1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Sự dịch chuyển của không khí trong tầng đối lưu.

12 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 123,65 KB

Nội dung

Trong bài này chúng ta chỉ xét sự dịch chuyển của không khí trong tầng đối lưu.Không khí ở tầng đối lưu được chia ra thành các khối khí riêng biệt. mỗi khối được phát sinh trên một đới địa lý xác định và mang những đặc tính riêng phù hợp với đới phát sinh ra chúng.Căn cứ vào nguốn gốc phát sinh, chế độ nhiệt, chế độ khí hậu người ta chia mỗi bán cầu thành 4 khối khí chính: khối khí bắc cực, khối khí ôn đới, khối khí nhiệt đới, khối khí xích đạo.Căn cứ vào hướng di chuyển hay tính trội (nóng hay lạnh) so với khối không khí nơi nó chuyển đến ta phân biệt khối không khí đó là nóng hay lạnh.

Trang 1

Bảng phân công Nhóm 5B

ST

T

1 Ngô Thị Ngọc Bích 1022026 Thuyết trình + tìm tại liệu

2 Trần Thị Thanh Hương 1022132 Làm bài Word + Tìm tại liệu

3 Phùng Thị Lý 1022172 Tìm tài liệu

4 Nguyễn Thị Tường Vi 1022352 Thuyết trình + Tìm Tài liệu

5 Dương Trần Quốc Vương 1022359 Làm PowerPoint + tìm tài liệu Nhóm trưởng

Sự chuyển động của không khí.

Trong bài này chúng ta chỉ xét sự dịch chuyển của không khí trong tầng đối lưu.

Không khí ở tầng đối lưu được chia ra thành các khối khí riêng biệt mỗi khối được phát sinh trên một đới địa lý xác định và mang những đặc tính riêng phù hợp với đới phát sinh ra chúng

Căn cứ vào nguốn gốc phát sinh, chế độ nhiệt, chế độ khí hậu người ta

chia mỗi bán cầu thành 4 khối khí chính: khối khí bắc cực, khối khí ôn

đới, khối khí nhiệt đới, khối khí xích đạo

Căn cứ vào hướng di chuyển hay tính trội (nóng hay lạnh) so với khối

không khí nơi nó chuyển đến ta phân biệt khối không khí đó là nóng hay lạnh

Khối khí di chuyển từ vùng nóng đến vùng lạnh (vĩ độ thấp đến cao) gọi

là khối khí nóng, những vùng khí nóng đi qua và dừng lại được sưởi ấm dần lên còn bản than khối khí bị lạnh đi vì mất nhiệt.

Khối khí di chuyển từ vùng lạnh đến vùng nóng (vĩ độ cao đến thấp) gọi

là khối khí lạnh Khối khí lạnh đi đến đâu thì thời tiết ở đó lạnh đi còn

chính bản than nó thì nóng lên, nhất là lớp không khí sát mặt đất nóng

nhanh hơn.

Trang 2

Ngoài ra người ta còn chia các khối không khí thành khối khí lúc địa và khối khí đại dương

Gió.

I.khái niệm.

Gió là một hiện tượng tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp

II.nguyên nhân sinh ra gió.

Do sự phân bố không đều của áp suất khí quyển trên bề mặt trái đất, không khí dịch chuyển từ nơi có áp cao đến nơi có áp thấp sinh ra

gió Trong thực tế, gió tồn tại bởi vì mặt trời không đều làm nóng bề mặt trái đất Khi không khí nóng, làm mát không khí di chuyển để lấp đầy khoảng trống Miễn là mặt trời chiếu sáng, gió sẽ thổi Và miễn là gió thổi, người ta sẽ khai thác nó để cung cấp năng lượng cho cuộc sống của họ

III.phân loại gió.

Trên trái đất có 3 loại gió chính: gió đông cực, gió tín phong, gió tây ôn đới

Gió Tín Phong thổi từ đai áp cao chí tuyến về vùng hạ áp xích đạo

Gió Tây ôn Đới thổi từ vùng cao áp chí tuyến về vùng hạ áp tại vòng cực

Còn gió Đông Cực thổi từ đai cao áp 90 độ về vùng hạ áp vòng cực

Do sự vận động tự quay của Trái Đất Tín Phong và gió Tây Ôn Đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch Ở bán cầu Bắc, gió Tín phong thổi theo hướng ĐB-TN, gió Tây Ôn Đới TN-ĐB Ỏ bán cầu

Trang 3

Nam, gió Tín Phong thổi theo hướng ĐN-TB, Tây Ôn Đới theo hướng TB-ĐN Tín Phong và gió Tây Ôn Đới tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất Gió có nhiều cường độ khác nhau,

từ mạnh đến yếu tuỳ theo sự chênh lệch áp suất Nó có thể có vận tốc từ trên 1 km/h cho đến gió trong tâm các cơn bão có vận tốc khoảng 300 km/h(gió có 13 cấp)

Cấp gió (bảng)

Người ta còn có thể phân chia gioa thành gió địa chuyển, gió gradient, gió nhiệt

IV.đặc trưng của gió.

Gió có 2 đặc trưng chính đó là hướng gió và tốc độ gió

a.hướng gió 8 hướng chính và 8 hướng phụ

b.tốc độ gió: là số met không khí di chuyển được trong 1 giây hay km di

chuyển được trong 1h

bảng tốc độ gió

Tốc độ gió thay đổi theo ngày và theo năm Theo ngày: tốc độ gió dưới mặt đất và trên cao (>50km) ngược chiều nhau Sau khi mặt trời mọc tốc

độ gió tăng dần và đạt cực đại vào trưa và cực tiểu bào buổi sáng sớm Theo năm: trên lục địa sự thay đổi tốc độ gió theo mùa, gió đạt cực đại vào mùa đông và cực tiểu vào mùa hè ở đại dương thì điều này ngược lại cực đại vào mùa hè, cực tiểu vào mùa đông

V.các lực hình thành gió

Lực phát động gradient khí áp ( lực gradient nằm ngang): khi có sự

chênh lệch khí áp theo chiều nằm ngang, không khí luôn chịu sự tác dụng của một lực vuông góc với các đường đẳng áp hướng từ nơi có khí

Trang 4

ỏp cao đến nơi cú khớ ỏp thấp lực này gọi là lực phỏt động gradient khớ

ỏp cú độ lớn:

dP/dl: Gradien khí áp nằm ngang

∫❑ : Mật độ không khí

Quan trắc cho thấy rừ là khớ ỏp ở mỗi điểm trờn mặt đất hay mỗi điểm bất kỳ trong khớ quyển tự do biến đổi phần lớn khụng cú chu kỳ Những

sự biến đổi ở miền ụn đới và miền cực lớn hơn ở miền nhiệt đới rất nhiều Nhưng ở miền nhiệt đới biến trỡnh ngày của khớ ỏp lại biểu hiện

rừ nột hơn Đụi khi chỉ qua một ngày đờm khớ ỏp tại một điểm nào đú biến đổi đến 20 – 30mb Thậm chớ qua 3 giờ khớ ỏp cú thể biến đổi 5mb hay hơn nữa Đường biến thiờn của khớ ỏp trờn khớ ỏp ký cú dạng gần giống hỡnh súng: trong khoảng thời gian nào đú (khoảng vài giờ hay vài chục giờ), khớ ỏp khi giảm nhanh, khi giảm chậm, sau lại tăng lại giảm

và v.v Vỡ vậy người ta cũngọi sự biến đổi của khớ ỏp này là dao động của khớ ỏp (hay ỏp triều)

dl

Trang 5

Lực coriolit: mọi vật chuyển động trên trái đất luôn có khuynh hướng

lệch khỏi hướng chuyển động ban đầu của mình do sự tự quay của trái đất.(biểu thức):

Trong đó: A: lực coriolit

v: tốc độ gió

φ : vĩ độ địa lí

ω: tốc độ góc

Lực ma sát:không khí di chuyển chịu sự tác động của lực ma sát bên

trong và bên ngoài ( theo ý kiến của bạn N là: bên trong do sự ma sát giữa các phân tử khí còn bên ngoài là do ma sát giữa các khối khí với nhau) Biểu thức:

v: vận tốc gió

k: hệ số ma sát

R: lực ma sát

Lực ly tâm: khi khối không khí chuyển động theo đường cong thì bao

giờ cũng xuất hiện lực ly tâm Biểu thức:

C: lực ly tâm

Trang 6

v: tốc độ gió

R: bán kính trái đất

GIÓ ĐỊA CHUYỂN

Có thể biểu diễn chuyển động đơn giản nhất của không khí một cách lí thuyết dưới dạng chuyển động thẳng, đều, không có ma sát Người ta gọi chuyển động đó với lực lệch hướng do sự quay của Trái Đất (lực

Coriolis) khác không là gió địa chuyển

Ở Bắc Bán Cầu trong gió địa chuyển lực gradien khí áp ( – 1/ρ)∂p/∂n )∂p/∂n gây chuyển động cân bằng với lực Coriolis do sự quay của Trái Đất A = 2‹sinϕ Do giả thiết chuyển động là chuyển động đều, hai lực này, lực gradient khí áp và lực Coriolis có trị số bằng nhau và ngược hướng nhau (Hình 6.12)

Như trên đã nói, ở Bắc Bán Cầu, lực Coriolis vuông góc với tốc độ về phía phải Từ đó thấy rõ là theo trị số lực gradien khí áp bằng lực

Coriolis và lực gradien khí áp hướng vuông góc với tốc độ về phía trái

Do đường đẳng áp hướng vuông góc với gradien Hình 6.12 khí áp nên gió địa chuyển thổi dọc theo Sơ đồ gió địa chuyển (V) trong trường các đường đẳng đường đẳng áp, khi đó khu vực áp thấp ở áp thẳng với sự cân bằng giữa lực gradien khí áp (G), lực Coriolis (A) phía trái của

chuyển động sao cho áp cao luôn ở phía phải chuyển động (Hình 6.12)

Ở Nam Bán Cầu lực Coriolis về phía trái Ta dễ dàng tính được tốc độ gió địa chuyển nếu viết điều kiện cân bằng của các lực tác động, tức là cho tổng của chúng bằng không, ta được:

Trang 7

Sau khi giải phương trình ta tìm được tốc độ gió địa chuyển Ta có công thức tính tốc độ gió địa chuyển như sau:

Điều đó có nghĩa là tốc độ gió địa chuyển tỷ lệ thuận với trị số của lực gradien khí áp.Gradien khí áp càng lớn, nghĩa là các đường đẳng áp càng xít, gió càng mạnh

Ta hãy đưa vào công thức trên những trị số của mật độ không khí dưới điều kiện chuẩn của khí áp, nhiệt độ trên mực biển và trị số tốc độ gió bằng m/s, còn gradien khí áp bằng mb/100km Khi đó sẽ được công thức dưới dạng thực dụng thuận lợi khi xác định tốc độ gió địa chuyển ở mặt đất (trên mực biển) theo giá trị gradien:

Chẳng hạn, với gradien khí áp bằng 1mb/100km ở vĩ độ 550, ta sẽ có Vđc = 5,8m/s; với gradien là 2mb/100km, tốc độ gió địa chuyển lớn gấp đôi v.v Gió ở mặt đất ít nhiều khác biệt với gió địa chuyển về tốc độ và hướng Điều đó là do ở mặt đất có lực ma sát tác động, đối với gió địa chuyển ta giả thiết bằng không nhưng thực ra lực ma sát bề mặt có giá trị tương đối lớn

Tuy nhiên, trong khí quyển tự do, từ độ cao khoảng 1000m, gió thực tương đối gần với gió địa chuyển Lực ma sát tại độ cao này và ở trên những mực cao hơn nữa nhỏ đến mức có thể bỏ qua được Trong nhiều trường hợp, độ cong của quỹ đạo không khí ở đó cũng nhỏ, nghĩa là chuyển động không khí gần với chuyển động thẳng Sau cùng, mặc dù

Trang 8

gió thực thường không hoàn toàn là chuyển động đều, nhưng dù sao gia tốc trong khí quyển thường không lớn lắm

Thực tế, gió trong khí quyển tự do vẫn có hướng lệch với các đường đẳng áp về phía nào đó nhưng với một góc không lớn lắm (khoảng

chừng vài độ) Còn tốc độ của nó chỉ xấp xỉ tốc độ gió địa chuyển

GIÓ GRADIEN

Nếu chuyển động của không khí không chịu tác động của lực ma sát nhưng là chuyển động cong, thì ngoài lực gradien và lực Coriolis do sự quay của Trái Đất còn xuất hiện lực li tâm C = v2/r Ở đây v là tốc độ gió, còn r là bán kính cong của quỹ đạo chuyển động của không khí

Trong xoáy thuận, giả thiết quỹ đạo chuyển động là những đường tròn lực Coriolis hướng vuông góc với vectơ tốc độ gió, nghĩa là hướng theo bán kính vòng tròn về phía phải (ở Bắc Bán Cầu) Lực li tâm, như đã nói

ở trên, cũng hướng theo bán kính của đường cong quỹ đạo tròn về phía lồi của đường cong Lực gradien khí áp phải cân bằng với tổng hình học của hai lực này và cũng nằm trên một đường thẳng với chúng – trên bán kính của đường tròn nhưng ngược hướng

Trang 9

Điều đó có nghĩa là gradien khí áp hướng vuông góc với vectơ tốc độ

Do tiếp tuyến với đường đẳng áp và vuông góc với gradien khí áp nên gió thổi dọc theo đường đẳng áp sao cho khí áp thấp ở bên trái chuyển động

Người ta gọi trường hợp lý tưởng của chuyển động đều của không khí theo quỹ đạo tròn không tính lực ma sát là gió gradien (hay gió địa

chuyển xoáy) Từ những điều trình bày ở trên, ta thấy rõ gió gradien có quỹ đạo trùng với các đường đẳng áp Gió gradien thổi hướng theo

đường đẳng áp tròn

Người ta thường kết hợp khái niệm gió địa chuyển với khái niệm gió gradien, và coi gió địa chuyển là trường hợp riêng của gió gradien với bán kính của đường đẳng áp lớn vô cùng

Trong hệ thống khí áp thấp với các đường đẳng áp tròn đồng tâm,

gradien khí áp hướng theo bán kính từ ngoài rìa vào trung tâm Điều đó

có nghĩa là, ở trung tâm của hệ thống khí áp thấp nhất, về phía rìa khí áp tăng Hệ thống khí áp với khí thấp nhất ở trung tâm và với những đường đẳng áp tròn đồng tâm như vậy là dạng đơn giản nhất của xoáy thuận Lực ly tâm trong xoáy thuận luôn hướng ra phía ngoài, về phía lồi của quỹ đạo (đường đẳng áp) nghĩa là ngược hướng với lực gradien khí áp Lực li tâm trong những điều kiện thực tế của khí quyển thường nhỏ hơn lực gradien khí áp Vì vậy, để các lực cân bằng nhau, lực Coriolis do sự quay của

Trái Đất phải hướng theo lực li tâm để tổng hợp lực của chúng cân bằng với lực gradien khí áp Điều đó có nghĩa là lực Coriolis cũng phải hướng

từ trung tâm xoáy thuận ra phía ngoài

Trang 10

Vectơ tốc độ gió phải hướng vuông góc với lực Coriolis về phía trái (ở Bắc Bán Cầu) Do đó, gió gradien phải thổi theo đường đẳng áp tròn của xoáy thuận ngược chiều kim đồng hồ và lệch với gradien khí áp về phía phải (Hình 6.13a)

Đối với khu áp cao, ở trung tâm hệ thống khí áp cao nhất; về phía ngoài rìa, khí áp giảm khi đó gradien khí áp hướng từ tâm về phía ngoài rìa (Hình 6.13b) Lực ly tâm trong xoáy nghịch cũng hướng ra phía ngoài,

về hướng lồi của đường đẳng áp, nghĩa là cùng hướng với lực gradien khí áp Từ đó ta thấy rằng lực Coriolis do sự quay của Trái Đất phải hướng vào phía trong xoáy nghịch để cân bằng với hai lực cùng hướng: lực gradien khí áp và lực li tâm Lực Coriolis vuông góc về phía phải (ở Bắc Bán Cầu) sao cho gió thổi dọc đường đẳng áp tròn theo chiều kim đồng hồ

Trong cả hai trường hợp kể trên cũng như trong trường hợp gió địa chuyển, vectơ tốc độ gió gradien lệch với gradien khí áp về phía phải ở Bắc Bán Cầu Ở Nam Bán Cầu lực Coriolis hướng về phía trái của vectơ tốc độ, gió gradien sẽ lệch về phía trái của lực gradient khí áp Vì vậy, đối với Nam Bán Cầu, chuyển động của không khí trong xoáy thuận theo đường đẳng áp thuận chiều kim đồng hồ, còn trong xoáy nghịch ngược chiều kim đồng hồ

Trong khí quyển tự do gió trong xoáy thuận và xoáy nghịch có tốc độ gần bằng gió gradien hơn là gió địa chuyển Trong những lớp gần mặt đất, do ảnh hưởng của lực ma sát gió thực khác biệt nhiều so với cả hai loại gió này

GIÓ NHIỆT

Trang 11

Như ta đã biết, gió địa chuyển và gió gradien thổi dọc theo đường đẳng

áp hay đường đẳng cao Gió thực trong khí quyển tự do cũng gần song song với đường đẳng áp Tuy nhiên, nếu hướng của các đường đẳng áp biến đổi theo chiều cao, hướng gió cũng biến đổi Tương tự, tốc độ gió cũng sẽ biến đổi phụ thuộc vào sự biến đổi của đại lượng gradien khí áp

Ta đã rõ, theo chiều cao gradien khí áp có thêm thành phần phụ hướng theo và tỉ lệ thuận với gradien nhiệt độ cũng như gia số độ cao Như vậy

là, ngay cả gió gradien theo chiều cao cũng có thêm thành phần tốc độ phụ hướng theo đường đẳng nhiệt (cần lưu ý đây là đường đẳng nhiệt trung bình của toàn lớp khí quyển ta đang xét) Thành phần phụ này được gọi là gió nhiệt Để tìm gió gradien V ở mực trên cần thêm vào gió gradien V0 ở mực dưới đại lượng gió nhiệt (Hình 6.14)

Nếu ở mực dưới gradien khí áp trùng với hướng gradien nhiệt độ, ở phần khí quyển phía trên thì gradien khí áp theo chiều cao sẽ tăng và không đổi hướng Trong trường hợp đó, đường đẳng áp trên tất cả các mực sẽ trùng hướng với đường đẳng nhiệt, còn gió nhiệt sẽ trùng với gió ở mực dưới Khi đó, theo chiều cao gió mạnh lên và không đổi hướng

Nếu ở mực dưới gradien khí áp ngược hướng với gradien nhiệt độ, theo chiều cao gradient khí áp sẽ giảm Cùng với gradien khí áp, gió sẽ không đổi hướng, yếu dần theo chiều cao đến khi có tốc độ bằng không, sau đó

có hướng ngược lại, sẽ hướng sang phải hay sang trái tuỳ theo gradien khí áp lệch về phía nào của gradien nhiệt độ Vì vậy, theo chiều cao gió thựcquay sang phải hay sang trái và tiến gần trùng với hướng của đường đẳng nhiệt

Ở phần phía đông (phần đầu) xoáy thuận nơi gradien khí áp hướng về phía tây, còn gradien nhiệt độ hướng về phía bắc, theo chiều cao gió quay sang phải và tiến gần tới đường đẳng nhiệt Ở phần đuôi (phần phía

Trang 12

tây) xoáy thuận – theo chiều cao gió quay sang trái Trong xoáy nghịch tình hình ngược lại

Nói một cách chặt chẽ, lý thuyết gió nhiệt chỉ dùng cho gió gradien Tuy vậy những quy luật đã tìm ra cũng hoàn toàn đúng trong những điều kiện thực của khí quyển

Ngày đăng: 09/12/2018, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w