1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh

41 947 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 90,6 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Toà án nhân dân.. LTM không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi lời cảm ơnđến quý thầy, cô trong khoa Luật trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minhlời cảm ơn chân thành Đặc biệt em xin gửi đến thầy Bành Quốc Tuấn, là giảng viênhướng dẫn người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáothực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất

Em xin chân thành cảm ơn Toà án nhân dân Quận Thủ Đức đã tạo điều kiện cho

em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại Toà Cuối cùng em xin cảm

ơn Thẩm phán Trần Thị Thanh, người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tậptại Toà, đã giúp đỡ cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề báocáo thực tập này

Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình viết báo cáo thực tập cònnhiều thiếu sót kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô và quýToà

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên (ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Huỳnh Hậu

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Huỳnh Hậu lớp 15DLK13 mssv 1511271026

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốtnghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa

học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định);

Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá

trình nghiên cứu và thực tế tại Toà án nhân Quận Thủ Đức KHÔNG SAO CHÉP từ

các nguồn tài liệu, báo cáo khác

Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường vàpháp luật

Sinh viên (ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Huỳnh Hậu

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sựBLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sựHĐMBHH: Hợp đồng mua bán hàng hoáKDTM: Kinh doanh thương mạiLTM : Luật thương mại

TAND: Tòa án nhân dân

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số liệu giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng

hoá tại toà án nhân dân Quận Thủ Đức từ năm 2015 đếnnay

23

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhất là khi nước

ta gia nhập tổ chức kinh tế Thế giới (WTO), các quan hệ kinh doanh thương mại ngàycàng phát triển đa dạng và phong phú Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) đượcbiết đến là loại hợp đồng phổ biến và thông dụng hiện nay Ngày nay hoạt động muabán hàng hóa ngày càng phát triển và lan rộng ra toàn thế giới Cùng với sự phát triển

ấy, là sự gia tăng các tranh chấp về HĐMBHH với số lượng lớn và phức tạp đòi hỏiphải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

Đáp ứng yêu cầu giải quyết các tranh chấp về HĐMBHH của cá nhân, tổ chứctrong nền kinh tế pháp luật Việt Nam đã quy định các phương thức giải quyết tranhchấp kinh doanh thương mại nói chung, tranh chấp HĐMBHH nói riêng như: thươnglượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục Trọng tài, Tòa án Ở Việt Nam các đương sựthường lựa chọn hình thức giải quyết bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo

vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chếthương lượng, hoà giải

Quận Thủ Đức là một quận cửa ngỏ phía đông bắc của Thành phố Hồ Chí Minh,

là khu vực tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp và nhiều nhà máy xí nghiệptrong nước và có vốn đầu tư nước ngoài cho nên hoạt động kinh doanh thương mại ởđây vô cùng phát triển trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa Cùng với sự phát triển

đó, những năm gần đây các tranh chấp về HĐMBHH tại địa bàn Quận Thủ Đức ngàycàng gia tăng về số lượng Pháp luật việt nam quy định khá đầy đủ và chặt chẽ các thủtục giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Tòa án Tuy nhiên để giải quyết các tranh chấpnày tại Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức được tốt hơn, đòi hỏi phải có sự hoàn thiện vềnhiều mặt

Với các nội dung nêu trên, đề tài của sinh viên lựa chọn là: “Thực tiễn giải quyết

tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan trực tiếpđến vấn đề giải quyết tranh chấp HĐMBHH và thực tiễn giải quyết tranh chấpHĐMBHH tại Tòa án Mục đích của đề tài là đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quảcủa pháp luật về giải quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐMBHH nóiriêng và pháp luật giải quyết tranh chấp HĐMBHH nói chung nhằm đảm bảo mọi tranhchấp HĐMBHH đều được giải quyết một cách thuận lợi và triệt để

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật

Việt Nam hiện hành liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng muabán hàng hoá tại Toà án nhân dân và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bánhàng hoá tại Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam về giải

quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Toà án nhân dân

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa triết học Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

Mác-ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm cácphương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa họcpháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thốnghóa pháp luật

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nộidung của đề tài gồm 2 chương:

Trang 8

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa và giải

quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân

Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

nhân dân Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 9

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và là một trong những chế địnhquan trọng của pháp luật về dân sự “Trong pháp luật của các nước phát triển phươngTây (còn gọi là các nước tư sản), chế định hợp đồng được coi là một chế định hoànthiện và ít mang dấu ấn chính trị nhất, trong chế định này tự do hợp đồng được khẳngđịnh như một nguyên tắc chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại, toàn bộ chếđịnh hợp đồng được xây dựng trên nền tảng của tự do, bình đẳng Có thể nói đó là chếđịnh pháp luật có tính nhất thể hóa cao trong pháp luật tư sản”.1

“Ở Việt Nam, các bộ

cổ luật đã từng tồn tại trước đây như Luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không có quyđịnh riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình thành rất nhiều quan hệ hợpđồng giữa các chủ thể với nhau”.2 Qua quá trình phát triển, cùng với sự phát triển củapháp luật dân sự nói chung, chế định về hợp đồng dân sự ngày càng được xem là mộtchế định có vai trò trung tâm, cơ bản trong pháp luật dân sự Theo quy định của phápluật về dân sự Việt Nam tại Điều 385 BLDS 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏathuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giaohàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán ; bên mua cónghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa theothỏa thuận3 Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sựthỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân

dân, Hà Nội trang 179.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm

2003, trang 331.

3 Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005.

Trang 10

mua bán LTM không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thươngmại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự, theoĐiều 430 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 (BLDS), "Hợp đồng mua bán tài sản là sựthỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua vàbên mua trả tiền cho bên bán", để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa.Như vậy hợp đồng mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là HĐMBHH), ta có thể địnhnghĩa rằng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền

và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa

Dựa vào đặc điểm của các giao dịch hàng hóa, ta có thể chia hợp đồng mua bánhàng hóa thành ba loại cơ bản bao gồm :

+Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (nội địa) :

Là loại hợp đồng các bên chủ thể trong hợp đồng thực hiện các giao dịch về hànghóa trên lãnh thổ Việt Nam

+Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :

Là loại hợp đồng mang yếu tố quốc tế, theo đó các chủ thể trong hợp đồng thựchiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế dưới các hình thức : xuất khẩu, nhập khẩu,tạm nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu (Khoản 1 Điều 27 LTM 2005)

+Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết qua Sở giao dịch hàng hóa :

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đócác bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóanhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóavới giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng đượcxác định tại một thời điểm trong tương lai (theo Khoản 1 Điều 63 LTM 2005).HĐMBHH thông qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm : hợp đồng kỳ hạn và hợp đồngquyền chọn (Khoản 2 Điều 64 LTM 2005)

1.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 11

Về mặt pháp lý, xuất phát từ bản chất là hoạt động thương mại, HĐMBHH cónhững đặc điểm sau đây :

-Về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa :

Theo quy định của Điều 24 LTM 2005, hình thức của HĐMBHH được thể hiệnbằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng một hành vi cụ thể Đối với các loạihợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thìphải tuân theo các quy định đó

Về hình thức HĐMBHH các bên có thể tự do quy định rõ phương thức mà cácbên thực hiện hợp đồng Pháp luật cho phép thỏa thuận giữa các bên mà sự thỏa thuận

đó không trái với quy định

Đối với HĐMBHH quốc tế Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 LTM 2005 thìHợp đồng phải được xác lập bằng văn bản hoặc hình thức có giá trị tương đương, điềunày có nghĩa là đối với HĐMBHH quốc tế ngoài được thể hiện dưới hình thức bằngvăn bản thì còn thể hiện dưới các hình thức có giá trị tương đương theo quy định củaBLDS 2015 như : email, điện báo, fax, dữ liệu điện tử Công ước viên 1980 của Liênhợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế thì lại có quy định như sau, theo đó

4 Điều 6 Luật thương mại 2005

Trang 12

HĐMBHH không cần phải ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ mộtyêu cầu nào khác về hợp đồng, hợp đồng có thể chứng minh bằng mọi cách, kể cảnhững lời khai của nhân chứng5 Điều này có nghĩa là hình thức của Hợp đồng khôngnhất thiết phải bằng văn bản, theo đó các bên có thể thỏa thuân mọi hình thức của hợpđồng Tuy nhiên quy định tại Công ước viên cho thấy rằng, nếu các nước thành viên cóquy định hình thức HĐMBHH quốc tế là bằng văn bản thì quy định này phải được tôntrọng 6

-Về đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa :

Đối tượng của HĐMBHH là hàng hóa Theo nghĩa thông thường hàng hóa là sảnphẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu mục đích của conngười thông qua trao đổi hay buôn bán Quy định hàng hóa là đối tượng củaHĐMBHH pháp luật của mỗi nước cũng như các Điều ước quốc tế đều có những quyđịnh khác nhau, dù có những khác biệt khác nhau song chúng đều có xu hướng mởrộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông trong thương mại

Theo Khoản 2 Điều 3 LTM 2005 hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể

cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai Như vậy theoLTM 2005 thì hàng hóa có thể là những vật đang tồn tại hoặc có thể hình thành tronglai

-Về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa :

Nội dung của HĐMBHH phản ánh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệmua bán hàng hóa Như vậy nội dung của HĐMBHH là các điều khoản do các bênthỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệHĐMBHH

Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm các nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quyđịnh pháp luật của từng quốc gia Điều này nhằm hướng đến việc giành quyền tự dothỏa thuận của các bên trong hợp đồng, tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác phát triểnkinh tế Theo quy định của LTM 2005 không quy định HĐMBHH phải bao gồm nội

5 Điều 11 Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

6 Điều 96 Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

Trang 13

dung bắt buộc nào, nhưng ta có thể thấy rằng một HĐMBHH thông thường phải chứađựng các điều khoản mà các bên thỏa thuận như : giá cả, đối tượng hàng hóa, chấtlượng, phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng.

Tuy nhiên nội dung trong một HĐMBHH không chỉ là các điều khoản mà cácbên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng Mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quyđịnh của pháp luật, nghĩa là những điều khoản mà còn bên không thỏa thuận trong hợpđồng, nhưng theo quy định của pháp luật các bên phải có nghĩa vụ thực hiện

1.2 Khái niêm và đặc điểm về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.1 Khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Tranh chấp là một thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sống xã hội của chúng ta,tranh chấp có thể xảy ra khắp nơi Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động xảy

ra thường xuyên và mang tính phổ biến trong đời sống xã hội nên sẽ không tránh đượcnhững tranh chấp phát sinh từ hoạt động này Chúng ta có thể hiểu rằng tranh chấpHĐMBHH là những mâu thuẫn bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hoạtđộng mua bán hàng hóa, mà liên quan đến việc thưc hiện hoặc không thực hiện quyền

và nghĩa vụ theo hợp đồng Tranh chấp về HĐMBHH là một dạng Tranh chấp về kinhdoanh thương mại Trong một tranh chấp về HĐMBHH các chủ thể trong hợp đồng cóthể phát sinh mâu thuẫn với nhau về: các điều khoản trong nội dung hợp đồng, việcthực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại do

vi phạm hợp đồng, gia hạn viêc thực hiện hợp đồng

Có nhiều nguyên nhân xảy ra tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hànghóa, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

-Nguyên nhân chủ quan:

Do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa Do

ý chí chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình không thực hiện các giao kếttrong hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện tại tòa án để bảo vệ quyềnlợi) Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì tranh chấp phátsinh ngoài những nguyên nhân trên còn do: năng lực của doanh nghiệp trong quan hệ

Trang 14

thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quánthương mại quốc tế.

-Nguyên nhân khách quan:

Sự biến động của những yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia làkhác nhau ở mỗi giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên và có thể dẫn đếnnguy cơ xảy ra tranh chấp Các sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên trong thực tếsau khi hai bên đã ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp đồng miễn tráchnhiệm Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngoài nhữngnguyên nhân khách quan trên còn có thể kể đến các nguyên nhân sau: Hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của haiquốc gia; ngoài ra, còn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên ký kết lại không tìm hiểu kỹ lưỡng trướckhi ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký kết hợp đồng không đúng, không đầy đủ, dẫn đếncách hiểu không thống nhất làm phát sinh tranh chấp giữa các bên; Sự thay đổi chínhsách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế

1.2.2 Đặc điểm về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có các đặc điểm sau:

- Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa:

Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá là xử sự của các chủ thể hợp đồngkhông phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng Biểu hiện cụ thể là việc không thựchiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng Hành vi viphạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng xử lý trách nhiệm với hành vi vi phạmhợp đồng

- Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm:

Thiệt hại thực tế là những thiệt hại cụ thể tính được thành tiền mà bên bị viphạm hợp đồng phải gánh chịu Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệthại gián tiếp Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính

Trang 15

toán 1 cách dễ dàng và chính xác Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên

sự suy đoán khoa học (trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được

- Có quan hệ nhân quả giữa hành vi, vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy

- Có lỗi của bên vi phạm:

Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất

cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm hợp đồng được áp dụngtheo nguyên tắc lỗi suy đoán, theo đó mọi hành vi không thực hiện, thực hiện khôngđúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minhđược là mình không có lỗi) Khi áp dụng chế tài đối với bên vi phạm, bên bị vi phạmcũng như cơ quan tài phán, không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm

1.2.3 Các dạng tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa

-Tranh chấp liên quan đến quá trình giao kết hợp đồng

Trong thực tiễn thương mại, các bên có thể giao kết hợp đồng một cách gián tiếphoặc trực tiếp Nếu các bên giao kết hợp đồng trực tiếp thì về mặt pháp lý các bêntrong hợp đồng có thể xác định dễ dàng địa điểm giao kết hợp đồng và thời điểm phátsinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồn điều này dẫn đến sự thuận tiệncuả các bên trong việc thực hiện hợp đồng tránh đi tranh chấp xảy ra Ngược lại vớiviệc giao kết hợp đồng bằng hình thức trực tiếp, thì việc ký hợp đồng gián tiếp thôngqua các dữ liệu điện tử, các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giao kết hợp đồng sẻ trởnên vô cừng phức tạp, các tranh chấp có thể xảy đến như địa điểm giao kết hợp đồngđược xác định như thế nào, khi nào hợp đồng được xác lập

-Tranh chấp về số lượng hàng hóa :

Trang 16

Dặc điểm tranh chấp về số lượng hàng hóa là do các bên quy định thiếu chặt chẽ

về đơn vị đo lường hoặc cách tính số lượng, khối lượng hoặc thiêú các quy định vềviệc xác định số lượng tại địa điểm nào, do đó mỗi bên vô ý hoặc cố ý hiểu khác nhau

về số lượng, khối lượng của hàng hóa

-Tranh chấp về điều khoản thời gian địa điểm giao hàng :

Viêc các bên quy định rõ thời gian giao hàng là một thời điểm hay một khoảnthời gian nào đó có ý nghĩa pháp lý thực hiện hợp đồng Việc hợp đồng quy định thờigian giao hàng thiếu chặt chẽ và không rõ ràng dễ dẫn đến các tranh chấp phát sinh

Dịa điểm giao hàng cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng, các bên cần phải quyđịnh rõ ràng vì liên quan đến các vấn đề rủi ro được chuyển giao giữa các bên

-Tranh chấp về điều khoản thanh toán :

Đây là tranh chấp thường phát sinh trong hoạt động mua bán hàng hóa, việc cácbên không có những quy định cụ thể và rõ ràng thì rất dễ dẫn đến xảy ra tranhchấp.một số điểm cần lưu ý để tránh xảy ra tranh chấp về điều khoản thanh toán

Giá : Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiềnthanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụngngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.Ngoài ra một điều khoản mà các chủ thể hay bỏ qua đó là cách xác định giá khi cóbiến động, khi có sự kiện bất khả kháng Điều khoản này rất quan trọng đối với hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế

Phương thức và thời gian thanh toán : Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán(chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán củatừng đợt Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảolãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán

-Một số dạng tranh chấp khác :

Ngoài các tranh chấp nêu trên, trong hợp đồng mua bán hàng hoá cũng có thểxảy ra một số tranh chấp liên quan đến các điều khoản về việc xác định trường hợp bất

Trang 17

khả kháng, về phụ lục hợp đồng, ngôn ngữ chính trong hợp đồng, chủ thể ký kết hợpđồng…Do đó các bên trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá cần phảichi tiết hoá các nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên để tránh các bất đồng mâu thuẫn.

1.3 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân

1.3.1 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân

Trong quá trình hoạt động thương mại nói chung và hoạt động MBHH nói riêngcác bên khó tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ trong nhữngtrường hợp cụ thể Để đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra,các bên tham gia hoạt động thương mại nói chung và HĐMBHH nói riêng có thể lựachọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp sau theo Điều 37 LTM 2005 :

-Thương lượng giữa các bên.

-Hòa giải giữa các bên do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm hòa giải.

-Giải quyết bằng trọng tài hoặc Tòa án.

Có thể thấy những phương thức trên đều có những ưu điểm và khuyết điểmriêng Phương thức giải quyết bằng Tòa án là một trong những hình thức giải quyếttranh chấp HĐMBHH phổ biến trên thế giới

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là phương thức giải quyết theomột trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ Khi giải quyết tranh chấp thương mại vềHĐMBHH, Toà án có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ đóng vai trò là bên thứ ba, là

cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp được yêu cầu Trong quá trình giải quyếttranh chấp trên cơ sở áp dụng pháp luật hiện hành, toà án có thẩm quyền sẽ nhân danhquyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ra bản án hoặc quyết định có giátrị bắt buộc các bên tranh chấp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện Bản

án, quyết định của Toà án được cơ quan thi hành án của Nhà nước bảo đảm thi hành

Trang 18

1.3.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân.

Để thụ lý, giải quyết kinh doanh thương mại nói chung, hợp đồng mua bán hànghóa nói riêng, Tòa án phải dựa vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để xác địnhquan hệ pháp luật mà đương sự tranh chấp Từ đó, đối chiếu với các quy định về thẩmquyền của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) để xác định yêu cầu khởi kiện của đương

sự có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không Việc xác định quan hệ pháp luật tranhchấp hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luậtnội dung (điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên) trong việc giải quyết yêu cầucủa đương sự

Để xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi giải quyết tranh chấphợp đồng mua bán hàng hóa, Tòa án phải xác định cho được yêu cầu của đương sựthuộc nhóm quan hệ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong quan hệ tranh chấpkinh doanh thương mại (theo nghĩa rộng) để từ đó có sự phân định thẩm quyền giữaTòa án với cơ quan tài phán khác (Trọng tài) hay giữa các Tòa án với nhau

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM nói chung và tranh chấp HĐMBHHnói riêng của Tòa án nhân dân là quyền của một Tòa án hoặc các Tòa án trong hệthống Tòa án nhân dân được tiến hành những thủ tục giải quyết một TCKDTM cụ thểtheo quy định của pháp luật tố tụng Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanhthương mại về hợp đồng mua bán hàng hóa được pháp luật Việt nam quy định, tạikhoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinhdoanh thương mại giữa các cá nhân tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều cómục đích lợi nhuận thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Ngoài ra thẩm quyềngiải quyết TCKDTM về HĐMBHH tại toà án còn được phân định, theo cấp xét xử,theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn

-Thẩm quyền theo cấp xét xử:

Thẩm quyền theo cấp xét xử là việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo cấpcủa Tòa án Thông thường thẩm quyền của Tòa án các cấp được phân chia căn cứ vàogiá trị tranh chấp, tính chất của sự việc và khả năng, điều kiện của từng cấp Tòa án

Trang 19

Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp đượcquy định căn cứ vào các tiêu chí:

+ Thứ nhất: tính chất phức tạp của vụ việc;

+Thứ hai: điều kiện, khả năng giải quyết các tranh chấp của từng cấp Tòa án

Hệ thống Tòa án của Việt Nam được xây dựng theo cấp Tòa án, theo đó việc xét

xử sơ thẩm các tranh chấp về HĐMBHH có thể ở Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh, xét

xử phúc thẩm có thể ở Tòa án cấp tỉnh hoặc Tòa án cấp cao BLTTDS 2015 căn cứ vàotính chất phức tạp của vụ việc để phân định thẩm quyền giải quyết về HĐMBHH giữaTòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp cao

-Thẩm quyền theo lãnh thổ :

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc của Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ 7 Theo quy định của BLTTDS 2015 thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa

án được xác định như sau : nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ; theo sự lựa chọn củađương sự ; đối với tranh chấp bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cóbất động sản8 Đối với các tranh chấp về HĐMBHH thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa

án được xác định trên cơ sở nơi cư trú và làm việc của bị đơn hoặc trụ sở của bị đơn

-Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn:

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn là hình thức pháp luật,đưa ra các quy định về các Tòa án có thẩm quyền giải quyết và nguyên đơn được lựachọn theo ý chí của mình Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết đối với cácTCKDTM về HĐMBHH trong các trường hợp sau theo điều 40 BLTTDS 2015:

+Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì Nguyên đơn có quyềnyêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tàisản giải quyết (Điểm a khoản 1 điều 40 BLTTDS 2015);

7 Hoàng Tố Nguyên (2013), Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở

việt nam hiện nay, luận văn thạc sĩ, khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội

8 Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trang 20

+Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn cóthể yêu cầu Tòa án nơi có tổ chức cư hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết (Điểm bKhoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015);

+Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì có thể yêu cầuTòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết (Điểm c Khoản 1 Điều 40BLTTDS 2015)

1.3.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân.

Việc giải quyết tranh chấp thương mại về HĐMBHH tại toà án cũng giống nhưgiải quyết các tranh chấp khác tại Tòa án, được tiến hành theo thủ tục tố tụng toà ánquy định trong pháp luật tố tụng dân sự BLTTDS 2015 Một trong những điểm đặc thùkhi giải quyết tranh chấp tại Toà án là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản được quyđịnh tại Chương II BLTTDS 2015, từ Điều 3 đến Điều 25 đó là: tuân thủ pháp luậttrong luật tố tụng, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cung cấpchứng cứ trong tố tụng dân sự, bảo đảm quyền bảo vệ và lợi ích của các đương sự, bìnhđẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự,tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụngdân sự, bảo đảm quyền tranh tụng trong xét xử ; Trên cơ sở những nguyên tắcchung này, đối với việc giải quyết tranh chấp HĐMBHH thì còn được xây dựng trêncác nguyên tắc được xem là đặc thù là:

-Quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự:

Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS 2015, nguyên tắc quyền quyết định và tự địnhđoạt của đương sự được quy định như sau:

“1 Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải

quyết vụ việc dân sự Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2 Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.

Ngày đăng: 06/12/2018, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w