Đế thi TN THPT môn Địa-11

4 472 0
Đế thi TN THPT môn Địa-11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1- NĂM 2009 Trường THPT Khâm Đức MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 90phút (KKGĐ) I: PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm): ( Tất cả các thí sinh đều làm phần này) Câu 1: ( 2 điểm) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta hiện nay ? Câu 2: (3 điểm) a) Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở nước ta? (1 điểm) b) Chứng minh rằng công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ? Tại sao có sự phân hoá đó? ( 2 điểm). Câu 3: (3 điểm) Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005. ( Đơn vị: %) Năm 1990 1991 1995 1997 1998 2000 2005 Nông - Lâm - Ngư 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 Công nghiệp - Xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990- 2005.(1,5 điểm) b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.(1,5 điểm) II: PHẦN TỰ CHỌN (2 điểm): ( Thí sinh chọn một trong hai câu 4a hoặc 4b) Câu 4a: Dựa vào bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm. Năm 1990 1995 2000 2005 Diện tích ( Nghìn ha) 6042,8 6765,6 7666,3 7329,2 Sản lượng ( Nghìn tấn) 19225,1 24963,7 32529,5 35832,9 - Tính năng suất lúa cả năm của nước ta (tạ/ha) (0,5điểm). - Nhận xét về sự thay đổi diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta (1,5điểm). Câu 4b: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam( trang 13) và kiến thức đã học, hãy kể tên các vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay và nêu sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng. (Thí sinh được mang Átlát Địa lí Việt Nam vào phòng thi) ---------------------------------Hết------------------------------------- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM Trường THPT Khâm Đức ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2009 MÔN: ĐỊA LÍ I: PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm): ( Tất cả các thí sinh đều làm phần này) Câu 1: ( 2 điểm) * Thuận lợi ( 1,25đ) - Bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng - Nguồn lợi hải sản phong phú - Bốn ngư trường trọng điểm - Bờ biển nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn => nuôi trồng thuỷ sản nước lợ - Nhiều kênh rạch,sông suối => nuôi tôm cá nước ngọt - Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản - Phương tiện đánh bắt được trang bị - Phát triển dịch vụ thuỷ sản, mở rộng cơ sở chế biến - Nhu cầu trong nước về các mặt hàng thuỷ sản tăng - Chính sách của nhà nước * Khó khăn(0,75đ) - Hàng năm 9-10 cơn bão, 30-35 đợt gió mùa đông bắc => thiệt hại về người và tài sản của ngư dân - Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu - Cơ sở chế biến còn hạn chế - Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. Câu 2: (3 điểm) a) Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở nước ta(1 điểm) * Vấn đề việc làm( 0,5đ) - Vấn đề kinh tế- xã hội lớn của nước ta hiện nay - Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất .=> mỗi năm có gần một triệu việc làm mới - Tình trạng thất nghiệp,thiếu việc làm còn gay gắt - Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp cả nước là 2,1%, thiếu việc làm 8,1% và có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn * Hướng giải quyết( 0,5đ) - Phân bố lại dân cư, nguồn lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số sức khoẻ sinh sản - Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chú ý hoạt động dịch vụ - Tăng cường hợp tác, liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động b)* Công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ(1,5đ) - Bắc Bộ: Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau toả đi nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch: +Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả( cơ khí, than, vật liệu xây dựng) +Đáp Cầu- BắcGiang( vạt liệu xây dựng, phân hoá học) + . - Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp, nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà . - Duyên hải miền Trung: ngoài Đà Nẵng còn có các trung tâm khác: Vinh, Quy Nhơn . - Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân tán * Công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ là do(0,5đ) - Khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, lao động tay nghề, cơ sở hạ tầng, vị trí thuận lợi . - Trung du miền núi công nghiệp chậm phát triển do thiếu đồng bộ các nhân tố trên đặc biệt là giao thông vận tải. Câu 3: (3 điểm) a) Vẽ biểu đồ miền(1,5đ) Yêu cầu: vẽ đẹp, đúng, khoảng cách năm hợp lí, có chú giải, tên biểu đồ, ghi số liệu vào biểu đồ( thiếu một trong các yêu cầu trên trừ 0,25đ) b) Nhận xét sự thay đổi đó(1,0đ). - Khu vực Nông - Lâm- Ngư giảm nhanh về tỉ trọng, từ 38,7% xuống còn 21% - Khu vực Công nghiệp- Xây dựng tăng tỉ trọng từ 22,7% lên 41% và đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP - Khu vực Dịch vụ tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định Giải thích ( 0,5đ) - Do nước ta đang trong quá trình đổi mới, thành tựu của công cuộc đổi mới mà biểu hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tuy nhiên còn chậm. II: PHẦN TỰ CHỌN (2 điểm): ( Thí sinh chọn một trong hai câu 4a hoặc 4b) 4a. Tính năng suất lúa cả năm của nước ta Đơn vị: tạ/ha (0,5 điểm): Năm 1990 1995 2000 2005 Năng suất lúa 31,8 36,9 42,4 48,9 - Nhận xét về sự thay đổi diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta(1,5đ). + Từ năm 1990 đến 2000 diện tích lúa tăng do khai hoang mở rộng diện tích từ năm 2000 đến 2005 diện tích lúa giảm do đất chuyển sang trồng cây khác, đất chuyên dùng, đất ở tăng( dẫn chứng) + Năng suất và sản lượng lúa tăng liên tục, năng suất lúa tốc độ tăng chậm hơn sản lượng lúa, từ 1990- 2005 năng suất tăng 1,5 lần còn sản lượng tăng 1,9 lần. Sản lượng lúa từ 1990- 2000 tăng do diện tích và năng suất lúa tăng, từ 2000-2005 tăng do năng suất lúa tăng + Năng suất lúa tăng do áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh thâm canh 4b. - Học sinh nêu tên 7 vùng nông nghiệp (0,5đ) - Nêu sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng.(1,5đ) Vùng Sản phẩm chuyên môn hoá Trung du miền núi Bắc Bộ Cây công nghiệp cận nhiệt, ôn đới( chè, hồi,trẩu .) Đậu tương, lạc, thuốc lá Cây ăn quả, dược liệu Trâu, bò thịt . Đồng bằng Sông Hồng Lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả . đay, cói, chăn nuôi lợn, bò sữa, nuôi thủy sản . Bắc Trung Bộ Cây công nghiệp hàng năm( lạc, mía .), cây công nghiệp lâu năm( cà phê, cao su) Chăn nuôi trâu, bò thịt . Duyên Hải Nam Trung Bộ Cây công nghiệp hàng năm( Thuốc lá, mía .), cây công nghiệp lâu năm(dừa) Chăn nuôi bò thịt,lợn, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản . Tây Nguyên Cà phê, cao su, dâu tằm . Nuôi bò thịt,bò sữa Đông Nam Bộ cây công nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, điều .), Cây công nghiệp hàng năm( đậu tương, mía), nuôi trồng thuỷ sản . Đồng bằng Sông Cửu Long Lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày ( mía, đay, cói), cây ăn quả. Thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm ----------------------------------Hết----------------------------------- . SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1- NĂM 2009 Trường THPT Khâm Đức MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 90phút (KKGĐ). ---------------------------------Hết------------------------------------- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM Trường THPT Khâm Đức ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2009 MÔN: ĐỊA LÍ I: PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm): ( Tất cả

Ngày đăng: 18/08/2013, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan