Với các dự báo về nhu cầu thép như trên cho thấy triển vọng của nghành thép Việt Nam trongtương lai nhưng điều quan trọng là việc chọn thị trường ưu tiên nào để kinh doanh sản phẩmthép d
Trang 1XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CHO KINH DOANH THÉP “ NSV “ TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG VIỆT NAM CỦA
CÔNG TY TNHH NATSTEELVINA
NỘI DUNG BẢNG TÓM TẮT
1 Giới thiệu chung về công ty TNHH NatSteelVina
2 Thị trường thép Việt Nam triển vọng và Lựa chọn thị trường mục tiêu, các vấn đề
trong ưu tiên cạnh tranh
3 Xác định công suất sản xuất và công nghệ sản xuất.
4 Xây dựng chuỗi cung ứng.
5 Hoạch định kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
6 Xây dựng kế hoạch nguồn lực, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo kế hoạch kinh
doanh đề ra
7 Lập kế hoạch điều độ tiến hành sản xuất.
8 Hoạch định chiến lược về quản trị chất lượng.
Trang 2I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NATSTEELVINA
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH NatSteelVina :
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty :
• Công ty trách nhiệm hữu hạn NatSteelVina, được thành lập theo giấy phép đầu tư
số 711/GP của uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư, ký ngày 02 tháng 11 năm1993
• Công ty liên doanh có tên gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn NatSteelVina, têngiao dịch là : NatSteelVina Co.,Ltd: Tên sản phẩm NSV
• Trụ sở đặt tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên
• Điện thoại : 84- 0280- 3832258/ 3832336
• FAX : 84.0280.3832292
• Website : www.natsteelvina.com ; Email: nsv@natsteelvina.com
• Tài khoản : 102010000442880, Ngân hàng công thương Lưu Xá- Thái Nguyên
Thời điểm thành lập và quy mô hiện tại của công ty:
• Quá trình xây dựng : Từ 01/2/1994 ÷ 18/2/1995
• Tổng giá trị đầu tư : 21,756,000 USD ( Kể cả vốn lưu động )
• Góp vốn liên doanh : 10,026,000 USD, Trong đó :
+ Phía nước ngoài : 57% do tập đoàn thép lớn nhất Singapore là NatSteelHoldings Singapore làm chủ sở hữu Tập đoàn NatSteel Holdings Singapore là mộtphần của Tập đoàn Tata có chụ sở chính đặt tại Ấn Độ
+ Phía Việt Nam : 43% Do tổng công ty thép Việt Nam VnSteel làm chủ sởhữu
Trang 3• Quy mô hiện tại của công ty : 250, 000 tấn thép cán/năm Công suất thiết kế khimới thành lập năm 1995 là : 120,000 tấn thép cán/năm, với vốn đầu tư và côngsuất như trên thì công ty tương ứng với một doanh nghiệp sản xuất thép có quy
mô trung bình trong nhóm II trong phân nhóm các nhà sản xuất thép tại ViệtNam
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH NatSteelVina :
• Ngày 18/2/1995 : Tiến hành chạy cán thử sản phẩm thép cuộn 6mm
• Năm 1998 : Công ty đưa dây truyền sản xuất thép cây từ phi 9 đến phi 25mm
• Năm 2011 công ty nâng cấp nhà máy với dây truyền hiện đại nâng công suất lên2,5 lần với tổng chi phí đầu tư 12 triệu USD
1.2 Chức năng nhiệm vụ của của công ty :
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty :
• Chức năng sản xuất của công ty : sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kết thép phục
vụ ngành công nghiệp xây dựng
• Công ty có nhiệm vụ chính đó là thực hiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh TháiNguyên và các tỉnh lân cận nhằm chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu bán hàng tạicác tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam, góp phần vào công cuộc xây dựng và pháttriển kinh tế các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
• Nâng cao chất lượng các mặt hàng sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường sức cạnhtranh và mở rộng thị trường
• Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở là chủ động và tuân thủ nghiêmchỉnh các quy định của pháp luật
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
Công ty trách nhiệm hữu hạn NatSteelVina chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩmthép cán ( Thép cuộn và thép thanh vằn ) mang thương hiệu NSV Sản phẩm được sản xuấttheo các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đảm bảo các nhu cầu phục vụ nền công nghiệp xâydựng và xây dựng dân dụng Cụ thể các loại sản phẩm do công ty sản xuất được miêu tả tronghình sau :
Trang 4II - THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM TRIỂN VỌNG - LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ CÁC ƯU TIÊN TRONG CẠNH TRANH.
2.1. Triển vọng của thị trường thép Việt Nam.
Về ngắn hạn:
Mặc dù được sự hỗ trợ khá tích cực từ phía chính phủ nhưng thị trường BĐS vẫn chưa
có dấu hiệu phục hồi Gói cho vay hỗ trợ thị trường BĐS 30,000 tỷ đồng với lãi suấtthấp 6%/năm vẫn còn nhiều bất cập nên nhiều khả năng sang 2014 thị trường BĐSmới dần ấm trở lại Vì vậy do nhu cầu tiêu thụ thấp nên ngành thép quý 3,4 sẽ vẫn ếẩm
Bộ công thương và VSA dự kiến sản lượng ngành thép năm 2013 chỉ tăng 2% so vớinăm 2012 và đạt ở mức 10.93 triệu tấn
Về dài hạn.
Thép là nguyên liệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế Hiện tỷ lệ tiêu thụ thép bìnhquân của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, 122 kg thép/người năm 2012 so với mức bìnhquân 193 kg của thế giới và 275 kg của khu vực ASEAN
Trong dài hạn, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng tiếp
Trang 5tục là yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng thép Tốc độ đô thị hoá trung bình hàng nămcủa Việt Nam trong 10 năm qua vào khoảng 3.4%; tỷ lệ ước tính trong 10 năm tới vàokhoảng 3% Theo kế hoạch, tỷ lệ đô thị hoá có thể đạt 50% vào năm 2025.
Vì vậy, triển vọng dài hạn của ngành thép Việt Nam vẫn có nhiều nhận định lạc quantrong tương lai, mặc dù còn những thách thức về nhu cầu thấp, giá điện tăng, tỷ giátăng mà các công ty thép nội địa phải đối mặt trong năm 2013
Xem bảng sản lượng thép và nhập khẩu thép của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN)
2.1.1 Dự báo nhu cầu trong giai đoạn 2013 – 2017.
Trang 6Theo dự báo của hiệp hội thép thế giới World Steel & World bank, tiêu thụ thép bình quânđầu người Việt Nam năm 2012 là 122 kg/người đây là mức thấp trong khu vực
Hiệp hội thép Việt Nam ( VSA ) cũng có một số dự báo về nhu cầu cũng như mức độ tăngtrưởng của nghành công nghiệp thép Việt Nam từ năm 2012 – 2017 theo bảng dưới đây
Trang 7Với các dự báo về nhu cầu thép như trên cho thấy triển vọng của nghành thép Việt Nam trongtương lai nhưng điều quan trọng là việc chọn thị trường ưu tiên nào để kinh doanh sản phẩmthép do công ty TNHH NatSteelVina sản xuất có hiệu quả cao nhất sức cạnh tranh lớn nhất và
có hiệu quả nhất Nhưng quan trọng nhất là xác định thị trường mục tiêu nào và ưu tiên cạnhtranh nào cho việc cung ứng sản phẩm thép của công ty TNHH NatSteelVina
2.2 Xác định thị trường mục tiêu và ưu tiên cạnh tranh
Việc xác định thị trường mục tiêu thông qua các cuộc khảo sát thực tế trong hiện tại và dựbáo nhu cầu thị trường nhắm đến trong tương lai Thông qua các cuộc khảo tại thị trường 29tỉnh miền Bắc và Bắc miền trung ( thống kê chi tiết trong biểu đồ)
Trang 8Cùng với số liệu khảo sát trên việc xác định thị trường mục tiêu còn phụ thuộc vào các ưu tiên cạnh tranh mà công ty TNHH NatSteelVina sẽ áp dụng đối với từng thị trường sau khi phân tích về nhu cầu trong ngắn hạn, dài hạn và tâm lý tiêu dùng cùng hành vi mua của người ra quyết định mua loại sản phẩm nào cho công trình của mình Chính vì vậy việc phân tích để lựa chọn thị trường mục tiêu được chia làm 02 phần : Phần 1 là xác định độ hấp dẫn của thị trường và phần 2 là xác định lợi thế kinh doanh của sản phẩm thép NSV tại thị trường
mà ta muốn nhắm đến
2.2.1 Xác định mức độ hấp dẫn của thị trường :
Việc xác định mức độ hấp dẫn của thị trường trong khuôn khổ bài viết nhóm chỉ xác định trong 2 yếu tố chính:1 - Là mức độ hấp dẫn của thị trường căn cứ vào nhu cầu và thị phận hiện tại của sản phẩm NSV tại thị trường đang xét tới 2- Là các lợi thế của sản phẩm NSV tạinhững thị trường ta đang nhắm tới
1 So sánh mức độ hấp dẫn tại các thị trường 29 tỉnh từ miền bắc miền Trung
Với số liệu từ các cuộc khảo sát Các tỉnh, thành phố có nhu cầu cao như Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình Các tình này hầu hết thuộc khu vực trung du Bắc Bộ và Bắc miền trung
Trang 9Căn cứ vào nhu cầu của các tỉnh nhận thấy mức độ hấp dẫn của thị trường về nhu cầu của cáctỉnh, thành phố Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Bình, Hải Phòng.Bên cạnh đó hiện tại thị phần của NSV tại các thị trường đang nói tới vẫn đang thấp do vậyđây là cơ hội đưa sản phẩm NSV vào các thị trường trên.
2 Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm NSV tại các thị trường trên :
Khi đưa sản phẩm NSV vào thì trường việc cân nhắc lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tại thịtrường xét tới là một trong những yêu cầu quan trọng Căn cứ vào mức độ hấp dẫn của thịtrường ở trên nhóm tiến hành xét tới lợi thế cạnh tranh của sản phẩm NSV với các nhà sảnxuất khác
• Thị trường Hà Nội là thị trường có nhu cầu lớn nhất ngoài ra Hà Nội còn là trung tâmtrung chuyển các loại mặt hàng nói chung và sản phẩm thép nói riêng đi ra các tỉnh lâncận Hiện tại sản phẩm NSV đã có mặt tại thị trường Hà Nội trên 15 năm đây cũng là lợithế để cạnh tranh Ngoài ra với khoảng cách về địa lý cước phí vận tải cũng không quá caocũng tạo lợi thế cho việc kinh doanh sản phẩm NSV tại thị trường Hà Nội Bên cạnh đómột khó khăn lớn nhất khi đưa sản phẩm vào thị trường Hà Nội là do nhu cầu lớn, các nhàsản xuất đều đưa sản phẩm vào thị trường này Hiện tại, tại thị trường Hà Nội có 19 nhàsản xuất đưa sản phẩm vào Chính vì vậy, cạnh tranh rất khốc liệt đang từng ngày từng giờdiễn ra Cạnh tranh bằng nhiều hình thức như chất lượng, giá, công nợ, thậm trí còn nhiều
Trang 10hình thức cạnh tranh không lành mạnh ( Trong bài nhóm không đưa thị trường này vào ưutiên)
• Thị trường Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng về mặt hấp dẫn thông qua nhu cầu caonhưng tại mỗi tỉnh trên đều có ít nhất một nhà máy sản xuất thép có quy mô trong nhóm 1,
và 2 của phâm nhóm các nhà máy sản xuất thép của Việt Nam Chính vì vậy lợi thế cạnhtranh của sản phẩm NSV tương đối thấp so với các nhà máy sản xuất thép tại địa phương
• Thị trường Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Đây là thì trường truyền thốngtrước đây của NatSteelVina Nhưng sau một thời do năng lực sản xuất bị hạn chế bên cạnh
đó là do khoảng cách địa lý là cho cước phí vận chuyển trên tấn hàng hóa cao ( Giá thépthời điểm 2009 đạt 9,5 Triệu đồng/tấn giá vận chuyển 0.5 triệu đồng/tấn) do vậy thị phầnkhông được duy trì giảm sút Nhưng hiện nay sau việc tăng công suất nhà máy và giá thépluông đạt mức 14- 15 triệu đồng/tấn chính vì vậy tỉ trọng đơn giá vận chuyển trong giáthành giảm mặc dù hiện tại giá vận chuyển đến Quảng Bình 0.55 triệu đồng/ tấn Bêncạnh đó là sản phẩm được sản xuất từ cái nôi của nghành công nghiệp luyện kim ViệtNam cũng là điểm thuận lợi cho việc đưa sản phẩm NSV vào thị trường các tỉnh trên.Xuất phát từ những phân tích ở trên nhóm đưa ra quyết định việc kinh doanh sản phẩm NSVtại thị trường Bắc miền trung gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Bêncạnh đó nhóm cũng xác định các ưu tiên cạnh tranh chính cho việc đưa sản phẩm NSV vào thịtrường trên gồm các cạnh tranh về chi phí, chất lượng và Linh hoạt đây sẽ là các ưu tiên cạnhtranh chính cho chiến lược đưa sản phẩm NSV vào thị trường các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình Trong đó:
• Cạnh tranh về chi phí thông qua thế mạnh về quản lý cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tinh giản,thiết bị máy móc hiện đại và hao phí nguyên, nhiên vật liệu thấp cùng với đội ngũ cán bộnhân viên luôn được cập nhật kiến thức và đào tạo trong nước và nước ngoài
• Cạnh tranh về chất lượng thông qua quá trình kiểm soát chất lượng nguyên, nhiên vật liệuđầu vào, kiểm soát trong quá trình sản xuất và sản phẩm thành phẩm Bên cạnh đó chấtlượng dịch vụ cũng được cải tiến liên tục thông qua các cuộc khảo sát, đo lường sự thỏa
Trang 11mãn của khách hàng Với tuân chỉ khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của công tyTNHH NatSteelVina.
• Cạnh tranh về sự linh hoạt là đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng,Cải tiến liên tục các khâu sản xuất, đưa ra các loại sản phẩm mới, điều chỉnh linh hoạt kếhoạch sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong mọi trường hợp
III - XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT :
3.1 Xác định công xuất sản xuất :
Căn cứ vào số liệu khảo sát tại các thị trường trên và các yêu tố tác động đến nhu cầu tiêu thụ như mùa vụ , thời tiết, mùa nhu cầu cao, thấp, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu thịphần tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nhóm xây dựng mục tiêuđưa các sản phẩm trên vào thị trường như sau :
Với kế hoạch trên sau khi tính toán nhu cầu hiện tại cùng với việc bổ sung sản lượng vàocác tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì công xuất sản xuất của nhà cánđạt 300 nghìn tấn/năm hệ số vượt thiết kế 25% Hệ số kích thước sản phẩm trung bình
∅13mm
3.2 Giới thiệu công nghệ cán thép
Cán là một hình thức gia công bằng áp lực để thay đổi hình dạng và kích thước của vậtthể kim loại dựa vào biến dạng dẻo của nó
Yêu cầu quan trọng quá trình cán là ứng suất nội biến dạng dẻo không được lớn, đồngthời kim loại vẫn giữ được độ bền cao
Trang 12Trường hợp do yêu cầu công nghệ, chẳng hạn cán thép tấm mỏng dưới 1mm thì phải cánnguội vì cán nóng sẽ sinh vẩy thép khá dày so với thành phẩm.
Căn cứ theo nhiệt độ trong quá trình tái kết tinh để phân chia cán nguội và cán nóng thìđối với thép nhiệt độ đó là 600 0C÷650 0C Nên coi rằng:
* Cán thép ở nhiệt độ dưới 400 0C ÷ 450 0C là cán nguội
* Cán thép ở nhiệt độ lớn hơn 600 0C ÷ 650 0C là cán nóng
Trong công nghệ sản xuất thép xây dựng người ta thường sử dụng công nghệ cán nóng.Công nghệ cán thép được mô phỏng bằng hình dưới đây
3.3 Phân loại công nghệ cán nóng và lựa chọn công nghệ
Giá nguyên, nhiện liệu liên tục tăng để đảm bảo cạnh tranh thông qua giảm giá thànhbằng giảm nguyên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất Để làm được điều này chỉ thôngqua chọn lựa công nghệ cho nhà máy cán thép
Hiện nay công nghệ cán thép được chia ra làm 3 loại công nghệ chính :
1- Công nghệ cán thép thủ công là công nghệ cán lạc hậu được sử dụng từ những nămđầu thế kỷ 20 cho đến những năm 60 của thế kỷ 20 công nghệ này hoàn toàn dùngsức người để làm công tác nạp phôi – Hiện nay các nhà sản xuất không sử dụnghiện tại chỉ sử dụng trong các hộ sản xuất nhỏ như các xưởng sản xuất tư nhân tại
Đa Hội Bắc Ninh
Trang 132- Công nghệ cán liên tục sử dụng công nghệ Analog : Đây là công nghệ mang tínhday truyền tự động đầu tiên trong công nghệ này có thể phân làm 02 loại tự độngtoàn phần và bán phần
- Tự động bán phần là hệ thống cán, tự động hóa từ khâu cán trung ra bán thànhphẩm và cán tinh ra sản phẩm thành phẩm, còn phần cán thô không tự động Toàn
bộ hệ thống này được điều khiển bằng hệ thống điều khiển Analog Hệ thống nàyđược xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ 20 đến nay tại Việt Nam vẫn còn hoạt độngtại một số nhà máy đang sử dụng công nghệ này
- Hệ thống tự động toàn phần là hệ thống cán mà trong toàn bộ quá trình sản xuấtđược tự động hóa toàn bộ nhưng sử dụng công nghệ điều khiển Analog toàn bộhoặc lại giữa Analog và điều khiển số Công nghệ này phát triển từ đầu những năm
80 thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 hiện nay một số nhà máy sản xuất thép tại Việt Namvẫn đang sử dụng
Với công nghệ Analog hệ thống làm việc phức tạp và không ổn định các thiết bịcông kềnh tiêu hao năng lượng lớn Công nghệ lại giữa Analog và số có nhiều phứctạp trong điều khiển
3- Công nghệ cán liên tục sử công nghệ điều khiển số là công nghệ cán liên tục 1dòng điều khiển toàn bộ phần mềm điều khiển Với công nghệ này mọi quá trìnhsản xuất được quản lý qua hệ thống máy tính điều khiển chính vì vậy mức độ ổnđịnh cao sai số thấp tiết kiệm năng lượng cũng như tiêu hao nguyên liệu thấp Với các ưu điểm ở trên, hiện tại công nghệ cán liên tục 1 dòng điều khiển số là côngnghệ được các nhà sản xuất thép mong muốn đầu tư Nhưng việc đầu tư hệ thống điềukhiển tương tự như việc đầu tư phần hồn của nhà máy thép luôn chiếm tỉ trọng caotrong tổng chi phí đầu tư Nhưng với hiệu quả mà nó mang lại sẽ lớn hơn nhiều đốivới nhà đầu tư có tiềm lực
IV - XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
Cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào hiện nay đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàngcủa nó Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách