ĐINH THỊ THÚY NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG Đ
Trang 1ĐINH THỊ THÚY
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 2ĐINH THỊ THÚY
KHÓA 2016-2018
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu hình học
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU … 1
* Tính cấp thiết của đề tài 1
* Mục đích nghiên cứu 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
* Phương pháp nghiên cứu 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
* Kết cấu của đề tài 3
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 4
1.1 Giới thiệu về kết cấu liên hợp thép – bê tông 4
1.1.1.Khái niệm kết cấu liên hợp thép – bê tông 4
1.1.2.Lịch sử phát triển của kết cấu liên hợp thép – bê tông 5
1.1.3.Một số ưu nhược điểm của kết cấu liên hợp thép – bê tông 6
1.2 Cấu tạo một số cấu kiện cơ bản của kết cấu liên hợp thép – bê tông 7
1.2.1.Sàn liên hợp thép – bê tông 7
1.2.2.Dầm liên hợp thép – bê tông 9
1.2.3.Cột liên hợp thép – bê tông 12
1.3 Ứng dụng của kết cấu liên hợp thép – bê tông trong thực tế trong và ngoài nước 16
1.3.1.Ứng dụng của kết cấu liên hợp thép – bê tông trên thế giới 16
1.3.2.Ứng dụng của kết cấu liên hợp thép – bê tông ở Việt Nam 19
Trang 4CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KẾT CẤU LIÊN HỢP
THÉP – BÊ TÔNG 22
2.1 Các quy định pháp lý của Việt Nam 22
2.1.1.Các văn bản pháp luật 22
2.1.2.Các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành 24
2.2 Các quy định về thi công và nghiệm thu kết cấu liên hợp thép – bê tông của Trung Quốc GB 50901:2013 36
2.2.1.Quy định chung 36
2.2.2.Vật liệu và cấu kiện 37
2.2.3.Các yêu cầu về thi công đối với kết cấu cột, dầm, sàn 40
2.2.4.Các yêu cầu về nghiệm thu 49
2.3 Nhận xét chung 54
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 56
3.1 Kiểm tra chất lượng kết cấu trong nhà máy 56
3.1.1.Công tác chuẩn bị sản xuất, gia công 56
3.1.2.Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện 58
3.2 Kiểm tra chất lượng kết cấu ngoài hiện trường 65
3.2.1.Các yêu cầu kiểm tra thi công lắp đặt kết cấu liên hợp thép – bê tông 65
3.2.2.Các yêu cầu kiểm tra nghiệm thu kết cấu liên hợp thép – bê tông 72
3.3 Sơ đồ khối quy trình thực hiện 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
Kết luận 81
Khuyến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tác giả đã được người hướng dẫn khoa học là Thầy giáo PGS TS Nguyễn Hồng Sơn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành Luận văn của mình Qua đây tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy!
Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn kết cấu Thép – gỗ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô trong tiểu ban bảo vệ đề cương, các thầy cô trong tiểu ban kiểm tra tiến độ Luận văn, đã có những ý kiến góp ý quý báu cho nội dung Luận văn
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo, các cán bộ của khoa đào tạo sau đại học thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp đỡ, chỉ dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu
Do thời gian thực hiện luận văn không nhiều, trình độ của tác giả có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong nội dung Luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo và các học viên để Luận văn hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày , tháng 04, năm 2018
Tác giả luận văn
Đinh Thị Thúy
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp cao học ngành kỹ thuật xây dựng
công trình dân dụng và công nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu quy trình kiểm
tra chất lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông” là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày , tháng 04, năm 2018
Tác giả luận văn
Đinh Thị Thúy
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU HÌNH HỌC
Kích thước hình học và đặc trưng hình học
h : Chiều dày sàn liên hợp
hc : Chiều dày bê tông
hp : Chiều cao tôn hình
b0 : Bề rộng trung bình của sườn tấm
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các dạng tiết diện kết cấu liên hợp thép – bê tông 4
Hình 1.4 Sàn liên hợp thép – bê tông đang thi công 9
Hình 1.5 Một số tiết diện dầm liên hợp thép – bê tông bụng đặc 10
Hình 1.6 Một số tiết diện dầm liên hợp thép – bê tông bụng khoét lỗ 11
Hình 1.7 Dầm liên hợp thép – bê tông bụng khoét lỗ có bản nối 11
Hình 1.9 Dầm liên hợp thép – bê tông bụng khoét lỗ 12
Hình 1.10 Các dạng tiết diện của cột liên hợp thép – bê tông 13
Hình 1.13 Nhà khung liên hợp 35 tầng Major Bank Dallas và
Atlantic Center
18
Hình 1.16 Tòa nhà Diamond Plaza (Hồ Chí Minh) và Nhà Quốc hội 21
Hình 1.17 Cột liên hợp tại công trình trụ sở Bộ Ngoại Giao 21
Trang 9Hình 2.2 Kiểm tra công tác bê tông 30
Hình 2.7 Bố trí lỗ đổ bê tông và thoát khí ở mặt trên cột chôn sâu 41
Hình 2.8 Phương thức bố trí cốt thép trong liên kết dầm cột 42
Hình 2.9 Cách thức nối giữa cột thép hình và mang sông 43
Hình 3.1 Kiểm tra chất lượng bê tông trong nhà máy 58
Hình 3.2 Sơ đồ khối quy trình thực hiện kiểm tra kết cấu trong nhà
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các yêu cầu về kiểm tra chất lượng bê tông 27
Bảng 2.4 Sai số kích thước và khiến khuyết cho phép của liên
Bảng 2.6 Sai số cho phép giữa trọng tâm lỗ, khoảng cách giữa
các đầu nối và trọng tâm bản liên kết
54
Bảng 2.7 Danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam và Trung Quốc trong
công tác sản xuất chế tạo và thi công nghiệm thu cấu kiện
55
Trang 111
MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Kết cấu liên hợp thép – bê tông là loại kết cấu mà thép chịu lực có dạng tấm, thép hình, thép ống và kết cấu bê tông
Hiện nay kết cấu liên hợp thép – bê tông đã và đang được sử dụng khá hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới trong việc xây dựng các công trình nhà nhiều tầng và nhà khung nhịp lớn, do loại kết cấu này tận dụng được các ưu điểm riêng về đặc trưng cơ lý của cả hai loại vật liệu phổ biến thép và bê tông
để tạo ra kết cấu liên hợp có khả năng chịu lực và độ tin cậy cao, đồng thời tăng cường khả năng chống cháy Bên cạnh đó, công trình sử dụng kết cấu liên hợp sẽ đáp ứng được công năng sử dụng cao, hiệu quả về kinh tế và đảm bảo tính thẩm mỹ
Đối với Việt Nam, để đáp ứng được nhu cầu xây dựng nhà cao tầng và siêu cao tầng đang bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì giải pháp kết cấu liên hợp thép – bê tông đã
và đang được đưa vào sử dụng Tuy được sử dụng ở một số công trình xây dựng nhà cao tầng nhưng công tác kiểm tra chất lượng cho loại kết cấu liên hợp này ở nước ta chưa được đề cập đến, đối với kết cấu thép và bê tông cốt thép cũng đã có các tiêu chuẩn riêng về thi công và nghiệm thu Và để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng thì các quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước đã được ban hành như Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và gần đây có Thông tư số 26/2016/TT-BXD, ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, v.v để áp dụng cho công tác kiểm tra chất lượng
Trang 122
công trình xây dựng Qua đó sẽ gây khó khăn cho các chủ đầu tư và nhà thầu thi công trong công tác kiểm tra chất lượng công trình xây dựng
Từ đó, thấy rằng tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc GB 50901 –
2013, Code for construction of steel – concrete composite structures - Thi công và nghiệm thu kết cấu liên hợp thép – bê tông có đề cập khá chi tiết đối với công tác thi công và nghiệm thu loại kết cấu này Vì vậy, đề tài này vận dụng tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc để đề xuất công tác kiểm tra chất lượng đối với công trình xây dựng ở Việt Nam và đồng thời đề xuất quy trình kiểm tra chất lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu quy
trình kiểm tra chất lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông”
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các tiêu chuẩn về kiểm tra chất lượng kết cấu thép, kết cấu
bê tông cốt thép của Việt Nam và tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu liên hợp thép – bê tông của Trung Quốc nhằm áp dụng cho thực tế ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các quy trình kiểm tra chất lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Kết cấu liên hợp thép – bê tông gồm có cột, dầm, sàn sử dụng trong các công trình xây dựng nhà cao tầng
+ Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các cấu kiện chịu lực cơ bản trong kết cấu nhà cao tầng bao gồm:
- Cột bê tông cốt cứng;
Trang 133
- Dầm bê tông cốt cứng;
- Sàn liên hợp
* Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu thép
- Nghiên cứu Tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc GB 50901:2013, Thi công
và nghiệm thu kết cấu liên hợp thép – bê tông
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Vận dụng các cơ sở lý thuyết để đề xuất công tác kiểm tra chất lượng đối với công trình xây dựng ở Việt Nam và đồng thời đề xuất quy trình kiểm tra chất lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông
* Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 chương
Chương 1 Tổng quan kết cấu liên hợp thép – bê tông
Chương 2 Cơ sở khoa học để nghiên cứu quy trình kiểm tra chất
lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông
Chương 3 Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng kết cấu liên hợp
thép – bê tông
Trang 14THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 15+ Nghiên cứu tổng quan về kết cấu liên hợp thép – bê tông, đã tổng quan từ các cấu kiện chịu lực đến các hệ kết cấu chịu lực liên hợp thép – bê tông sử dụng trong kết cấu nhà cao tầng Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của kết cấu liên hợp thép – bê tông và phạm vi ứng dụng trong thực tế cũng như tình hình nghiên cứu về kết cấu liên hợp thép – bê tông
+ Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông phù hợp với điều kiện và năng lực các đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư ở Việt Nam
Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét sau:
+ Kiểm tra chất lượng kết cấu liên hợp thép – bê tông là cả một quá trình từ việc kiểm tra kết cấu trong nhà máy và kiểm tra ngoài hiện trường;
+ Kiểm tra trong quá trình sản xuất, gia công chế tạo và thi công lắp đặt là công việc cần thiết phục vụ cho công tác nghiệm thu để đơn vị thi công đảm bảo được chất lượng kết cấu cũng như chất lượng công trình
Khuyến nghị
+ Cần có những nghiên cứu thêm cho kết cấu liên hợp thép – bê tông
+ Cần có kế hoạch nghiên cứu, biên soạn và ban hành các tài liệu Tiêu chuẩn
về thi công và nghiệm thu kết cấu liên hợp thép – bê tông, và Tiêu chuẩn thiết
kế đối với loại kết cấu này
Trang 16TÀI LIỆU THAM KHẢO
Việt Nam:
1 Bộ Xây dựng, Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây
dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
2 Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995, “Kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu”
3 Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9340:2012 “Hỗn hợp bê tông
trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu”
4 Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế”
5 Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5575:2012 “Kết cấu thép –
Tiêu chuẩn thiết kế”
6 Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 170:2007,
“Kết cấu thép – gia công, lắp ráp và nghiệm thu – yêu cầu kỹ thuật”
7 Chính phủ, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ
về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
8 Hàn Ngọc Đức (2012), “Tài liệu giảng dạy – Kết cấu liên hợp thép – bê
tông dùng trong nhà cao tầng”, Trường Đại học Xây dựng
9 Phạm Văn Hội (2010), “Kết cấu liên hợp thép – bê tông dùng trong nhà
cao tầng”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
10 Phạm Văn Hội – TS Đinh Văn Thuật (2011), “Giải pháp kết cấu liên
hợp thép – bê tông cho nhà nhiều tầng ở Việt Nam”, Trường Đại học Xây dựng
11 Phạm Văn Núi (2013), “Nghiên cứu tính toán cột liên hợp thép – bê tông
theo quy phạm Mỹ”, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
12 Nguyễn Hồng Sơn (2012), “Tài liệu giảng dạy – Kết cấu liên hợp thép –
bê tông”, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trang 1713 Phạm Anh Tuấn (2007), “Nghiên cứu, ứng dụng kết cấu liên hợp thép –
bê tông”, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ
14 Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
Trung Quốc:
15 Tiêu chuẩn GB 50901:2013, “Code for construction of steel – concrete
composite structures”
16 Tiêu chuẩn GB/T5117:2012, “Covered electrodes for manual metal arc
welding of non-alloy and fien grain steels”
17 Tiêu chuẩn GB/T5118:2012, “Covered electrodes for manual metal arc
welding of resisting steels”
18 Tiêu chuẩn GB/T10433:2002, “Cheese head studs for arc stud welding”
19 Tiêu chuẩn GB 50017:2003, “Code for design of steel structures”
20 Tiêu chuẩn GB 50204:2015, “Code for quality acceptance of concrete
structure construction”
21 Tiêu chuẩn GB 50300:2013, “Unified acceptance standard for Building
construction quality”
Trang 18PHỤ LỤC
+ Phụ lục A – Biên bản nghiệm thu chất lượng hạng mục liên kết thép hình (thép ống) với cốt thép
- A.1 – Kiểm tra nghiệm thu liên kết thép hình (thép ống) với cốt thép do
người giám sát của đơn vị giám sát nghiệm thu, Phụ lục A.1
- A.2 – Biên bản nghiệm thu chất lượng hạng mục liên kết thép hình (thép ống) với cốt thép phải được viết bởi người kiểm tra chuyên nghiệp, được
nghiệm thu bởi các cán bộ giám sát, cán bộ thi công và theo Phụ lục A.2
+ Phụ lục B – Phương pháp thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu kéo của ống nối cốt thép
- B.1 – Mỗi lô kiểm tra lấy 3 mẫu tại nhà máy (Hình B.1) tiến hành thí
Hình B.1 Mẫu thí nghiệm đầu nối cốt thép
1 – Đầu nối cốt thép; 2 – Cốt thép; 3 – Thép nối
- B.2 – Thí nghiệm kéo tuân theo tiêu chuẩn JGJ 107 Nối cơ khí cốt thép, theo yêu cầu của liên kết cấp 1
- B.3 – Gia tải theo tiêu chuẩn JGJ 107
Trang 19- B.4 – Khi 3 mẫu thí nghiệm đạt yêu cầu thì lô thí nghiệm đạt yêu cầu Nếu mẫu không đạt, lấy 6 mẫu khác để thí nghiệm Nếu thí nghiệm lại vẫn có mẫu không đạt thì lô thí nghiệm không đạt
Phụ lục A.1 Kiểm tra nghiệm thu liên kết thép hình (thép ống) với cốt thép
Nhà thầu phụ Kỹ thuật của thầu phụ Giám sát của thầu chính
TT Vị trí kiểm tra Kết luận của thi công Kết luận của giám sát