1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn tập thi vào 10

148 448 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 528,5 KB

Nội dung

Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) I. GI Ý 1. Xuất xứ: Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vó đại gắn với cái giản dò" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam", Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990. 2. Tác phẩm: Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dò, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc. 3. Tóm tắt: Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vó đại và giản dò. Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dò, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác. II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết: Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá . Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghóa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dò với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vò lãnh tụ cách mạng vó đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy: Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người. 1 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk (Việt Bắc - Tố Hữu) Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh. Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghò luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vó đại và giản dò trong phong cách của Người. Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới . Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: "Có thể nói ít có vò lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tòch Hồ Chí Minh . Người cũng chòu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay .". Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại − một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, tác giả lập luận: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dò, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại ". Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc" và "nhân loại", "truyền thống" và "hiện đại" luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lónh, ý chí của một người chiến só cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó. Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi . cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ 2 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng. Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dò và thanh đạm" của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm − các vò "hiền triết" của non sông đất Việt: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao . Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến só cách mạng, là Chủ tòch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: "Nếp sống giản dò và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vò danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mó về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác". Bài văn nghò luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ − vò lãnh tụ vó đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (G. G. Mác-két) I - GI Ý 1. Tác giả: Nhà văn Cô-lôm-bi-a G.G. Mác-két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928. Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông vào học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô- gô-ta và viết những truyện ngắn đầu tay. Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là tác giả của nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng. Ông từng được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982. G. G. Mác-két có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nhưng nổi tiếng nhất là cuốn Trăm năm cô đơn (1967) - tiểu thuyết được tặng Giải Chianchianô của I-ta-li-a, được Pháp công nhận là cuốn sách nước ngoài hay nhất trong năm, được giới phê bình văn học ở Mó xếp là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong những năm sáu mươi của thế kỉ XX. 3 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk Toàn bộ sáng tác của G. G. Mác-két xoay quanh trục chủ đề chính: sự cô đơn - mặt trái của tình đoàn kết, lòng thương yêu giữa con người. 2. Tác phẩm: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình trình bày những ý kiến của tác giả xung quanh hiểm hoạ hạt nhân, đồng thời kêu gọi thế giới nỗ lực hành động để ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ về một thảm hoạ có thể huỷ diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. 3. Tóm tắt: Đây là một bài văn nghò luận xã hội. Tác giả nêu ra hai luận điểm cơ bản có liên quan mật thiết với nhau: − Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất. − Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, tác giả đã đưa ra một hệ thống lập luận chặt chẽ, đặc biệt là những dẫn chứng rất cụ thể, xác thực, giàu sức thuyết phục. II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trình độ khoa học kỹ thuật đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc: những thành tựu của ngày hôm nay, rất có thể chỉ ngày mai đã thành lạc hậu. Đã từng có những ý kiến bi quan cho rằng: trong khi của cải xã hội tăng theo cấp số cộng thì dân số trái đất lại tăng theo cấp số nhân, con người sẽ ngày càng đói khổ. Tuy nhiên, nhờ có sự phát triển như vũ bão của khoa học kó thuật, của cải xã hội ngày càng dồi dào hơn, số người đói nghèo ngày càng giảm đi . Đó là những yếu tố tích cực trong sự phát triển của khoa học mà phần lớn chúng ta đều nhận thấy. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó thì hầu như rất ít người có thể nhận thức được. Bài viết của nhà văn Gác-xi-a Mác-két đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ đang hiện hữu của một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc có khả năng huỷ diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh mà phương tiện của cuộc chiến tranh ấy − mỉa mai thay − lại là hệ quả của sự phát triển khoa học như vũ bão kia. Vấn đề được khơi gợi hết sức ấn tượng: "Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 - 8 - 1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghóa là mỗi người không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là 4 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái Đất". Sức tác động của đoạn văn này chủ yếu bởi những con số thống kê cụ thể: 50.000 đầu đạn hạt nhân; 4 tấn thuốc nổ; không phải một lần mà là mười hai lần . Thông điệp về nguy cơ huỷ diệt sự sống được truyền tải với một khả năng tác động mạnh mẽ vào tư duy bạn đọc. Không chỉ có thế, trong những câu văn tiếp theo, tác giả còn mở rộng phạm vi ra toàn hệ Mặt Trời, dẫn cả điển tích trong thần thoại Hi Lạp nhằm làm tăng sức thuyết phục. Trong phần tiếp theo, tác giả đưa ra hàng loạt so sánh nhằm thể hiện sự bất hợp lí trong xu hướng phát triển của khoa học hiện đại: tỉ lệ phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân loại quá thấp trong khi tỉ lệ phục vụ cho chiến tranh lại quá cao. Vẫn là những con số thống kê đầy sức nặng: − 100 tỉ đô la cho trẻ em nghèo khổ tương đương với 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B hoặc dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu; − Giá 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong cùng 14 năm, bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét; − Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới . Đó là những con số vượt lên trên cả những giá trò thống kê bởi nó còn có giá trò tố cáo bởi điều nghòch lí là trong khi các chương trình phục vụ chiến tranh đều đã hoặc chắc chắn trở thành hiện thực thì các chương trình cứu trợ trẻ em nghèo hay xoá nạn mù chữ chỉ là sự tính toán giả thiết và không biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực. Trong khía cạnh này thì rõ ràng là khoa học đang phát triển ngược lại những giá trò nhân văn mà từ bao đời nay con người vẫn hằng xây dựng. Vẫn bằng phép suy luận lô gích và những con số thống kê nóng bỏng, tác giả đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm: sự phát triển vũ khí hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại lí trí tự nhiên. Sự đối lập khủng khiếp giữa 380 triệu năm, 180 triệu năm, bốn kỷ đòa chất (hàng chục triệu năm) với khoảng thời gian đủ để "bấm nút một cái" đã phơi bày toàn bộ tính chất phi lí cũng như sự nguy hiểm của chương trình vũ khí hạt nhân mà các nước giàu có đang theo đuổi. Bằng cách ấy, rất có thể con người đang phủ nhận, thậm chí xoá bỏ toàn bộ quá trình tiến hoá của tự nhiên và xã hội từ hàng trăm triệu năm qua. Đó không chỉ là sự phê phán mà còn là sự kết tội. Đó là toàn bộ luận điểm thứ nhất, chiếm đến hơn ba phần tư dung lượng của bài 5 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk viết này. ở luận điểm thứ hai, thủ pháp tương phản đã được vận dụng triệt để. Ngay sau lời kết tội trên đây, tác giả kêu gọi: "Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem lại tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng. Nhưng dù cho tai hoạ xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích". Đó không hẳn là một lời kêu gọi thống thiết và mạnh mẽ, tuy nhiên không vì thế mà nó kém sức thuyết phục. Chính dư âm của luận điểm thứ nhất đã tạo nên hiệu quả cho luận điểm thứ hai này. Những lời kêu gọi của tác giả gần như những lời tâm sự nhưng thấm thía tận đáy lòng. Chưa hết, tác giả còn tưởng tượng ra tấn thảm kòch hạt nhân và đề nghò mở "một ngân hàng lưu trữ trí nhớ". Lời đề nghò tưởng như rất không thực ấy lại trở nên rất thực trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong luận điểm thứ hai này, tác giả hầu như không sử dụng một dẫn chứng hay một con số thống kê nào. Nhưng cách dẫn dắt vấn đề, lời tâm sự tha thiết mang âm điệu xót xa của tác giả đã tác động mạnh đến lương tri nhân loại tiến bộ. Tác giả không chỉ ra thế lực nào đã vận dụng những phát minh khoa học vào mục đích xấu xa bởi đó dường như không phải là mục đích chính của bài viết này nhưng ông đã giúp nhân loại nhận thức được nguy cơ chiến tranh hạt nhân là hoàn toàn có thực và ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỉ XXI. TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM I - GI Ý 1. Xuất xứ: Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát trỉen của trẻ em được trích từ Tuyên bố của Hội nghò cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn "Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em", NXB Chính trò quốc gia - Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, 1997. 2. Tóm tắt: Tuy chỉ là một trích đoạn nhưng bài viết này có thể coi là một văn bản khá hoàn chỉnh về hiện thực và tương lai của trẻ em cũng như những nhiệm vụ cấp thiết 6 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk mà cộng đồng quốc tế phải thực hiện nhằm đảm bảo cho trẻ em có được một tương lai tươi sáng. Ngoài hai ý mở đầu, bài viết được chia thành ba phần rất rõ ràng: Phần một (sự thách thức): thực trạng cuộc sống khốn khổ của rất nhiều trẻ em trên thế giới − những thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo chính trò. Phần hai (cơ hội): những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em. Phần ba (nhiệm vụ): những nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết cần thực hiện nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống, vì tương lai của trẻ em. II- GIÁ TRỊ TÁC PHẨM Sinh thời, Chủ tòch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Trẻ em là tương lai đất nước. Suy rộng ra, sự vận động và phát triển của thế giới trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống và sự phát triển của trẻ em hôm nay. Càng ngày, vấn đề đó càng được nhận thức rõ ràng hơn trên phương diện quốc tế. Năm 1990, Hội nghò cấp cao thế giới về trẻ em đã được tổ chức. Tại đó, các nhà lãnh đạo các nước đã đưa ra bản Tuyên bố về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em. Bài viết này đã trích dẫn những ý cơ bản nhất của bản Tuyên bố đó. Ngay trong phần mở đầu, bản Tuyên bố đã khẳng đònh những đặc điểm cũng như những quyền lợi cơ bản của trẻ em. Từ đó, các tác giả bắt vào mạch chính với những ý kiến hết sức cơ bản và lô gích. Trong phần thứ nhất, tác giả nêu ra hàng loạt vấn đề có về thực trạng cũng như sự vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em. Đó là sự bóc lột, đày đoạ một cách tàn nhẫn, là cuộc sống khốn khổ của trẻ em ở các nước nghèo. Trong hoàn cảnh ấy, những con số thống kê rất có sức nặng ("Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chòu đựng những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dòch bệnh .; Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ."). Những con số biết nói ấy thực sự là lời cảnh báo đối với nhân loại. Với nội dung như vậy nhưng các tác giả lại đặt tên cho phần này là Sự thách thức. Mới đọc, có cảm tưởng giữa đề mục và nội dung không thật thống nhất. Tuy nhiên, đó lại là yếu tố liên kết giữa các phần trong văn bản này. Tác giả đã sử dụng phương pháp "đòn bẩy": hiện thực càng được chỉ rõ bao nhiêu thì những vấn đề đặt 7 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk ra sau đó lại càng được quan tâm bấy nhiêu. Trong phần tiếp theo, các tác giả trình bày những điều kiện thích hợp (hay những cơ hội) cho những hoạt động vì quyền của trẻ em. Đó là những phương tiện và kiến thức, là sự hợp tác, nhất trí của cộng đồng thế giới cùng sự tăng trưởng kinh tế, sự biến đổi của xã hội . trong đó các tác giả nhấn mạnh đến nhân tố con người. Bằng những hoạt động tích cực, con người hoàn toàn có thể làm chủ được tương lai của mình khi quan tâm thoả đáng đến các thế hệ tương lai. Trong phần Nhiệm vụ, các tác giả nêu ra tám nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết. Có thể tóm tắt lại như sau: 1. Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em. 2. Quan tâm săn sóc nhiều hơn đến trẻ em bò tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. 3. Đảm bảo quyền bình đẳng nam - nữ (đối xử bình đẳng với các em gái). 4. Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở. 5. Cần nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hoá gia đình. 6. Cần giúp trẻ em nhận thức được giá trò của bản thân. 7. Bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển đều đặn nền kinh tế. 8. Cần có sự hợp tác quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trên đây. Với những ý hết sức ngắn gọn, được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, bản Tuyên bố này không chỉ có ý nghóa đối với mỗi người, mỗi thành viên trong cộng đồng quốc tế mà còn có tác dụng kêu gọi, tập hợp mọi người, mọi quốc gia cùng hành động vì cuộc sống và sự phát triển của trẻ em, vì tương lai của chính loài người. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) I- GI Ý 1. Tác giả: Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trònh tranh giành quyền bính, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ. 2. Tác phẩm: 8 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk Tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ là Truyền kì mạn lục, gồm 20 truyện viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. . Về mặt nội dung, Truyền kì mạn lục chứa đựng nội dung phản ánh hiện thực và giá trò nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm cũng đồng thời cho thấy những phức tạp trong tư tưởng nhà văn. Nguyễn Dữ phản ánh hiện thực xã hội thời đại mình qua thể truyền kì nên tác giả thường lấy xưa để nói nay, lấy cái kì để nói cái thực. Đọc Truyền kì mạn lục nếu biết bóc tách ra cái vỏ kì ảo sẽ thấy cái cốt lõi hiện thực, phủi đi lớp sương khói thời gian xưa cũ, sẽ thấy bộ mặt xã hội đương thời. Đời sống xã hội dưới ngòi bút truyền kì của nhà văn hiện lên khá toàn diện cuộc sống người dân từ bộ máy nhà nước với quan tham lại nhũng đến những quan hệ với nền đạo đức đồi phong bại tục. Nếu khi phê phán, tố cáo hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ chủ yếu đứng trên lập trường đạo đức thì khi phản ánh số phận con người, ông lại xuất phát tự lập trường nhân văn. Chính vì vậy, Truyền kì mạn lục chứa đựng một nội dung nhân đạo sâu sắc. Về phương diện này, Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn mở đầu cho chủ nghóa nhân văn trong văn học trung đại Việt Nam. Truyền kì mạn lục phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ, đồng thời hướng tới những giải pháp xã hội, nhưng vẫn bế tắc trên đường đi tìm hạnh phúc cho con người". (Từ điển văn học - NXB Thế giới, 2005). 3. Thể loại: Truyện truyền kì là những truyện kì lạ được lưu truyền. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là sự ghi chép tản mạn về những truyện ấy. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lòch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính trong Truyền kì mạn lục phần lớn là những người phụ nữ đức hạnh nhưng lại bò các thế lực phong kiến, lễ giáo khắc nghiệt xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất. Bên cạnh đó còn có kiểu nhân vật là những người trí thức có tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc, không chòu trói mình vào vòng danh lợi chật hẹp. 4. Tóm tắt: 9 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk Câu chuyện kể về Vũ Thò Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thuỳ mò. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến nhà. Trương Sinh sẵn có tính ghen, mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Thò Thiết chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. Cũng có thể tạm chia truyện thành hai phần, lấy mốc là việc Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử: - Đoạn 1 (từ đầu đến "và xin chòu khắp mọi người phỉ nhổ"): bò chồng nghi oan. Vũ Nương tự vẫn. - Đoạn 2 (còn lại): nỗi oan được giải, Vũ Nương được cứu sống nhưng vẫn không trở về đoàn tụ cùng gia đình. II- GIÁ TRỊ TÁC PHẨM Có lẽ người Việt Nam chúng ta ai cũng hiểu và biết cách sử dụng cụm từ "oan Thò Kính" − một nỗi oan khuất mà người bò oan không có cách gì để thanh minh. Thò Kính chỉ được giải oan nhờ Đức Phật hay nói đúng hơn là nhờ tấm lòng bao dung độ lượng, luôn hiểu thấu và sẵn sàng bênh vực cho những con người bé nhỏ, thua thiệt, oan ức trong xã hội của những nghệ só dân gian. Người phụ nữ trong Chuyện người con gái Nam Xương không có được cái may mắn như Thò Kính mặc dù nỗi oan của nàng cũng không kém gì, thậm chí kết cục còn bi thảm hơn. Thò Kính được lên toà sen trong khi người phụ nữ này phải tìm đến cái chết để chứng tỏ sự trong sạch của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này vẫn không được nhiều người biết đến, có lẽ bởi phương thức kể. Ai cũng biết đến Thò Kính vì câu chuyện về nàng được thể hiện qua một vở chèo − một loại hình nghệ thuật dân gian quen thuộc, được nhân dân ưa thích từ xa xưa, trong khi Người con gái Nam Xương là một tác phẩm văn học viết thời trung đại (trong điều kiện xã hội phong kiến, nhân dân lao động hầu hết đều không biết chữ). Ngày nay đọc lại tác phẩm này, chúng ta có thể hiểu thêm rất nhiều điều về thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật dựng truyện, dẫn dắt mạch truyện cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức kết hợp các phương thức tự sự, trữ tình và kòch của tác giả. Trong phần đầu của truyện, trước khi biến cố lớn xảy ra, tác giả đã dành khá nhiều lời để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, từ nhan sắc cho đến đức hạnh. Hầu như không có sự kiện nào thật đặc biệt ngoài những chi tiết (tiễn chồng đi lính, đối 10 Ơn t p Ng V n 9ậ ữ ă [...]... khinh nữ, giá như người vợ có thể tự bảo vệ cho lẽ phải của mình thì nàng đã không phải chọn cái chết thảm thương như vậy Tính đa nghi của Sinh đã không gây nên hậu quả xấu nếu như nó không được nuôi dưỡng trong một môi trường mà người phụ nữ luôn luôn phải nhận phần thua thi t về mình ý nghóa này của tác phẩm hầu như không được tác giả trình bày trực tiếp nhưng qua hệ thống các biến cố, sự kiện được... Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong, lập nghóa binh chống Tây Sơn, nhưng trên đường đi ông bò bệnh, mất tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh) Nhiều tài liệu nói ông viết bảy hồi đầu của tác phẩm - Ngô Thì Du (1772-1840) là anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt gì Dưới triều Tây Sơn, ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (Hà Nam) Thời nhà Nguyễn, ông ra... quan niệm "tài mệnh tương đố" của ông II- GIÁ TRỊ TÁC PHẨM Khi nói đến tác giả của Truyện Kiều, không chỉ nhân dân lao động mà tất cả các nhà văn, nhà nghiên cứu đều thống nhất tên gọi: "Đại thi hào dân tộc" Với "con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghó tới muôn đời" (Mộng Liên Đường), Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghó đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời,... trước đây Như vậy, đối với Thúc Sinh, Thuý Kiều đã không xử bằng lí mà bằng cái tình của nàng Điều này có vẻ như không hợp với cách nghó thông thường, không thoả mãn được một số bạn đọc khó tính nhưng chính ở đây lại làm bật lên giá trò nghệ thuật của tác phẩm: Nguyễn Du đã không xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo một công thức đònh sẵn Ngược lại, ông đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường... bế đứa con nhỏ ra thăm mộ mẹ Thằng bé quấy khóc, khi Sinh dỗ dành thì nó nói: − "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít" Thật chẳng khác gì một tiếng sét bất chợt Lời con trẻ vô tình đã thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng người đàn ông đa nghi (tác giả đã nói đến từ đầu) Nếu coi đây là một vở kòch thì lời nói của đứa con chính... quyết đoán nhưng không hề độc đoán, chuyên quyền Ông sẵn sàng lắng nghe và làm theo ý kiến của thuộc hạ, lên ngôi vua để giữ lòng người rồi mới xuất quân ra Bắc Ngay khi đến Nghệ An, ông lại cho vời một người Cống só đến để hỏi về việc đánh quân Thanh như thế nào Chi tiết này cho thấy Quang Trung luôn quan tâm đến ý dân, lòng dân Khi vò Cống só nói: "Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày,... dẹp tan", ông "mừng lắm", không chỉ vì người Cống só nói đúng ý mình mà chủ yếu là vì chủ trương của ông, quyết tâm của ông đã được nhân dân đồng tình ủng hộ Bằng chứng là ngay sau đó ông cho tuyển quân, "chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ" Cách ăn nói của vua Quang Trung cũng rất có sức thuyết phục, vừa khéo léo, mềm mỏng vừa rất kiên quyết, hợp tình hợp lí Khi nói với binh só, ông đã cho... 13 Ơn tập Ngữ Văn 9 Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk ý về gia đình mình Mọi chi tiết đều có tác dụng phơi bày sự mục rỗng của chính quyền phong kiến Lê − Trònh ở vào thời kì sắp suy tàn 3 Thể loại: Nói tuỳ bút là thể văn ghi chép sự việc một cách cụ thể, sinh động nhưng tuỳ hứng không có nghóa là bài văn được sắp xếp lộn xộn, không theo trật tự nào Thực ra, điều đó chỉ có nghóa rằng văn tuỳ bút không phụ thuộc vào. .. tiếng Việt trở nên quá nôm na, ít khả năng biểu hiện Tuy 27 Ơn tập Ngữ Văn 9 Hồ Sỹ Lý - ĐăkLăk nhiên, Nguyễn Du đã chứng minh rằng ngôn ngữ tiếng Việt có một khả năng biểu hiện vô giới hạn Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau Ví dụ, trong hai câu... sầu muộn, ảo não Nguyên nhân là bởi trước mỗi cảnh vật kia, sừng sững án ngữ cụm từ "buồn trông" Không phải là "xa trông" như người ta vẫn nói, cũng không phải là "ghé mắt trông" như Xuân Hương đã từng tinh nghòch mà điền trước đền thờ Sầm Nghi Đống, ở đây, nhân vật trữ tình chỉ có một tâm thế duy nhất: "buồn trông" Tâm trạng nàng đang ngổn ngang trăm mối: nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, cảm giác mình là . lại, khi viết về Tôn Só Nghò thì: "Tôn Só Nghò sợ mất mật, ngựa không kòp đóng yên, người không kòp mặc áo giáp .". Đó không còn là giọng của. mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích". Đó không hẳn là một lời kêu gọi thống thi t và mạnh mẽ, tuy nhiên không vì thế mà nó kém sức thuyết

Ngày đăng: 17/08/2013, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w