1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Tin học

19 871 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 15,6 MB
File đính kèm ung_dung_CNTT_trong_giang_day_va_kiem_tra_danh_gia.zip (17 MB)

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm “ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH” được thực hiện nhằm góp một phần nhỏ vào quá trình đổi mới việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Tin học nói riêng và tiến tới đổi mới toàn diện trong việc dạy và học môn Tin học trong trường phổ thông

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu của sáng kiến 3

3 Giới hạn của sáng kiến 4

B NỘI DUNG 1 Cơ sở viết sáng kiến 4

1.1 Cơ sở khoa học 5

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 5

2 Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 6

a Thuận lợi 6

b Khó khăn 6

3 Các giải pháp/ biện pháp thực hiện 7

a Trong giảng dạy 7

b Trong kiểm tra đánh giá 9

* Tải và cài đặt ứng dụng chạy trên nền web 9

* Tạo ngân hàng đề thi 10

* Tạo bài kiểm tra 12

* Cho học sinh làm bài kiểm tra 13

* Nhận xét 15

- Ưu điểm: 15

- Hạn chế: 15

4 Hiệu quả của sáng kiến 15

C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 16

2 Kiến nghị 16

Trang 2

A MỞ ĐẦU:

1 Lí do chọn đề tài:

 Để đáp ứng yêu cầu xã hội, hòa nhập toàn cầu, ngành giáo dục thực hiện mục tiêu: Xây dựng con người mới XHCN; Đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; Đào tạo con người đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Hiện nay công nghệ thông tin mang lại thành tựu đáng kể cho con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần đáng kể trong mục tiêu trên Trong những năm gần đây nhà nước đã rất quan tâm về việc giảng dạy Tin học trong nhà trường Trong nhà trường thì việc đào tạo tin học cho học sinh sao có chất và lượng đó là nhiệm vụ hàng đầu Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tin học, có kiến thức cơ bản, kỹ năng sơ đẳng từ đó tạo nền móng cho các em học và tự học nâng cao kiến thức sau này

 Đặc trưng của Tin học vừa là một môn học, tức có đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng, đồng thời vừa là một phương tiện được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

 Để việc dạy và học môn Tin học đạt được kết quả tốt, ngoài yếu tố giảng dạy, truyền đạt kiến thức, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng là một vấn

đề hết sức quan trọng Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá, chúng ta sẽ thấy được hiệu quả của việc giảng dạy

 Đổi mới giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan, giúp người dạy và người học nhìn nhận được đúng thực chất của việc dạy học, từ đó có những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học

 Một trong những yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã và đang thực hiện là cần tiến hành một cách đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra - đánh giá Nếu không đổi mới kiểm tra - đánh giá thì việc đổi mới về phương pháp dạy học sẽ trở nên vô nghĩa

 Mặc khác, Việc kiểm tra đánh giá môn Tin học vẫn còn được tiến hành theo một cách truyền thống (giống như các môn học khác), nghĩa là vẫn phải biên soạn đề, trộn đề (nếu là trắc nghiệm), in đề (và photocopy), cho HS làm bài, chấm bài (bằng tay, thủ công), vào điểm, trả bài cho HS, thống kê kết quả làm bài và báo cáo cho nhà trường (nếu có yêu cầu)

Trang 3

 Các bước tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công (chỉ có giai đoạn soạn đề và trộn đề là làm trên máy), và như vậy sẽ gây ra một số hệ quả như:

 Mất nhiều thời gian của GV trong việc in ấn, photocopy đề cho HS làm,

và chấm trả bài cho HS;

 Tốn kém trong việc in ấn và photocopy đề kiểm tra;

 Việc thống kê kết quả làm bài kiểm tra khó có thể đầy đủ và chính xác (vì phải làm thủ công trên nhiều lớp, nhiều HS);

 Việc chấm bài thủ công có thể cho kết quả không chính xác và khách quan (ví dụ: HS ghi chữ không rõ, chọn đáp án mập mờ, chọn nhiều hơn 1 đáp án, …), điều này có thể dẫn đến việc yêu cầu chấm phúc khảo của HS

và sẽ làm mất thêm thời gian và công sức

 Nhiều GV cũng đã và đang tích cực ứng dụng CNTT để tổ chức kiểm tra đánh giá nhằm giảm bớt thời gian, công sức, tiền của và cải thiện hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT còn gặp một số khó khăn như: một số phần mềm chưa hỗ trợ giao diện tiếng Việt, chưa hỗ trợ phông tiếng Việt, chưa tổ chức thành cơ sở dữ liệu lưu trữ lâu dài đề kiểm tra, kết quả làm bài của HS để có thể dùng lại về sau, chưa có chức năng chấm điểm, thống kê kết quả kiểm tra, việc kiểm tra phải có sự giám sát chặt chẽ của GV, …

Trên tinh thần đó, sáng kiến kinh nghiệm “ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH” được thực

hiện nhằm góp một phần nhỏ vào quá trình đổi mới việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Tin học nói riêng và tiến tới đổi mới toàn diện trong việc dạy và học môn Tin học trong trường phổ thông

2 Mục tiêu của sáng kiến:

 Sử dụng những kiến thức thiết kế web hoặc đơn giản hơn là sử dụng các trang mạng xã hội hoặc tham gia “trường học kết nối” để tạo môi trường giao tiếp với học sinh ngoài thời gian ở trong trường lớp Ở đó, học sinh có thể nắm bắt nhanh được yêu cầu của giáo viên; giáo viên có thể chia sẻ những tài liệu để học sinh nghiên cứu nội dung, chuẩn bị bài trước ở nhà; những em học sinh chậm có thể xem lại bài giảng của thầy cô và hoàn thành những nội dung còn thiếu

Trang 4

 Áp dụng những website, phần mềm hỗ trợ giáo viên soạn và cho học sinh kiểm tra trực tuyến để nắm bắt nhanh tình hình tiếp thu, học tập của học sinh

và giảm áp lực công việc cho người thầy (không phải mang các xấp bài kiểm tra về nhà chấm)

3 Giới hạn của sáng kiến:

Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng cho dạy học trực tuyến và kiểm tra đánh giá

bộ môn tin học, dần hướng tới có thể áp dụng cho tất cả các bộ môn khác

Không gian thực hiện: GV có thể triển khai trong hệ thống mạng cục bộ

(khoảng 48 máy tính học sinh + 1 máy server của giáo viên) hoặc trên nền tảng của Internet

Thời gian thực hiện: năm học 2017 - 2018

B NỘI DUNG:

1 Cơ sở viết sáng kiến:

1.1 Cơ sở khoa học (Các khái niệm cơ bản, lý thuyết, kết luận khoa học trên

các tạp chí chuyên ngành, lý luận khoa học, luận chứng khoa học về vấn đề lựa chọn nghiên cứu của sáng kiến)

 Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

 Theo đó, đến năm 2020, phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các

cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục và đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến

 Đề án cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học Cụ thể, tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục

vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác

 Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung qua mạng

Trang 5

phục vụ học sinh, giáo viên giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; ứng dụng dạy - học thông minh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, địa phương

có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả

 Ngoài ra, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo đại học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo trong giáo dục đại học; triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở đào tạo đại học; lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến của nước ngoài phù hợp với điều kiện trong nước; hình thành một số cơ sở đào tạo đại học trực tuyến trên cơ sở các trường hiện có bằng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, doanh nghiệp

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý:

- Cơ sở chính trị: Các Văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị, …, của Đảng liên quan đến

vấn tới vấn đề thực hiện sáng kiến.

 Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học

 Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông

- Cơ sở pháp lý: Các văn bản của Nhà nước, của Ngành, của tỉnh, địa phương

liên quan đến vấn tới vấn đề thực hiện sáng kiến.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4116/BGDĐT, ngày 08/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2017-2018 đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT):

a) Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh và các nhà trường khai thác kho bài giảng e-Learning của Bộ GDĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học Kho bài giảng e-Learning tập hợp các bài giảng có tính tương tác cao, hỗ trợ học sinh tự học, tự ôn tập nâng cao kiến thức, giúp giáo viên tham khảo đổi mới nội dung phương pháp dạy học; tiếp tục khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-learning để đóng góp vào các kho bài giảng của trường, phòng, sở và Bộ GDĐT

Trang 6

b) Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học Hạn chế lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng

c) Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường d) Triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy - học Cần có lộ trình triển khai phù hợp, tổ chức thí điểm để đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện mô hình sao cho phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, làm cơ sở để triển khai nhân rộng

2 Thực trang của vấn đề cần giải quyết:

a Thuận lợi:

 Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet, khối lượng tri thức được tăng lên đáng kể, đặc biệt là việc học hỏi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm càng trở nên dễ dàng hơn, giúp cho GV có cơ hội học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau

 Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước triển khai một cách có hệ thống

và đại trà về chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của môn học

 Ngày càng có rất nhiều phần mềm có thể ứng dụng vào công tác dạy học

và kiểm tra, đánh giá, giúp cho GV giảm được rất nhiều công sức trong việc soạn bài giảng và bài kiểm tra, cũng như việc chấm bài kiểm tra sẽ nhanh chóng và chính xác hơn

 Trường được xây dựng mới nên được trang bị cơ sở vật chất mới 100% thuận tiện cho việc triển khai thực hiện

b Khó khăn:

 Cuối cùng, môn Tin học được coi là môn “phụ” nên ý thức, thái độ của

HS và cả GV đều mang tâm lý coi nhẹ, “coi thường” môn học Giáo viên

ít có sự đầu tư để cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học HS cũng xem thường, không học bài, chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ như các môn học chính khác

Trang 7

3 Các giải pháp/ biện pháp thực hiện:

a Trong giảng dạy:

- Sử dụng mạng xã hội: Mạng xã hội nói chung và Facbook nói riêng

được nhiều người sử dụng đặc biệt là các em học sinh nên tôi đã sử dụng

để chia sẻ thông báo, nội dung bài học cho các em nghiên cứu trước ở nhà hoặc dành cho những em học sinh chậm có thể về nhà xem lại

- Sử dụng website: Sử dụng Facebook rất tiện lợi và ai cũng có thể sử

dụng được Tuy nhiên theo thời gian thì những tin bài chúng ta đăng sẽ bị trôi đi khiến học sinh muốn kiếm lại rất khó khăn Chính vì vậy, tôi mới lập ra 1 website thaihoait.com với khẩu hiệu “Cùng nhau khám phá, cùng nhau học tập” để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thủ thuật, … cho mọi người

Giao diện của website

Trang 8

- Sử dụng kênh Youtube để chia sẻ bài giảng/ tài liệu: Tôi đã xây dựng 2 kênh Thầy Hòa Tin học ( https://goo.gl/H3yauW ) và ThaihoaIT ( https://goo.gl/bmRtga )

Các em có thể cập nhật báo bài/ những thông báo từ giáo viên một cách nhanh chóng

Học sinh có thể

theo dõi nội dung

bài học ở trong

mục Học tập

Trang 9

b Trong kiểm tra đánh giá: Tôi xây dựng 1 trang web kiểm tra trắc

nghiệm trực tuyến tại địa chỉ http://tracnghiem.thaihoait.com dựa trên mã

nguồn của tanphu.net nay là trang sinhvienit.net do tác giả Vũ Thanh

Lai việt hóa Học sinh chỉ cần đăng ký thành viên, đăng nhập vào tài khoản và làm bài kiểm tra Sau khi làm bài xong, học sinh sẽ biết ngay kết quả bài làm của mình và có thể xem lại những bài kiểm tra mình đã thực hiện

Để thực hiện được điều này, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

Tải code chương trình trắc nghiệm Tải code kiểm tra trắc nghiệm về

máy tính của mình tại địa chỉ: https://goo.gl/mw7hVD

Cài đặt:

B1 Bạn Upload toàn bộ code lên host (bạn cũng có thể sử dụng các phần mểm giả lập để biến máy tính của giáo viên thành máy chủ web)

B2 Sau đó chạy đường dẫn http://webban.xyz/đường dẫn trang trắc nghiệp/install hoặc http://localhost/ đường dẫn trang trắc nghiệp/install

B3 Làm từng bước theo hướng dẫn đến khi thành công

B4 Sau khi cài xong thì nhớ xoá hoặc đổi tên thư mục install

 Đăng nhập tài khoản với quyền quản trị

Trang 10

Tạo ngân hàng đề thi (hệ thống câu hỏi, chủ đề của các câu hỏi)

Trang 11

Để tạo một câu hỏi mới, chúng ta sẽ nhấn chuột vào biểu tượng trang giấy trắng.

Trang 12

+ Lựa chọn loại câu hỏi thích hợp

+ Lựa chọn đề tài câu hỏi tương ứng

+ Chọn số câu trả lời cho câu hỏi

+ Nhập nội dung câu hỏi và câu trả lời ở các ô tương ứng và đánh dấu chọn nội dung đáp án đúng

+ Nhập giá trị điểm của câu hỏi

+ Nhấn nút cập nhật hoặc cập nhật / tạo câu hỏi mới.

Trang 13

Tạo bài kiểm tra: Từ những câu hỏi đã có, chúng ta sẽ đưa nó vào bài kiểm

tra bằng cách nhấn chuột vào dòng chữ quản lý bài kiểm và làm theo các bước sau:

B1 Nhấn chuột vào biểu tượng trang giấy trắng để tạo bài kiểm tra mới và

điền đầy đủ thông tin cần thiết Sau đó nhấn nút cập nhật hoặc cập nhật / chuyển qua câu hỏi.

Trang 14

B2 Thêm câu hỏi vào đề thi vừa tạo bằng cách chọn câu hỏi ở phần ngân hàng đề và nhấn dấu + để thêm vào đề thi.

Cho học sinh làm bài kiểm tra: GV sẽ vào phần quản lý bài kiểm và đánh

dấu vào bài kiểm tra tương ứng

Trang 15

- Lúc này trang làm bài học sinh sẽ có dạng:

- Học sinh sẽ nhấn vào tên bài kiểm tra cần thực hiện và bắt đầu làm bài

Mẫu bài kiểm tra

Trang 16

Hình ảnh học sinh làm kiểm tra trực tuyến

- Sau khi đánh dấu chọn đầy đủ các câu trả lời, học sinh nhấn vào nút trả lời

để nộp bài và kết quả bài làm sẽ hiển thị ngay trên màn hình của học sinh

Nhận xét:

Ưu điểm:

Trang 17

 Đề thi, kết quả thi được tổ chức thành cơ sở dữ liệu lưu trữ lâu dài trên máy, cho phép GV dùng lại về sau;

 Hệ thống chạy trên nền Web, do đó không cần cài đặt thêm module cho các máy con của HS (chỉ cần cài trên máy chủ của GV);

 Toàn bộ hệ thống và dữ liệu được lưu trữ trên máy của GV (không nhất thiết phải là máy chủ - Server) Do đó, sau khi tổ chức kiểm tra, việc xem

và thống kê kết quả làm bài, GV có thể làm ở nhà (hoặc bất cứ nơi nào);

 HS biết được kết quả ngay sau khi làm bài;

Hạn chế:

 Chỉ mới hỗ trợ dạng đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn;

 Giao diện biên soạn đề thi chưa thực sự tiện dụng, đặc biệt đối với các câu hỏi có hình ảnh minh họa;

 Chức năng thống kê còn đơn giản, chưa hỗ trợ định dạng để in ra giấy;

 Chương trình chỉ chạy tốt trên trình duyệt web Internet Explorer, Google Chrome, chạy không tốt trên Mozila Firefox

4 Hiệu quả của sáng kiến: Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra đánh giá môn

Tin học ở trường THCS Đặng Trần Côn từ năm học 2015 - 2016 đến nay, Tôi thu được một số kết quả sau:

 Giáo viên giảm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí khi tiến hành kiểm tra Cụ thể là:

o Không phải mất thời gian xáo trộn đề, in ấn và photocopy đề kiểm tra

o Không phải mất công định dạng lại các đề kiểm tra như trước đây

o Không mất chi phí cho việc photocopy đề kiểm tra

o Không phải lo ngại về tính bảo mật của đề thi (nếu đem ra tiệm photocopy thì có thể bị lộ đề)

 Đối với kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết và thi học kỳ: Học sinh làm bài nhanh hơn, kết quả tốt hơn, có hứng thú làm bài hơn so với cách tổ chức kiểm tra trước đây vì có thể biết điểm và xem đáp án ngay trên máy của mình

 Đề kiểm tra được lưu trữ lại để sử dụng cho các năm học sau

C, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

1 Kết luận: Đề tài đã nêu rõ được: Cách sử dụng các phương tiện như mạng xã

Ngày đăng: 11/12/2018, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w