Sở GD – ĐT Quảng Nam ĐỀTHI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển Môn Địa Lý – Ban cơ bản Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) PHẦN I: Học sinh chọn một trong hai đềĐề 1: Câu 1 (3 điểm) Trình bày thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nêu biện pháp khắc phục hạn chế. Câu 2: (2 điểm) Trình bày thế mạnh của các ngành công nghiệp trong điểm sau đây: chế biến lương thực-thực phẩm, hoá chất, điện, dầu khí. Đề 2: Câu 1 ( 3 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, trình bày các điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long. Câu 2: (2 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 10 trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, chè, dừa. PHẦN II: Bắt buộc Câu 3: ( 2 điểm) Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của nước ta từ năm 1995 dến 2005. Hãy nhận xét về sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta (đơn vị: %) Ngành 1995 1997 1998 2002 2005 Khu vực I 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 Khu vực II 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 Khu vực III 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu về mật độ dân số các vùng trong năm 2006 ( đơn vị: người/ km 2 ) Vùng ĐBSH ĐB TB BTB DH NTB TN ĐNB ĐB SCL Mật độ Dân số 1225 148 69 207 200 89 551 429 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số của các vùng trong năm 2006. b. Nhận xét ==== HẾT ==== Sở GD – ĐT Quảng Nam HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TỐT NGHIỆP Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển Môn Địa Lý – Ban cơ bản Phần I Đề I Câu 1: Học sinh trình bày được: Mỗi nội dung 1 điểm ( mỗi ý nhỏ 0.25 điểm) 1, Những thế mạnh của khu vực đồi núi: - Tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên đất và rừng - Nguồn thủy năng - Tài nguyên du lịch 2, Các hạn chế của khu vực đồi núi: - Địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại cho giao thông, khó khăn cho việc khai thác TNTN - Thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất…do địa hình dốc - Có nguy cơ động đất - Các hiện tượng sương muối, sương giá thường xãy ra ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư 3, Biện pháp khắc phục hạn chế: - Phòng chống thiên tai - Trồng và bảo vệ rùng đầu nguồn, rừng phòng hộ - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, tổ chức định cư - Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Câu 2: Học sinh trình bày được thế mạnh của các ngành công nghiệp trọng điểm, mỗi ngành được 0.5 điểm: - Công nghiệp chế biến lượng thực, thực phẩm + Nguồn nguyên liệu dồi dào và có tại chổ + Thị trường tiêu thụ rộng lớn + Ngồn lao động dồi dào, tiền lương thấp + Nằm trong ba chương trình kinh tế trọng điểm nên được nhà nước đầu tư - Công nghiệp hóa chất + Nhu cầu tìm kiếm các vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống có nguy cơ cạn kiệt + Nhu cầu sử dụng các vật tư nông ngiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ + Hóa lọc dầu - Công nghiệp điện + Nhu cầu sử dụng điện của sản xuất và đời sống + Tiềm năng thủy điện lớn + Nhiên liệu cung cấp chi các nhà máy nhiệt điện: than đá, dầu khí… - Công nghiệp dầu khí: + Nhu cầu sử dụng nhiên liệu từ dầu khí + Trữ năng dầu khí tập trung nhiều ở vùng thềm lục địa + Đẩy mạnh thăm dò, khai thác Đề II: Học sinh dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trình bày được Câu 1: Dựa và các bản đò khác nhau học sinh trình bày được các yếu tố ( trình bày đúng mỗi yếu tố, có phân tích cụ thể được 0.75 điểm) - Đất:rộng lớn, được hệ thống sông cửu Long bồi đắp nên rất màu mỡ, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp cò rất lớn do đất hoang còn nhiều, hệ số sử dụng đất thấp có khả năng tăng vụ - Nước: nguồn nước dồi dào, sông ngoài, kênh rạch chằn chịt là diều kiện thuận lợi để tưới tiêu và giao thông - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo, nhiệt ẩm phong phú, thời tiết ít biến động nên cho năng suất cao và ổn định, cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt: - Sinh vật: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, tập trung nhiều ngư trường lớn, diện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn… Câu 2: Mỗi ý trả lời đúng, đúng theo thứ tự vùng được 0.5 điểm, nếu không đúng trật tự vùng thì chỉ được ½ số điểm. - Cà phê: tập trung qui mô lớn ở Tây Nguyên ( Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất nước), tiếp theo là Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ (chủ yếu ở Ngệ An, Quảng Trị) - Cao su: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước, tiếp đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ - Chè: Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây chè lớn nhất nước, Tây Nguyên là vùng lớn thức 2, goài ra còn có ở Duyên Hải Miền Trung - Dừa: Tập trung phần lớn ở phía Nam, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ Phần II: Câu 3: Học sinh nhận xét đúng mỗi ý được 1 điểm - Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch giữa các ngành: Từ năm 1995 đến 2005 tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III - Vị trí các ngành trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi: Năm 1995 chiếm vị trí cao nhất là khu vực III, thấp nhất là khu vực I, đến năm 2005 vị trí này thay đổi: cao nhất là khu vực II, thấp nhất là khu vực I, khu vực III tụt xuống vị trí thứ 2. Câu 4: Học sinh trình bày được: - Vẽ biểu đồ: Học sinh vẽ biểu đồ hình cột đúng, đầy đủ, chính xác đuợc 2 điểm * Nếu: + Thiếu tên biểu đồ trừ 0.5 điểm + Thiếu đơn vị ở trục tung, vùng ở trục hoành trừ 0.5 điểm + Không chính xác một cột, thiếu 1 cột trừ 0.25 điểm + Không có tên vùng, hoặc không chú thích trừ 0.5 điểm - Nhận xét được: mỗi ý 0.5 điểm + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng ( số liệu chứng minh) + Dân cư tập trung chủ yếu ở cac vùng đồng bằng ( các vùng đồng bằng có mật độ dân số cao hơn nhiều so với Trung du và miền núi) . Sở GD – ĐT Quảng Nam ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển Môn Địa Lý – Ban cơ bản Thời gian: 90 phút (không kể. TNTN - Thi n tai: lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất…do địa hình dốc - Có nguy cơ động đất - Các hiện tượng sương muối, sương giá thường xãy ra ảnh hưởng đến