2/ Kĩ năng: HS biết đảm bảo an toàn, biết cách dùng xe buýt lưu thông khi đi một mình.. 3/ Thái độ: HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn
Trang 1THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN: VĂN HÓA GIAO THÔNG – LỚP 5 Bài 3: ĐI XE BUÝT MỘT MÌNH AN TOÀN I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
HS biết được một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi đi xe buýt một mình
2/ Kĩ năng:
HS biết đảm bảo an toàn, biết cách dùng xe buýt lưu thông khi đi một mình
3/ Thái độ:
HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân những điều cần lưu ý để đảm bảo
an toàn khi đi xe buýt một mình
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: Tranh ảnh trong SGK.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa; thẻ màu xanh, đỏ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I/ Bài cũ: An toàn khi đi xe đạp qua cầu
đường bộ.
1/ Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta phải đi
như thế nào để đảm bảo an toàn?
2/ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
a Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta có thể
đi dàn hàng hai hoặc hàng ba
b Khi đi qua cầu đường bộ, nếu có dốc cao,
chúng ta có thể vừa đi vừa kéo tay nhau
lên cầu
c Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta cần đi
chậm, quan sát cẩn thận và tuyệt đối không
được đùa nghịch
-GV nhận xét
II/ Bài mới: Đi xe buýt một mình an toàn.
GV giới thiệu bài
1/ Hoạt động trải nghiệm:
GV nêu câu hỏi:
-Em đã từng đi xe buýt chưa?
- Khi lên xuống xe buýt, em thường đi như
-HS trả lời cá nhân
-HS bày tỏ ý kiến bằng cách đưa thẻ xanh, đỏ
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe và chia sẻ trải nghiệm của bản thân
Trang 2thế nào?
2/ Hoạt động cơ bản: Đi xe buýt một mình an
toàn.
-Yêu cầu 1HS đọc truyện Nhớ lời chị dặn
(tr 12, 13)
-H: Lần đầu tiên Tuấn tự mình làm việc gì?
-H: Điều gì đã giúp Tuấn đi xe buýt một mình
về thăm nội mà không bị lạc và an toàn?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (thời gian: 3
phút) 2 câu hỏi sau:
+ Qua câu chuyện này, em học tập được điều
gì ở Tuấn?
+ Để đi xe buýt một mình an toàn, chúng ta
cần lưu ý những điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời
tốt
*GV chốt:
Khi đi xe buýt một mình
Em nên nắm vững lộ trình tuyến đi
Leo lên, bước xuống vội chi
Coi chừng té ngã, hiểm nguy vô cùng
Không đứng giữa lối đi chung
Hai tay vịn chặt vào khung an toàn.
3/ Hoạt động thực hành:
-Yêu cầu HS quan sát 4 hình trong SGK (kết
hợp xem trên màn hình)
-Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến khi xem những hình
ảnh đó
-GV nhận xét, chốt:
Đi xe buýt nhớ điều này
Lấn chen, xô đẩy không hay tí nào
Nguy cơ tai nạn rất cao
Luôn luôn cẩn thận không bao giờ thừa.
4/ Hoạt động ứng dụng:
-GV nêu tình huống và 2 câu hỏi:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (thời gian 2
phút) và cho biết:
+ Tại sao Nga lại đi nhầm xe?
+ Nga nên làm gì khi đi nhầm xe buýt?
-GV nhận xét, tuyên dương các nhóm
-1HS đọc truyện – cả lớp theo dõi trong SGK
-HS trả lời
-HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trả lời
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS quan sát
-HS nêu ý kiến về từng hình ảnh
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS lắng nghe, theo dõi trong SGK
-2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Trang 3*GV chốt: Khi dùng xe buýt lưu thông
Em luôn nhớ tuyến để không nhầm đường.
III/ Củng cố, dặn dò:
-H: Khi đi xe buýt một mình, em cần lưu ý điều
gì để đảm bảo an toàn?
-H: Khi dùng xe buýt lưu thông, em cần nhớ
điều gì để tránh nhầm đường?
- GV nhận xét, nhắc nhở HS thực hiện tốt nội
dung bài học
-Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Lịch sự khi đi xe
đạp trên đường.
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS trả lời
-HS lắng nghe