Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ chuyên đề trên đó thể hiện đầy đủ các đơn vị đất đai, thể hiện những đặc tính và tính chất đất đai, là cơ sở để xác định mức độ thích hợp của các loại hìn
Trang 1MỤC LỤC
Trang 21 MỞ ĐẦU
Ngày nay, người ta cố gắng tạo và tìm ra các nguồn năng lượng mới sẵn có,
rẻ tiền hơn nhằm giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên truyền thống đang dần cạn kiệt Nhưng đất đai là nguồn tư liệu sản xuất không gì thay thế được, bởi vaitrò của nó đối với con người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, lại bị giới hạn bởi diện tích và cố định về vị trí Do vậy, chúng ta phải sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý trên cơ sở hiệu quả và lâu bền
Để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả thì đánh giá đất đai là một công tác có vai trò rất quan trọng Đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, thúc đẩy sử dụng
có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này Theo quy trình đánh giá đấtđai của FAO, việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung
có ý nghĩa rất quan trọng Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ chuyên đề trên đó thể hiện đầy đủ các đơn vị đất đai, thể hiện những đặc tính và tính chất đất đai, là cơ
sở để xác định mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý
Xã Trung Nguyên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm chín thôn: Trung Nguyên, Lạc Trung, Lỗ Quynh, Thiệu Tổ, Xuân Chiếm, Đông Lỗ 1, Đông Lỗ 2, Hoàng Thạch, Tân Nguyên Trong những năm qua, dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển sản xuất mạnh
mẽ của các ngành, nghề dẫn đến đòi hỏi ngày càng tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm
Từ nhu cầu thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất ở xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Trang 32 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá đặc tính, tính chất, tiềm năng và sức sản xuất của khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của xã, trọng tâm là diện tích đất nông nghiệp Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xãTrung Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu trên phạm vi 89,76 ha đất nông nghiệp nằm trong tổng số 537,14 ha đất nông nghiệp trong toàn xã
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Trung Nguyên
- Xác định các đặc tính và tính chất đất đai để xây dựng bản đồ chuyên đề
- Xác định các LMU, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Mô tả các LMU, đề xuất giải pháp sử dụng LMU
2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của xã, số liệu thống kê, số liệu phân tích đất ( ThS Nguyễn Khắc Việt Ba ‘Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 UBND xã Trung Nguyên’, Luận văn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
- Xây dựng các bản đồ đơn tính: Sử dụng phần mềm Microstation 8i xây dựng 5bản đồ đơn tính gồm: loại đất, địa hình tương đối, độ dày tầng canh tác, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm Mirostation 8i xây dựng bản đồ đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu từ kết quả điều tra và nghiên cứu bằng phần mềm Excel
Trang 43 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Trung Nguyên.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Trung Nguyên
a Vị trí địa lý
Xã Trung Nguyên nằm cách trung tâm huyện Yên Lạc 3 - 4 km về phía Namcủa huyện, có diện tích tự nhiên là 718,98 ha, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp Đồng Văn và phường Hội Hợp – TP Vĩnh Yên
- Phía Đông giáp xã Bình Định, Đồng Cương
- Phía Tây giáp xã Tề Lỗ và Đồng Văn
- Phía Nam giáp xã Tam Hồng, trung tâm Yên Lạc
Xã Trung Nguyên có tỉnh lộ 303 chạy qua, nối liện với trung tâm huyện Yên Lạc và quốc lộ số 2, tạo nên khả năng giao lưu, đi lại khá thuận lợi với các địa bàn bên ngoài, hình thành các yếu tố thuận lợi trong quá trình đô thị hóa nông thôn Xã Trung Nguyên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, đất đai có nguồngốc phù sa đã được bồi đắp từ lâu, mặt dù qua quá trình canh tác từ trước đến nay, nhưng nhìn chung đất có chất lượng, thành phần cơ giới phù hợp với cây trồng nông nghiệp, có khả năng thâm canh tăng vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
đa dạng
b Địa hình, địa mạo
Trung Nguyên là một xã đồng bằng, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nhìn chung địa hình của xã tương đối bằng phẳng, các khu vực vàn liền kề các tuyến giao thông chính đã hình thành các cụm dân cư tập trung thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công trình, phân bố dân cư và sản xuất nông nghiệp
c Khí hậu
Khí hậu khu vực xã Trung Nguyên nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc
bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông Bắc Bộ
Theo tài liệu quan trắc đo đạc của trạm khí tượng thủy văn Vĩnh Yên bình quân nhiều năm như sau :
- Số giờ nắng trong năm là 1.650 giờ, nhiệt độ trung bình 250-270C, thấp
- Độ ẩm trung bình đạt 81,2%
- Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm từ 900-1300mm
Trang 5- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400-1600mm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-85%; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 chiếm 15-20% lượng mưa cả năm.
d Thuỷ văn
Trên địa bàn xã có hệ thống sông ngòi thuận tiện về nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân (Sông Phan và kênh đào 773)
3.1.2 Tăng trưởng kinh tế xã Trung Nguyên
- Năm 2016, kinh tế tiếp tục được duy trì và phát triển với tốc độ tăngtrưởng cao, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra
- Tổng giá trị thu nhập trong năm đạt 88,690 tỷ đồng; tăng 7,5 tỷ đồng sovới năm 2015
- Giá trị bình quân thu nhập đầu người đạt 6,3 triệu đồng/người/năm tăng0,6 triệu đồng so với năm 2015
Cơ cấu kinh tế cụ thể như sau:
- Ngành Nông nghiệp đạt 22,490 tỷ tăng 30 triệu so với năm 2015, chiếm25% giá trị của tổng giá trị sản xuất
- Ngành Công nghiệp – TTCN và XD đạt 54,5 tỷ đồng tăng 5,6 tỷ so vớinăm 2015
- Thương mại – dịch vụ đạt 11,7 tỷ đồng tăng 1,9 tỷ so với năm 2015
3.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng và dân số xã Trung Nguyên
đã đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại của nhân dân, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã trên nhiều phương diện
Trang 6- Thủy lợi: Hệ thống kênh mương của xã đã kiên cố khá tốt , hàng năm xã tổ chức tốt công tác tu bổ, củng cố, nạo vét kênh mương nên hệ thống thuỷ lợi hoạt độngrất hiệu quả Về cơ bản hệ thống thủy lợi của xã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế.
- Hệ thống điện và thông tin liên lạc: Nhìn chung hệ thống dẫn điện hoạt động tốt,đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân xã Trên địa bàn xã đã có 715 máy điện thoại cố định, bình quân 03 hộ/máy Trên địa bàn xã
đã được phủ sóng di động nên đáp ứng được phần nào nhu cầu trao đổi thông tin nhanh chóng thuận tiện, tạo đà thúc đẩy kinh tế phát triển
b Dân số và lao động
- Dân số: Xã Trung Nguyên có 2337 hộ với 10086 nhân khẩu, có 9 khu dân cư
- Lao động: Quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động thông qua việc phát triển ngành nghề, giới thiệu việc làm Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ước khoảng 90% Công tác xóa đói giảm nghèo thường xuyên
được quan tâm và đạt kết quả tốt (ThS Nguyễn Khắc Việt Ba ‘Báo cáo quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 UBND xã Trung Nguyên’, Luận văn, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam)
3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Trung Nguyên
* Thuận lợi:
- Xã Trung Nguyên nằm cách trung tâm huyện Yên Lạc 3-4 km, có đường tỉnh
lộ 303 nối liền trung tâm huyện Yên Lạc với quốc lộ số 2 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán, đi lại giữa các xã và các vùng lân cận, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội
- Diện tích đất nông nghiệp rất lớn và chủ yếu là đất phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp
- Xã có sông Phan và kênh đào 773 chảy qua cung cấp nguồn nước dồi dào cho hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản
- Tình hình chính trị, an ninh xã hội của xã luôn ổn định, điều này giúp việc giao lưu, mở rộng kinh tế của xã với các vùng lân cận diễn ra thuận lợi
* Khó khăn
Trang 7- Trình độ sản xuất của người lao động còn mang tính truyền thống thủ công, ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế nên năng suất đạt được chưa cao.
- Nguồn lao động dồi dào xong lại chủ yếu là sản xuất nông nghiệp không đượcđào tạo về kĩ thuật chuyên môn nên khó tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp, dẫn đến dư thừa lao động, thu nhập người lao động thấp
3.2 Xác định các đặc tính và tính chất đất đai để xây dựng bản đồ chuyên đề.
Căn cứ lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu cho bản đồ đất đai:
- Xã Trung Nguyên thuộc vùng đồng bằng sông Hồng
- Điều kiện tự nhiên của toàn xã, đặc điểm, tính chất đất đai và các yếu tố sinh thái nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất nông nghiệp
- Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng và nguồn tài nguyên sẵn có.Trên cơ sở đó tôi đưa ra 5 chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp xã bao gồm: loại đất, địa hình tương đối, độ phì nhiêu, độ dày tầng canh tác và thành phần cơ giới
Trang 8‘Bài giảng đánh giá đất’, Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Theo kết quả xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/1000, đất vùng nghiên cứu được phân loại thành 3 loại đất là đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa chua, đất phù sa glây
- Đất phù sa trung tính ít chua (G1) có diện tích 28,53 ha, chiếm 31,79%,
phân bố ở phía Tây Nam và trung tâm khu vực nghiên cứu Đất có chất lượng tốt, trồng được 2-3 vụ 1 năm, với các loại cây như lúa, rau màu và cây ăn quả dài ngày
- Đất phù sa chua (G2) có diện tích 44,23 ha, chiếm 49,28%, phân bố ở phía Đông Bắc và trung tâm khu vực nghiên cứu Đất có chất lượng khá, trồng được 2-3 vụ 1 năm, với các loại cây như lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày Cần bón thêm vôi để cải tạo đất
Trang 9- Đất phù sa glây (G3) có diện tích 16,99 ha, chiếm 18,93%, phân bố ở phíaNam khu vực nghiên cứu Đất có chất lượng kém, nếu không chú ý cải tạo đất thì chỉ có thể trồng được lúa Cần luân canh cây trồng cạn: 2 lúa, 1 màu, rút nước phơi ruộng, làm cỏ sục bùn ( PGS TS Trần Văn Chính (2006) ‘Giáo trình thổ nhưỡng học’, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội)
Bảng 2 Cơ cấu và diện tích các loại đất
Trang 103.2.2 Địa hình tương đối (E)
Địa hình là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến quyết định loại hình sử dụng đất, nó liên quan trực tiếp đến chế độ nước, cơ cấu cây trồng, chi phí sản xuất
(TS Luyện Hữu Cử (2017) ‘Bài giảng đánh giá đất’, Học viện Nông nghiệp
vụ màu
- Địa hình vàn (E2) có diện tích 49,73 ha chiếm 55,41% khu vực nghiêncứu, phân bố chủ yếu ở phần trung tâm của tờ bản đồ Là địa hình thích hợp cho nhiều loại cây trồng Loại hình sử dụng đất thường được áp dụng là 3 vụ: 3 lúa,
2 lúa + 1 màu hoặc 2 màu + 1 lúa
- Địa hình vàn thấp (E3) có diện tích 16,99 ha chiếm 18,93% khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam của tờ bản đồ Là địa hìnhthích hợp trồng lúa Loại hình sử dụng đất thường được áp dụng là 2 vụ lúa ( PGS TS Trần Văn Chính (2006) ‘Giáo trình thổ nhưỡng học’, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội)
Bảng 3 Địa hình tương đối trong khu vực nghiên cứu
Trang 113.2.3 Độ dày tầng canh tác (L)
Độ dày tầng canh tác là độ sâu lớp đất mặt, nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Nó thể hiện khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và được điều tra, xác định mang tính định lượng Độ dày tầng canh tác là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
(TS Luyện Hữu Cử (2017) ‘Bài giảng đánh giá đất’, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam)
Khu vực nghiên cứu độ dày canh tác được chia thành 3 cấp:
Tầng canh tác dày (L > 20 cm) (L1) có diện tích 36,60 ha chiếm 40,77%khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam của tờ bản đồ
Là loại đất có độ phì nhiêu cao, khá thích hợp với nhiều loại cây trồng nhưng ưutiên trồng lúa nước, nên tiến hành luân canh tăng vụ hợp lý
- Tầng canh tác trung bình (10 cm < L < 20 cm) (L2) có diện tích 30,13
ha chiếm 33,57% khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở phần trung tâm của tờ bản đồ, thích hợp trồng các cây hoa màu và cây cảnh
Tầng canh tác mỏng ( L < 10 cm) (L3) có diện tích 23,03 ha chiếm 25,66% khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc của tờ bản đồ Có độ phì nhiêu kém, thích hợp trồng các cây màu ngắn ngày ( PGS TS Trần Văn Chính
(2006) ‘Giáo trình thổ nhưỡng học’, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội)
Bảng 5 Độ dày tầng canh tác trong khu vực nghiên cứu
2 Trung bình (10 < L < 20 cm) L2 30,13 33,57
Đất có tầng canh tác dày có diện tích lớn nhất với 36,60 ha, chiếm
40,77%, phân bố ở phía Nam và Đông Nam khu vực nghiên cứu Đất có tầng canh tác mỏng có diện tích nhỏ nhất với 23,03 ha, chiếm 25,66% phân bố ở phíaĐông Bắc khu vực nghiên cứu
Trang 123.2.4 Độ phì nhiêu (N)
Độ phì nhiêu là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Nó là khả năng của đất đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây trồng đạt năng suất cao Độ phì nhiêu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố hóa học củađất, do đó nó chỉ mang tính tương đối Khi đánh giá độ phì nhiêu của đất phải xem xét đến các yếu tố quan trọng như: hàm lượng mùn, phản ứng đất, các chất dinh dưỡng (TS Luyện Hữu Cử (2017) ‘Bài giảng đánh giá đất’, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam)
Yếu tố độ phì nhiêu để xác định bản đồ độ phì nhiêu của đất cho xã với tỷ
lệ 1:1000 được thành 3 cấp như sau:
- Độ phì nhiêu giàu (N1): có diện tích 49,73 ha, chiếm 55,41% khu vực nghiên cứu, phân bố phần trung tâm của tờ bản đồ, có ở những vùng đất do hệ thống sông Phan bồi đắp, thích hợp với rất nhiều loại cây trồng nhưng ưu tiên trồng lúa, nên có những biện pháp thâm canh tăng vụ luân canh hợp lý và bón phân để duy trì
- Độ phì nhiêu trung bình (N2): có diện tích 30,49 ha, chiếm 33,97% khu vực nghiên cứu, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của tờ bản đồ, thích hợp với khá nhiều loại cây trồng, có thể trồng lúa, hoặc luân canh hoa màu, nên
có những biện pháp thâm canh tăng vụ luân canh hợp lý và bón phân để duy trì
và bổ sung
- Độ phì nhiêu nghèo (N3): có diện tích 9,54 ha, chiếm 10,63% khu vực nghiên cứu, phân bố ở phía Nam của tờ bản đồ Cần có các biện pháp bón phân, đặc biệt là phân xanh, phân chuồng kết hợp với bón vôi, nên tiến hành trồng xen, trồng luân canh với cây họ đậu để tăng độ phì nhiêu cho đất để trồng lúa (2, PGS TS Trần Văn Chính (2006) ‘Giáo trình thổ nhưỡng học’, Nhà xuất bảnnông nghiệp Hà Nội)
Trang 13Bảng 4 Độ phì nhiêu của đất trong khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận xã Trung Nguyên chủ yếu là đất phù
sa nên đất ở đây có độ phì nhiêu biến động từ giàu, trung bình đến nghèo Trong
đó độ phì nhiêu giàu có diện tích lớn nhất với 49,73 ha chiếm 55,41% phân bố ởtrung tâm khu vực nghiên cứu do có sự bồi đắp của sông Phan Độ phì nhiêu nghèo có diện tích nhỏ nhất với 9,54 ha chiếm 10,63%, phân bố ở phía Nam khuvực nghiên cứu
Trang 143.2.5 Thành phần cơ giới (C)
Thành phần cơ giới ảnh hưởng đến vấn đề trao đổi khí, hấp thụ chất dinh dưỡng và chế độ nước của cây trồng, nó là yếu tố quan trọng trong việc đánh giákhả năng thoát nước và giữ nước của đất Là một trong những chỉ tiêu quyết định sự phân bố các loại cây trồng (TS Luyện Hữu Cử (2017) ‘Bài giảng đánh
giá đất’, Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Yếu tố thành phần cơ giới để xác định bản đồ thành phần cơ giới cho xã với
tỷ lệ 1:1000 được thành 3 cấp như sau:
- Thành phần cơ giới nhẹ (C1) có diện tích 51,57 ha, chiếm 57,45% khu vực nghiên cứu, phân bố ở phía Đông Đông Bắc của tờ bản đồ Nó những đặc tính lý, hóa học và sinh học phù hợp cho nhiều loại cây trồng, vừa dễ làm đất và chăm bón có năng suất cao
- Thành phần cơ giới trung bình (C2) diện tích 21,20 ha, chiếm 23,62% khu vực nghiên cứu, phân bố ở phần trung tâm của tờ bản đồ
Thành phần cơ giới nặng (C3) diện tích 16,99 ha, chiếm 18,93% khu vực nghiêncứu, phân bố ở phía Nam và Tây Nam của tờ bản đồ Đất có những đặc tính lý, hóa học và sinh học khiến cây trồng khó hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất và
làm đất hơi khó khăn ( PGS TS Trần Văn Chính (2006) ‘Giáo trình thổ
nhưỡng học’, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội)