Hiểu biết về đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay: - Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Dạy học
Trang 11
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TUYỂN VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BR-VT
– MÔN NGỮ VĂN – I/ Định hướng nội dung
1 Hiểu biết những vấn đề cơ bản về môn ngữ văn:
- Vai trò, vị trí, tính chất đặc trưng, nhiệm vụ của bộ môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông
- Lý luận dạy học bộ môn
- Phương pháp dạy học đối với ba phân môn: Tiếng Việt, Làm văn, Đọc hiểu văn bản
2 Hiểu biết về đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay:
- Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Một số phương pháp dạy học bộ môn ngữ văn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
3 Vận dụng hiểu biết về chuyên môn xác định năng lực, phẩm chất cần phát triển cho học sinh trong một bài học cụ thể
II/ Tài liệu tham khảo
1 Lý luận dạy học của trường phổ thông (Một số vấn đề của lý luận dạy học hiện đại), NXB Giáo dục, 1980
2 Phương pháp dạy học văn (NXB Giáo dục, Tập I, 2001)
3 Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn Tập I, Tập II (NXB
Giáo dục, 2001)
4 Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà trường (Nguyễn Huy
Quát và Hoàng Hữu Bội tuyển chọn, giới thiệu), NXB Giáo dục, 2001
5 Trịnh Xuân Vũ, Phương pháp dạy học văn ở bậc trung học, NXB Đại học quốc
gia TP Hồ Chí Minh, 2003
6 Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông - một góc nhìn một cách đọc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009
Trang 22
7 Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, 2001
8 Đỗ Ngọc Thống, Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012
9 Lê A – Nguyễn Quang Ninh – Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
III/ Một số câu hỏi tham khảo
1 Bộ môn ngữ văn có vai trò và vị trí như thế nào trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông?
2 Phân tích các nhiệm vụ của môn ngữ văn ở trường phổ thông cùng mối quan hệ mật thiết giữa chúng
3 Hãy chỉ ra tính đặc thù của nhiệm vụ “rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng đọc hiểu và phân tích các loại văn bản, trước hết là văn bản nghệ thuật,
kỹ năng tổ chức một bài làm văn hoặc nói hoặc viết ” mà môn ngữ văn ở trường phổ
thông phải thực hiện
4 Anh/ chị hiểu thế nào về quan điểm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”?
5 Hãy giải thích nhận định sau đây của giáo trình Phương pháp dạy học văn (NXB
Giáo dục, Tập I, 2001): “Muốn tác phẩm trở thành một yếu tố thực sự trong cơ chế dạy học văn, tác phẩm phải chuyển hoá từ một tác phẩm bên ngoài, một tác phẩm khách quan xa lạ tới học sinh, trở thành đối tượng hứng thú, đối tượng quan tâm của bản thân học sinh Tác phẩm từ chỗ là tiếng nói nội tâm của nhà văn nay trở thành một vấn đề nội tâm của học sinh Tác phẩm đến đây mới thực sự đi vào cơ chế dạy và học”(tr 245)
6 Theo anh (chị), việc khẳng định vai trò chủ thể của học sinh trong cơ chế dạy học văn mới có hoàn toàn trùng với việc kêu gọi phát huy tính tích cực của người học hay không?
7 Hãy nêu đặc điểm của hệ thống phương pháp dạy học văn truyền thống và phân tích những mặt bất cập của nó
Trang 33
8 Anh (chị) hiểu thế nào về phương pháp đàm thoại trong hệ thống các phương pháp
dạy học văn truyền thống? Phương pháp này có thể giúp ta thực sự phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giờ dạy học văn không? Vì sao?
9 Kể tên các năng lực cơ bản mà môn ngữ văn hướng đến hình thành và phát triển cho học sinh?
10 Trình bày một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp đặc trưng bộ môn ngữ văn
- HẾT
Trang 4-CÁC DẠNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TIẾNG TRUNG
I Trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tiếng Hán hiện đại có mấy thanh điệu?
Trang 6Câu 32: Phiên âm đúng của từ 妈妈 là:
A. māmá B. mǎma C. māma D. màma
Câu 33: Phiên âm đúng của từ 老师 là:
A. laoshí B. lǎoshī C. lǎoshí D. lǎoshǐ
Câu 34: Phiên âm đúng của từ 谢谢 là:
A. xièxie B. xiěxie C. xiēxiē D. xiēxiè
Câu 35: Phiên âm đúng của từ 工作 là :
A. gōngzuò B. gōngzuō C. gòngzuò D. góngzuò
II Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống
Câu 36: 你是 _吗 ?
A. 老师 B. 中国 C. 越南 D. 家
Câu 37: 你 _学生 ?
Trang 11Câu 99: 她还在教室里学习汉语。( )
Cho đoạn văn ngắn dưới đây:
他叫大卫,他是法国人。他在北京大学学习。玛丽是美国人。她认识大卫。 他们是同学。刘京和王兰都是中国人。他们都认识玛丽和大卫。他们常去留 学生宿舍看大卫和玛丽。大卫和玛丽的老师姓张。张老师很忙,他身体不太 好。张老师的爱人是大夫,她身体很好,工作也很忙。
Đọc hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
Trang 12Đọc hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 119: 王兰的家有几口人?
Trang 14T r a n g1 | 19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ
(THI TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC)
Tháng 02 năm 2017
Trang 15T r a n g2 | 19
A Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
1 Phương pháp dạy học
a.Quan điểm dạy học
Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học là nền tảng cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện, hình thức tổ chức dạy học, những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
b.Phương pháp dạy hoc
Là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học
c.Kĩ thuật dạy học
Là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
d.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
-Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông
-Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
-Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh
-Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường
-Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
-Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống
-Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin
e.Mục đích đổi mới phương pháp dạy học
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo”Phương pháp dạy học tích cực” với các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học
f.Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực
-Dạy học tích cực phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh
-Dạy học chú trọng rèn luyện phương phương pháp học tập và phát huy năng lực tự học của học sinh
-Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác
g.Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống
mà phải vận dụng một cách hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông – Môn Công nghệ cấp THPT, 2010
2 Kiểm tra đánh giá
Trang 16T r a n g3 | 19
a.Quan niệm về đánh giá
Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin, xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu
Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu Kiểm tra là công cụ của đánh giá, đồng thời kiểm tra, đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất xác định kết quả thực hiện mục tiêu Trong nhiều trường hợp, khi nói đánh giá, nghĩa là đã bao gồm cả kiểm tra
b.Hai chức năng cơ bản của đánh giá
- Chức năng xác định
+Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu
+Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng
-Chức năng điều khiển
+Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc,
+Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông – Môn Công nghệ cấp THPT, 2010
3 Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
a Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực
b Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông
c Mối quan hệ giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Công nghệ cấp THPT, 2014
4 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học
a.Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:
-Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học
-Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện
-Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học
-Cần sử dụng đủ và có hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quy định
b.Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
-Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
-Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
-Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
-Vận dụng dạy học theo tình huống
-Vận dụng dạy học theo định hướng hành động
-Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
Trang 17T r a n g4 | 19
-Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
-Chú trọng các phương pháp đặc thù bộ môn
-Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Công nghệ cấp THPT, 2014
5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
a.Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh
Với tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho người học, cùng với việc đổi mới các khâu khác; KTĐG cũng được đổi mới theo định hướng đánh giá năng lực và phẩm chất của người học
-Chú trọng đánh giá theo năng lực thực hiện
-Đánh giá bám sát theo mục tiêu,theo chuẩn đã đặt ra
-Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết
-Kết hợp đánh giá quy trình và đánh giá sản phẩm
b.Đánh giá theo năng lực
Khi đánh giá theo năng lực, để đánh giá được người học, cần phải thu thập thông tin vế các hành vi của họ Các thông tin này có thể được thu thập trong một số tình huống khác nhau Sau đó, thông tin được gắn vào các mục xác định trước, thường được trình bày bằng các
kí hiệu số hoặc chữ Điều kiện để thu thập thông tin thường mang tính tự nhiên Kết quả học tập thường được đánh giá theo những điều kiện tự nhiên hay mô phỏng theo các điều kiện tự nhiên Ví dụ: Khi đánh giá năng lực toán học của học sinh phổ thông, nếu chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng của họ một cách thuần túy thì chưa đủ mà cần đánh giá khả năng giải quyết các bài toán có trong thực tiễn cuộc sống
c.Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
-KTĐG phải đảm bảo tính khách quan
-KTĐG phải đảm bảo tính toàn diện
-KTĐG phải đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
-KTĐG phải đảm bảo tính phát triển
-KTĐG phải đảm bảo theo mục tiêu
d.Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh
-Xác định các chủ đề môn học và mục tiêu về năng lực của chủ đề
-Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo các mức độ của năng lực
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Công nghệ cấp THPT, 2014
6 Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
a.Hình thức tổ chức dạy học
b.Phương pháp dạy học
Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học như: năng lực
tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp
Trang 18T r a n g5 | 19
tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,…Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác Để có thể đạt được mục tiêu đó phương pháp dạy học cần phải đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề, góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh để
từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời
c.Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Công nghệ, 2014
7 Đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả nghi nhớ kiến thức cuối kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh, coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, sự cố gắng và hứng thú học tập của các em
Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không
Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học sinh là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh Tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh
-Đánh giá quá trình học tập của học sinh
-Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Công nghệ, 2014
8 Xây dựng chuyên đề dạy học
a.Định hướng chung
Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi xây dựng các chuyên
đề dạy học ta cần căn cứ vào một phương pháp dạy học tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện
b.Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập Vì vậy, việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:
-Xác định vấn đề cần giải quyết Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các vấn đề sau:
+Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới
+Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức
+Vấn đề tìm kiếm, xây dựng,kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới
-Xây dựng nội dung chuyên đề Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học
tích cực được sử dụng để tổ chức các hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã
Trang 19T r a n g6 | 19
xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề
-Xác định chuẩn Kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động
học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng
-Biên soạn các câu hỏi bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong
quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng
-Thiết kế tiến trình dạy học Chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh
có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Công nghệ, 2014
9 Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn
a Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn
Cần phải rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn Ví dụ:
- Trong chương trình các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ có các nội dung kiến thức chung về ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật Rà soát chương trình các môn học này, có thể xác định được một số kiến thức liên môn như sau:
+ Kiến thức về "Nội năng và sự biến đổi nội năng", "Các nguyên lí của nhiệt động lực học" trong môn Vật lí 10 và kiến thức về "Động cơ đốt trong" trong môn Công nghệ 11
+ Kiến thức về dòng điện xoay chiều" trong môn Vật lý và kiến thức về động cơ điện, máy phát điện trong môn Công nghệ
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đề cập đến nội dung dạy học, đến hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đến nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Chương trình giáo dục nào cũng tồn tại những nội dung kiến thức liên môn, vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn cần phải thực hiện ngay trong chương trình hiện hành, mặc dù việc thiết kế, sắp xếp các nội dung dạy học trong chương trình, trong sách giáo khoa chưa thật sự tạo nhiều thuận lợi cho mục tiêu đó Việc lựa chọn nội dung dạy học để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn đó
b Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn
Tên chủ đề
Căn cứ vào nội dung kiến thức và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn để xác định tên chủ đề sao cho phù hợp, thể hiện được nội dung tích hợp liên môn
Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
- Trình bày về nội dung kiến thức thuộc chương trình các môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phối chương trình hiện hành và thời điểm dạy học theo chương trình hiện hành;
- Phương án/kế hoạch dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội dung kiến thức được dạy học theo chủ đề đã xây dựng;
Trang 20- Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy học các môn học liên quan/hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
c) Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của học sinh
d) Các năng lực chính hướng tới: Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạovà tạo ra sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó Các năng lực đọc, viết, toán học, khoa học… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập
Sản phẩm cuối cùng của chủ đề
Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện (bài báo báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, vật thật, dụng cụ thí nghiệm, phần mềm…); nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá sản phẩm
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học tích hợp liên môn – lĩnh vực Công nghệ-Kỹ thuật, 2015
10 Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên
a Xây dựng kế hoạch dạy học
Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế, không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan Theo định hướng đó, để
tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn, các tổ/nhóm chuyên môn và nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
- Xây dựng kế hoạch dạy học của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn Kế hoạch dạy học của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học Trong trường hợp cần thiết, có thể phải hy sinh một phần lôgic hình thành kiến thức để tăng cơ hội vận dụng kiến thức cho học sinh Trong một số trường
Trang 21T r a n g8 | 19
hợp, có thể phần kiến thức chung được tách ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn không nằm trọn vẹn trong một bài học của chương trình môn học hiện hành Khi đó, phần kiến thức còn lại của bài học cần được bố trí để dạy học sao cho hợp lý theo hướng lồng ghép vào các bài học khác, có thể là các bài học liền kề trước hoặc sau
- Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với kế hoạch dạy học của các môn học liên quan Căn cứ vào nội dung kiến thức và thời lượng dạy học được lấy ra từ các môn học tương ứng, các tổ/nhóm chuyên môn cùng thống nhất các thời điểm trong năm học để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn (chẳng hạn có thể dành cho mỗi chủ đề khoảng 1 tuần) Trong thời gian đầu, có thể chỉ lựa chọn để xây dựng và tổ chức dạy học khoảng 02 chủ đề/học kỳ
b Thiết kế tiến trình dạy học
Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, việc thiết kế tiến trình dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Đề xuất vấn đề
Để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề Nhiệm
vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: giải thích một
sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tình huống trong học tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ Từ nhiệm
vụ cần giải quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi Lúc này vấn đề đối với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề đó được chính thức diễn đạt
Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề
b) Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề
Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động, xoay trở để vượt qua khó khăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên để học sinh có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ của học sinh Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt
ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề đó
c) Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Trang 22T r a n g9 | 19
Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, học sinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp Trường hợp học sinh cần phải hình thành kiến thức mới nhằm giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/ công thức mới… Trong quá trình đó, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra
Trong quá trình hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hành động của học sinh được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng mới học để giải quyết các tình huống
có liên quan trong học tập và cuộc sống hàng ngày; tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thứcthông qua các nguồn tư liệu, học liệu, khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau Qua quá trình dạy học, cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn
đề của học sinh, sự định hướng của giáo viên tiệm cận dần đến định hướng tìm tòi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh những gợi ý sao cho học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm
vụ mà họ đảm nhận Nghĩa là dần dần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống không phải là quen thuộc đối với học sinh
d) Trình bày, đánh giá kết quả
Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được Giáo viên chính xác hoá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà học sinh đã học được thông qua hoạt động giải quyết vấn đề Học sinh ghi nhận kiến thức mới và vận dụng trong thực tiễn cũng như trong các bài học tiếp theo
Về kĩ thuật dạy học
Tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh phải thực hiện theo các bước sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh phải rõ ràng và phù
hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện
nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học
- Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp với nội dung học
tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên cần khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày, thảo
luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học
Trang 23 Về thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học
Về kiểm tra, đánh giá
Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng Cần tăng cường đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm
vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động
tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh Để thực hiện được điều đó, đối với mỗi hoạt động học trong cả tiến trình dạy học, cần mô tả cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể
Tài liệu tham khảo:
Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn: Dạy học tích hợp liên môn – lĩnh vực Công nghệ-Kỹ thuật, 2015
11 Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG
a Xây dựng chuyên đề dạy học
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng
b Biên soạn câu hỏi bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng
c Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng
d Tổ chức dạy học và dự giờ
Trang 24T r a n g11 | 19
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy Khi dự giờ, cần tập
trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học
tập với yêu cầu như sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng
của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện
nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên"
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ
thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau
về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế Cần
tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học
e Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên
Tài liệu tham khảo:
Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, ngày 8 tháng 10 năm 2014
12 Cách đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên
a Tiêu chí đánh giá
Đánh giá giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đánh giá hiệu quả hoạt động của học sinh, qua đó đánh giá được vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên Việc đánh giá được thể hiện vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Tối đa Đạt
Kế hoạch và 1 Xác định đầy đủ, hợp lý, mục tiêu, nội dung, 2,0
Trang 258 Các đối tượng học sinh đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ bản thân 2,0
9 Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh 2,0
10 Học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng, thái độ vào các bài luyện tập, tình huống cụ thể, thực tiễn cuộc sống
2,0
b.Đánh giá xếp loại giờ dạy
Loại Giỏi:Tổng điểm từ 17,0 đến 20,0 và không có tiêu chí dưới 1,5 điểm
Loại Khá: Tổng điểm từ 13,0 đến dưới 17,0 điểm và không có tiêu chí dưới 1 điểm
Loại Trung bình: Tổng điểm từ 10,0 đến dưới 13,0 điểm và không có tiêu chí dưới 0,5 điểm
Loại chưa đạt: các trường hợp còn lại
Tài liệu tham khảo:
Công văn 1333/SGDĐT-GDTrH V/v ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên từ năm học 2016 - 2017, ngày 27 tháng 9 năm 20164
B Lý luận phương pháp dạy học môn Công nghệ
I Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Công nghệ
1 Khái quát về học tích cực
- Học tích cực là cách học thông qua “làm” thay vì đơn thuần lắng nghe bài giảng
- Học tích cực liên quan tới việc người học giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh cãi, hay động não trong quá trình học tập
Trang 26T r a n g13 | 19
- Học tích cực ám chỉ người học tự định hướng trong học tập Họ phải nói về những gì họ học được, viết về nó, liên hệ với kiến thức, kinh nghiệm đã có và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày
NHư vậy, để học tích cực, mọi hoạt động của quá trình dạy học cần hướng tới tính tích cực, chủ động, tự lực, hợp tác, chia sẻ của người học và được thực hiện th6ng qua các phương pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau
2.2 Kĩ thuật 5W1H
a Khái niệm
5W1H là sáu từ dùng để hỏi trong tiếng Anh: What (Cái gì) Where (Ở đâu), When (Khi nào), Who (Ai), Why (Tại sao), How (Thế nào) Kĩ thuật này xuất phát từ một bài thơ của nhà văn, nhà thơ người Anh Joseph Rudyard Kipling
Kĩ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển
b Cách thực hiện
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như: WHAT? (Cái gì?), WHERE (Ở đâu?), WHEN (Khi nào?), WHY (Tại sao?), HOW (Như thế nào?), WHO (Ai?)
c Ưu, nhược điểm
Trang 27T r a n g14 | 19
Ưu điểm:
- Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao
- Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau
2.4 Kĩ thuật thu, nhận thông tin phản hồi
a Khái niệm
Kĩ thuật này hỗ trợ giáo viên và học sinh thực hiện khâu đánh giá quá trình trong quá trình dạy học, giúp giáo viên có thể hỗ trợ học sinh khi cần thiết, giúp học sinh tự đánh giá sự tiến
bộ của bản thân và tiến độ làm việc của nhóm mình để điều chỉnh các hoạt động kịp thời, hợp
lí Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ớ kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh quá trình dạy và học
Những đặc điểm của việc đưa ra thông tin phản hồi tích cực là: có sự cảm thông, có kiểm soát, cụ thể, không nhận xét về giá trị, đúng lúc, có thể biến thành hành động, cùng thảo luận, khách quan
b Quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi
- Diễn đạt ý kiến một cách đơn giản và có trình tự (không nói quá nhiều);
- Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (không vội vã);
- Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng;
- Giải thích những quan điểm không đồng nhất;
- Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác;
- Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế;
- Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến;
- Chỉ ra các khả năng để lựa chọn
c Ví dụ
Trong quá trình học hay thực hiện các dự án học tập, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh ghi phản hồi trong sổ tay những thông tin sau: Tôi làm việc tốt nhất khi , tôi làm tốt nhất trong những hoạt động , tôi thích làm việc với người khác khi , vấn đề tôi thích nhất đó là ,
Trang 28T r a n g15 | 19
phần thú vị nhất của dự án này là , tôi thích học thêm về , điều khó khăn nhất với tôi đó là… , tôi cần trợ giúp về nhằm hỗ trợ học sinh khi cần thiết và giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân
2.5 Kĩ thuật sơ đồ tƣ duy
a Khái niệm
Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ tư duy) là một cách trình bày rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề bằng hình ảnh, màu sắc, các từ khoá và các đường dẫn
b Cách làm
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường
Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
c Ứng dụng của bản đồ tư duy
Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề
Trình bày tổng quan một chủ đề
Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng
Thu thập, sắp xếp các ý tưởng
Ghi chép khi nghe bài giảng
d Ưu điểm của bản đồ tư duy
Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu
Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
2.6 Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạtđộng mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
1Viết ý kiến cá nhân
4 Viết
ý kiến
cá nhân
2 Viết ý
kiến
cá nhân
3Viết ý kiến cá nhân
Trang 29T r a n g16 | 19
a Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
• Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)
• Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây
• Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)
• Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
• Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời
• Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
• Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu
b Các nhiệm vụ trong nhóm
* Người quản gia:
• Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài liệu đó ở đâu
• Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc
• Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài liệu nào, bạn
là người duy nhất được phép đi lấy nó
• Khi nhiệm vụ của nhóm đã hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu
* Người cổ vũ:
• Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc Ví dụ “Nào các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!”
• Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ như “Hãy
cố gắng lên, tôi biết bạn có thể làm được”
• Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm ra cách làm”
* Người giữ trật tự:
• Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm không thảo luận quá to
• Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nói một cách nhẹ nhàng hơn
• Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn
* Người giám sát về thời gian:
• Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm
• Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian cho phép
• Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác thôi, nếu không toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được”
• Trong quá trình thảo luận, bạn có thể thông báo về thời gian còn lại
• Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn thành bài tập
* Thư ký:
• Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc
• Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cẩn thận và rõ ràng
* Người phụ trách chung:
• Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm