1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ KHỐI 12

5 256 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 12 MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 phút ĐỀ 1 Câu 1( 2 điểm):Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn . Câu 2 ( 3 điểm ) Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo của truyện ngắn “ Mảnh trăng cuối rừng” ( Nguyễn Minh Châu) Câu 3 ( 5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng người!” ( Trích “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 12 MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 phút ĐỀ 2 Câu 1( 2 điểm):Trước khi chuyển sang làm văn nghệ, Lỗ Tấn đã học những nghề gì ? Hãy giải thích tại sao ơng lại chuyển sang làm văn nghệ ? Khi làm văn nghệ, ơng có chủ trương gì trong sáng tác ? Những tác phẩm nào của ơng thể hiện chủ trương sáng tác đó ? Câu 2 ( 3 điểm ) Tóm tắt cốt truyện «Rừng Xà Nu» của Nguyễn Trung Thành Câu 3 ( 5 điểm) Phân tích số phận và tâm lí nhân vật Đào ở thời điểm trước khi lên nơng trường Điện Biên trong tác phẩm «Mùa lạc» ( Nguyễn Khải ) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 12 MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 phút. ĐỀ 3 Câu 1( 2 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm «Thuốc» của Lỗ Tấn ? Câu 2 ( 3 điểm ): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài «Sóng» của Xn Quỳnh: « Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sơng khơng hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể » Câu 3 ( 5 điểm) Phân tích số phận và tâm lí nhân vật Đào ở thời điểm kể từ khi đặt chân lên nơng trường Điện Biên cho đến khi kết thúc tác phẩm «Mùa lạc » ( Nguyễn Khải ) ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu1 (2điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là nêu được các ý chính sau đây: - Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, sinh năm 1881 mất năm 1936 là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới. - Trước khi trở thành nhà văn, ơng đã học nhiều nghề: Hàng hải, khai khống, y khoa đều với mục đích đẹp đẽ: Vì đất nước vì nhân dân. - Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa, đưa dân tộc thốt khỏi tình trạng u mê, tăm tối, nơ lệ. Vì vậy, chủ đề nổi bật trong sáng tác của ơng là « Phê phán quốc dân tính » với lối viết lạnh lùng, tỉnh táo. - Những tác phẩm của Lỗ Tấn: Gào thét, Bàng hồng, Chuyện cũ viết theo lối mới. Cho 2 điểm khi: Đáp ứng các u cầu trên, diễn đạt tốt. Cho 1 điểm khi: Trình bày được khoảng ½ số ý, diễn đạt tốt, hoặc đủ ý nhưng diễn đạt q vụng. Câu 2( 3 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đạt các ý sau: - Truyện ngắn «Mảnh trăng cuối rừng» ( Nguyễn Minh Châu) đã xây dựng được một tình huống độc đáo. Đơi nam nữ tìm nhau, ngồi cạnh bên nhau mà khơng nhận ra nhau. Nhưng khi biết nhau rồi thì vẫn chưa gặp được nhau, cứ như mảnh trăng chập chờn khi ẩn khi hiện. - Tình huống này làm cho câu chuyện thời chiến tranh trở nên thi vị, độc đáo, lãng mạn. Cho điểm: - Cho 3 điểm: Đáp ứng đầy đủ các u cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Cho 2 điểm: Trình bày được ý (1), còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Cho 1 điểm: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Câu 3: ( 5 điểm)Cảm nhận đoạn thơ 1.Yêu cầu a.Kỹ năng: Biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình, biết cách làm một bài nghò luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, có thể nêu lên những hiểu biết và cảm thụ riêng của mình miễn là có cơ sở thuyết phục người đọc và không thoát ly văn bản. Nhìn chung để làm sáng tỏ nội dung nghệ thuật của đoạn thơ, bài viết của học sinh cần nêu được một số ý sau: * Về nội dung:Đoạn thơ thể hiện đánh giá sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc của Tố Hữu đối với Nguyễn Du và truyện Kiều. Đó là một sự đề cao hiếm thấy. Tiếng thơ của Nguyễn Du là sự kết tinh của ngàn năm văn hiến. Tiếng thơ ấy làm rung động cả đất trời như đồng thời cũng rất mềm mại, thân thương gần gũi. Đó là tiếng thơ của tình người, tình đời. Nó sẽ vang vọng mãi muôn đời. * Về nghệ thuật: đoạn thơ lục bát vừa mang phong vò dân tộc và cổ điển, vừa gợi không khí truyện Kiều, cách ví von so sánh, cách dùng từ “ Người” đã làm nổi bật tình cảm và thái độ trân trọng, thành kính của tác giả đối với thi hào Nguyễn Du. 2. Biểu điểm: Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, cảm thụ tinh tế, viết văn có cảm xúc, có thể mắc vài sai sót nhỏ không đáng kể. Điểm 3: Hiểu chưa sâu sắc, phân tích còn sơ lược nhưng đúng tinh thần nội dung đoạn thơ. Nêu được khoảng nửa số ý, không mắc nhiều lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Điểm 1: Bài làm sơ lược , chưa hiểu yêu cầu của đề, chưa nắm được các ý cơ bản của đoạn thơ, diễn đạt lủng củng mắc nhiều lỗi. Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. (Khuyến khích các bài làm có sự sáng tạo, có cách cảm nhận độc đáo) ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Câu1 (2điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là nêu được các ý chính sau đây: 1.Cho 2 điểm khi học sinh trình bày và diễn đạt tốt các ý sau: - Trước khi chuyển sang làm văn nghệ, Lỗ Tấùn đã học 3 nghề: Nghề hàng hải, nghề khai mỏ, và nghề y. - Ông chuyển sang làm văn nghệ vì: Nhân một lần xem phim, ông thấy người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung Quốc ( vì người này làm gián điệp cho quân Nga). Ông nghó rằng chữa bệnh thể xác chưa quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân lúc này. Từ đó ông chuyển sang làm văn nghệ. - Khi làm văn nghệ ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân. Từ đó lưu ý họ tìm cách chạy chữa. Tác phẩm giúp ta hiểu thêm về chủ trương sáng tác của ông là” Thuốc, AQ chính truyện, … - Cho 2 điểm khi: Đáp ứng các u cầu trên, diễn đạt tốt. Cho 1 điểm khi: Trình bày được khoảng ½ số ý, diễn đạt tốt, hoặc đủ ý nhưng diễn đạt q vụng. Câu 2( 3 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đạt các ý sau: Tóm tắt truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Làng Xô-man “Ở trong tầm đại bác của giặc”. Đạn giặc tàn phá rừng xà nu, nhưng như những người dân Xô-man, nó vẫn kiên cường vươn tới. Nhân vật Tnú về thăm làng, nghỉ tại nhà cụ Mết. Đêm đó, cụ kể lại cho dân làng nghe truyện của Tnú (1 điểm). Khi ấy, Mỹ – Diệm khủng bố dã man, nhưng dân làng vẫn tìm cách nuôi dưỡng cán bộ Tnú được cán bộ Quyết dìu dắt. Tnú làm liên lạc, sau bò bắt, bò giam. Thoát tù anh trở về cùng dân làng chuẩn bò vũ khí chiến đấu (1 điểm). Được tin này, giặc kéo đến làng. Trước cảnh vợ con bò giặc đánh đập dã man, từ nơi ẩn nấp, Tnú đã nhảy vào giữa bọn lính đònh cứu vợ con. Anh bò bắt, vợ con bò chết. Giặc đốt mười ngón tay anh. Làng Xô-man nhất tề vùng lên giết giặc. rồi Tnú đi bộ đội giải, chiến đấu dũng cảm (1 điểm). Lưu ý cách cho điểm: - Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt lưu loát, đủ ý. - Có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đủ các ý trên. Cho điểm: - Cho 3 điểm: Đáp ứng đầy đủ các u cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Cho 2 điểm: Trình bày được ý (1), còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Cho 1 điểm: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. C âu 3: ( 5 điểm) Phân tích số phận và tâm lí nhân vật Đào ở thời điểm trước khi lên nơng trường Điện Biên trong tác phẩm «Mùa lạc» (Nguyễn Khải). 1.Yêu cầu a. Về kĩ năng và phương pháp: - Học sinh phải nắm vững phương pháp phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Bố cục bài văn rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Về kiến thức: trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, nắm vững đặc điểm của nhân vật, học sinh cần phân tích làm rõ số phận và tâm lí nhân vật Đào trước khi lên nơng trường Điện Biên. Số phận của Đào là số phận của một người phụ nữ vất vả, hẩm hiu, đau buồn và bất hạnh: - Nghèo khổ, vất vả, đơn độc, “ tứ cố vơ thân”, phiêu bạt khắp mọi nơi, làm đủ mọi nghề (dẫn chứng). - Kém nhan sắc, ít hồ hợp. Tuy nhiên vẫn có những nét bề ngồi đáng mến (dẫn chứng). - Bị bỏ qn giữa cuộc đời, có lúc bế tắc nhưng có nghị lực, biết vươn lên để tồn tại (dẫn chứng). - Tính cách sắc sảo, mạnh mẽ ( dẫn chứng), khao khát mái ấm gia đình, khao khát u thương (dẫn chứng). 2.Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng trọn vẹn 2 yêu cầu về kỹ năng – phương pháp và u cầu về kiến thức, viết văn có cảm xúc, có thể mắc vài sai sót nhỏ không đáng kể. - Điểm 3: Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản được khoảng nửa số ý, kỹ năng phân tích còn vụng còn sai nhiều về lỗi các loại. - Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, viết lan man, lủng củng. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. (Khuyến khích các bài làm có sự sáng tạo) Đ ÁP ÁN Đ Ề 3 Câu 1: (2 điểm) Học sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau: - Thuốc chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. - Tìm thuốc chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (qua nhân vật Hạ Du). - Nhan đề thể hiện rõ nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn: bình dò, hàm súc, trầm lắng, mang tính triết luận sâu sắc. . . Cách cho điểm: Cho 2 điểm khi nói được đủ và lưu loát các ý trên. Nếu thiếu 1 ý trừ 0,5 điểm, nếu trình bày được 1 ý cho 0,5 điểm Câu 2: (3 điểm) Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đạt được các ý sau đây: - Sóng là đối tượng để cảm nhận về các trạng thái cung bậc của tình yêu. - Bằng các cặp từ đối lập để diễn tả hai tính chất đối lập của sóng gợi liên tưởng những trạng thái, tính chất cung bậc của tình yêu, tình yêu cũng như sóng lúc khao khát cháy bỏng, lúc dòu êm, lặng lẽ mơ màng đi vào chiều sâu của lòng nhớ thương mong đợi. Cách cho điểm: Cho 3 điểm: Trình bày được các ý trên, diễn đạt lưu loát, viết có cảm xúc có thể có vài sai sót nhỏ. Cho 2 điểm: Khi trình bày được nửa số ý trên, diễn đạt khá lưu loát, có thể mắc một số lỗi về dùng từ, viết câu, lỗi chình tả. Cho 1 điểm: Viết sơ sài, lan mam. Câu 3: ( 5 điểm) Phân tích số phận và tâm lí nhân vật Đào ở thời điểm trước khi lên nơng trường Điện Biên trong tác phẩm «Mùa lạc» ( Nguyễn Khải ) 1. Yêu cầu a. Về kĩ năng và phương pháp: Học sinh phải nắm vững phương pháp phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Bố cục bài văn rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Về kiến thức: trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, nắm vững đặc điểm của nhân vật ,học sinh cần phân tích làm rõ số phận và tâm lí nhân vật Đào kể từ khi đặt chân lên nơng trường Điện Biên cho đến khi kết thúc tác phẩm. Về cơ bản cần phân tích làm rõ các ý sau đây: - Cần sơ lược vài nét về số phận và tâm lý của nhân vật Đào trước khi lên nông trường Điện Biên để làm cơ sở phân tích cho quãng đời của chò từ khi lên nông trường Điện Biên cụ thể là: + Lúc đầu: Chò đến nông trường Điện Biên trong tâm trạng: Không niềm tin, không hy vọng vào tương lai. * Đào mang tâm trạng chán chường, tìm chỗ dừng chân để quên đi quá khứ (dẫn chứng). * Chò táo bạo, liều lónh, chua ngoa, chao chát với mọi ngừơi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn chò vẫn tiềm ẩn một nỗi khát khao hạnh phúc gia đình (dẫn chứng). + Dần về sau: Cuộc sống tập thể của những người lao động đã giúp chò tìm thấy niềm vui, lòng yêu đời, tâm hồn Đào được hồi sinh. Chò nhận nông trường Điện Biên làm quê hương thứ hai của mình như vậy hạnh phúc thực sự đã đến với Đào. Cuộc sống mới ở nông trường Điện Biên đã làm biến đổi số phận và tính cách của chò Đào. Biểu điểm: Điểm 5: Đáp ứng trọn vẹn 2 yêu cầu về kỹ năng – phương pháp và u cầu về kiến thức, viết văn có cảm xúc, có thể mắc vài sai sót nhỏ không đáng kể. Điểm 3: Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản được khoảng nửa số ý, kỹ năng phân tích còn vụng còn sai nhiều về lỗi các loại. Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, viết lan man, lủng củng. Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. (Khuyến khích các bài làm có sự sáng tạo) . lạc» ( Nguyễn Khải ) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 12 MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 phút. ĐỀ 3 Câu 1( 2 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm «Thuốc» của. người!” ( Trích “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” – Tố Hữu) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 12 MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 phút ĐỀ 2 Câu 1( 2 điểm):Trước khi chuyển sang làm

Ngày đăng: 17/08/2013, 10:10

Xem thêm

w