1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên dịa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi

64 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Kết quả phân tích cho thấy những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: trình độ học vấn của ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng: 145/QĐ-ĐHNT ngày 5/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:

TS Phạm Xuân Thủy

ThS Vũ Thị Hoa Chủ tịch Hội Đồng:

TS Trần Đình Chất Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập của cá

nhân tác giả Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực, khách quan và tới thời điểm này chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Khánh Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang, khoa Sau đại học, các thầy cô giáo của Khoa Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và sự ủng hộ của Ths.Vũ Thị Hoa, TS.Phạm Xuân Thủy đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Khánh Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3 Phạm vi, đối tượng 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4

1.6 Bố cục của nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6

2.1 Khái niệm liên quan 6

2.1.1 Dân tộc thiểu số 6

2.1.2 Hộ gia đình 6

2.1.3 Kinh tế nông hộ gia đình và đặc điểm kinh tế hộ gia đình 7

2.2 Các cơ sở lí thuyết về thu nhập 8

2.2.1 Khái niệm về thu nhập 8

2.2.2 Phân loại thu nhập 10

2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến thu nhập hộ gia đình 10

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 10

Trang 6

2.3.2 Nghiên cứu trong nước 12

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 17

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 17

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 17

2.4.3 Mô hình phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Quy trình nghiên cứu 24

3.2 Nghiên cứu sơ bộ 24

3.3 Cách chọn mẫu 25

3.4 Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu 25

3.5 Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Giới thiệu về huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi 27

4.2 Thống kê mô tả 28

4.3 Kết quả phân tích Hồi quy 30

4.3.1 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính từ dữ liệu của mẫu 30

4.3.2 Kết quả hồi quy theo Eview 30

4.3.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 31

4.4 Kiểm định phương sai (Kiểm định Glejser) 34

4.5 Kiểm định Wald 34

4.6 Kiểm định tự tương quan 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH 36

5.1 Kết luận 36

5.1.1 Về mục tiêu, câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu 36

Trang 7

5.1.2 Về kết quả nghiên cứu 36

5.2 Gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi 37

5.2.1 Diện tích đất 37

5.2.2 Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ 38

5.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 38

5.2.4 Giáo dục đào tạo 39

5.2.5 Những giải pháp khác 40

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 40

5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu 40

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

R Tham số ước lượng tương quan

Sig Mức ý nghĩa quan sát

SPSS Statistical Package for thế Social Sciences – Phần mềm thống kê cho

nghiên cứu khoa học xã hội

VIF Variance Inflation Factor - Hệ số phóng đại phương sai

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước 16

Bảng 3.1 Tỷ lệ lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu 25

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các thành phần biến định tính 28

Bảng 4.2 Kết quả ước lượng mô hình 31

Bảng 5.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu 36

Bảng 5.2 Vị trí quan trọng của các yếu tố 37

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Mô hình các yếu tố quyết định các hoạt động tạo thu nhập của các hộ nông thôn ở vùng lân cận của Vườn quốc gia Lore-Lindu ở trung tâm Sulawesi / Indonesia 11 Hình 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người Kinh và người dân tộc thiểu số ở nông thôn Việt Nam 12 Hình 2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ 13 Hình 2.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông

hộ ở An Giang 14 Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long 15 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 17 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 24

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi Trên cơ

sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hộ gia đình người dân tộc thiểu

số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi Xem xét tác động của từng yếu

tố đó đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm và hỏi ý kiến chuyên gia Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát của 372 hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên số liệu điều tra từ bảng câu hỏi phát cho 372 hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ tháng 11 đến hết tháng 12/2017 Kết quả phân tích cho thấy những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập, tiếp cận chính sách hỗ trợ, số nhân khẩu của hộ, độ tuổi của chủ hộ và diện tích đất Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập hộ gia đình người dân tộc thiểu số là diện tích đất và tiếp cận chính sách hỗ trợ Các hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập các gia đình nông thôn Khó khăn mà hộ gia đình thường gặp nhất là diện tích đất dành cho sản xuất, trồng trọt của hộ gia đình không nhiều Quảng Ngãi đang thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, một phần đất sản

Trang 12

xuất của hộ gia đình được thu hồi và chuyển giao cho các nhà đầu tư thực hiện các khu chế xuất, khu đô thị, công nghiệp, nên làm thu hẹp diện tích đất trồng của nông hộ Ngoài những khó khăn nêu trên, thì cơ chế chính sách, nguồn lực cho đầu tư còn nhiều bất cập, trình độ dân trí chưa cao; các hộ nghèo có trình độ hiểu biết hạn chế, thiếu hoặc không có vốn; đông con, ốm đau, thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất, không có kế hoạch chi tiêu hợp lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo thu nhập của

hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Đề tài đã xác định được 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số và sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần, trong đó có 4 yếu

tố ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ gia đình là: (1) diện tích đất (27,8%), (2) tiếp cận chính sách hỗ trợ (24,9%), (3) trình độ học vấn của chủ hộ (22,6%), (4) số hoạt động tạo thu nhập (8,3%) và có 2 yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của hộ gia đình là: (1) số nhân khẩu của hộ (10,7%), (2) độ tuổi của chủ hộ (9,1%)

Từ kết quả tính toán định lượng, nghiên cứu đưa ra những gợi ý chính sách, giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi như: chính sách sử dụng quỹ đất đai hợp lý; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ; chú trong giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ học vấn cho nông hộ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; một số đề xuất chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn,

Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, thu nhập, Quảng Ngãi

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số Theo Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015, tổng số dân số của 53 dân tộc thiểu số là 13.386.330 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các khu vực nông thôn, miền núi có 11.997.002 người (chiếm khoảng 89,6%) (Nguyễn Văn Chiều và Trần Văn Kham, 2016) Các dân tộc tại khu vực nông thôn, miền núi có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước nhà Nhận thấy được tầm quan trọng đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, cụ thể, thiết thực nhằm từng bước

hỗ trợ, đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điển hình là chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chương trình 134,135 và chương trình 30a… Sau nhiều năm thực hiện các chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phần nào nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn do địa bàn sinh sống không thuận lợi về tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa của đa số người dân tộc thiểu số không cao, nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì các tập tục lạc hậu…Để khắc phục được những khó khăn này cần tìm ra các mô hình sinh kế bền vững cho các gia đình dân tộc thiểu số phù hợp với từng địa phương khác nhau

Thu nhập và giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua Vì nó là chỉ tiêu kinh

tế - xã hội quan trọng, có liên quan đến sự phát triển của đồng bào thiểu số và hướng vào thực hiện nhiều mục tiêu giúp tăng hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của đồng bào người dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vấn đề thu nhập nói chung và thu nhập của của người đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã được đưa ra thảo luận và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ các góc độ và phạm vi khác nhau như: Thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011); Người Khmer đồng

Trang 14

bằng sông Cửu Long Những điều kiện để thoát nghèo (Nguyễn Ngọc Đệ và Trần Thanh Bé, 2005) Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thu nhập của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi để làm cơ

sở cho việc đề ra những chính sách nhằm tăng thu nhập cho người dân

Ba Tơ là huyện vùng cao, toàn huyện có 02 dân tộc chủ yếu sinh sống là Hrê và Kinh, trong đó dân tộc Hrê chiếm hơn 84% dân số Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, nhiều chính sách

ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn đã đến được với bà con ở vùng sâu, vùng xa đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây khởi sắc nâng lên đáng kể Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm

2018 của UBND huyện và đánh giá của các đại biểu HĐND huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021 tại kỳ họp lần thứ 6, kinh tế của huyện năm 2017 tiếp tục duy trì tăng trưởng 7,2%, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp được đông đảo nhân dân hưởng ứng; trồng rừng sản xuất, nhất là trồng cây keo nguyên liệu xác định là cây mũi nhọn được đẩy mạnh Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 26,78% triệu đồng/người/năm, tăng 1,47 triệu đồng so với năm 2016 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân tiếp tục được đầu tư phát triển Các công trình giao thông, điện thắp sáng, thủy lợi, nước sinh hoạt từng bước được đầu tư là đòn bẩy cho phát triển kinh tế, xã hội

Tuy nhiên công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của huyện Ba Tơ còn những khó khăn Kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa cao so với yêu cầu Công tác giảm nghèo chưa bền vững Số hộ tái nghèo hàng năm vẫn còn cao, phần đông số

hộ nghèo còn thiếu đất sản xuất nông nghiệp Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, so sánh với mức thu nhập trung bình của dân cư trong Tỉnh, nhất là so với thu nhập của người Kinh, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn, điều kiện để phát triển kinh tế cũng khó khăn hơn

Xuất phát từ thực tế trên, thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ – tỉnh Quảng Ngãi” là rất cấp thiết nhằm phản ánh rõ hơn thực trạng thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, ổn định đời sống của các hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Trang 15

trên địa bàn huyện Từ đó, có cơ sở khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và là căn cứ khoa học cho các cơ quan ban ngành liên quan trong việc hoạch định các chính sách có liên quan đến an sinh xã hội cho người đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Ba Tơ nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi Trên cơ

sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho các

hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:

 Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi

 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi

 Từ kết quả phân tích được, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân tộc Kết quả nghiên cứu

là căn cứ khoa học cho chính quyền địa phương trong việc hoạch định các chính sách có liên quan đến an sinh xã hội cho người dân tộc thiểu số Đồng thời, chính sách sẽ góp phần tạo sự phát triển huyện miền núi và giảm nghèo

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi?

 Các nhân tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ – Tỉnh Quảng Ngãi?

 Những hàm ý chính sách nào được đề ra để nâng cao thu nhập cho hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ – Tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới?

Trang 16

1.3 Phạm vi, đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành tại huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi, trong khoảng thời gian từ tháng 08/2017 đến tháng 10/2017

Đối tượng điều tra: hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô tả, phương pháp chuyên gia, khảo sát điều tra Nghiên cứu định tính nhằm:

 Đề xuất mô hình và thang đo

 Điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo

 Chỉnh sửa bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn thử

 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phần mềm Eviews 10.0 để:

 Phân tích mối tương quan của các yếu tố

 Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi

 Và tiến hành các kiểm định

1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài đem lại những ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho chính quyền địa phương, nhà nghiên cứu, các sinh viên đang nghiên cứu khoa học

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp chính quyền địa phương nhận diện được các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi Từ kết quả này, giúp chính quyền địa phương trong việc hoạch định các chính sách có liên quan đến an sinh xã hội cho người dân tộc thiểu số, góp phần tạo sự phát triển huyện miền núi và giảm nghèo

Trang 17

Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu này có tính kế thừa, không trùng lắp với các công trình đã công bố, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành kinh tế phát triển về thu nhập của hộ gia đình nói chung và của người dân tộc thiểu số nói riêng

1.6 Bố cục của nghiên cứu

Đề tài này bao gồm năm chương Chương 1 là phần giới thiệu về bối cảnh và ý nghĩa của nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu Chương 5 trình bày phần kết luận, gợi ý chính sách và hạn chế của đề tài

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây trong nước và nước ngoài liên quan đến thu nhập của hộ gia đình, đặc biệt là thu nhập của hộ gia đình dân tộc thiểu số Từ đó, chương này sẽ làm nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất trong chương 3, về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi

2.1 Khái niệm liên quan

2.1.1 Dân tộc thiểu số

Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ thì dân tộc thiểu số được hiểu như sau: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2 Hộ gia đình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu) Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai

Chủ hộ: Là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ

Theo điều 3 của Bộ Luật Lao động quy định như sau: Người lao động là người

từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động

Từ tình trạng việc làm của các thành viên trong hộ, tác giả phân chia hộ thành

hộ không có hoạt động kinh tế và hộ có hoạt động kinh tế

- Hộ không làm việc: là hộ không có thành viên trong gia đình làm công ăn lương và không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào

- Hộ làm công: là hộ có thành viên trong gia đình làm công ăn lương nhưng không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào

- Hộ thuần nông: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong hộ thuộc khu vực nông nghiệp

Trang 19

- Hộ sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong hộ thuộc khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ

- Hộ nông nghiệp – làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa là làm công ăn lương

- Hộ nông nghiệp – sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, hoặc thuộc cả ba khu vực

- Hộ sản xuất kinh doanh – làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa là làm công ăn lương

- Hộ nông nghiệp – sản xuất kinh doanh – làm công, gọi chung là hộ hỗn hợp:

là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, vừa có làm công ăn lương

2.1.3 Kinh tế nông hộ gia đình và đặc điểm kinh tế hộ gia đình

2.1.3.1 Kinh tế hộ gia đình

Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh

tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình) Từ đó, các hộ gia đình được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật

tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra Như vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác

do pháp luật quy định (Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013)

Theo Phạm Anh Ngọc (2008) thì kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản có hiệu quả và tự chủ trong nông nghiệp Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội

Theo Đỗ Văn Quân (2013) trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới, khái niệm kinh tế hộ gia đình được hiểu rằng đây là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông

Trang 20

thôn Việt Nam Hộ gia đình nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ

2.1.3.2 Đặc điểm kinh tế nông hộ gia đình

Theo Phạm Anh Ngọc (2008), các đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân là:

- Hoạt động của kinh tế hộ nông dân chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay là lao động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài Các thành viên tham gia hoạt động kinh tế

hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống

- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế

hộ nông dân

- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất chính, trực tiếp tác động vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ

- Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó

- Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế

hộ nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong

hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động

2.2 Các cơ sở lí thuyết về thu nhập

2.2.1 Khái niệm về thu nhập

Tổng cục thống kê 2012 đưa ra khái niệm thu nhập của hộ nói chung là toàn bộ

số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 01 năm Thu nhập của hộ bao gồm:

- Thu từ tiền công, tiền lương;

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh…

Trang 21

Định nghĩa của FAO (2007) về thu nhập của nông hộ như sau: Thu nhập được xem là một phần tiền thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, vốn, lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm

Thu nhập của hộ = Tổng giá trị nông sản thu về - tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào – chi phí thuê lao động – chi phí lãi vay – chi phí thuê đất

(Các khoản chi phí này không bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất)

Phương pháp tự xác định thu nhập trong năm của hộ gia đình:

Thu nhập của hộ = Tổng thu – Tổng chi

Trong đó:

- Tổng thu: Bao gồm các khoản thu hợp pháp trong năm của tất cả các thành viên trong hộ gia đình, như: thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác như: quà tặng, biếu, cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương hưu, trợ cấp các loại, thu từ cho thuê nhà, cho thuê máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác, thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, trúng xổ số, Không tính các khoản thu trợ cấp xã hội một lần, như: tiền mai táng phí,

+ Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, trả công lao động thuê ngoài ) được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất trong năm

+ Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí một lần phân

bổ cho nhiều năm), ví dụ như chi phí trồng vườn chè, xây ao cá,… được tính vào chi phí sản xuất trong năm bằng cách lấy toàn bộ chi phí thiệt hại về đầu tư xây dựng kiến

Trang 22

thiết cơ bản vườn chè, ao cá,… chia cho số năm sử dụng vườn chè, ao cá,… đó là số tiền thiệt hại tính bình quân cho 01 năm được ghi vào phần chi phí sản xuất trong năm

2.2.2 Phân loại thu nhập

Theo Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), thu nhập của hộ gia đình được chia thành

03 loại như sau:

- Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả, ); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm, ) và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá, )

- Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo

ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,

- Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê; làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất thường khác

2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến thu nhập hộ gia đình 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài

Mô hình của Schwarze (2004) về các yếu tố quyết định của các hoạt động tạo thu nhập của các hộ nông thôn ở vùng lân cận của Vườn quốc gia Lore-Lindu ở trung tâm Sulawesi / Indonesia

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và phân tích các yếu tố quyết định các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình nông thôn trong vùng lân cận của Vườn Quốc gia Lore-Lindu ở Cenal Sulawesi, Inđônêxia Nó giúp xác định các yếu tố thiết yếu cho việc thiết kế các chính sách thúc đẩy các chiến lược thu nhập thay thế Số liệu được thu thập thông qua một bảng câu hỏi chuẩn hóa, chính thức từ 301 hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên Trong phân tích, các hoạt động tạo thu nhập sau đây được phân biệt: tự làm nông nghiệp, lao động làm nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp và lao động tiền lương phi nông nghiệp Do tầm quan trọng của nó, loại hình việc làm tự

do nông nghiệp được chia thành nhiều năm và sản xuất cây trồng lâu năm, chăn nuôi

và bán lâm sản Các mô hình kinh tế lượng khác nhau được sử dụng để phân tích ảnh

Trang 23

hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến các hoạt động tạo thu nhập Một mô hình tuyến tính được áp dụng trong trường hợp tổng thu nhập hộ gia đình

Phân tích kinh tế lượng cho thấy rằng tiếp cận nguồn vốn con người và vật chất

có ảnh hưởng đáng kể đến tổng thu nhập của hộ gia đình Khu vực sở hữu, giá trị của tài sản khác sở hữu, cũng như số lượng gia súc và người lao động gia đình ảnh hưởng tích cực đến thu nhập hộ gia đình Việc sở hữu đất đai cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia vào sản xuất cây trồng Các hộ gia đình giàu có và không phải là người bản xứ có nhiều khả năng tham gia vào việc làm phi nông nghiệp Ngược lại, các hộ gia đình không phải là người bản địa ít có khả năng tham gia vào việc bán lâm sản và các hoạt động lao động tiền lương nông nghiệp

Hình 2.1 Mô hình các yếu tố quyết định các hoạt động tạo thu nhập của các hộ nông thôn ở vùng lân cận của Vườn quốc gia Lore-Lindu ở trung tâm Sulawesi / Indonesia

Nguồn: Stefan Schwarze (2004)

Tham gia vào thị trường tín dụng chính thức không khuyến khích tham gia sản xuất cây trồng hàng năm, nhưng khuyến khích sự tham gia vào việc sản xuất cây trồng hàng năm và các hoạt động phi lao động phi nông nghiệp Việc tiếp cận đường bộ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tham gia vào hầu hết các hoạt động Việc phân tích các hoạt động cho thấy rằng sở hữu đất có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập từ sản xuất cây trồng, trong khi sở hữu đất nông nghiệp làm giảm thu nhập từ lao động tiền lương nông nghiệp và bán các sản phẩm từ rừng Tương tự như ảnh hưởng của nó đến sự tham gia, giá trị của các tài sản khác sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp Phân tích cũng cho thấy tầm quan trọng của giáo dục trong

Vốn xã hội

Thị trường tài chính

Cơ sở hạ tầng đường bộ

Thu nhập của các hộ gia đình nông thônVốn nhân lực

Vốn vật chất

Trang 24

các hoạt động lao động phi nông nghiệp và trong sản xuất cây trồng hàng năm Việc tiếp cận các tuyến đường sắt có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập từ lao động tiền lương nông nghiệp và việc bán lâm sản Đa dạng hóa trong ngành nông nghiệp tích cực có ảnh hưởng bởi sự giàu có của hộ gia đình, giáo dục, và sự tham gia vào các thị trường tín dụng chính thức Số lượng gia súc sở hữu và tiếp cận với nguồn vốn xã hội

có một tác động tích cực lên mức độ đa dạng hóa tổng thể

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

2.3.2.1 Mô hình của Hoàng Văn Long và Mitsuyasu Yabe (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người Kinh và người dân tộc thiểu số ở nông thôn Việt Nam

Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng khác nhau đối với thu nhập hộ gia đình giữa người Kinh và các hộ nông dân Cơ Tu ở nông thôn của Vườn quốc gia Bạch Mã, Việt Nam Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình của hai nhóm này Kết quả cho thấy quy mô hộ, tuổi, công nhân đô thị, vườn, vùng cao và tín dụng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập hộ gia đình Kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người Kinh và người dân tộc thiểu số ở nông thôn Việt Nam bao gồm: (1) Quy mô hộ gia đình, (2) Trình độ học vấn của chủ hộ,(3) Số hoạt động tạo thu nhập, (4) Tài nguyên đất đai, (5) Tiếp cận chính sách hỗ trợ và (6)

Vị thế chính trị

Hình 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người Kinh và người dân

tộc thiểu số ở nông thôn Việt Nam

Nguồn: Hoang Van Long, Mitsuyasu Yabe (2011)

Quy mô hộ gia đình

Trình độ học vấn của chủ hộ

Phân bố lực lượng lao động

Tài nguyên đất đai

Tiếp cận chính sách hỗ trợ

Vị thế chính trị

Thu nhập của

hộ gia đình ở nông thôn

Trang 25

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sau khuyến nghị cho ý nghĩa chính sách (1) Các hộ gia đình Cơ Tu nên giảm kích thước gia đình của họ và (2) họ nên tiếp cận nhiều đến việc làm đô thị để tăng thu nhập cho gia đình Bên cạnh đó, (3) Cơ Tu nên

áp dụng những kinh nghiệm từ người Kinh để canh tác trên đất của họ hiệu quả hơn

Cuối cùng, (4) chính phủ nên cung cấp thêm ưu đãi cho người Cơ Tu tiếp cận tín dụng

2.3.2.2 Mô hình của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ Nghiên cứu tiến hành khảo sát 190 hộ gia đình trồng lúa thuộc các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ để phân tích mức độ ảnh hưởng của ngành trồng lúa đến thu nhập của nông hộ Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và hồi quy đa biến Kết quả cho thấy, thu nhập của người trồng lúa vân còn thấp Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố như diện tích canh tác, chi tiêu sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ

Hình 2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người

nông dân trồng lúa ở Cần Thơ

Nguồn: Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2014)

Sản lượng lúa

Giá lúa

Số lượng lúa được bán

Trang 26

Các kết quả khảo sát được tóm lược thông qua phân tích tần suất, thống kê mô tả, nhằm đánh giá thực trạng thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ Sau

đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa ở đây Mô hình hồi quy tuyến tính được thiết lập với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân của nông hộ và các biến số độc lập như: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ, chi tiêu trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất canh tác, sản lượng lúa, giá lúa, số lượng lúa được bán

2.3.2.3 Mô hình của Nguyễn Lan Duyên (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang

Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang trên

cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 598 nông hộ được chọn ngẫu nhiên

Hình 2.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông

hộ ở An Giang

Nguồn: Nguyễn Lan Duyên (2014)

Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất

và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ

Trình độ học vấn

Diện tích đất

Thời gian sống tại địa phương

Khoảng cách từ nơi ở đến đô thị

Tín dụng

Số lao động

Thu nhập của nông hộ

Trang 27

2.3.2.4 Mô hình của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long

Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập từ cuộc điều tra trực tiếp 150

hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh và 90 hộ Chăm ở An Giang bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên vào tháng 04 năm 2010 Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu Mô hình hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người/tháng của người Khmer ở Trà Vinh và người Chăm ở An Giang

Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở

đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011)

Dựa vào kết quả phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, trong 5 biến có ý nghĩa thống kê thì có 3 biến tác động cùng chiều với biến thu nhập/người/tháng của hộ và 2 biến tác động nghịch chiều Cụ thể: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập, tiếp cận chính sách hỗ trợ tương quan thuận với thu nhập/người/tháng của hộ Chăm và hộ Khmer Ngược lại, số nhân khẩu của hộ và độ tuổi của chủ hộ có tác động nghịch chiều với thu nhập của hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn của lao động trong hộ

Số hoạt động tạo thu nhập

Trang 28

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước Tác giả, năm

công bố

Tên đề tài Các yếu tố, thành phần ảnh hưởng đến

thu nhập của hộ gia đình

Stefan

Schwarze

(2004)

Các yếu tố quyết định các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình nông thôn: Nghiên cứu định lượng ở vùng lân cận của Vườn quốc gia Lore-Lindu ở trung tâm Sulawesi / Inđônêxia

(1) Vốn vật chất (2) Vốn nhân lực (3) Vốn xã hội (4) Thị trường tài chính (5) Cơ sở hạ tầng đường bộ

(1) Quy mô hộ gia đình (2) Trình độ học vấn của chủ hộ (3) Số hoạt động tạo thu nhập (4) Tài nguyên đất đai

(5) Tiếp cận chính sách hỗ trợ (6) Vị thế chính trị

Nguyễn Tiến

Dũng và cộng

sự (2014)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ

(1) Giới tính (2) Tuổi (3) Nghề nghiệp (4) Trình độ học vấn của chủ hộ (5) Chi tiêu trong sản xuất nông nghiệp (6) Diện tích đất canh tác

(7) Sản lượng lúa (8) Giá lúa

(9) Số lượng lúa được bán

Nguyễn Lan

Duyên (2014)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở

An Giang

(1) Trình độ học vấn (2) Diện tích đất (3) Thời gian sống tại địa phương (4) Khoảng cách từ nơi ở đến đô thị (5) Tín dụng

(1) Trình độ học vấn của chủ hộ (2) Trình độ học vấn của lao động trong hộ (3) Số hoạt động tạo thu nhập

(4) Tiếp cận chính sách hỗ trợ (5) Số nhân khẩu của hộ (6) Độ tuổi của chủ hộ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trang 29

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên cơ sở kết quả các nghiên cứu của Hoang Van Long, Mitsuyasu Yabe (2011), Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2014), Nguyễn Lan Duyên (2014), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận với đối tượng là 15 chuyên gia là cán bộ chính quyền địa phương và các chủ hộ người dân tộc thiểu số tại Ba Tơ – Quảng Ngãi (Phụ lục 2, trang v) Kết quả mô hình nghiên cứu đề xuất sáu nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số (Hình 2.6)

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2017

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở kết quả các nghiên cứu của Hoang Van Long, Mitsuyasu Yabe (2011), Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2014), Nguyễn Lan Duyên (2014), và mô hình gốc của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), tác giả tiến hành nghiên cứu sơ

bộ bằng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận với đối tượng là 15 chuyên gia

là cán bộ chính quyền địa phương và các chủ hộ người dân tộc thiểu số tại Ba Tơ – Quảng Ngãi (Phụ lục 2, trang v)

Trang 30

Nghiên cứu định tính kết thúc với kích thước mẫu là n = 15, điểm bão hòa tại n

= 12, kết hợp phỏng vấn chuyên gia tiến hành khảo sát, kết quả có 6 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi gồm: (1) Trình độ học vấn, (2) Số hoạt động tạo thu nhập, (3) Tiếp cận chính sách hỗ trợ, (4) Số nhân khẩu của hộ, (5) Độ tuổi của chủ hộ và (6) Diện tích đất

Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ, thang đo mới về thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số được hình thành với sáu biến độc lập Chi tiết như sau:

(1) Trình độ học vấn của chủ hộ:

Trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo Trong đó, trình độ học vấn của người lao động là yếu tố rất đáng quan tâm, nó giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, nó còn là một công cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động Chủ hộ là người trụ cột trong gia đình, quyết định mọi việc trong gia đình bởi người trụ cột trong gia đình sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý và lựa chọn sinh kế cho cả gia đình Trình độ học vấn của cả chủ hộ và lao động trong hộ điều rất quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập/người/tháng của hộ dân tộc

Theo Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), trình độ học vấn của chủ hộ

và trình độ học vấn của lao động trong hộ cao hơn, hộ có nhiều hoạt động tạo thu nhập, hộ được sự hỗ trợ của nhà nước hay chính quyền địa phương thì thu nhập/người/tháng của hộ dân tộc sẽ tốt hơn Trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ có tác động đến thu nhập bình quân/người/tháng mạnh hơn trình độ học vấn của chủ hộ

Nguyễn Lan Duyên (2014) cũng cho rằng học vấn quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra thu nhập bởi học vấn cao sẽ dễ tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác Bên cạnh đó, học vấn cũng giúp tăng cường khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường để tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó làm tăng thu nhập

Trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ tương quan thuận với thu nhập/người/tháng của hộ, hay nói cách khác là trình độ học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn của lao động trong hộ cao hơn thì thu nhập/người/tháng của

Trang 31

hộ dân tộc sẽ tốt hơn (Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011) Nghiên cứu của Hoang Van Long và Mitsuyasu Yabe (2011) cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ

hộ ảnh hưởng đến thu nhập một cách tích cực Thu nhập bình quân đầu người cao hơn

ở các hộ gia đình có chủ hộ là người có trình độ học vấn cao vì chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn có thể quyết định tốt hơn về các hoạt động có thu nhập

Giả thuyết H1: Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng dương đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số

(2) Số hoạt động tạo thu nhập:

Tuyen Quang Tran (2015) cho rằng việc tham gia bất kỳ hoạt động phi nông nghiệp

sẽ có một tác động tích cực và đáng kể đến thu nhập hộ gia đình bình quân đầu người

Theo Hoang Van Long và Mitsuyasu Yabe (2011) thì hoạt động tạo thu nhập cho hộ gia đình người dân tộc thiểu số từ một số nguồn sau:

 Thu nhập từ nông nghiệp và lâm nghiệp: thu nhập từ cây lương thực và vườn cây, thu nhập từ chăn nuôi và thủy sản

 Thu nhập phi nông nghiệp: nghề mộc, xây dựng công trình, hoặc bán sức lao động của họ để cung cấp thêm thu nhập

 Lương: nhiều người dân tộc thiểu số tham gia vào quân đội trong chiến tranh Việt Nam, nhiều người trong số họ đã được hưởng lương theo hình thức lương hưu kể từ khi chiến tranh kết thúc

 Chuyển tiền: chuyển tiền từ các thành viên trong gia đình người làm việc trong khu vực đô thị và gửi tiền về cho gia đình của họ là một nguồn quan trọng cho thu nhập gia đình và phát triển nông thôn

Giả thuyết H2: Số hoạt động tạo thu nhập có ảnh hưởng dương đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Trang 32

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm chậm tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn Nghiên cứu của Mink và cộng sự (2004) cũng đưa ra vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu bởi nông hộ cần vốn để mua vật tư, giống, máy móc, thuê lao động,… nhằm đảm bảo tính thời vụ và giảm thiểu rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập Ngoài ra, vốn còn giúp nông hộ đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu cũng như áp dụng

kỹ thuật mới đa dạng hóa loại hình sản xuất để tránh phải bán sản phẩm với giá thấp Nông hộ gặp không ít khó khăn khi vay tín dụng chính thức do các tổ chức tín dụng thường hạn chế cho vay ở nông thôn bởi phải đối mặt với chi phí giao dịch và rủi ro cao trong khi người vay lại thiếu tài sản thế chấp và thường gặp bất trắc khó lường ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ như mất mùa, dịch bệnh, giá nông sản bấp bênh (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2014)

Nguồn lực xã hội được thể hiện ở khả năng hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, cụ thể là hỗ trợ từ các Hội nhóm, Câu lạc bộ cùng giúp

đỡ nhau làm kinh tế gia đình Những tổ chức này còn có thể tự giám sát, kiểm tra, động viên lẫn nhau cùng làm kinh tế gia đình (Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011)

Giả thuyết H3: Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có tiếp cận chính sách thì thu nhập cao hơn thu nhập của hộ gia đình không tiếp cận chính sách

(4) Số nhân khẩu của hộ:

Lao động cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng Trong điều kiện sản xuất ít được cơ giới hóa, số lượng lao động sẽ là yếu tố cơ bản giúp làm tăng thu nhập cho nông hộ (Yang, 2004)

Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) cho rằng số nhân khẩu của hộ càng tăng và độ tuổi của chủ hộ (với độ tuổi trung bình từ 50 trở lên) càng cao thì thu nhập/người/tháng của hộ dân tộc sẽ càng giảm Bên cạnh đó, thực tế nghiên cứu cho thấy, số người phụ thuộc trong hộ dân tộc thiểu số là khá cao nên trực tiếp làm giảm thu nhập bình quân/người/tháng của hộ

Giả thuyết H4: Số nhân khẩu của hộ có ảnh hưởng âm đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Ngày đăng: 12/12/2018, 23:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Văn Chiều, Trần Văn Kham (2016), Quản lý phát triển đô thị vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (109) – 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý phát triển đô thị vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Chiều, Trần Văn Kham
Năm: 2016
3. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật, số 31, trang 117-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận
Năm: 2014
4. Nguyễn Lan Duyên (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang, Tạp chí Khoa học,Trường Đại học An Giang, Quyển 3 (2), trang 63 – 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang
Tác giả: Nguyễn Lan Duyên
Năm: 2014
5. Nguyễn Ngọc Đệ, Trần Thanh Bé (2005), Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Số tạp chí 04(2005), trang 163-172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đệ, Trần Thanh Bé (2005), Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Số tạp chí 04
Năm: 2005
6. Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Nguyễn Phan Hồng Hạnh
Năm: 2015
7. Mink S., Cao Thăng Bình, & Nguyễn Thế Dũng (2004), Đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Quốc gia về đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Mink S., Cao Thăng Bình, & Nguyễn Thế Dũng
Năm: 2004
8. Mai Văn Nam và Âu Vi Đức (2009), Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 26, trang 21-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo
Tác giả: Mai Văn Nam và Âu Vi Đức
Năm: 2009
9. Mai Văn Nam và Đinh Công Thành (2011), Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 298-306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu
Tác giả: Mai Văn Nam và Đinh Công Thành
Năm: 2011
10. Lê Khương Ninh (2011), Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn, Tạp chí Ngân hàng, số 5, trang 52–57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn
Tác giả: Lê Khương Ninh
Năm: 2011
11. Lê Khương Ninh, Cao Văn Hơn (2014), Giải pháp tăng cường lượng vốn tín dụng chính thức cho sản xuất của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Ngân hàng, Số tạp chí 22(2014), trang 43-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường lượng vốn tín dụng chính thức cho sản xuất của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Lê Khương Ninh, Cao Văn Hơn (2014), Giải pháp tăng cường lượng vốn tín dụng chính thức cho sản xuất của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Ngân hàng, Số tạp chí 22
Năm: 2014
12. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ nghèo, Tạp chí Ngân hàng, số 7, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ nghèo
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi
Năm: 2011
13. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyên Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí Khoa học kinh tế, số 5 (23), trang 30-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyên Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh
Năm: 2011
15. Phạm Anh Ngọc (2008), Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế
Tác giả: Phạm Anh Ngọc
Năm: 2008
16. Lê Thị Kiều Oanh (2016), Tăng cường xóa đói, giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Tài Chính, tháng 8/2016, trang 93-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường xóa đói, giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Lê Thị Kiều Oanh
Năm: 2016
17. Đỗ Văn Quân (2013), Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng hiện nay
Tác giả: Đỗ Văn Quân
Năm: 2013
18. Vũ Ánh Tuyết (2007), Phân tích thực trạng đa dạng hoá thu nhập của nông hộ tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng đa dạng hoá thu nhập của nông hộ tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Tác giả: Vũ Ánh Tuyết
Năm: 2007
19. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb Lao động Xã hội, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2011
20. Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (2013), Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3 (2013) trang 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam
Tác giả: Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền
Năm: 2013
22. Abdulai, A. & CroleRees, A. (2001), Determinants of Income Diversification amongst Rural Households in Southern Mali, Food Policy 26, p. 437–452 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Income Diversification amongst Rural Households in Southern Mali
Tác giả: Abdulai, A. & CroleRees, A
Năm: 2001
23. FAO (2007), Handbook on Rural Household’s Livelihood and Well-Being: Statistics on Rural Development and Agriculture Household Income, United Nation, New Yorkand Geneva, p. 207-222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook on Rural Household’s Livelihood and Well-Being: "Statistics on Rural Development and Agriculture Household Income
Tác giả: FAO
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w