu tư một cách bài bản, mạnh mẽ Khán giả đều có thể tham gia trở thành người đồng sáng tạo trong biểu diễn nghệ thuật
Nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật tổng hợp gồm nhiều loại hình, nhiều thể loại, được nghệ sỹ/diễn viên diễn trên sân khấu cho khán giả xem bằng ngôn ngữ của mình (nhạc bằng âm thanh, múa bằng động tác, chèo bằng hoạt động chèo ) Nghệ thuật biểu diễn gồm nhiều nghệ thuật tham gia (tác giả, đạo diễn, diễn viên, khán giả) Các thành phần trên phải thống nhất biện chứng với nhau và đều có tầm quan trọng như nhau
Trước đây hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam phần lớn do nhà nước đầu tư, hiện nay một số đơn vị nghệ thuật xã hội hóa do tư nhân đảm nhận rất năng động đã tạo nên một diện mạo mới sinh động hơn cho
sự phát triển của sân khấu các hoạt động biểu diễn nghệ thuật do tư nhân tổ chức ngày càng quy mô và thu hút đông đảo sự tham gia của công chúng
Trang 261.1.3 Tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật: là người sắp xếp, liên hệ giữa khán giả
và nghệ sỹ trong sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật Rạp hát, sân khấu, âm thanh, ánh sáng là những công cụ, phương tiện phục vụ cho hai đối tượng
là nghệ sỹ và khán giả để thực hiện một buổi biểu diễn nghệ thuật Tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm việc tổ chức cho nghệ sỹ diễn; tổ chức cho khán giả đến xem và tổ chuẩn bị các hoạt động cho một buổi biểu diễn
nghệ thuật (lên chương trình, kế hoạch diễn ở đâu, khi nào, cho khán giả
nào, bao nhiêu khán giả đến xem, dự trù kinh phí )
1.1.4 Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Khái niệm quản lý
Với ý nghĩa thông thường, "quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu
nhất định đã đề ra" [24] Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể có
thể là cá nhân hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định
Đối tượng quản lý: Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý
Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất
định do chủ thể quản lý đề ra Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích
hợp Điều này là vô cùng hợp lý bởi quản lý nói chung là đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên C.Mác đã nói:
Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá
Trang 27nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển
mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng [4, tr.2]
Dưới góc độ nghiên cứu của Mác thì quản lý là nhằm phối hợp các
lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất
Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã
đề ra” Hoặc tiếp cận thông qua mục đích thì quản lý được hiểu là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức [10]
Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Một xã hội văn minh, có vật chất đầy đủ, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên, lành mạnh là mục tiêu mà tất cả chúng ta đang theo đuổi, trong đó các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động nghệ thuật biểu diễn nói riêng càng cần được định hướng và quản lý nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho mục tiêu đó Biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục vở diễn đến với
công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình
tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca múa nhạc nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân
Trang 28Từ khái niệm quản lý trên đây, có thể thấy quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nghệ thuật nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định theo ý muốn của người quản lý
Trên thực tế, đây là một công việc kết hợp bản năng sáng tạo với bí quyết thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người trong một tổ chức nghệ thuật từ nghệ sỹ biểu diễn đến các nhà đầu tư phát huy năng lực Người làm công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật cần có tình yêu nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành công việc
1.1.5 Văn bản quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật
- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/10/2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật
- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/03/2015 quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDL ngày
24 /3/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79 và Nghị định số 15
- Thông tư số 10/2016/TT- BVHTTDL của Bộ VHTTDL ngày 19/10/2016 về sửa đổi một số điều của Thông tư số 01;
- Quyết định số 1456/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/8/2014 về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
1.2 Tổng quan về Đoàn Kịch nói Hải Phòng
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Đoàn Kịch nói Hải Phòng là đội kịch nói trong đoàn văn công tổng hợp của thành phố (ca, múa, nhạc, kịch) được thành lập năm 1960 Từ những ngày đầu ấy, lực lượng diễn viên kịch đã là những
Trang 29diễn viên trưởng thành từ các phong trào nghệ thuật quần chúng cơ sở đường phố, quận huyện, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp gồm các anh chị: Trần Vinh, Thăng Long, Nguyên Hải, Lệ Dung, Lê Xiêm, Phạm Bốn, Phùng Há, Công Khanh, Đặng Quyển, Bình Ổn, Minh Lễ Sau đó, đội lại tiếp nhận thêm một số diễn viên của đoàn cải lương, đoàn chèo Kiến An vốn yêu kịch nói, được Sở Văn hóa - Thông tin điều về Ngoài ra, đội ngũ
có tay nghề như Hoàng Long, Vân Thìn, Kiều Vinh, Trường Huynh cũng được điều về đội Kịch [52]
Tuy chỉ là đội Kịch nhưng thế hệ ấy đã tạo dựng được những vở diễn
ngắn, dài để lại ấn tượng đẹp trong lòng người xem như: Rổ cá chim, Dây tơ
hồng, Trung phong Vũ Hoàng; Vỡ đất, Ông Năm Hạng; Gia đình cách mạng với sự dẫn dắt của các đạo diễn Việt Hồng, Lê Tuấn (Hải Phòng);
Chiêm Thành Sử, Dương Quảng, Minh Trị, Đào Mộng Long [52, tr.138-139]
Trong bài đăng trên báo Hải Phòng nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập đoàn, nhà báo Hải Bắc đã thuật lại một buổi biểu diễn của đoàn nhằm phác họa chân dung của một đơn vị nghệ thuật còn non trẻ nhưng đầy nghị lực, ý chí vươn lên:
“Tháng 7 năm 1960, mười anh em yêu kịch nói là học sinh, công nhân, nông dân, với hai chiếc đèn bão và một bị đựng đồ dùng phục trang mạnh dạn bước vào Đình Đông dựng sân khấu biểu diễn, mà người xem,
phần lớn là trẻ em nghịch ngợm Tiết mục đầu tiên anh em trình diễn Biệt
thự hoang tàn giáo dục nhân dân cảnh giác với những âm mưu nham hiểm của
kẻ thù Sau đó là Bà mẹ vùng địch hậu nói về lòng yêu nước và Rổ cá chim cổ
vũ nghề đánh cá [52, tr.140]
Lúc đầu, cái gì cũng ngỡ ngàng và thiếu thốn: son phấn đã có gạch non mài ra, sân khấu là bàn ghế kê lại, di chuyển đã có xe cải tiến Nhưng nhân dân ta vốn yêu nghệ thuật, thông cảm với những thiếu thốn đó đã
Trang 30khích lệ diễn viên và đồng tình khen ngợi nội dung biểu diễn Sự khuyến khích ban đầu đó thật quan trọng Nó làm cho anh chị em phấn khởi, quyết tâm tiến bước trên con đường nghệ thuật Năm 1962, đánh dấu một bước
tiến của giới kịch nói: vở kịch Tờ hợp đồng cuối năm được thưởng Huy
chương Bạc tại Hội diễn nghệ thuật miền Duyên Hải Từ đó, chặng đường phục vụ của anh em mở rộng hơn Trời mưa như trút nước hoặc nắng chang chang, anh em náo nức đi phục vụ tại nhiều huyện, tại hải đảo với 24 tiết mục về các đề tài, chủ yếu là tiết mục ngắn [52, tr.141]
Năm 1964, đội Kịch nói phát triển hùng hậu với sự có mặt của bảy diễn viên: Ngọc Thủy (nay là NSND), Ngọc Hiền (nay là NSUT), Học Hải, Xuân Lư, Anh Biên, Bích Lân, Phan Phúc và một đạo diễn Minh Quân tốt nghiệp chính quy khóa I khoa Kịch nói Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam được điều về Hải Phòng Cùng năm đó, Hải Phòng được Bộ Văn hóa
cử về thêm một đạo diễn sân khấu tốt nghiệp tại Liên Xô, đạo diễn Dương Ngọc Đức (sau ông được Bộ điều về Trung ương, được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Nghệ sỹ Nhân dân”, được Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam bầu giữ chức Tổng thư ký Hội trong suốt 3 nhiệm kỳ (1983-1999) và ở thời điểm này, đội kịch lại được bổ sung thêm một số diễn viên không chuyên khá vững vàng của cảng Hải Phòng như Lưu Thao (nay là NSUT)
Có thể khẳng định, từ năm 1964, đội Kịch nói đã trưởng thành vượt
bậc với những vở diễn ngắn, dài gây tiếng vang toàn quốc như: Bài học quá
đắt (kịch bản Huỳnh Thị Hà - đạo diễn Minh Quân), Lưới thép (kịch bản
Nguyễn Vượng - đạo diễn Dương Ngọc Đức), Anh còn sống mãi (về anh
hùng Nguyễn Văn Trỗi, kịch bản Phạm Mai, đạo diễn Dương Ngọc Đức)
Song song với sự trưởng thành vượt bậc của đội Kịch nói, đội ca múa nhạc cũng không ngừng phát triển về quy mô tầm vóc Cả hai đội đều
Trang 31vững vàng về chất lượng và tổ chức, đủ sức để đảm nhận trách nhiệm và uy tín trước thành phố, Trung ương và nhân dân Vì lẽ đó, tháng 7 năm 1965, đội Kịch đã được thành phố quyết định chuyển thành Đoàn Kịch nói Hải Phòng Từ đây, Đoàn Kịch nói Hải Phòng xứng đáng với niềm tin của thành phố, của Trung ương và của cả nước Nhiều vở diễn gây tiếng vang
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, đặc biệt là Đoàn luôn được mời phục vụ các hội nghị của Trung ương và khách quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng dù bận trăm công nghìn việc, nhân chuyến thăm Hải Phòng cũng dành thời gian đến tận trụ sở Đoàn thăm hỏi anh chị em nghệ sĩ, cán bộ,
nhân viên Trong cuốn Sổ Vàng của đoàn, Thủ tướng ghi: “Thân ái chúc
các đồng chí trong Đoàn Kịch nói Hải Phòng cố gắng, tiến bộ và thành công tốt đẹp" - Ngày 07/8/1971 - Phạm Văn Đồng Đồng chí Trường Chinh
sau khi xem vở Con cáo và chùm nho của Đoàn, đã đề nghị Thành ủy tổ
chức một buổi để đồng chí được trực tiếp gặp gỡ anh chị em diễn viên trao
đổi chuyện trò, và có cả một thời kỳ nhà thơ Tố Hữu thường nói: “Xem kịch
thì phải về Hải Phòng" [52, tr.142]
Trong bài Từ biệt thự hoang tàn đến Xuân Vĩ Dạ đăng trên Báo Hải
Phòng năm 1970, nhà báo Hải Bằng đã viết:
Sự trưởng thành đó dẫn tới việc thành lập một Đoàn Kịch nói chính quy Tiết mục được người xem yêu thích, có tác dụng giáo
dục mạnh mẽ là vở Anh còn sống mãi, được dựng dựa theo chuyện Sống như anh viết về cuộc đời vinh quang của anh hùng
Nguyễn Văn Trỗi Nội dung tư tưởng của vở kịch, diễn xuất đặc sắc của các diễn viên đã ghi dấu một bước tiến đáng chú ý của Đoàn [52, tr.141]
Đối với nhân dân thành phố Hải Phòng, những tiết mục của Đoàn
như Người thuyền trưởng, Lưới thép, Chiều cuối, Đường phố dậy lửa, Sáu
Trang 32phát trung liên, Xuân Vĩ Dạ… là những “món ăn tinh thần”, vở diễn để lại
nhiều dấu ấn trong lòng khán giả Xuân Vĩ Dạ là một trong những vở kịch
nói đặc biệt được khen ngợi về nội dung và diễn xuất tại Hội diễn nghệ thuật chống Mỹ cứu nước toàn miền Bắc năm 1970 [52, tr.140]
Hành trình 10 năm thành lập, từ 10 anh chị em với đèn bão, xe cải tiến đã phát triển cả về nhân sự (40 người) và cơ sở vật chất có ô tô, máy phát điện, hệ thống đèn, máy phóng thanh, các loại đạo cụ, phục trang, các phương tiện trang trí thích hợp với số vốn tiết mục kha khá: 45 vở diễn trong đó có 8 vở dài
Đoàn Kịch nói Hải Phòng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của thành phố Cảng anh hùng
Đất nước thống nhất, nhân dân hai miền Nam, Bắc bắt đầu tái thiết đất nước Đoàn Kịch nói Hải Phòng phát huy truyền thống sáng tạo nghệ thuật, dồn sức luyệt tập các vở dài, kể các vở kinh điển của ngước ngoài, kịch hiện đại nước ngoài và trong nước để hòa nhập và phản ánh nhịp sống xây dựng của cả nước
Các vở nước ngoài như Con cáo và chùm nho, Biên bản cuộc họp
đảng ủy, Âm mưu và tình yêu, Những con hươu xanh, Đêm họa mi được
dàn dựng trong thời kỳ này Kết quả là, lãnh đạo từ Trung ương đến thành
phố, từ trí thức đến nhân dân lao động đều đón nhận Trước đây đã có
Ma-sa, thì nay những vở nước ngoài đã đóng góp vào dàn kịch mục, khiến bạn
bè đồng nghiệp nể trọng Nhiều người còn cho rằng kịch nước ngoài chỉ có Đoàn Kịch nói Hải Phòng mới “tải” hết ý tưởng tiềm tàng của tác giả và đẩy sức thuyết phục đến mức chinh phục khán giả Nhiều người còn so sánh Ngọc Hiền và Ngọc Thủy với diễn viên của Đoàn Kịch nói khác có vai trong cùng vở diễn và có tình cảm với nghệ sĩ của đoàn hơn Có thể tình cảm khán giả dâng trào từ hiệu quả diễn xuất, nên nhận xét thái quá, song cũng không xa sự thật là bao, bởi lẽ những thành công về vở diễn, vai diễn
Trang 33của Đoàn Kịch nói Hải Phòng không chỉ dừng lại ở các kịch bản nước ngoài, sự kiện từ nước ngoài, mà còn thành công từ các kịch bản trong nước Các vở kịch sau này càng bộc lộ rõ năng lực tràn đầy của thế hệ nghệ
sĩ thời gian đó: Người con cô đơn (1977), Hình và bóng (1976), Dòng sông
ám ảnh (1980), Dòng xoáy cuộc đời (1981), Lịch sử và nhân chứng
(1985) và còn rất nhiều vở diễn có chất lượng ra đời trong giai đoạn này
Đó chính là những viên gạch siêu bền xây dựng nên nền móng vững chắc, tạo nên truyền thống vẻ vang của một đơn vị nghệ thuật kịch nói địa phương, để rồi từ ấy mấy ai dễ quên “một trong
5 anh cả đỏ” của sân khấu kịch nói cả nước (nhận định của Giáo
sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Quang)
Tuy nhiên, thể loại kịch nói cũng tạo ra môi trường rèn luyện, thử thách lòng kiên trung, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng Cũng dễ hiểu, thể loại kịch nói không dung chứa tình tiết sự kiện tầm thường, mà “đời” thì rất “đời”, nhưng sắc nhọn và bạo liệt thì các thể loại nghệ thuật sân khấu khác không dễ gì tiêu hóa được
Chính vì vậy, Hình và bóng, Con cáo và chùm nho, Âm mưu tình
yêu và nhiều vở diễn khác ra đời không mấy suôn sẻ Làm nghệ
thuật kịch nói khó lắm! Thiếu bản lĩnh, thiếu kiên trung rất dễ chia tay với kịch nói
Năm 1980 Hội diễn sân khấu toàn quốc tại Hà Nội chỉ có một ngày nữa là khai mạc Bạn bè đồng nghiệp các tỉnh đã hội tụ ở Thủ đô, mong ngóng Đoàn Kịch nói Hải Phòng, nhưng mãi đến khi ông Trần Bảng (Cục trưởng Cục sân khấu lúc đó) gọi điện giục giã, Đoàn Kịch nói Hải Phòng mới được lệnh lên đường Một buổi chiều, tại Nhà hát lớn Hà Nội, cánh màn nhung mở ra, trên sân khấu lửng lơ một tấm ván lớn và từ điểm diễn ấy, lúc
là chuyến phà, lúc là căn hầm, lúc là cây cầu Hồng Hạnh,
Trang 34Viết Liên, Ngọc Hiền, Viết Vinh trình bày lại cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nói chung, của nhân dân Quảng Bình, Vĩnh Linh nói riêng, vừa anh hùng, dũng cảm
hy sinh, vừa chan chứa tình người, tình đời Họ sống và chiến đấu, họ yêu thương đồng đội và cả những ai đã nằm xuống vì cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại Mấy ai kìm nén nổi xúc động bởi ngọn đèn dầu leo lét, bởi những hạt gạo, những hạt muối được rắc ra cho đồng đội đã hy sinh
Khi vở diễn đã kết thúc, phòng khán giả như một rừng hoa chuyển động lên sân khấu Đồng nghiệp tặng hoa nhau, họ ôm hôn nhau mà mỗi cặp mắt vẫn còn đỏ hoe, ngấn lệ! Thế mới biết, khi nghệ thuật của sân khấu kịch nói đến độ chín, sức cảm hóa của nó lớn thế nào!
Kết quả là, Đoàn Kịch nói Hải Phòng đạt Huy chương Vàng vở diễn, 2 Huy chương Vàng cá nhân và 4 Huy chương Bạc cá nhân Tại hội diễn toàn quốc năm 1980, nghệ sĩ Trọng Khôi bắt tay
chúc mừng, biểu hiện tình cảm yêu mến bằng câu: “Đoàn Kịch
nói Hải Phòng đưa vào hội diễn một trái bom và trái bom ấy phát tiếng nổ lớn tại hội diễn lần này”, mặc dù Đoàn Kịch nói nhân
dân Trung ương lúc đó có vở "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" cũng
không dễ sánh đôi! [52, tr.142-144]
Thế là Dòng sông ám ảnh của tác giả Hồng Phi, đạo diễn Đoàn Anh
Thắng tại hội diễn 1980 một lần nữa được nhiều người khẳng định: Sân khấu Hải Phòng ví như một bệ phóng, tạo cơ hội, chắp cánh cho nhiều nghệ
sỹ bay lên, lần này (1980) tiếp tục chắp cánh cho Đoàn Anh Thắng, đạo
diễn sân khấu còn trẻ, rất trẻ ở năm tháng ấy, qua vở Dòng sông ám ảnh đã
bay lên
Trang 35Ngay sau Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1980, 1981 Phương Linh
(tác giả) cùng Ngọc Thủy (đạo diễn) cho ra đời một vở diễn Dòng xoáy
cuộc đời Nếu Dòng sông ám ảnh nhắc nhở chúng ta, những người sống
trong khung cảnh hòa bình, đừng bao giờ quên năm tháng chiến tranh và sự
hy sinh xương máu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, thì Dòng xoáy cuộc
đời sớm lên tiếng về lối sống thực dụng của số ít người có điều kiện len lỏi
làm kinh tế, làm tha hóa bản thân và những người xung quanh (lúc đó chưa
có thuật ngữ cơ chế kinh tế thị trường)
Dòng xoáy cuộc đời có lối diễn hài hước, câu chuyện phản ánh nhiều
hiện tưởng của lối sống “kinh tế thị trường”, nên có sức hấp dẫn là thường
Có thể nói đây là một vở diễn của khán giả! Diễn viên phải biểu diễn hai,
ba buổi trong ngày Anh chị em diễn viên tuy rất mệt nhưng rất vui
Giai đoạn này, Hải Phòng có đồng chí Bí thư Thành ủy Đoàn Duy Thành, giai đoạn “Ba cầu, bốn cống, năm cửa ô” (thơ Tố Hữu), mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn dành thời gian quan tâm đặc biệt đến việc tác giả Hoài Giao, đạo diễn Vũ Minh, trang trí Văn Cao, âm nhạc Đặng Hữu Phúc, hóa trang Nhữ Đình Nguyên và nhiều cộng tác viên khác
Ngoài giao nhiệm vụ cho Sở Tài chính cung cấp đủ kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị và các chế độ chính sách, đồng chí Đoàn Duy Thành trực tiếp chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng để ông Giám đốc Hồ Chu có biện pháp thực hiện chu đáo và cẩn trọng trong từng bước đi
Là vở kịch nói đầu tiên trong cả nước trình bày vai diễn vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc trên sân khấu, nên buộc người thực hiện phải đi từng bước thật chắc chắn: khâu đọc duyệt kịch bản ở Hải Phòng mới chỉ là bước sơ khai Việc cho phép dàn dựng kịch bản về lãnh tụ Hồ Chí Minh do Ban văn hóa và Ban Tư tưởng của Trung ương Đảng quyết định Vì vậy, khâu giáp mối để có lịch thống nhất của hai Ban để thông qua kịch bản không phải chuyện đơn giản
Trang 36Về khâu hóa trang, ông Nhữ Đình Nguyên lúc đó là người duy nhất trong cả nước được chọn để thực hiện hóa trang chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho ba nghệ sĩ Hải Phòng: Ngọc Thủy, Trần Vinh và Thăng Long Ngọc Thủy có nhiều thuận lợi hơn cho hóa trang, Trần Vinh và Thăng long
có phần hạn chế về chiều cao và khuôn mặt hơi ngắn, tưởng như khó khăn không thể hoàn thành như dự kiến Ông Nhữ Đình Nguyên với nhiệt tình và trách nhiệm cao, đã hoàn thành xuất sắc việc hóa trang cho
cả ba nghệ sĩ có chân dung và dáng vóc nhân vật rất gần với lãnh tụ Hồ Chí Minh năm 1946
Việc Ngọc Thủy được chọn thể hiện nhân vật Hồ Chí Minh cũng như đơn giản Phía địa phương có nhiều ý kiến ngược về đời thường của nghệ
sĩ, áp đặt vào nhân vật Ông Hồ Chu tổ chức thực hiện thật khéo léo, tinh
tế, không mất lòng ai, mà được việc Cuối cùng Tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam giới thiệu và bảo đảm sự thành công vai diễn của nghệ
sĩ Ngọc Thủy, Giáo sư, Tiến sĩ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Nguyễn Đình Quang giới thiệu và đảm bảo về nghệ sĩ Ngọc Thủy sau đó Ngọc Thủy chính thức vào bảng phân vai
Ngọc Thủy thể hiện thành công nhân vật Chủ tịch Hồ Chí Minh năm
1946, cũng là điều kiện quan trọng trong việc xét tặng danh hiệu NSƯT cho anh vào năm 1988, chắc rằng trong đời hoạt động nghệ thuật, Ngọc Thủy không bao giờ quên Hội diễn sân khấu năm 1985, Ngọc Thủy được giải thưởng Huy chương Vàng Sau này, nhiều lần được mời tham gia đóng phim nhân vật Bác Hồ, cùng nhiều hội thảo về những người thể hiện nhân vật Bác Hồ, anh được báo chí và người hâm mộ đánh giá cao về khả năng diễn xuất nhân vật lãnh tụ của dân tộc
Bước sang thời kỳ Đổi mới, Đoàn Kịch nói Hải Phòng vẫn phát huy truyền thống của mình là gắn bó với các nhiệm vụ chính trị của đất nước Các vở diễn của đoàn phần lớn đều đề cập đến những vấn đề bức xúc của
Trang 37cuộc sống góp phần giải quyết những vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự Chính vì vậy, Đoàn vẫn được đông đảo các tầng lớp khán giả yêu mến và nhiệt tình hưởng ứng Nhiều vở diễn của Đoàn vẫn còn để lại những ấn
tượng sâu sắc trong lòng người xem như: "Mùa hè ở biển, Vụ án hai ngàn
ngày, Ông không phải bố tôi, Hoa hậu Siđa", v.v và những năm cuối của
thế kỷ XX với các vở: "Yêu trên đỉnh Phù Vân, Lên tiên, Những con đường
trần gian, Đối mặt" [52, tr.163].
Thích ứng với điều kiện xã hội mới, đoàn đã chủ động “đi tìm khán giả”, liên tục tổ chức các đợt biểu diễn với phương thức hợp đồng với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp lớn từ thành phố Hải Phòng đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt là các đợt lưu diễn của đoàn vào các tỉnh phía Nam và thành phố
Hồ Chí Minh đều thành công rực rỡ Khán giả cả nước biết đến Đoàn Kịch nói Hải Phòng - Đoàn Kịch nói của thành phố Cảng - công nghiệp lớn ở phía Bắc với phong cách biểu diễn chững chạc mang hơi thở cuộc sống với những vở diễn luôn đặt ra và giải đáp những vấn đề mà khán giả quan tâm
Tiêu biểu cho các tác phẩm của đoàn trong giai đoạn này chính là vở: "Lịch
sử và nhân chứng" đã xây dựng khá thành công hình tượng người anh hùng
dân tộc, người cộng sản vĩ đại: Chủ tịch Hồ Chí Minh (do NSND Ngọc
Thủy thủ vai) "Lịch sử và nhân chứng" của Đoàn Kịch nói Hải Phòng đã
khẳng định bước tiến về nghệ thuật trong việc thể hiện hình tượng Bác Hồ của sân khấu Việt Nam Lần đầu tiên trong một vở diễn sân khấu, nhân vật Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật chính xuyên suốt trong toàn vở và hành động cao cả của người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sự kiện của toàn vở diễn, là nguyên cớ cho sự xuất hiện và cũng là cách lý giải cho tất cả các
tính cách và thân phận các nhân vật khác Thành công của "Lịch sử và nhân
chứng" là một mốc son trên chặng đường phát triển của Đoàn Kịch nói Hải
Trang 38Phòng Vở diễn đã giành được Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 tại tỉnh Thanh Hóa
Trong các đợt Hội diễn năm 1990, 1995, 1999 do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử nhất định mà Đoàn chưa gặt hái được những thành công
lớn như: Dòng sông ám ảnh (1980), Lịch sử và nhân chứng (1985), nhưng
các vở diễn của đoàn đều gây được tiếng vang, tạo ra những ý kiến tranh luận sôi nổi từ trong hội đồng giám khảo tới đồng nghiệp và cả công chúng
khán giả như: Rồi sao nữa (1990), Phong tỏa (1999) [52, tr.148]
Tạo dựng truyền thống là một quá trình lao động sáng tạo vất vả Giữ được truyền thống trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế quả là không đơn giản chút nào
Những viên gạch siêu bền tạo dựng nền móng vững chắc và truyền thống vẻ vang cho Đoàn Kịch nói Hải Phòng thời kỳ 1976-1985 của thế hệ lãnh đạo Trần Hiền, Lê Xiêm, Trần Vinh, Ngô Thăng Long và lực lượng nghệ sĩ biểu diễn như Ngọc Thủy, Ngọc Hiền, Lưu Thao, Anh Đào, Viết Liên, Hồng Hạnh, Thăng Long, Hoàng Long… đang nhắc nhở, động viên lãnh đạo, chỉ đạo nghệ thuật và lực lượng diễn xuất thế hệ sau phải nỗ lực,
cố gắng, gồng lên để giữ gìn và làm đẹp thêm truyền thống vẻ vang ấy
Sau "Đi đến mùa xuân" năm 1986 của tác giả Xuân Trình, đạo diễn Xuân Huyền là chùm kịch của tác giả Lưu Quang Vũ: "Hoa cúc xanh trên
đầm lầy" năm 1987, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi: Ông không phải bố tôi
năm 1987, đạo diễn Ngọc Thủy - Doãn Châu; Vụ án 2000 ngày năm 1988,
Trái tim trong trắng - đạo diễn Ngọc Thủy [52, tr.165]
Hoa cúc xanh trên đầm lầy có sức hút mạnh mẽ đối với giới trí thức
Có lẽ vở diễn nói được tiếng nói về “dụng nhân như dụng mộc” của nhân dân, nói được nỗi trăn trở của chúng ta, muốm đem sự hiểu biết (nếu không gọi là tài năng) để cống hiến, phụng sự nước nhà, mà còn nhiều rào cản bởi tính đố kỵ, bởi tính ích kỷ thấp hèn của số ít cá nhân muốn biến đồng loại
Trang 39thành phương tiện để sai khiến Vở diễn ra đời có không ít ý kiến trái ngược, song Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Nghệ thuật sân khấu, Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam xem xét và chọn vào biểu diễn tại Hội trường Ba Đình phục vụ Hội nghị Trung ương III năm đó
Nhắc đến Vụ án 2000 ngày không thể không nhớ lại quá trình làm
vở: một buổi chiều hè, Đoàn Kịch nói Hải Phòng nghỉ bù sau đợt lưu diễn tại Thái Bình, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Doãn Châu, Kim Thu và 2 cháu của hai gia đình nghệ sĩ xuất hiện và có nguyện vọng đi nghỉ tại Đồ Sơn Chiều hôm sau Văn Lân, Ngọc Thủy như đã hẹn, đến nhà nghỉ của
Vũ để nghe kịch bản Trái tim trong trắng (sau đổi tên thành Vụ án 2000
ngày) nghe kịch bản xong, họ cùng nhau dạo trên bờ biển ngắm cầu vồng
trọn vẹn Vũ có nguyện vọng may cho Vũ bộ quần áo mới Nào ngờ sau này người ta bảo rằng đó là những điềm gở!
Điều muốn nói thì nhiều, song chỉ đạo nghệ thuật của Đoàn Kịch nói Hải Phòng trao đổi với Ngọc Thủy (đạo diễn), Doãn Châu (trang trí), Phó Đức Phương (âm nhạc): Ta biến đau thương thành hành động Làm vở
Vụ án 2000 ngày không vì tiền, mà vì Vũ, vì Vũ phải làm thật hay Kết quả
là Đoàn Kịch nói Hải Phòng trình diễn Lưu Quang Vũ mỗi ngày 2-3 suất diễn, không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước Cuối năm 1988, khi đang lưu diễn tại Hà Nội, ông Hồ Chu triệu tập Đoàn Kịch nói Hải Phòng về Quảng Ninh để tổ chức Liên hoan Sân khấu Kịch nói miền Duyên Hải lần thứ nhất Tại đây khán giả và đồng nghiệp một lần nữa xác nhận rằng truyền thống của kịch nói Hải Phòng đã được các thế
hệ kế tiếp gìn giữ và phát huy có hiệu quả: Tô Tiến, Hương Hạnh, Xuân Thảo, Trần Tường, Mạnh Khiêm, Duy Thái, Lương Toàn, Quang Long tất cả diễn viên được tặng Huy chương Vàng, vở diễn đồng bộ đạt Huy chương Vàng
Trang 40Ở giai đoạn này, ngoài việc dựng các vở diễn Một mình với tất cả,
Trên mảnh đất đời người Đoàn Kịch nói Hải Phòng được Bộ Văn hóa
Thông tin chọn cử ký kết hợp tác quốc tế với Nhà hát Kommisadepxkaia- Lêningrat, tiếc rằng sau 3 năm, tình hình chính trị tại Liên Xô có nhiều biến
động, nên việc hợp tác quốc tế mới chỉ dừng ở vở diễn Điều bí ẩn trong cô
gái (1989) Vở diễn được Sở Văn hóa Thông tin chọn vào Hội diễn miền
Duyên hải lần thứ 2 tại Hải Phòng Một lần nữa, vở diễn đạt giải Vàng, tất
cả diễn viên Quang Thắng, Lệ Thu, Anh Đào, Trần Tường, Mạnh Khiêm, Ngọc Thủy, Ngọc Hiền, Hương Hạnh có giải Huy chương Vàng
Trong quá trình thực hiện hợp tác quốc tế có một sự kiện cần nhớ lại,
đó là Chủ tịch UBND thành phố Trương Quang Được đã ban hành văn bản giao cho Đoàn Kịch nói Hải Phòng quản lý, sử dụng, bảo quản Nhà hát thành phố để xứng tầm với đơn vị hợp tác quốc tế ở Lêningrat Cũng từ đó, các đoàn nghệ thuật thành phố đều được nhận trụ sở riêng của mình: Kịch nói - Nhà hát thành phố, Cải lương - Rạp Đại Quan, Ca múa - rạp Long Châu, Chèo - rạp Tân Việt, Múa rối - rạp Sông Cấm Thế là các đoàn nghệ thuật Hải Phòng chấm dứt tình trạng “lưu vong” [52, tr.172]
Tình trạng khan hiếm kịch bản ngày càng lộ rõ trong cơ chế thị trưởng Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1990 tới gần, Đoàn Kịch nói Hải Phòng đọc tới vài chục kịch bản vẫn chưa có quyết định chọn vở nào, thì tình cờ Trưởng đoàn chỉ đạo nghệ thuật gặp tác giả Tất Đạt trên đường phố Hà Nội Tất Đạt khẳng định Hải Phòng chưa có kịch bản và ông kể cho nghe ý tưởng về một kịch bản chưa có chữ trên trang giấy Thế mới biết, tác giả sáng tác họ tinh đời là thường Đoàn Kịch nói Hải Phòng bắt được tứ, liền ký hợp đồng “tư duy” với Tất Đạt Sau bảy ngày, đúng hẹn, Đoàn Kịch nói Hải Phòng tiến hành trình duyệt và kịch bản
Rồi sao nữa được lên sàn với đạo diễn Lê Hùng, âm nhạc Phó Đức
Phương, trang trí Trần Lưu Hậu