1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Biện chứng bệnh tỳ

116 539 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 125,83 KB

Nội dung

Một từ Tỳ khí hư xuất sứ từ sách Nội Kinh nhu mục Thiên niên Sách Linh Khu có bàn luận rằng: “ bảy mươi tuổi, Tỳ khí hư, bì phu khô”. Mục Bản thần Sách Linh Khu cũng nói : “Tỳ khí hư thì chân tay vô dụng, năm Tạng không yên”. Các thầy thuốc đời sau đối với chứng Tỳ khí hư đã đi sâu nghiên cứ và phát huy, chỉ ra Tỳ chủ vân hóa, là nguồn hóa sinh ra khí huyết, là gốc của hậu thiện. Như Trương Khiết Cổ đời Kim chỉ ra rằng , không thể dùng thuốc lợi mạnh làm tổn hại Tỳ vị, “Khí của Tỳ vị đã bị tổn thương, là khí của chân nguyên đã bại hoại, thì rút ngắn tuổi thọ”.

Biện chứng bệnh Tỳ A. Hư chứng I. Chứng Tỳ khí hư Tỳ khí bất túc, công năng vận hóa thủy cốc giảm sút, lâm sàng lấy phúc trướng đại tiện nhão, mệt mỏi làm chứng hậu chủ yếu. Lâm sàng biểu hiện chủ yếu của chứng Tỳ khí hư là: Quản phúc trướng đầy, ăn vào thì nặng hơn, ăn không thấy ngon, nặng thì không thiết ăn uống, đại tiện lỏng nhão, tinh thần không phấn chấn, hình thể tiêu sấu, chân tay mỏi mệt, thiểu khí biếng nói, sắc mặt úa vàng hoặc trắng bệch, hoặc là thân thể phù thũng, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hoãn nhuyễn vô lực. Đó là những biểu hiện biến hóa về bệnh lý được thể hiện ở hai phương diện sau : Một là Tạng Tỳ vận hóa công năng giảm sút, Tỳ mất sự kiệu vận, tinh vi không phân bố, thủy thấp từ trong sinh ra, cho nên kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão, Tỳ hư mất sự kiệu vận, thủy thấp tràn lan, cho nên chân tay thân thể phù thũng. Hai là khí huyết sinh hóa không đủ, Tỳ chủ tứ chhi cơ nhục, Tỳ khí bất túc, thân thể không được nuôi dưỡng, cho nên thân thể mệt mỏi, trung khí bất túc, cho nên tinh thần không phấn chấn, thiểu khí biếng nói, hình thể gầy còm, sắc mặt úa vàng. Tỳ khí hư thường gặp trong các bệnh chứng tiết tả, vị quản thống, phúc thống, thủy thũng, đàm ẩm, háo xuyễn, luy chứng và tiểu nhi cam tích, vv… 1, Nguồn gốc lịch sử: Một từ Tỳ khí hư xuất sứ từ sách Nội Kinh nhu mục Thiên niên Sách Linh Khu có bàn luận rằng: “ bảy mươi tuổi, Tỳ khí hư, bì phu khô”. Mục Bản thần Sách Linh Khu cũng nói : “Tỳ khí hư thì chân tay vô dụng, năm Tạng không yên”. Các thầy thuốc đời sau đối với chứng Tỳ khí hư đã đi sâu nghiên cứ và phát huy, chỉ ra Tỳ chủ vân hóa, là nguồn hóa sinh ra khí huyết, là gốc của hậu thiện. Như Trương Khiết Cổ đời Kim chỉ ra rằng , không thể dùng thuốc lợi mạnh làm tổn hại Tỳ vị, “Khí của Tỳ vị đã bị tổn thương, là khí của chân nguyên đã bại hoại, thì rút ngắn tuổi thọ”. Lý Đông Viên đời Kim nhận thức đối với Tỳ ( Vị) khí hư lại càng sâu sắc, chẩn đoán đối với Tỳ khí hư, trong sách Tỳ vị luận của Lý Thị miêu tả trọng tâm đưa ra chứng trạng lâm sàng của hai loại chứng bệnhTỳ vị khí hư và hỏa nhiệt cang phấn, như miệng mất cảm giác, không thiết ăn uống, mệt mỏi thích nằm, thiểu khí biếng nói, tinh thần uể oải, hình thể gầy còm, chân tay đau mỏi v.v. làm đặc trưng của Tỳ vị khí hư, chỉ ra rằng yếu điểm biện chứng : “ Tỳ vị đều vượng, thì có thể ăn và béo, Tỳ vị khí hư thì không ăn uống mà gầy còm, hoặc ăn ít mà béo, tuuy béo mà chân tay không cử động được …. thì có nhục tiêu”. Đối với điều trị Tỳ khí hư, Lý Thị chủ trương dùng cam ôn để bổ trung. Bởi Tỳ khí hư dễ sinh nội thấp, cho nên tôi dùng thuốc bổ trung như Đảng Sâm, Hoàng Kỳ, Bạch Truật, Cam Thảo ….vv. Kết hợp vói phong dược như Thăng ma, Sài hồ, Độc hoạt, phòng phong để hỗ trợ, phong dược đã có khả năng thăng phù lại có khả năng thắng thấp. Lý Thị đề sướng ăn bổ dưỡng: “ đồ ăn ngon để hỗ trợ sức thuốc, ích khí thăng phù để tư vị khí!”. Chủ trương tiết chế ăn uống: “ Hoặc là ăn ít đó là diệu pháp” yêu cầu “ nói ít để dưỡng khí”. Để giúp cho nguyên khí khôi phục, “ ít lao động chân tay” khiến cho thuốc uống có hiệu quả cao. Các thầy thuốc đời Minh Thanh, đại đa số là tôn sùng thuyết bổ ích Tỳ khí của Đông Viên, luôn luôn chiếu cố dương khí của Tỳ vị. Như Mậu Trọng Thuần sáng chế ra Tư Sinh hoàn, nguyên ý nghĩa lấy từ “ Dịch” “ ôi … cái khôn nguyên, vạn vật tư sinh,” phù dương đa phần là phù âm, bổ Tỳ nguyên là Tỳ khí, trị kém ăn mà không thấy ngon là Tỳ khí hư, hiệu quả rất tốt, người đời sau thường dựa vào phép này. 2, Nguyên nhân bệnh a, Ăn uống không điều độ, đói no thất thường, đói khát khiến cho Tạng Tỳ mất đi sự nuôi dưỡng của thủy cốc mà dẫn tới hư nhược, quá no thì đồ ăn đình tích ở bên trong, khí cơ của Tỳ vị bị úng tắc, cũng có thể làm tổn thương Tỳ vị. Như mục tạp chứng mô sách cảnh nhạc toàn thư nói rằng : “ no quá, vân hóa bất cập, tất thương Tỳ khí”. Sinh hoạt nơi ẩm thấp, ăn đồ sống lạnh uống rượu và ăn đồ béo ngọt, đều có thể làm tổn thương Tỳ khí. b, Lo nghĩ quá độ, buồn rầu thương Tỳ, Tỳ khiis ức uất không thư thái, mất khả năng kiện vận, dần dần thành chứng Tỳ khí hư. c, Tiết tả lâu ngày không khỏi hoặc là hay nôn mửa, hoặc sau khi ốm dậy không được điều dưỡng, tổn thương Tỳ khí. d, Tiên thiên phú bẩm bất túc, trẻ em nuôi dưỡng không thỏa đáng; Hoặc tuổi cao Tạng khí hư suy, Tỳ mất sự kiện vận; Hoặc không được điều trị, hoặc chữa sai lầm, làm thương tổn khí của Tỳ vị, dần thành chứng Tỳ khí hư. e, Mệt nhọc quá độ.Quá độ vất vả hoặc là quá nhàn hạ đều có thể tổn thương Tỳ khí. Cái trước do quá vất vả thì hao khí, lao quyện thương Tỳ; cái sau thì ngồi lâu thương nhục; nằm nhiều thương khí. Quá độ an nhàn có thể khiến cho khí huyết vận hành không thông sướng, công năng Tỳ vị bị trì trệ, kém ăn mệt mỏi, hình thành chứng Tỳ khí hư. 3, Phân tích chứng hậu: Tỳ vị là gốc của hậu thiên. Sách Tỳ vi luận nói: “ khí của Tỳ vị đã bị tổn thương, nguyên khí cũng không thể đầy đủ, tật bệnh từ đó mà sinh ra vậy” Tỳ khí một khi bị hư tật bệnh từ đó nổi lên, nhưng trong các loại tật bệnh khác nhau biểu hiện lâm sàng, cơ chế gây bệnh và phép trị của Tỳ khí hư cũng khác nhau, cần phải phân biệt. Trong bệnh tiết tả của Tỳ khí hư đặc điểm biểu hiện là : Đi ỉa chảy kéo dài, khi đi thì trong bụng sôi và đau, thường là ăn xong thì muốn đi đại tiện, đi ra đồ ăn không tiêu, kéo dài không khỏi, trung khí ngày càng hư, tinh thần mệt mỏi, ăn uống giảm sút, sắc mặt úa vàng, mạch tượng nhu nhược. Sách Kim Quỹ yếu lược có nói : “ Tỳ khí suy thì đi phân như phân vịt” Hoặc người bệnh vốn đi đại tiện nhão, ăn uống đôi chút không cẩn trọng thì lập tức đi đại tiện không thành khuôn, đều là dấu hiệu thuộc Tỳ khí hư. Điều trị nên ích Tỳ chỉ tả, như sách cảnh nhạc toàn thư luận trị chứng tiết tả nói rằng: “ nểu chỉ tả do Tỳ hư thì có các bài Tứ quân tử thang, sâm truật thang, sâm linh bạch truật tán là thích hợp.” Nếu Tỳ khí hư mà dẫn tới vị quản thống, phúc thống, mà bộ vị đông thống ở vùng vị quản hoặc trên rốn, đặc điểm cơ chế bệnh là do hư mà đau, đau liên miên âm ỉ, lúc nhẹ lúc nặng, cả ấm, cả xoa bóp, bệnh tình kéo dài. Điều trị nên kiện Tỳ ích khí, chọn dùng bài tiểu kiến trung thang hoạc hoàng kỳ kiến trung thang. Tỳ khí hư mà dẫn đến thủy thũng, xu thế thủy thũng từ từ, phù thũng bắt đầu từ dưới hố mắt, sáng ngủ dậy thì đầu mặt phù nặng hơn, mệt nhocj quá thì hai chân phù nặng, tiểu tiện bình thường hoặc ít. Loại thủy thũng này, xu thế nhẹ, ấn vào thường là nổi lên theo ngay, người bệnh tự cảm thấy thân thể nặng nề, tập quán gọi là “ phù thũng” . Mục Thuy Trướng sách Linh Khu nói rằng :” Thủy lúc mới đầu, hố mắt hơi phù, giống như người mới ngủ dậy”. Cũng có khi do Tỳ khí bất túc gây ra. Điều trị nên lý khí dưỡng Tỳ, để trị tận gốc, khiến cho Tỳ khí thực mà kiện vận, thì thủy tự hành. Cho uống sâm truật kiện Tỳ hoàn hoặc lục quân tử thang hợp với ngũ linh tán gia giảm. Thanh chương không thăng là vì Tỳ khí bất túc gây ra, biểu hiện là khí của thanh chương không thăng, không có khả năng ôn dưỡng tới vùng đầu, cơ biểu, tứ chi, rất hay gặp trong các bệnh huyễn vậng và luy chứng. Mà huyễn vậng phần nhiều thấy tai ù, nhìn vật lờ mờ, thân thể mệt mỏi, kém ăn đại tiện nhão, rêu lưỡi mỏng chất lưỡi nhạt, mạch nhu tế là chứng trạng của trung khí bất túc. Nếu luy chứng thấy thanh chương không thăng, biểu hiện lâm sàng là thân thể chân tay mềm yếu vô lực, cơ nhục teo gầy ngày một nặng thêm, kém ăn đại tiện lỏng nhão, mặt phù không tươi, mệt mỏi vô lực, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trần tế v.v. thuộc chứng trạng của “khí hư Luy” đó là do đói no mệt nhọc, tổn thương đến Tỳ vị, Tỳ khí không thăng, phế khí không phân bố, cơ nhục cân mạch mất sự nuôi dưỡng gây ra. Sách chứng trị hội bổ chỉ ra rằng: “ khí hư luy là do đói no vất vả, vị khí một khi bị hư, thì phế khí tuyệt trước tiên, các khe kẽ khớp xương đều không được nuôi dưỡng,…phàm người sau khi mắc bệnh chân tay yếu mềm, đều thuộc khí hư.” điều trị nên bổ trung kiện Tỳ ích khí, cho uống bổ trung ích khí thang. Đàm ẩm gặp Tỳ khí hư, thì đàm tất trong loãng, hoặc nhiều bọt, lượng nhiều nhưng dễ khạc, là do trung tiêu Tỳ khì bất túc, mất khả năng kiện vận, thủy tháp không hóa, tụ lại mà thành đàm, cho nên mới có câu nói: “ Tỳ là nguồn sinh ra đàm”. Mục Đàm ẩm sách y tông tất độc nói: “ Tỳ thổ hư thấp, thanh khó thăng lên, trọc khó giáng xuống, lưu trệ ở trung tiêu trường vị, ứ mà thành đàm. Cho nên trị đàm trước tiên là bổ Tỳ, Tỳ kiện vận bình thường thường trở lại, thì đàm tự hóa”. điều trị nên kiện Tỳ hóa đàm, cho uống nhị trần thang, lục quân tử thang, và bạch truật hoàn gia giảm. Nếu háo suyễn mà gặp Tỳ khí hư, thì phần nhiều gặp ở trẻ em phú bẩm bất túc, Tỳ thổ vốn hư nhược, thủy cốc không hóa, đàm trọc từ trong sinh ra. trẻ Tỳ khí hư phần lớn kiêm phế khí bất túc, năng lực đề kháng rất yếu, mỗi khi ăn uống không điều độ hoặc cảm thụ ngoại tà, chứng trạng háo suyễn đột nhiên phát tác, cho nên sách chứng trị hội bổ nói “bên trong có khí úng tắc, bên ngoài cảm phải thời khí, vùng cách có đàm cấu kết, cả ba nguyên hợp lại, làm ứ nghẽn khí đạo tạo nên âm thanh.” Khi đang phát bệnh cần phân biệt hàn nhiệt, cần giáng nghịch bình suyễn, cho uống tô tử giáng khí thang, định suyễn thang khi bệnh hoãn giải, dùng phép kiện Tỳ hóa đàm để cố bản, cho uống ngũ vị dị công tán, sâm linh bạch truật tán. Tỳ khí hư dẫn tới phát sốt, được Đông Viên gọi là “ âm hỏa” sách Tỳ vị luận nói rằng: “ Nếu cáu giận, lo buồn, sợ hãi đều có thể làm tổn thương nguyên khí, giả dụ âm hỏa nổi lên, từ tâm sinh ngư trệ thất tình bất an là như vậy.” Trung kí bất túc, âm hỏa từ trong sinh ra là nguyên nhân bệnh chủ yếu của chứng này. Mà xu thế nhiệt hoặc là cao hơn hoặc là thấp kéo dài mãi không dứt. Mệt nhọc thì khí hao, cho nên phát sốt phần nhiều là mệt nhọc thì nặng thêm. Tỳ vị hư suy , khí huyết sinh hóa bất túc, Tạng phủ kinh lạc không được nuôi dưỡng dẫn tới đầu choáng váng, đoản hơi biếng nói, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược. Điều trị nên kiện Tỳ ích khí, cho uống bổ trung ích khí thang gia giảm. Tỳ khí hư chứng ở trong tất cả các tật bệnh đều có thể xuất hiện. Nếu nhẹ rất ít lấy chủ chứng để điều trị, đều tùy theo mà trị liệu. Nhưng bởi Tỳ vị là gốc của hậu thiên, trên lâm sàng sử dụng phương dược đều nên chiếu cố tới. Sau hi ốm nặng hoặc ốm lâu ăn uống giảm sút, dần dần không thiết ăn uống, là vì hậu thiên sinh khí bại hoại, như sách Nội kinh có nói: “ ăn được cơm thì sông, không ăn được cơm thì chết” 4, Chẩn đoán phân biệt a, Chứng Tỳ dương hư với chứng Tỳ khí hư: khí cũng thuộc dương, khí hư thường thường là giai đoạn đầu của dương hư, mà dương hư thường là khí hư tiến them một bước mà thành. Đặc điểm cơ chế bệnh Tỳ khí hư, là lấy công năng kiện vận của Tỳ bị giảm sút làm chủ yếu, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ăn uống giảm sút, quản phúc trướng đầy, phúc tả, đại tiện sống phân, hoặc là do khí huyết hóa nguyên bất túc mà dẫn tới chân tay thân thể mệt mỏi yếu sức, sắc mặt úa vàng, chất lưỡi nhạt, mạch nhược. Chứng Tỳ dương hư phàn lớn là do Tỳ khí hư phát triển mà thành, nếu ốm nặng xuất hiện Tỳ dương bất túc, phần nhiều là âm hàn thịnh ở bên trong hoặc hàn tà trực trung thái âm Tỳ thổ mà thành, trù ngoài các chứng trạng của Tỳ khí hư ra, lại còn có biểu hiện hàn chứng “dương hu tức hàn” yếu điểm phân biệt của hai cái này là có hàn và không có hàn làm hiện tượng đặc trưng. Khí hư thì nên bổ Tỳ kiện vận ích khí, dương hư thì nên ôn trung bổ Tỳ ích khí. b, Chứng Tỳ hư thấp khốn với chứng Tỳ khí hư: Thấp là âm tà, nguyên nhân dẫn tới thủy thấp thịnh ở bên trong, đa phần là do Tỳ khí bất túc, kiện vận mất chức, mà thủy thấp không hóa, hoặc là do Tỳ dương không mạnh mà thủy thấp đình tụ. Chứng Tỳ hư thấp khốn nếu trước tiên là do Tỳ hư thủy thấp không hóa mà dẫn tới đa phân là chứng bản hư tiêu thực, hoặc là hư thực lẫn lộn, biểu hiện lâm sàng là đầu thân thể chân tay nặng nề khốn đốn, vùng vị quản phiển muộn, tâm phiền, rêu lưỡi trắng nhớt. Bệnh tình kéo dài, điều trị rất phức tạp, nếu do ăn nhiều đồ sống lạnh hoặc sinh sống ở nơi ẩm thấp, tà thủy thấp từ đó mà xâm phạm vào, thì phần nhiều là thực chứng, bệnh tình ngắn dễ điều trị. Chứng Tỳ hư thấp khốn với chứng Tỳ khí hư phân biệt yếu điểm là: cái trên là thấp tà có hình, cho nên thấy rêu lười nhớt hoặc cáu bẩn, chi thể vì thấp mà khốn đốn, cho nên nặng nề trầm trọng, cái dưới là khí hư vô hình, chỉ thấy mệt mỏi vô lực, rêu lưỡi trắng mỏn mà không nhớt. Cái trên điều trị nên ôn trung kiện Tỳ hóa thấp hoặc phương hương táo thấp vận Tỳ, cái dưới thì nên kiện Tỳ ích khí. c, Chứng tâm Tỳ lưỡng hư với chứng Tỳ khí hư: chứng hậu tâm Tỳ lưỡng hư là Tỳ khí hư kiêm tâm huyết bất túc. Do bởi Tỳ khí hư, trung tiêu hóa nguyên bất túc, thủy cốc tinh vi không có khả năng hóa sinh khí huyết, huyết thiếu thì tâm mất sự nuôi dưỡng hoặc Tỳ khí hư mất khả năng nhiếp huyết, hoặc do xuất huyết, mất huyết quá nhiều mà dẫn tới tâm mất sự nuôi dưỡng. Đặc điểm cơ chế bệnhTỳ khí hư trước mà sau đó đến tâm huyết hư, cho nên bổ Tỳ có thể dưỡng tâm. Từ biểu hiện chứng trạng lâm sàng cho thấy chứng tâm Tỳ lưỡng hư với chứng Tỳ khí hư tuy có dấu hiệu của Tỳ khí bất túc nhưng cái trên tất phải có các chứng trạng hồi hộp, hay quên, v v.huyêt không nuôi dưỡng tâm, với đưn thuần chứng Tỳ khí hư có khác nhau, điều trị cũng lấy bổ Tỳ làm chủ, lấy dưỡng tâm an thần để hỗ trợ, II, Chứng Tỳ dương hư. Tỳ dương hu suy, ôn hóa bất túc, lâm sàng lấy chứng hậu chủ yếu là quản phúc lạnh đau, chân tay lạnh, tiết tả. Biểu hiện lâm sàng của chứng Tỳ dương hư là quản phúc đông thống, ưa ấm, ưa xoa bóp, sợ lạnh chân tay lạnh, thích uống nóng, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện lượng thiểu, tinh thần mệt mỏi, ăn uống sút kém, hoặc nôn mửa ra bọt dãi, hoặc phù thũng, hoặc phụ nữ bạch đới lượng nhiều mà lỏng loãng, chất lưỡi nhạt bệu hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trì tế. Tỳ dương hư phần nhiều là do Tỳ khí hư tiến thêm một bước mà thành. Bệnhbiến hóa chủ yếu của Tỳ dương hư được chia ra làm hai phương diện: Một là Tỳ hư vận hóa vô lực, cho nên không thiết ăn uống, ăn vào bụng trướng đầu, đại tiện ra nguyên đồ ăn, Tỳ hư khí huyết hóa sinh bất túc, cho nên thấy sắc mặt không tươi, trắng xanh, mệt mỏi vô lực. Hai là trung dương không mạnh, lại tiến thêm một bước nữa là Tỳ mất sự kiện vận, cho nên tiết tả nghiêm trọng, hoặc là đại tiện sống phân, dương hư thì hàn ngưng, cho nên đau bụng liên miên, được ấm thì dễ chịu, gặp lạnh càng nặng thêm, dương khí bất túc, không có khả năng ôn vân khí huyết, cho nên thấy chân tay không ấm, sợ lạnh, dương hư ảnh hưởng tới vận hóa của Tỳ, khí hóa không lợi thủy dịch ứ đọng, hình thành thủy thũng, cho nên lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch đi trì tế. Chứng Tỳ dương hư thường gặp trong các tật bệnh như tiết tả, kiết lỵ, vị quản thống, thủy thũng và cổ trướng v.v. 1, Nguồn gốc lịch sử: Tuy trong sách Nội Kinh không có tên bệnh danh Tỳ dương hư, nhưng trong mục Ngũ tà sách linh khu có bàn luận tới Tỳ vị dương khí bất túc, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là âm khí hữu dư, sôi bụng đau bụng “ tà tại Tỳ vị, thì cơ nhục đau. Dương khí hữu dư, âm khí bất túc, thì trong nhiệt mà mau đói, dương khí bất túc, âm khí hữu dư, thì bên trong hàn sôi bụng đau bụng.” Trong Mục Thái âm mạch chứng tính trị sách thương hàn luận của Trương Trọng Cảnh đời Hán đã bàn luận tới Tỳ dương hư, và sáng chế ra bài lý trung thang để điều trị chứng Tỳ dương hư. Tôn Tử Mạc đời Đường đã đưa ra bệnh danh Tỳ hư lãnh, từ góc độ lâm sàng để xem xét chứng Tỳ hư lãnh có hàng loạt bệnhbiến hóa xuất hiện, ở trong sách bị cấp thiên kim yếu phương nói: “ tay bên phải quan thượng mạch âm hư, là túc thái âm kinh vậy.Bệnh nếu ỉa chảy, bụng đầy khí nghịch, cồn cào nôn mửa, vàng da, tâm phiền không nằm được, sôi bụng, gọi là Tỳ hư lạnh vậy.” mà bệnh cơ thực với Tỳ dương hư rất giống nhau.” Thời kỳ Kim Nguyên Lý Đông Viên lấy Tỳ vị dương khí bất túc làm lập luận căn cứ, tự sáng lập ra bài thăng dương ích khí thang, trầm hương ôn vị hoàn rất có hiệu quả, làm phong phú thêm phương pháp điều trị dương khí hư. Đệ tử Vương Hảo Cổ soạn ra cuốn “ Âm chứng lược liệt” từ nguyên nhân bệnhchứng trạng để phân tích, cho rằng Tỳ dương hư lấy dương khí bất túc không có khả năng hóa thủy cốc làm đặc trưng chủ yếu, đồng thời còn đưa ra thuyết “ âm kết”: “ Tại sao lại gọi là thái âm chứng? Kinh thái âm Tỳ, chủ về hung cách đầy trướng” “Mạch trầm mà trì không ăn được, thân thể nặng nề, đại tiện lại khô, gọi là âm kết. Lại nói rằng : “không phải dương minh cường, mà đại tiện lại khô cứng, không thể hạ, hạ thì đi ra nguyên đồ ăn bụng trướng, nên cho uống Lý trung hoàn.” Đã chỉ ra nếu sai lầm dùng thuốc lạ có thể làm tổn thương Tỳ dương, mà dẫn tới tiết tả, điều trị nên dùng lý trung thang để ôn Tỳ. Trong sách bút hoa y kính của giang bút hoa đời Thanh có so sánh và quy nạp hệ thống chủ chứng của Tỳ dương hư, lấy dương khí suy vi, mất sự sưởi ấm làm chủ: “ Hữu Quan tất trầm trì, môi lưỡi tất nhạt, có các chứng nôn mửa, tiết tả, bạch lỵ, đau bụng, đau người, hoàng đản, thấp thũng, chân tay lạnh, quyết nghịch” cho nên gọi là Tỳ hàn. Trong sách lâm chứng chỉ nam y án của Diệp Quê đời thanh đã liệt kê được các loại bệnh án điều trị chứng Tỳ dương hư. 2, Nguyên nhân bệnh a, Tiết tả lâu ngày không khỏi, Tỳ khí ngày một suy, Tỳ dương không mạnh b, Ăn uống sống lạnh, hoặc bạo ăn bạo uống, khiến cho Tỳ khí vốn đã có hư lại càng hư thêm, từ đó mà tổn hại liên lụy tới Tỳ dương. . kiện Tỳ hóa thấp hoặc phương hương táo thấp vận Tỳ, cái dưới thì nên kiện Tỳ ích khí. c, Chứng tâm Tỳ lưỡng hư với chứng Tỳ khí hư: chứng hậu tâm Tỳ lưỡng. Biện chứng bệnh Tỳ A. Hư chứng I. Chứng Tỳ khí hư Tỳ khí bất túc, công năng vận hóa thủy cốc giảm sút,

Ngày đăng: 17/08/2013, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w