1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án thủy điện xekaman1 công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện việt lào

10 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 138 KB

Nội dung

Việc xây dựng nhà máy Xekaman1 trên lãnh thổ Lào là phù hợp với chiến lược phát triển ngành Điện lực của nhà nước Lào, góp phần hoàn chỉnh lưới điện 2 nước Việt Nam- Lào và khu vực.. The

Trang 1

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN XEKAMAN1- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN ĐIỆN VIỆT- LÀO

1/ Quốc gia tôi chọn để đầu tư là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào một

quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn

Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀哀), Lão Qua.

Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định

Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc Tăng trưởng GDP năm

2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9% Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm

2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm

Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ

Trang 2

Lào là một trong những Quốc gia có tiềm năng lớn về thủy điện với tổng trữ lượng gần 20 GW và trên 100 tỷ KWh điện năng Quy hoạch khai thác bậc thang thủy điện của hệ thống sông Secong đạt tới công suất lắp máy khoảng 1.781 MW, riêng dự án thủy điện Xekaman 1 có thể đạt từ 300÷460 MW

2/ Sản phẩm mà DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong bài tập của tôi là: Thủy điện Xekaman1- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Điện Việt- Lào

Việc xây dựng thủy điện Xekaman1 do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Điện Việt- Lào đầu tư tại Lào

Việc xây dựng nhà máy Xekaman1 trên lãnh thổ Lào là phù hợp với chiến lược phát triển ngành Điện lực của nhà nước Lào, góp phần hoàn chỉnh lưới điện

2 nước Việt Nam- Lào và khu vực

Theo quy hoạch của Chính phủ Lào, công trình thủy điện Xekaman1có nhiệm vụ chủ yếu là phát điện, với phần lớn sản lượng điện xuất khẩu sang Việt Nam và một phần nhỏ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước nhằm phát triển dân sinh kinh tế của khu vực tỉnh Attapeu và vùng Nam Lào Ngoài ra khi thực hiện dự án cũng góp phần tích cực thúc đẩy phát triển KTXH, cải thiện môi trường sinh thái cho vùng dự án

Chủ trương của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Điện Việt- Lào(Cty Việt Lào) đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Xekaman1 là tìm kiếm nguồn điện

bổ sung cho sự thiếu hụt điện năng tiêu dùng trong nước, thắt chặt quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và CHDCND Lào

Theo quy hoạch trong tổng sơ đồ ngành điện hiệu chỉnh trên cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng điện hàng năm tăng 13÷15%/năm, yêu cầu nguồn điện đến năm

2010 cần khoảng 16.033 MW (phướng án cơ sở) và 17.853 MW (phương án cao) và đến năm 2020 cần tương ứng khoảng 32.376 MW và 40.265 MW Với

Trang 3

dự kiến tổng công suát nguồn điện dưa vào sử dụng năm 2011 khoảng 13.229

MW, thiếu hụt nhiều so với dự báo

Nguồn năng lượng nội địa lâu dài sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng, việc nhập khẩu năng lượng là một nhu cầu tất yếu Theo kế hoạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện trong nước, sẽ tiến hành nhập khẩu điện từ CHDCND Lào Dự kiến sẽ mua điện của Lào giai đoạn 2007÷2010 khoảng 1.000 MW và giai đoạn 2010÷2015 khoảng 2.000 MW

Việc nhập khẩu điện từ Lào sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá điện nhập khẩu có thể cạnh tranh được với các công trình xây dựng trong nước và sẽ không phải giải quyết những vấn đề môi trường khi xây dựng các công trình thay thế trong nước, giảm nhập khẩu và tiết kiệm các dạng năng lượng khác như than, dầu khí…

Đồng thời, Bộ Công thương Việt Nam đã thông qua quy hoạch lưới điện giữa Việt Nam và CHDCND Lào giai đoạn đến 2010 (2015) xây dựng hệ thống đường dây truyền tải điện đồng bộ 220KV và 500KV nhằm liên kết hệ thống điện giữa 2 nước, đáp ứng kế hoạch nhập khẩu điện đề ra

3/ Những điểm mạnh và điểm yếu của quốc gia và sản phảm/dịch vụ mà anh/chị đã chọn là gì? Hãy nêu chi tiết.

Điểm mạnh: Chính sách phát triển kinh tế của Lào trong những năm tới

theo NQ Đại hội Đảng NDCM Lào lần VI là ưu tiên phát triển tiềm năng thủy điện, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng, phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải hợp nhất trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu điện và mở rộng cho các vùng nông thôn và miền núi Đảng và Nhà nước Lào đang có những ưu tiên đặc biệt trong kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực thủy điện

Trang 4

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Xeekaman là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất cho việc xây dựng các công trình thủy điện tiếp theo trên sông Sekong theo các thỏa thuận vè hợp tác năng lượng giữa 2 Chính phủ và kế hoạch nhập khẩu điện của Việt Nam Tuy nhiên, có một thực tế là các hãng nước ngoài(chủ yếu của Tây âu và Thái Lan) luôn tranh thủ các dự án tốt nhất và tìm cách ép giá điện đối với Điện lực Lào(Edl) Ngoài ra, có một số dự án sau khi ký biên bản ghi nhớ (MOU) cũng không triển khai được Vì vậy, Chính phủ Lào đang muốn các nhà đầu tư Việt Nam tham gia

Ảnh hưởng tiêu cực của dự án đối với môi trường và xã hội trong khu vực hoàn toàn có thể khắc phục và giảm thiểu Mặt khác, với truyền thống đoàn kết lâu đời của nhân dân 2 địa phương, việc di chuyển một khối lượng nhỏ dân cư trong vùng dự án để giải phóng mặt bằng và thi công công trình chắc chắn sẽ không gặp khó khăn trở ngại gì

Mặt tích cực của dự án thủy điện Xekaman1 là rất to lớn: Mang lại nguồn ngoại tệ lớn do xuất khẩu điện, tạo nên các hệ sinh thái mới, cải thiện điều kiện khí hậu khu vực, tạo ra khả năng phát triển thủy sản lòng hồ, tạo ra nhiêu chỗ làm mới nhằm nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng Cùng với các bậc thủy điện khác, nhà máy thủy điện Xekaman1 sẽ có tác dụng điều hòa dòng chảy

và khả năng chống lũ hạ du…

Một số lợi ích cơ bản khi đầu tư xây dựng thủy điện Xekaman1 đối với Chính phủ 2 nước và Nhà đầu tư như sau:

- Về phía CHDCND Lào: Dự án thủy điện Xekaman1 nằm trong quy

hoạch hệ thống điện trong thời gian tới, việc đầu tư sớm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn cho đất nước bằng việc tạo nguồn thu ngoại tệ do xuất khẩu điện, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, cải thiện môi trường sống cho khu vực xây dựng công trình

Trang 5

- Về phía Việt Nam: Tăng nguồn điện năng bổ sung, giúp giảm bớt tình

trạng mất can bằng nguồn và phụ tải trong tương lai gần, việc quyết định đầu tư sớm sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn được các dự án khả thi, giá thành hạ và gần biên giới Lào - Việt Hiện nay, tuy Lào có tiềm năng thủy điện lớn, song do gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên việc khai thác còn hạn chế, trong khi đó Việt Nam là nước láng giềng gần gũi về địa lý, có mối quan hệ lâu đời, nên các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong các dự án đầu tư tại Lào

Do đặc trưng khí hậu của Lào và Việt Nam chênh lệch nhau nên sẽ rất

có lợi cho việc đầu tư thủy điện tại Lào để bổ sung năng lượng cho nhau (về mùa khô, các nguồn thủy điện của Việt Nam bị hạn chế thì mua điện tại các dự

án thủy điện của Lào, đến mùa mưa có thể để một phần công suất bán sang Lào)

- Về phía nhà đầu tư: Dự án thủy điện Xekaman1 có đặc điểm trữ

năng thủy điện rất lớn và kinh tế, do đó việc các DN Việt Nam đầu tư vào dự án này là chủ trương đúng đắn, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế

Việc đầu tư dự án vào thời điểm hiện nay là thích hợp, sẽ tiết kiệm được phần chi phí đường điện cao thế trên lãnh thổ Việt Nam đang được xây dựng từ nay đến hết năm 2012

Điểm hạn chế: Làm ngập đáng kế diện tích rừng nguyên sinh và đa

dạng sinh học do mức độ ngập lụt của hồ chứa lớn ứng với MNDBT 230m ASL khoảng 14.980ha, trong đó có gần 640 ha diện tích của khu BTTN Dong Ampham, gây tác động và xáo trộn nơi cư trú và đời sống của các loài động vật hoang dã

- Thu hồi 339 ha đát rừng ở vùng hạ lưu đẻ xây dựng các công trình, lập khu lán trại, mở đường giao thông và vận hành, xây dựng dường dây tải điện…

Trang 6

- Các hoạt động khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã, hoạt động của thiết bị trên công trường xây dựng, mở mang đường xá và sinh hoạt của hàng nghìn công nhân trong thời gian xây dựng…sẽ gáy áp lực lớn lên các khu BTTN Dong Ampham hiện có và khu BTTN Phou Kashong sẽ được thành lập trong vùng dự án

- Sự tích nước vào hồ trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng nước vùng

hạ lưu, sự hình thành hồ chứa sẽ có tác động lớn đén đời sống các loại thủy sinh

và hệ sinh thái thủy sinh, ngăn cản sự di cư của các loài cá lên vùng thượng lưu

- Quá trình xây dựng sẽ hình thành các dòng thải lỏng, rắn gây nhiễm bẩn nguồn nước hạ lưu, quá trình vận hành hồ chứa sẽ có tác động đến chất lượng nước vùng hạ lưu và hạu quả của nó sẽ làm giảm sản lượng cá và gây những tác động đến đời sống và sản xuất của cư dân 2 bờ sông Xekaman vè phía

hạ lưu

- Di chuyển và tái định cư 220 hộ, 1094 người của 5 bản Dakbou, Souksavang, Tangkeu, Hindam, Donkhen, ngoài ra còn làm ngập hơn 492 ha đát sản xuất nông nghiệp của các bản Dakxao, Kongna nhay, Dakgie, Soumbun, Mixai và Fudeng

- Việc giảm bớt dòng chảy về phía hạ lưu trong giai đoạn đầu tích nước vào hồ sẽ nhiều khó khăn cho việc cáp nước sản xuất và sinh hoạt, tắm giặt và ảnh hưởng đến nghề đánh bắt cá trong vùng thượng lưu của 13 bản với 2.470 hộ

và 13.190 người

4/ Anh/chị sẽ cần xem xét nghiên cứu cụ thể hoặc thông tin cơ sở nào

trước khi bước vào dự án kinh doanh quốc tế thường xuyên rất thuận lợi nhưng đôi lúc cũng có rủi ro này?

Dự án Xekaman1 là một trong những dự án thủy điện đã được Chính phủ Lào quan tâm nghiên cứu từ lâu để có các dẫn liệu cần thiết mời chào các nhà

Trang 7

đầu tư nước ngoài Từ những năm 1990 đến 2010, đã có 5 công trình nghiên cứu

đã thực hiện ở mức độ khác nhau liên quan đến dự án thủy điện Xekaman 1 như sau:

a/ Ủy ban Quốc tế sống Mê Công đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá sơ bộ các điều kiện đầu tư, kinh tế xã hội, môi trường đối với tất cả các bậc thang thủy điện trên lưu vực sông Mê Công (trong đó có Xekaman1) Kết quả các nghiên cứu này đã dược trình bày trong “ Dự thảo báo cáo nghiên cứu các bạc thang thủy điện trên lưu vực sông Mê Công” công bố năm 1999

b/ Năm 1999, Công ty Halcrow and Partners(Anh) hợp tác với EPDC quốc tế (Nhật) và MK Conteniel (Mỹ) bằng vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tiến hành nghiên cứu, đánh giá sơ bộ tất cả 37 dự án thủy điện trên lưu vực sông Nam theun, Sesan và Secong Kết quả của nghiên cứu này đã xem xét sơ bộ tất cả 37 dự án thủy điện đã quy hoạch và chọn lọc ra 6 dự án có tính kinh tế nhất để kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo, trong đó có dự án Xekaman 1

c/Theo yêu cầu của Ủy ban Năng lượng Quốc gia Lào trong chương trình giới thiệu các dự án thủy điện Lào cho các nhà đàu tư nước ngoài, Công ty tư vấn Lahmayer Internatinonal GmbH (Đức) đã thực hiện nghiên cứu và lập báo cáo đầu tư sơ bộ một số dự án thủy điện, trong đó có dự án Xekaman 1, 2 và 3 trên sông Xekaman

d/ Đáng lưu ý nhất, năm 1995, Công ty HETEC Australia Pty Ltd đã tiến hành nghiên cứu công trình Australia đến mức khả thi, đến năm 1996 Công ty Gutteridge, Hankins&Daley Pty của Australia(GHD) đã cho ra kết quả nghiên cứu báo cáo môi trường và xã hội đầu tiên, năm 1997 đưa ra báo cáo môi trường và xã hội thứ 2

Trang 8

e/ Đến năm 2000, Woley/Lahmeyer xem xét lại kết quả đã nghiên cứu của Công ty HETEC và sử dụng phàn mềm EVALS để tính toán lại các thông số và cho một số thông số cơ bản về dự án Xekaman 1 như sau:

- Mức độ nghiên cứu của dự án: Nghiên cứu khả thi

- Nhiệm vụ của công trình: Sản xuất điện đẻ xuất khẩu và một phần dùng cho tiêu dùng nội địa

- Về thủy văn: Nằm trên sông Xekaman có diện tích lưu vực 3655km², lưu lượng bình quân nhiều năm 161,0m³/s

- Hồ chứa: MNDBT= +300m; MNC= +284m; tổng dung tích 17.400 triệu m³; diện tích hồ ứng với MNDBT 222km²; dung tích hồ hữu ích 3.340 triệu m³

- Đập dâng: Loại đá đổ mặt bê tông (CFRD); độ cao lớn nhất 184m

- Hầm dẫn nước có độ dài 820m, đường kính 2,6m

- Cửa trần loại không cửa có lưu lượng thoát 1260m³/s

- Dẫn năng lượng bằng hàm nghiêng dài 400m, đường kính 9,8m và hầm thẳng đứng dài 250m, đường kính 9,1m

- Nhà máy loại hở, không có hồ điều tiết

- Thiết bị cơ điện: Công suát lắp máy 469 MW, 03 tổ máy, tuốc bin loại Francis

- Đường dây tải điện 230 KV dài 33km đấu nối với trạm 500KV tại Bản Sok

- Đường vào nhà máy: Nâng cấp 33km, làm mới 35km

5/ Anh/chị sẽ tìm những dữ liệu thích hợp/nguồn thông tin chất lượng ở đâu để giúp anh/chị khởi động dự án kinh doanh này? Anh/chi hãy đưa ra những địa chỉ cụ thể và mô tả ngắn gọn về những gì có trong dữ liệu địa chỉ.

Trang 9

Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 58 quốc gia và vùng

lãnh thổ Trong đó, Lào đứng vị trí thứ nhất với có 218 dự án, tổng vốn đầu tư

phía Việt Nam đạt trên 3,6 tỷ USD, Campuchia đứng thứ 2 với 114 dự án, tổng vốn đầu tư phía Việt Nam đạt trên 2,4 tỷ USD; Venezuela đứng thứ 3 với 2 dự

án, với tổng vốn đầu tư trên 1,8 tỷ USD

a/ Cơ cấu ngành:

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu trong ngành công nghiệp và xây dựng, với 10 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 407,1 triệu USD, chiếm 59,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó chủ yếu là lĩnh vực khai khoáng với 326,3 triệu USD; lĩnh vực dịch vụ đứng thứ hai với 31 dự án, tổng vốn đầu

tư đăng ký đạt 189 triệu USD, chiếm 27,6% tổng vốn đầut ư đăng ký Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư đăng ký với 88,57 triệu vốn đầu tư đăng ký phía Việt Nam

Biểu đồ: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

b/ Cơ cấu nước:

Trang 10

Các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư sang 17 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Vốn đầu tư chủ yếu tại Peru với 1 dự án, tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam là 323,6 triệu USD, chiếm 47,3% tổng vốn đầu tư của Việt Nam

ra nước ngoài Đứng thứ 2 là Campuchia với 9 dự án, tổng vốn cấp mới và tăng thêm bên Việt Nam đăng ký 89,1 triệu USD, chiếm 13% Đứng thứ 3 là Làovới

10 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư Việt Nam đăng ký là 89 triệu USD, chiếm 13%

Biểu đồ: Cơ cấu vốn đầu tư tư theo đối tác

ĐVT: triệu USD

Tài liệu tham khảo:

- Viện địa lý thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)

- Cục Điện lực (DE) thuộc Bộ năng lượng và Mỏ (MEM)

- Công ty Điện lực Việt Lào và Văn phòng đại diện tại Attapeu

- Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Ngày đăng: 03/12/2018, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w