CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NỘI KHOACâu 1 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh tăng huyết áp ? (3 điểm)Nhận định tình hình: Hỏi bệnh sử, tiền sử BNTrạng thái tinh thần của bệnh nhân: lo lắng, sợ hãi...Có biết bị tăng huyết áp không và thời gian bị tăng huyết áp?Thuốc và cách điều trị tăng huyết áp như thế nào?Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ không?Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?Có bị bệnh thận trước đây không?Có bị sang chấn về thể chất hay tinh thần không?Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?Quan sát:Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê.Tuổi trẻ hay lớn tuổi.Tự đi lại được hay phải giúp đỡ.Bệnh nhân mập hay gầy.Tình trạng phù.Các dấu hiệu khác.Thăm khám:Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu quan trọng nhất, đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu. Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng suy tim, các dấu ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù...Thu nhận thông tin:Kiểm tra hồ sơ bệnh án cũ, các thuốc đã dùng và cách sử dụng thuốc.Thu thập thông tin qua gia đình.Chẩn đoán điều dưỡngNhức đầu do tình trạng tăng huyết áp.Mất ngủ do nhức đầu.Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não.Nguy cơ nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp. Câu 3 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh hẹp van 2 lá? (3 điểm)Nhận định tình hìnhHỏi bệnh:Tiền sử có bị viêm họng và tình trạng đau các khớp không?Tình trạng và tính chất của đau khớp nếu có.Bệnh nhân có khó thở không?Khó thở khi bình thường hay khi gắng sức?Thời gian xuất hiện khó thở?Số lượng nước tiểu trong ngày?Đã điều trị thuốc gì chưa và các thuốc đã sử dụng?Tình trạng lao động và sinh hoạt?Tiền sử thấp tim từ lúc nào, cách điều trị và cách dự phòng?Các bệnh khác mà bệnh nhân đã mắc phải.Điều kiện kinh tế và điều kiện chăm sóc của gia đình bệnh nhân.Quan sát:Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân.Quan sát tình trạng khó thở của bệnh nhân nếu có.Quan sát màu sắc nước tiểu, màu sắc đờm.Quan sát và đánh giá tình trạng phù: phù hai chi dưới hay phù toàn thân.Quan sát xem tĩnh mạch cổ có nổi tự nhiên không?Tình trạng tinh thần của bệnh nhân.Khám xét:Lấy mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.Nghe nhịp tim, tiếng tim.Khám xem gan, lách có lớn không?Ấn vào vùng hạ sườn phải lúc bệnh nhân nằm ở tư thế Fowler xem tĩnh mạch cổ có nổi không?Khám các biến chứng và triệu chứng bất thường trên bệnh nhân.Thu thập các dữ kiện:Sổ y bạ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, ECG, siêu âm tim...Các thuốc và cách thức mà bệnh nhân đã điều trị.Chẩn đoán điều dưỡngMột số chẩn đoán có thể gặp ở bệnh nhân bị hẹp hai lá khi nhận định, đó là:Bệnh nhân khó thở do tăng áp lực ở phổi.Bệnh nhân phù do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên.Bệnh nhân hồi hộp, đánh trống ngực do suy tim.Nguy cơ tắc mạch do biến chứng rung nhĩ... Câu 5 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh viêm phế quản? ( 3 điểm)Nhận định tình hìnhHỏi bệnh:Có bị nhiễm lạnh đột ngột không?Bệnh nhân có sốt, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi, khàn tiếng không?Bệnh nhân có ho và khạc đờm không? tính chất của đờm như thế nào? Bệnh nhân có đau ngực không?Làm nghề gì? Có hay tiếp xúc với các hoá chất không?Có bị mắc bệnh mạn tính đường hô hấp không?Có mắc bệnh ở xoang, tai mũi họng không?Môi trường làm việc và môi trường sống như thế nào?Có hút thuốc lá không?Có xảy ra theo mùa không?Các thuốc đã sử dụng và hiệu quả của các thuốc?Tiến triển của bệnh như thế nào?Quan sát:Tình trạng toàn thân: thể trạng chung, tình trạng tinh thần.Có vẻ mặt nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, mệt nhọc, hốc hác không?Có khó thở không và mức độ khó thở?Da, niêm mạc có tím tái không?Quan sát tính chất của đờm về số lượng và màu sắc.Thăm khám:Lấy dấu hiệu sống để xem có hội chứng nhiễm trùng không?Nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm không? rì rào phế nang có giảm không?Xem xét các xét nghiệm cận lâm sàng:X quang phổi: hai vùng rốn phổi có đậm không?Công thức máu: bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ lắng máu có tăng không?Xét nghiệm đờm: để tìm xem có vi khuẩn khi soi tươi hay cấy đờm không?Thu thập các dữ kiện:Qua hồ sơ bệnh án đã điều trị và chăm sóc.Qua gia đình bệnh nhân.Chẩn đoán điều dưỡngTăng thân nhiệt do viêm phế quản.Khạc đàm do tăng tiết phế quản.Ho do kích thích phế quản.Nguy cơ thất bại điều trị do bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị và chăm sóc.
Trang 1CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NỘI KHOA
Câu 1 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh tăng huyết áp ? (3 điểm)
Nhận định tình hình: Hỏi bệnh sử, tiền sử BN
- Trạng thái tinh thần của bệnh nhân: lo lắng, sợ hãi
- Có biết bị tăng huyết áp không và thời gian bị tăng huyết áp?
- Thuốc và cách điều trị tăng huyết áp như thế nào?
- Đã bao giờ bị liệt hay bị yếu tay chân chưa?
- Có hay nhức đầu, mất ngủ hay nhìn có bị mờ không?
- Gần đây nhất có dùng thuốc gì không?
- Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không?
- Có bị bệnh thận trước đây không?
- Có bị sang chấn về thể chất hay tinh thần không?
- Tình trạng đi tiểu: số lượng và màu sắc?
Quan sát:
- Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: mệt mỏi, tỉnh táo hay hôn mê
- Tuổi trẻ hay lớn tuổi
- Tự đi lại được hay phải giúp đỡ
- Bệnh nhân mập hay gầy
- Tình trạng phù
- Các dấu hiệu khác
Thăm khám:Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó huyết áp là dấu quan trọng nhất, đo huyết áp nhiều
lần trong ngày Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và tối thiểu Ngoài ra cần chú ý các dấu chứng khác như: tình trạng suy tim, các dấu ngoại biên, số lượng nước tiểu, tình trạng phù
Thu nhận thông tin:
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án cũ, các thuốc đã dùng và cách sử dụng thuốc
- Thu thập thông tin qua gia đình
Chẩn đoán điều dưỡng
- Nhức đầu do tình trạng tăng huyết áp
- Mất ngủ do nhức đầu
- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp
Trang 2Câu 3 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh hẹp van 2 lá? (3 điểm)
Nhận định tình hình
Hỏi bệnh:
Tiền sử có bị viêm họng và tình trạng đau các khớp không?
Tình trạng và tính chất của đau khớp nếu có
Bệnh nhân có khó thở không?
Khó thở khi bình thường hay khi gắng sức?
Thời gian xuất hiện khó thở?
Số lượng nước tiểu trong ngày?
Đã điều trị thuốc gì chưa và các thuốc đã sử dụng?
Tình trạng lao động và sinh hoạt?
Tiền sử thấp tim từ lúc nào, cách điều trị và cách dự phòng?
Các bệnh khác mà bệnh nhân đã mắc phải
Điều kiện kinh tế và điều kiện chăm sóc của gia đình bệnh nhân
Quan sát:
Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân
Quan sát tình trạng khó thở của bệnh nhân nếu có
Quan sát màu sắc nước tiểu, màu sắc đờm
Quan sát và đánh giá tình trạng phù: phù hai chi dưới hay phù toàn thân
Quan sát xem tĩnh mạch cổ có nổi tự nhiên không?
Tình trạng tinh thần của bệnh nhân
Khám xét:
Lấy mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở
Nghe nhịp tim, tiếng tim
Khám xem gan, lách có lớn không?
Ấn vào vùng hạ sườn phải lúc bệnh nhân nằm ở tư thế Fowler xem tĩnh mạch cổ có nổi không? Khám các biến chứng và triệu chứng bất thường trên bệnh nhân
Thu thập các dữ kiện:
Sổ y bạ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, ECG, siêu âm tim
Các thuốc và cách thức mà bệnh nhân đã điều trị
Chẩn đoán điều dưỡng
Một số chẩn đoán có thể gặp ở bệnh nhân bị hẹp hai lá khi nhận định, đó là:
Bệnh nhân khó thở do tăng áp lực ở phổi
Bệnh nhân phù do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
Bệnh nhân hồi hộp, đánh trống ngực do suy tim
Nguy cơ tắc mạch do biến chứng rung nhĩ
Trang 3Câu 5 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh viêm phế quản? ( 3 điểm)
Nhận định tình hình
Hỏi bệnh:
Có bị nhiễm lạnh đột ngột không?
Bệnh nhân có sốt, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi, khàn tiếng không?
Bệnh nhân có ho và khạc đờm không? tính chất của đờm như thế nào?
Bệnh nhân có đau ngực không?
Làm nghề gì? Có hay tiếp xúc với các hoá chất không?
Có bị mắc bệnh mạn tính đường hô hấp không?
Có mắc bệnh ở xoang, tai mũi họng không?
Môi trường làm việc và môi trường sống như thế nào?
Có hút thuốc lá không?
Có xảy ra theo mùa không?
Các thuốc đã sử dụng và hiệu quả của các thuốc?
Tiến triển của bệnh như thế nào?
Quan sát:
Tình trạng toàn thân: thể trạng chung, tình trạng tinh thần
Có vẻ mặt nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, mệt nhọc, hốc hác không?
Có khó thở không và mức độ khó thở?
Da, niêm mạc có tím tái không?
Quan sát tính chất của đờm về số lượng và màu sắc
Thăm khám:
Lấy dấu hiệu sống để xem có hội chứng nhiễm trùng không?
Nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm không? rì rào phế nang có giảm không?
Xem xét các xét nghiệm cận lâm sàng:
X quang phổi: hai vùng rốn phổi có đậm không?
Công thức máu: bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ lắng máu có tăng không?
Xét nghiệm đờm: để tìm xem có vi khuẩn khi soi tươi hay cấy đờm không?
Thu thập các dữ kiện:
Qua hồ sơ bệnh án đã điều trị và chăm sóc
Qua gia đình bệnh nhân
Chẩn đoán điều dưỡng
Tăng thân nhiệt do viêm phế quản
Khạc đàm do tăng tiết phế quản
Ho do kích thích phế quản
Nguy cơ thất bại điều trị do bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị và chăm sóc
Trang 4Câu 6 : Anh (chị) hãy trình bày lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh hen phế quản? (3 điểm)
Lập kế hoạch chăm sóc
Để bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế thăm khám
Trấn an cho bệnh nhân
Cho bệnh nhân nằm tư thế đầu cao (Fowler)
Chế độ ăn uống loãng, nhiều sinh tố
Thực hiện y lệnh: dùng thuốc và xét nghiệm
Giáo dục bệnh nhân về các nguyên nhân gây hen
Giáo dục bệnh nhân về tiến triển và biến chứng của bệnh
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Chăm sóc cơ bản:Đặt bệnh nhân nằm buồng riêng, yên tĩnh, hạn chế tiếng động, sự gây ồn và những kích thích về
cảm giác do khách thăm, nhân viên chăm sóc và các nhân viên y tế khác Thiết lập mối quan hệ tin tưởng với người bệnh
+ Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái, dễ thở
+ Động viên an ủi bệnh nhân, luôn có mặt trong cơn hen
+ Giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh tật
+ Áp dụng những động tác làm bệnh nhân dễ ngủ: xoa bóp, trấn an
+ Hạn chế hay loại trừ những yếu tố gây căng thẳng (stress) cho người bệnh
+ Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước
+ Chườm ướt và các biện pháp hạ thân nhiệt khác khi sốt cao
+Thực hiện các hành động chăm sóc: Vỗ rung phổi Dẫn lưu theo tư thế Tập thở Hút đờm dãi và các chăm sóc
khác khi bệnh nhân thở oxy.Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp để tạo thuận lợi cho sự hô hấp và loại bỏ dịch xuất tiết Tăng cường lượng dịch vào cơ thể để làm loãng dịch xuất tiết
Thực hiện y lệnh điều trị:
Dùng thuốc giãn phế quản, thuốc co mạch, thuốc corticosteroid, cho thở oxy
Hô hấp hỗ trợ
Thực hiện y lệnh: truyền dịch và điện giải theo chỉ định
Dùng thuốc hạ thân nhiệt theo chỉ định
Đo nồng độ các khí và độ pH trong máu động mạch
Theo dõi bệnh nhân:
Lập bảng cân bằng dịch hàng ngày, ghi chép chính xác
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi: tình trạng hô hấp
Tình trạng mất nước, da, niêm mạc, dấu hiệu khát nước, mất nước, thái độ của bệnh nhân, tỷ trọng nước tiểu, số lượng nước tiểu Các chỉ số thể tích tuần hoàn: mạch, huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung ương Các kết quả xét nghiệm: điện giải đồ, hematocrit
Theo dõi: sự tăng thân nhiệt, sự thay đổi màu sắc của đờm, các kết quả xét nghiệm Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, cấy đờm và máu, chụp phim phổi
Giáo dục sức khoẻ:Kiểm soát chặt chẽ môi trường để giảm càng nhiều yếu tố gây dị ứng càng tốt Đặc biệt trong
phòng ngủ và trong nhà: không dùng đồ len dạ, lông, hạn chế bụi khói Không nuôi những con vật ưa thích như; mèo, chim, chó cảnh, không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc
+ Hạn chế yếu tố gây stress làm bệnh nhân căng thẳng, lo lắng, cáu giận
+ Tăng cường rèn luyện nâng cao sk, duy trì dinh dưỡng, uống đủ nước, chế độ ngủ nghỉ ngơi, vận động hợp lý + Tránh ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi trường ở bên ngoài quá ô nhiễm
+ Tích cực thực hành tập thở, tập làm giãn nở phổi, tập ho
+ Không hút thuốc
+ Không dùng quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và thuốc co mạch
+ Không dùng các loại thuốc hay gây dị ứng như penicillin, vitamin B
+ Đi khám bệnh ngay nếu có bất thường về hô hấp hoặc các nhiễm khuẩn khác
Trang 5Câu 8 : Anh (chị) hãy trình bày lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh tâm phế mạn? (3 điểm)
Lập KHCS:
Trấn an động viên người bênh, tư thế thích hợp
Cải thiện tình trạng suy tim
Khai thông đường thở NB
Đảm bảo dinh dưỡng
Hoàn thành xét nghiệm, thực hiện y lênh
Giáo dục sk
Thực hiện KHCS:
- Giải thích và động viên NB an tâm điều trị
- Cải thiện tình trạng suy tim: bảo đảm oxy và hỗ trợ hh
- Làm thông thoáng đường thở:
+ Đặt người bệnh nằm ngửa đầu cao 30-450
+ vỗ rung ngực, lưng, dẫn lưu đờm dãi
+ HDNB cách thở, ho, tống đờm ra ngoài
+ Hút đờm dãi làm sạch họng miệng cho NB
- Thực hiện các XN theo y lệnh
- Chế độ ăn đảm bảo dd: giảm glucid, tang lipid
- Hạn chế muối nước nếu NB phù
- Nếu NB ăn kém phải đặt ống thông dd (theo chỉ định BS)
- Kiêng các chất kích thích (nếu người bệnh hút thuốc cần bỏ thuốc ngay)
- VS thân thể NB hằng ngày, xoa bóp vỗ rung, thay đổi tư thế BN chống loét do nằm
- Thuốc dự phòng tắc mạch theo chỉ đinh
- Chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lí
-GDSK: HD, giải thích cho người bệnh, người nhà hiểu về bệnh
Biết cách tự chăm sóc tại nhà như: đờm, số lượng, tc, tình trạng khó thở, phù, số lượng nước tiểu, theo dõi nhiệt độ, kỹ thuật vỗ rung, kỹ thuật ho
Tái khám định kì
Trang 6Câu 9 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh xơ gan? (3 điểm)
Nhận định tình hình
Hỏi bệnh:
Bệnh nhân có đau tức hạ sườn phải không?
Có những rối loạn tiêu hóa như: chán ăn, sợ mỡ, khó tiêu, tiêu chảy, có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa không?
Giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt không?
Bệnh nhân có tiền sử viêm gan siêu vi hay nghiện rượu không?
Bụng có chướng không?
Có bao giờ bị vàng da vàng mắt không?
Bệnh nhân có chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da không?
Có cảm thấy đầy hơi, bụng chướng sau đó có cổ trướng xuất hiện không?
Bệnh nhân đã được điều trị như thế nào trước đây?
Quan sát:
Tình trạng tinh thần của bệnh nhân: lo lắng, chậm chạp hay hôn mê
Da, mắt có vàng không?
Bụng có chướng không?
Hai chi dưới có phù không?
Quan sát tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da
Quan sát tuần hoàn bàng hệ
Quan sát chất nôn, phân của bệnh nhân
Quan sát thể trạng bệnh nhân: giảm sút, suy nhược
Thăm khám:
Lấy các dấu hiệu sống
Khám dấu hiệu giãn tĩnh mạch thực quản: phát hiện được bằng chụp X-quang thực quản sau khi cho bệnh nhân uống baryte hoặc nội soi thực quản
Bụng chướng, có dịch ổ bụng
Khám thấy lách lớn
Phù 2 chi dưới, tiểu ít
Dấu hình sao, nốt nhện ở ngực
Thu nhận thông tin:
Đặc biệt là qua gia đình để tìm kiếm thêm về nguyên nhân và các bệnh khác mà bệnh nhân đã mắc bệnh trước đó
Xem hồ sơ bệnh án, cách điều trị của bệnh nhân
Chẩn đoán điều dưỡng
Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng
Khó thở do cổ trướng lớn
Cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Chán ăn, chậm tiêu do suy tế bào gan
Nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch và suy dinh dưỡng
Bệnh nhân không biết ngăn ngừa và phòng bệnh do thiếu kiến thức về bệnh
Trang 7Câu 11 : Anh (chị) hãy trình bày nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa? (3 điểm)
Nhận định tình hình
Hỏi bệnh:Đứng trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá người điều dưỡng cần hỏi: Nôn ra máu hay đi
ngoài ra máu?
- Nếu bệnh nhân nôn ra máu thì phải hỏi:
Trước khi nôn ra máu có uống thuốc gì không?
Máu tươi hay bầm đen?
Máu có lẫn thức ăn không?
Trước khi nôn ra máu có dấu hiệu báo trước gì không?
Số lượng máu nôn ra và thời gian nôn ra máu như thế nào?
- Nếu bệnh nhân đi ngoài ra máu thì hỏi:
Bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi từ bao giờ?
Tính chất của máu có ở phân: máu tươi hay máu cục?
Máu ra trước phân, cùng với phân, hay máu ra sau phân?
Máu có lẫn chất nhầy hay mủ không?
Máu đen hay máu tươi?
Số lượng nhiều hay ít?
- Trước khi nôn ra máu, đi ngoài phân có máu, có lao động nặng gì không?
Có lo lắng gì không?
Có sốt không?
Có đau bụng khi nôn hoặc khi đại tiện không?
Có bị bệnh lý dạ dày hay tá tràng không?
Các thuốc đã sử dụng và các bệnh đã mắc trước đó
Quan sát:
Tình trạng tinh thần
Tình trạng toàn thân
Tính chất của chất nôn và phân
Tư thế chống đau
Thăm khám:
Lấy dấu hiệu sống: chú ý mạch và huyết áp
Khám bụng: chú ý vùng thượng vị
Thăm trực tràng nếu có chỉ định
Xem xét các xét nghiệm nếu có
Thu thập các dữ liệu khác:
Qua hồ sơ và các phiếu xét nghiệm, các thuốc đã sử dung và cách sử dụng thuốc
Qua gia đình bệnh nhân
Chẩn đoán điều dưỡng
- Chóng mặt do mất máu
- Nguy cơ sốc do giảm thể tích máu đột ngột (thường gặp sau khi nôn ra máu nhiều hoặc ỉa phân đen nhiều)
- Chảy máu do loét dạ dày tá tràng
- Lo lắng do tình trạng bệnh cấp và nặng
- Bệnh nhân đau vùng thượng vị do tăng tiết dịch vị
- Bệnh nhân không biết cách phòng bệnh do thiếu hiểu biết về bệnh
Trang 8Câu 12 : Anh (chị) hãy trình bày lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm đại tràng cấp tính ?
(3 điểm)
Câu 13 : Anh (chị) hãy trình nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh thiếu máu ?(3 điểm)
Nhận định tình hình:
Hỏi bệnh:
+ Mắc bệnh từ bao giờ, có mệt, có đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai ?
+ Có hồi hộp đánh trống ngực? Có khó thở khi đi lại nhiều?
+ Có chán ăn, có khó tiêu không, có buồn nôn?
+ Nếu là nữ, hỏi kinh nguyệt có đều không, các lần chửa đẻ ra sao?
+ Hỏi có đau thượng vị, có ỉa phân đen hoặc ỉa máu tươi không?
+ các thuốc đã sử dụng?
Quan sát, khám:
+ Da và niêm mạch có xanh và nhợt không?
+ Nhận thấy NB mệt mỏi, kích thích hay hôn mê?
+ Tình trạng phù của người bệnh: Ấn lõm
+ Số lượng, tính chất và màu sắc của nước tiểu
+ Mạch nhanh? Nhịp tim nhanh? Nghe có tiếng thổi tâm thu ở các ổ van không?
+ Có xuất huyết dưới da, có loét miệng không?
+ Gan, lách, hạch có to không?
+ Làm xét nghiệm: công thức máu, chức năng thận, giun móc
Thu thập thông tin: Từ gia đình người bệnh, qua hồ sơ bệnh án
Chuẩn đoán chăm sóc:
- Chóng mặt do thiếu máu
- Nhanh mệt, khó thở khi gắng sức do thiếu máu, thiếu oxy
- Nguy cơ suy tim do thiếu máu k được điều trị
Trang 9Câu 14 : Anh (chị) hãy trình bày lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh bazơdow ? (3 điểm)
Lập kế hoạch chăm sóc:
- Làm ổn định về tinh thần cho bệnh nhân
- Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân
- Người bệnh sẽ không bị các biến chứng
- GDSK
Thực hiện chăm sóc:
* Làm ổn định về tinh thần cho bệnh nhân:
- Để bệnh nhân ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, tốt nhất là buồng riêng
- Nói năng giao tiếp với bệnh nhân nhẹ nhàng để bệnh nhân yên tâm điều trị (Nếu phải mổ thì phải giải thích nhiều lần cho bệnh nhân yên tâm tin tưởng vào cuộc mổ)
- Nếu ra nhiều mồ hôi thì phải hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh thân thể: Tắm, gội, thay quần áo bằng nước sạch, thay ga trải giường
- Thực hiện y lệnh: Cho bệnh nhân uống thuốc kháng giáp trạng tổng hợp theo y lệnh
Chú ý: Khi uống thuốc kháng giáp trạng phải theo dõi công thức máu và hiện tượng chán ăn, vàng
da, vì thuốc ảnh hưởng đến sinh sản của tủy gây giảm bạch cầu và ảnh hưởng đến chức năng gan
* Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân:
- Bệnh nhân phải nghỉ ngơi tránh đi lại nhiều, nếu điều trị ngoại trú không được lao động nặng
- Chế độ ăn, uống:
+ Chọn thức ăn giầu Calo: Thịt, trứng, sữa, tim…
+ Không ăn uống các chất kích thích
- Thực hiện y lệnh:
+ Cho bệnh nhân uống hoặc tiêm liều cao Vitamin nhóm B
+ Bệnh nhân suy kiệt quá cho truyền đạm
- Sau một tuần theo dõi cân nặng để biết kết quả điều trị
* Ngăn ngừa các biến chứng:
- Hàng ngày điều dưỡng phải theo sát các dấu hiệu lâm sàng đặc biệt là:
Mạch, huyết áp, nhịp thở, trạng thái tinh thần
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo y lệnh
- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi dùng thuốc
* GDSK
- Giải thích cho bệnh nhân Basedow hiểu biết về bệnh của mình, nếu điều trị tích cực bệnh sẽ ổn định và tránh được các biến chứng, làm cho bệnh nhân bớt lo lắng và yên tâm điều trị
- Hướng dẫn người bệnh biết cách dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa khi về điều trị ngoại trú
- Hướng dẫn bệnh nhân chọn thức ăn phù hợp với bệnh tật, lao động nhẹ nhàng khi điều trị ngoại trú tại nhà
- Hướng dẫn cho bệnh nhân các biến chứng của bệnh để đến khám bác sỹ và được điều trị kịp thời
Trang 10Câu 17 : Anh (chị) hãy trình nhận định, chẩn đoán chăm sóc người bệnh suy thận ?(3 điểm)
Nhận định chăm sóc:
- Hỏi chi tiết tính chất phù và số lượng nước tiểu 24 giờ
- Hỏi và quan sát các triệu chứng:
+ Có hoa mắt chóng mặt không?
+ Có buồn nôn, nôn không?
+ Có khó thở?
+ Quan sát da có xanh, niêm mạc có nhợt không, có xuất huyết không?
+ Mắt có mờ không ?
+ Đo huyết áp
+ Tinh thần tỉnh hay lơ mơ?
- Thực hiện các xét nghiệm:
+ Urê máu, Creatinin máu
+ Điện giải đồ , PH máu
+ Protein niệu, tế bào niệu
+ Điện tim, siêu âm thận
Chẩn đoán chăm sóc:
- Rối loạn dịch và điện giải do suy giảm chức năng bài tiết, do giảm lưu lượng nước tiểu
- Rối loạn dinh dưỡng do chán ăn, rối loạn chức năng dạ dày ruột, do chế độ ăn hạn chế
- Bệnh nhân thiếu hụt kiến thức về bệnh và chế độ điều trị
- Những thay đổi trạng thái tâm lý do mắc bệnh nghiêm trọng và cuộc sống phụ thuộc