1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HẦM GIAO THÔNG

31 604 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,88 MB

Nội dung

1.Nguyên tắc thiết kế chung 3  Đảm bảo giao thông an toàn, liên tục, chi phí duy tu, bảo dưìng thấp  Luận chứng kinh tế – kỹ thuật riêng của công trình hầm, có xét đến yêu cầu của quốc

Trang 2

CII.Nguyên tắc thiết kế hầm giao thông

1 Những nguyên tắc thiết kế chung

Trang 3

1.Nguyên tắc thiết kế chung

3

 Đảm bảo giao thông an toàn, liên tục, chi phí duy tu, bảo dưìng thấp

 Luận chứng kinh tế – kỹ thuật riêng của công trình hầm, có xét đến yêu cầu của quốc phòng

 Vị trí của hầm được chọn lựa theo các tiêu chuẩn: kinh tế – kỹ thuật, địa chất và địa chất thuỷ văn, địa hình, điều kiện thông gió, phù hợp với yêu cầu quốc phòng, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với thiết kế tổng thể của tuyến đường về mặt bằng và mặt cắt dọc

 Tiêu chuẩn thiết kế và phương pháp xây dựng phù hợp, có hiệu quả

 Kết cấu, cấu tạo: BTCT, thép, liên hợp

 Phạm vi ứng dựng: Đường sắt, đường ô tô

Trang 4

1.Nguyên tắc thiết kế chung

 Bình đồ và trắc dọc: theo những tiêu chuẩn chung của tuyến đường

(có xét đến các đặc điểm khi đi ngầm)

 Tuổi thọ của công trình hầm :

- TCVN 4527:1988: Hầm đường sắt và hầm đường ôtô: vĩnh cửu,

có độ bền cấp I

- Quy chuẩn thiết kế hầm (đang được đề nghị ban hành): tối thiểu

là 100 năm cho các công trình từ cấp III trở lên , với công trình cấp IV bán vĩnh cửu tối thiểu 50 năm

- Tiêu chuẩn 22TCN272-05: hầm được thiết kế như một kết cấu cống chôn vùi trong đất có tuổi thọ 100 năm hoặc theo yêu cầu cụ thể của

Trang 5

1.Nguyên tắc thiết kế chung

Hầm giao thông có một số đặc điểm nổi bật so với các dạng phương án tuyến khác (cầu, đường) cần lưu ý:

- Không có các điểm nối, bãi dừng đỗ xe, điểm quay đầu xe

- Là một con đường kín có tĩnh không hạn chế theo chiều đứng và chiều ngang

- Chiếu sáng và thông gió nhân tạo

- Khi vào và ra khỏi hầm hay vào - ra liên tiếp các hầm liền nhau, người tài xế có thể căng thẳng, không thoải mái và có thể đánh giá sai độ dốc thực tế

 Mặt cắt ngang hầm bảo đảm có thể bố trí toàn bộ thiết bị và phương tiện

 Lường trước, hạn chế sự cố trong việc quản lý trước, trong và sau khi xây

dựng

 Đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong khi khai thác và bảo trì

Trang 6

1.1 Các yêu cầu cơ bản về sử dụng không gian ngầm và chỉ

giới xây dựng công trình hầm giao thông

1.2 Yêu cầu về vật liệu thi công công trình hầm

1.3 Yêu cầu cơ bản khi thiết kế và thi công công trình hầm giao thông

1.Nguyên tắc thiết kế chung

Trang 7

1.1 1 Các yêu cầu cơ bản về sử dụng không gian ngầm

7

Khi thiết kế và xây dựng công trình hầm giao thông:

phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm, chi phí xây dựng thấp

khai thác công trình đạt hiệu quả cao

a)Đối với hầm đường ô tô và hầm đường sắt

bố trí đủ yêu cầu khổ giới hạn thông xe trên tuyến

xét đến nhu cầu mở rộng trong tương lai

xét bố trí hệ thống thiết bị phụ trợ và hệ thống vận hành bảo dưỡng hầm Việc mở rộng kết hợp với mục tiêu khác phải được chủ đầu tư chấp thuận

Trang 8

1.1 1 Các yêu cầu cơ bản về sử dụng không gian ngầm

b) Đối với hầm giao thông đô thị

Khi không có yêu cầu đặc biệt, không gian trong hầm đường sắt và hầm đường ô tô trong đô thị phải tuân thủ các yêu cầu chung

Hầm cho người đi bộ ngoài các yêu cầu nêu trên, khi thiết kế và xây dựng nên xem xét đến việc sử dụng không gian trong hầm cho các mục tiêu khác kết hợp và phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuận

Trang 9

1.1 2 Các yêu cầu cơ bản về chỉ giới xây dựng công trình hầm giao thông

9

phạm vi chỉ giới xây dựng công trình hầm do các cấp có thẩm quyền phê duyệt

 Chỉ giới xây dựng hầm qua núi:

Khi xây dựng hầm đường ô tô và hầm đường sắt qua núi

a)Chỉ giới giới xây dựng công trình hầm đặt nông:

cho khu vực cửa hầm đoạn hầm đặt nông (bao gồm hầm chính, hầm lánh nạn, hầm phụ trợ khác) được xây dựng theo công nghệ thi công đào hở

b) Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt sâu:

cho khu vực hầm và hệ thống công trình phụ trợ ngầm trong lòng núi công nghệ thi công NATM hoặc công nghệ thi công hầm bằng máy TBM

Trang 10

1.1 2 Các yêu cầu cơ bản về chỉ giới xây dựng công trình hầm giao thông

 Chỉ giới xây dựng hầm giao thông đô thị

Khi xây dựng hầm đường ô tô và hầm đường sắt trong đô thị

a)Chỉ giới giới xây dựng công trình hầm đặt nông:

cho hệ thống công trình hầm

(hầm giao thông, hầm phụ trợ và cửa hầm)

được xây dựng theo công nghệ thi công đào hở

b) Chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt sâu:

cho khu vực hầm và hệ thống công trình phụ trợ ngầm theo công nghệ thi công máy TBM…

c) Đối với hầm qua sông được xây dựng theo công nghệ thi công hầm dìm

theo chỉ giới xây dựng công trình hầm đặt nông mặt đất được tính từ đáy sông

Trang 11

 Đối với các hầm giao thông qua núi

Không cho phép xây dựng bất cứ công trình trên mặt đất hoặc công trình ngầm

vi phạm hành lang bảo vệ công trình ngầm

Trong trường hợp cần thiết phải có các giải pháp kỹ thuật đặc biệt đảm bảo an toàn cho công trình hầm đã xây dựng

11

1.1 3. Yêu cầu về xây dựng liên quan đến chỉ giới xây dựng

Trang 12

1.1 3. Yêu cầu về xây dựng liên quan đến chỉ giới xây dựng

 Đối với các hầm giao thông đô thị đặt nông

a) Có thể xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng như công

viên, bãi đỗ xe và các công trình cộng cộng khác trên mặt đất trong phạm vị hành lang bảo vệ công trình hầm

nhưng không cho phép xây dựng kết cấu móng có tải trọng tập trung gây ảnh hưởng đến công trình hầm bên dưới

b) Khi xây dựng các công trình bên cạnh hành lang bảo vệ công trình ngầm có móng đặt sâu phải xét đến các ảnh hưởng tương hỗ giữa các công trình đó

Trang 13

 Đối với các hầm giao thông đô thị đặt sâu

a) Khi thiết kế và xây dựng hầm giao thông đô thị phải xác định chỉ giới kiểm soát an toàn hầm không vi phạm nền móng các công trình đã xây dựng trước đó Trường hợp vi phạm trong giới hạn cho phép (không phạm chí giới xây dựng công trình hầm đặt sâu)

có thể thực hiện được nhưng phải có các giải pháp kỹ thuật đặc biệt nhằm không ảnh hưởng đến công trình đã xây dựng.

b) Không được xây dựng cắt qua các hành lang bảo vệ công trình ngầm phục vụ quốc phòng hoặc các công trình đặc biệt quan trọng khác

Trong trường hợp cần phải cắt qua phải được Thủ tướng chính phủ cho phép.

c) Khi xây dựng các công trình trên mặt đất, nền móng các công trình không được vi phạm chỉ giới kiểm soát an toàn hầm và phải xét đến các ảnh hưởng tương hỗ giữa các công trình đó.

13

1.1.3. Yêu cầu về xây dựng liên quan đến chỉ giới xây dựng

Trang 14

1.2 Yêu cầu về vật liệu thi công công trình hầm

1.Nguyên t ắ c thi ế t k ế chung

 Yêu cầu chung

phải tuân theo những yêu cầu chung về vật liệu xây dựng

phải phù hợp với công nghệ xây dựng hầm và các yêu cầu khác

nhằm tạo ra hệ thống kết cấu công trình bền vững

Trang 15

1.2 Yêu cầu về vật liệu thi công công trình hầm

15

đảm bảo các nguyên tắc sau:

• Ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng sẵn có trong nước,

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế

• Vật liệu không gây độc hại, ô nhiễm môi trường,

hạn chế gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm

• Phế thải trong xây dựng phải tính đến hậu quả kinh tế và phương pháp xử lý

• Vật liệu xây dựng đảm bảo yêu cầu chống ồn và bụi

ảnh hưởng đến cư dân ở phạm vi xây dựng

• Toàn bộ các phần lộ ra trong hầm phải sử dụng vật liệu chống cháy nổ

• Tuổi thọ của vật liệu xây dựng dùng trong công trình hầm giao thông

ít nhất phải bằng tuổi thọ công trình

Trang 16

1.2 Yêu cầu về vật liệu thi công công trình hầm

 Yêu cầu về vật liệu thông thường:

bao gồm kết cấu thép, neo thép,

bê tông phun, bê tông và bê tông cốt thép,

kết cấu chống đỡ bằng gang, vữa xi măng và phụ gia cho bê tông…

dùng trong hầm giao thông, hầm đô thị (địa chất yếu, nước ngầm cao)

vật liệu xây dựng phải đảm báo các yêu cầu sau:

- Nên chọn vật liệu bê tông mác không thấp hơn 28Mpa

có độ chống thấm cao để xây dựng kết cấu vỏ hầm

- Kết cấu mặt đường bê tông xi măng được sử dụng trong hầm đường ô tô,với hầm đường sắt phải dùng tà vẹt bê tông cốt thép

hoặc kết cấu ray đặt trực tiếp, không được dùng tà vẹt gỗ hoặc vật liệu dễ cháy

- Hệ thống kết cấu phụ trợ trong hầm phải chọn loại vật liệu

Trang 17

1.2 Yêu cầu về vật liệu thi công công trình hầm

17

 Yêu cầu về vật liệu đặc chủng:

bao gồm bê tông tự chống thấm, vật liệu phòng nước,

vật liệu khe nối cho kết cấu vỏ hầm,

vật liệu gia cố đất trong quá trình đào hầm

Khi sử dụng vật liệu đặc chủng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phụ gia dùng cho bê tông và vữa xi măng

không gây tác dụng có hại đối với môi trường

- Vữa hoặc hóa chất sử dụng gia cố nền đất khi đào hầm

và bơm sau vỏ hầm phải chọn loại không độc hại

với môi trường nước ngầm, đặc biệt khi xây dựng hầm giao thông trong đô thị

Trang 18

1.2 Yêu cầu về vật liệu thi công công trình hầm

 Yêu cầu về vật liệu đặc chủng:

- Hạn chế sử dụng tấm chì chèn khe nối trong kết cấu vỏ hầm lắp ghép

Trong trường hợp có yêu cầu sử dụng, không được để mối nối thi công

có tấm chì chèn khe lộ ra bên trong hầm

- Vật liệu PVC hoặc các loại vật liệu khác làm lớp phòng nước

chỉ được lắp đặt sau kết cấu bê tông vỏ hầm

- Vật liệu cao su, tấm chặn nước (Waterstop) bằng vật liệu PVC

lắp đặt trong khe nối kết cấu BTCT vỏ hầm lắp ghép,

hoặc các khớp nối các đoạn hầm dìm phải thiết kế cấu tạo đảm bảo chống cháy

Trang 19

1.3 Yêu cầu cơ bản khi thiết kế và thi công công trình hầm giao thông

19

1.Nguyên tắc thiết kế chung

 Khi lựa chọn vị trí tuyến hầm phải xem xét:

các điều kiện địa hình, địa kỹ thuật, khí tượng thủy văn phù hợp với quy hoạch tổng thể khu vực,

tổng thể tuyến đường, quy hoạch mạng lưới giao thông (chủ đầu tư phê duyệt)

 Hầm giao thông phải đảm bảo các yêu cầu:

về kỹ thuật, khai thác sử dụng,

vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông,chi phí thấp cho công tác duy tu bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng

Trang 20

1.3 Yêu cầu cơ bản khi thiết kế và thi công công trình hầm giao thông

1.Nguyên tắc thiết kế chung

 Khi lập thiết kế :

giải pháp phù hợp cũng như giải pháp công nghệ thi công hợp líhạn chế thấp nhất các khó khăn gặp phải khi đào hầm

kiểm soát chất lượng công trình và giá thành xây dựng

 Hầm giao thông được xây dựng phải đảm bảo luôn khô ráo:

phải thiết lập các giải pháp như lớp phòng nước,kết cấu ngăn cách nước hoặc các giải pháp kỹ thuật đặc biệt kháctrong mọi trường hợp không cho nước thấm chảy vào hầm

 Bề mặt bê tông trong hầm phải đảm bảo:

phẳng nhẵn, không cho phép dùng vữa trát hoàn thiện

Trang 21

• Ưu tiên hướng tuyến thẳng hoặc đường cong bán kính lớn

(chiều dài công trình là ngắn nhất, kích thước tiết diện nhỏ nhất, thi công dễ và vận hành thuận tiện)

• Hầm đường ô tô trên đường cong, bán kính đường cong nằm tối thiểu ngoài yêu cầu về cấp đường phải thỏa mãn tầm nhìn 2 chiều cho xe với tốc độ thiết kế Đường cong đó nên bố trí gần các cửa hầm

• Cấu tạo mặt bằng của một công trình hầm:

- một hầm chính phục vụ cho phương tiện đi lại và các buồng kỹ thuật để phục vụ cho công tác vận hành, duy tu, sửa chữa công trình

- nhiều hầm với đảm nhiệm các chức năng khác nhau(có thêm các hầm phụ, hầm lánh nạn, hầm ngang… )

2 Thiết kế mặt bằng công trình

Trang 23

•Khi phải xây dựng hai hầm gần nhau hoặc xây dựng hầm gần các công trình khác, phải xem xét các ảnh hưởng tương hỗ giữa các công trình đó

•Đối với hầm cho người đi bộ, không gian trong hầm ngoài yêu cầu đảm bảo giao thông, nên xem xét đến các yêu cầu khai thác các

dịch vụ khác kết hợp như khu bán hàng, trưng bày sản phẩm…

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của hầm cũng như đảm bảo môi trường và an toàn giao thông

2 Thiết kế mặt bằng công trình

Trang 24

2 Thiết kế mặt bằng công trình

2.1 Hầm đường sắt và mêtro

2.2 Hầm đường bộ

Trang 25

Bản đồ mạng l ới tàu điện ngầm tại Matxcơva

2.1 Hầm đường sắt và mờtro

Trang 27

Bản đồ mạng l ới tàu điện ngầm tại Paris

Trang 28

3 Thiết kế mặt cắt dọc công trình

3.1 Hầm đường sắt và mêtro

3.2 Hầm đường bộ

Trang 30

Nguyên tắc thiết kế hầm giao thông

Trang 31

Nguyên tắc thiết kế hầm giao thông

Ngày đăng: 01/12/2018, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w