TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUTình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đánh giá về tình hình nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀN
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH PHAN QUỲNH
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CỬU VIỆT
HÀ NỘI – 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu và tư liệu được sử dụng trong luận án đảm bảo độ chínhxác, trung thực và tin cậy Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trìnhnghiên cứu của mình
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ĐINH PHAN QUỲNH
Trang 3TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đánh giá về tình hình nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giaothông đường bộ
Khái niệm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ
Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giaothông đường bộ
Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiao thông đường bộ
Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực giao thông đường bộ
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiao thông đường bộ
Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
1 8
82327
31
3136556166
77
7797
116
4.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
116
124
155
Trang 4: Công an nhân dân: Cục Cảnh sát giao thông: Cảnh sát giao thông: Giao thông đường bộ: Giao thông vận tải: Giấy phép lái xe: Giao thông trật tự: Nghiên cứu sinh: Phòng Cảnh sát giao thông: Vi phạm hành chính
: Vi phạm pháp luật: Tai nạn giao thông: Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm pháp lý: Trật tự an toàn giao thông: Tuần tra kiểm soát
Trang 5DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Hệ thống đường bộ Việt Nam
Bảng 3.2: Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Việt Nam
Bảng 3.3: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông đường bộ (GTĐB) ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề nhậnđược sự quan tâm và quan ngại sâu sắc của toàn xã hội, theo số liệu của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) hiện nay tỷ lệ tử vong tính trên 100.000 dân do tai nạn giaothông (TNGT) gây ra tại Việt Nam là cao hơn mức trung bình của thế giới(24,5/17) [145] Tuy nhiên đây mới là số tử vong theo thống kê trên hiện trường
do lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện Bên cạnh đó bình quân mỗinăm Việt Nam mất 3 tỷ USD (tương đương 2,5% GDP) để khắc phục các hậuquả do TNGT đường bộ gây ra [129], trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP củaViệt Nam đang ở mức khoảng 6% Phân tích nguyên nhân dẫn đến TNGT ở nước
ta phần lớn là xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) về GTĐB củangười điều khiển phương tiện cũng như người tham gia giao thông gây ra Có thểnhận thấy tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta là một trong rất nhiềunguyên nhân cản trở sự phát triển của đất nước Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày24/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, khẳng định việc thực hiện chiến lược ATGTĐB nhằm thiết lập và duy trìtrật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) nhằm bảo đảm an toàncho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống GTVT hoạtđộng thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốcphòng an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế Như vậy bảo đảm trật tự an toàn giaothông (TTATGT) và hạn chế TNGT là góp phần vào sự phát triển của đất nước
và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, trước hết làcủa các cơ quan nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông
Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ,các Bộ, ngành và của toàn xã hội, vấn đề trật tự, ATGTĐB ở nước ta đã có nhiềuthay đổi theo chiều hướng tích cực; tình hình VPPL trong lĩnh vực GTĐB được
Trang 7kéo giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và gây ra những thiệt hại to lớn cho xãhội Chỉ tính trong năm 2016 (năm có số vụ VPHC về GTĐB ít nhất kể từ 2007),riêng lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 3.972.192trường hợp vi phạm trật tự ATGTĐB; phạt 2.582,73 tỷ đồng; tạm giữ 34.659 xe
ô tô và 560.418 xe mô tô Cũng trong năm 2016 tình hình ùn tắc giao thông vẫndiễn ra ở mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Thành phố HồChí Minh và Hà Nội), với 41 vụ ùn tắc kéo dài gây thiệt hại về kinh tế cũng nhưsức khỏe của cộng đồng Cũng trong năm 2016, tình hình TNGT đường bộ vẫncòn ở mức cao, đáng báo động với 21.589 vụ, làm chết 8.685 người và bị thương19.280 người [13]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGT đường bộ, tuy nhiên theođánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hìnhTNGT đường bộ chính là việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về trật
tự, ATGTĐB của các chủ thể khi tham gia giao thông [14] Chính vì vậy bêncạnh việc phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu các hành viVPPL về trật tự, ATGTĐB, cũng như tăng cường năng lực vận tải công cộng, cảithiện hạ tầng GTĐB , thì các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hành chính(VPHC) trong lĩnh vực GTĐB như: Giáo dục, tuyên truyền về ATGTĐB; hoànthiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn giao thông (ATGT) từ trungương đến địa phương; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo đảm trật tựATGTĐB; nâng cao năng lực cưỡng chế của lực lượng CSGT, Thanh tra ngànhGTVT, và các lực lượng thực thi công vụ khác; hiện đại hóa phương tiện, trangthiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; hoàn thiện cơ chếphối hợp giữa lực lượng chức năng được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm
Vì vậy tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện về xử lý VPHC trong lĩnhvực GTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, bất cập của hoạt động này làmột vấn đề có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn, với mục tiêu kéo giảm tình hìnhVPHC về trật tự, ATGTĐB là một yêu cầu cấp thiết
Trang 8Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận án
tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu như vừa trình bày, luận án sẽthực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Luận án tiến hành phân tích, đánh tình hình nghiên cứu có liênquan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB qua các công trình nghiên cứu, bàibáo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó chỉ ra những vấn đề đãđược làm rõ; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
Thứ hai: Trên cơ sở phân tích các khái niệm, đặc điểm, nội dung cũng nhưvai trò của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án sẽ tiến hành bổ sung vàhoàn thiện cơ sở lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Thứ ba: Luận án tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB trong thời gian 10 năm (2007 – 2016), chỉrõnhững ưu điểm, kếtquảđaṭđược cũng như những tồn tai,̣ haṇ chếvànguyên nhân của tồn tai,̣ haṇ chếtrong hoạt động này
Thứ tư: Trên cơ sở phân tích thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian qua; những dự báo về tình hình VPHC
Trang 9trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian sắp tới, luận án đưa ra các kiếnnghị cũng như đềxuất giải pháp, các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảcông tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những vấn đề có liênquan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay
Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được thực hiện đối với các VPHC tronglĩnh vực GTĐB như: Vi phạm quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầngGTĐB; vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định vềngười điều khiển phương tiện tham gia GTĐB Tuy nhiên vì những khó khăntrong công tác thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động xử lý các vi phạm về kếtcấu GTĐB (thực tế các vi phạm này mới bắt đầu được quan tâm xử lý từ đầu 2017),
vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về những vấn đề có liên quan đến
xử lý VPHC đối với những vi phạm về quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về phươngtiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham giaGTĐB , mà không nghiên cứu những VPHC về kết cấu GTĐB
Mặc dù thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thuộc về nhiều chủ thểkhác nhau như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng Công an nhân dân; lựclượng Thanh tra ngành GTVT; nhưng trên thực tế hoạt động này chủ yếu được tiếnhành bởi lực lượng đó là CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT
Trang 10Vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá họat động xử lý của lực lượng CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT.
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lê Nin khi nghiên cứu các vấn đề có liênquan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Chương 1: Trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án dùng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp phân tích, phương pháptổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để kháiquát các vấn đề liên quan đến luận án đã được các nhà khoa học trong và ngoàinước nghiên cứu và công bố trong các công trình khoa học của mình Từ đó chỉ
ra những nội dung mà luận án sẽ kế thừa, phát triển cũng các vấn đề mà luận án
sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
Chương 2: Là chương nghiên cứu những vấn đề lý luận về VPHC và xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng chủ yếu phương pháp phântích, phương pháp tổng hợp để từ đó làm rõ các khái niệm có liên quan đếnVPHC, xử lý VPHC nói chung và trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
Chương 3: Là nội dung trình bày thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB, vì vậy luận án tách ra làm hai phần đó là thực trạng pháp luật về xử lýVPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vựcGTĐB của các lực lượng chức năng; làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyênnhân Trong chương này, luận án sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp
so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp logic,phương pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành để làm rõ các quy định pháp luật về
xử lý VPHC trong GTĐB hiện nay cũng như thực tiễn hoạt động xử lý VPHCtrong lĩnh vực GTĐB
Trang 11Chương 4: Là chương trình bày về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu
quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng phương phápphân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đangành - liên ngành để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực củahoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB với mục đích xây dựng một xã hộigiao thông an toàn, văn minh và thân thiện
5 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan, phân tích các quan điểm
đã và đang tồn tại về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, trên cơ sở đó luận ánxây dựng khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, dồng thời đã chỉ ra cácđặc điểm, vai trò cũng như nguyên tắc của xử lý VPHC trong GTĐB
Thứ hai, trên cơ sở tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ khoa học Luật
hành chính đối với những vấn đề đã được đặt ra trong phần câu hỏi nghiên cứu
và giả thuyết nghiên cứu của luận án, luận án xác định những yếu tố ảnh hưởngtới xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay
Thứ ba, trên cơ sở phân tích một cách toàn diện về thực trạng pháp luật xử
lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như thực trạng hoạt động xử lý VPHC tronglĩnh vực này, luận án đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được cũngnhư những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại để từ đó rút ranhững kết luận khoa học về vấn đề này
Thứ tư, trên cơ sở đánh giá nhưng tồn tại, hạn chế của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay ở Việt Nam; những khó khăn, hạn chế của
hoạt động xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyềntrên thực tế; trên cơ sở những dự báo về diễn biến tình hình VPHC trong lĩnh vựcGTĐB trong thời gian tới tại Việt Nam; Luận án đề xuất các giải pháp hướng tới
sự hoàn thiện các quy định của pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Trang 126.1 Ý nghĩa lý luận
Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về xử lýVPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lýluận xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật
về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiêncứu, học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật, Cảnh sát
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết luận trong luận án cũng như những đề xuất, kiến nghị và giải pháp
mà luận án trình bày là kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận về xử lý VPHCtrong lĩnh vực GTĐB, cũng như thông qua đánh giá, phân tích từ thực tiễn áp dụngpháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng Bởivậy, những đề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp được luận án trình bày có thể giúpcho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để từ đó vận dụng vào hoạt động xử lýcác VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, góp phần tạo lập một
xã hội giao thông an toàn, văn minh và thân thiện
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giaothông đường bộ
Chương 3 Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thôngđường bộ ở Việt Nam hiện nay
Chương 4 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trang 131.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thứ nhất, về khái niệm xử lý VPHC
Là một nội dung quan trọng trong nội dung giảng dạy môn Luật Hành chínhtại các cơ sở đào tạo luật, chính vì vậy trong các giáo trình giảng dạy môn LuậtHành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam như Đại học Luật HàNội; Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia
Hà Nội; Đại học Cảnh sát Nhân dân , đều dành một nội dung để trình bày, luận
giải về vấn đề này.
Tuy nhiên, khi trình bày, luận giải về khái niệm xử lý VPHC, do cách tiếp cậnkhông hoàn toàn giống nhau, vì vậy sự luận giải về khái niệm cũng có những điểmkhông đồng nhất Ví dụ, trong giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Trường Đạihọc Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân chủ yếu phân tích theo hướng giảithích khái niệm đã được luật định Cụ thể, trong giáo trình Luật Hành chính ViệtNam của Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2017 đã dành một nội dung lớntại chương XI trình bày về VPHC; Trong nội dung trình bày về khái niệm VPHC,giáo trình đã điểm lại các văn bản pháp luật có những quy định đề cập đến kháiniệm VPHC (Từ Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 đến Luật xử lý VPHC năm2012); giáo trình đã nêu lại các định nghĩa về VPHC được thể hiện trong các văn
bản pháp luật này và giáo trình kết luận: Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, các
văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm này [60, tr 337] Và sau đó đưa ra khái niệm VPHC như được quy
định tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý VPHC năm 2012
Trong khi đó giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm HồngThái và TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội, 2017; Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn CửuViệt, nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2013 , khi trình bày về khái
Trang 14niệm VPHC lại không thuần túy đi theo cách trình bày và diễn giải lại theo cácquy định của pháp luật có liên quan đến khái niệm này Ví dụ, tại giáo trình LuậtHành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi luận giải về khái niệmVPHC, tác giả cũng đã hệ thống lại các quy định được ghi nhận trong các vănbản pháp luật có liên quan đến khái niệm VPHC (từ Pháp lệnh xử phạt VPHC
1989 đến Luật xử lý VPHC năm 2012) và kết luận: Các khái niệm được thể hiệntrong các văn bản pháp luật này đã thể hiện được các dấu hiệu pháp lý cơ bản củaVPHC như: Hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi, được pháp luật quyđịnh là VPHC và phải chịu trách nhiệm hành chính (TNHC) Tuy nhiên, theo tácgiả, mặc dù khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật đã thểhiện được một số dấu hiệu pháp lý cơ bản như đã nêu, nhưng để đảm bảo tínhchính xác, khoa học của khái niệm, thì cần chính xác thêm ở một số khía cạnhnhư: Cần phải xác định chính xác khách thể của hành vi vi phạm; cần loại bỏ
cụm từ mà không phải là tội phạm ra khỏi khái niệm bởi theo tác giả quy định như vậy dễ làm cho chủ thể có thẩm quyền xử lý lầm tưởng mình có quyền đánh
giá hành vi VPPL nào là VPHC hay tội phạm [107, tr 496]
Thứ hai, về nguyên tắc xử lý VPHC
Nếu như trong hai nội dung đầu tiên của xử lý VPHC là khái niệm và các đặcđiểm của xử lý VPHC, về cơ bản các tác giả có quan điểm tương đối thống nhất, thìtrong nội dung trình bày về nguyên tắc xử lý VPHC quan điểm của các tác giả đượcthể hiện trong phần này lại có nhiều điểm chưa tương đồng Trong giáo trình củatrường Đại học Luật Hà Nội khi trình bày về các nguyên tắc xử lý VPHC thì chỉnhắc lại nội dung của khoản 1,2 điều 3, Luật xử lý VPHC 2012 và không có bất kỳbình luận hay kiến giải gì [60, tr.350,351], trong khi đó tại giáo trình Luật hànhchính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi trình bày về các nguyên tắc củahoạt động xử lý VPHC, trên cơ sở không tán thành với việc đưa nội dung về cácbiện pháp xử lý hành chính vào trong Luật xử lý VPHC năm 2012 và khái niệm
“xử lý VPHC” của Luật, nên theo tác giả,“nguyên tắc xửlý VPHC” được
Trang 15hiểu bao gồm những nguyên tắc chung của TNHC (bao gồm nguyên tắc của pháp luật về TNHC và nguyên tắc của hoạt động xử lý VPHC) và những nguyên tắc riêng của hoạt động xử lý VPHC Trong nội dung này, tác giả cũng
nêu quan điểm của cá nhân mình về sự thiếu chính xác của các nguyên tắc của hoạtđộng xử lý VPHC hiện nay được quy định trong Luật xử lý VPHC [107, tr.515]
Thứ ba, về các hình thức xử phạt VPHC
Đối với nội dung này về cơ bản các quan điểm khoa học là tương đối giốngnhau, điều này được thể hiện qua phần nội dung luận giải về hình thức xử phạtVPHC, các giáo trình chỉ lưu ý cần có sự phân biệt chính xác giữa hình thức phạtchính và hình thức phạt bổ sung Bên cạnh hình thức xử phạt được trình bày, cácgiáo trình còn dành một dung lượng lớn để trình bày về các biện pháp khắc phụchậu quả do VPHC gây ra cũng như những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc
xử phạt VPHC
Cuốn sách “Một số vấn đề về phạt hành chính” của hai tác giả Phạm Dũng
và Hoàng Sao, nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1986 Trong công trình này, các tácgiả đã đưa ra những nhận thức ban đầu về cơ sở lý luận của phạt hành chính và chỉ
rõ các loạt phạt hành chính hiện đang áp dụng ở thời điểm đó như: Cảnh cáo; phạttiền; tước quyền được sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật,phương tiện được sử dụng để thực hiện VPHC; phạt lao động công ích; biện phápphạt lao động cải tạo; giam hành chính… Qua việc phân tích các biện pháp xử phạt,các tác giả đã chỉ ra những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để giúp người đọc cóthể phân biệt được các hình thức xử phạt hiện hành, mục đích, nội dung cũng nhưhậu quả pháp lý của từng hình thức xử phạt để từ đó tránh những sự nhầm lẫn trongquá trình áp dụng hình thức xử phạt Các tác giả đã chỉ rõ trong giai đoạn này, vẫn
có sự nhầm lẫn cho rằng cảnh cáo miệng cũng là hình thức xử phạt, vì cảnh cáo
miệng “không có tính chất đánh giá nhà nước đối với vi phạm và không tạo ra một
hậu quả pháp lý nào cả” [50, tr 25] Bên cạnh việc nêu thẩm quyền ban hành các
văn bản quy định TNHC theo quy định của pháp luật, các tác
Trang 16giả đã phân tích và nêu ra những chồng chéo, bất cập trong việc quy định thẩmquyền ban hành các quy định về xử phạt; việc quy định Hội đồng nhân dân đượcphép ban hành các quy định về phạt hành chính, nhưng lại không có hướng dẫn cụthể cho hoạt động này dẫn đến tình trạng ban hành tràn lan, đặc biệt ở cấp cơ sở (xã,phường), điều này dễ làm ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.Xuất phát từ thực tiễn trên, các tác giả đã đưa ra kiến nghị cần phải quy định rõ nộidung ban hành quy định về phạt hành chính của Hội đồng nhân dân theo các tiêu chínhư: Các quy định đó chưa được quy định trong các văn bản của cơ quan trungương; các điều kiện cụ thể của địa phương phải được thể hiện để ban hành các quyđịnh đó; hay nói một cách khác giao cho địa phương quyền ban hành văn bản vềTNHC là cần thiết, tuy nhiên sự cần thiết đó phải được xem xét một cách toàn diệntrên cơ sở yếu tố đặc thù của chính địa phương đó chứ không quy định một cáchchung chung như hiện nay Kết luận này cho đến nay vẫn là một lưu ý quan trọngcho các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành các quy định về hình thức, mức, cũngnhư thẩm quyền xử phạt đối với từng vi phạm cụ thể.
Chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” do Th.S
Đặng Thanh Sơn và các chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ pháp luật Hình sự Hành chính, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2008, lại tiếp cận vấn đề VPHC và xử lýVPHC ở góc độ ý nghĩa của xử lý VPHC và chỉ ra những đặc điểm cơ bản đểphân biệt một hành vi bị coi là VPHC với một VPPL khác (đặc biệt là tội phạm)dưới góc độ luật thực định mà không đi sâu vào phân tích những vấn đề có tính
-lý luận đối với vấn đề này, bởi theo các tác giả nội dung này không có ý nghĩanhiều trong công tác áp dụng pháp luật.[83]
Luận án tiến sĩ Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Kim Long Biên thực hiện năm 2015, tại Học Viện Khoa học xã hội.
Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
xử lý VPHC trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, tác giả luận án đã nêu ra
Trang 17khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý VPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý hành chính theo một trình tự, hình thức do pháp luật xử lý hành chính quy định đối với
cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC” [31, tr.37] Trên cơ sở khái niệm này, tác giả
luận án đã phân tích các đặc điểm cũng như vai trò của xử lý VPHC đối với việcduy trì các hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước nói chung, trong lĩnhvực hải quan nói riêng
Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát Nhân dân Đối với nội dung về xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB, luận án đã tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm cũng như cácđặc điểm của xử lý VPHC nói chung, VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên cơ sởpháp luật thực định và từ đó tác giả luận án đã xây dựng khái niệm về xử phạtVPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT như sau:
Xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là công tác của nghiệp vụ lực lượng CSGT, được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật và quy trình công tác của ngành Công an áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Luật GTĐB mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính, góp phần đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội [69, tr.29]
Là luận án tiến sĩ chuyên ngành An ninh và trật tự xã hội, vì vậy trong chương
thứ ba của luận án, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính nghiệp vụnhằm nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượngCSGT đường bộ
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GTĐB
ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành
chính Quốc gia Là luận án tiến sĩ Quản lý công về nội dung quản lý nhà nướctrong lĩnh vực trật tự, ATGTĐB, vì vậy tác giả luận án cũng đã dành tương đối
Trang 18nhiều dung lượng để trình bày về các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB; cụ thể trong nội dung quản lý nhà nước về GTĐB được trìnhbày tại mục 2.2 của luận án từ trang 49 đến trang 60, tác giả khẳng định xử lýVPHC trong lĩnh vực GTĐB là một trong những nội dung quan trọng của quản
lý nhà nước về GTĐB Theo đó:
Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về TTATGT đường bộ chủ yếu là
áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về TTATGT đường bộ để xử phạt VPHC đối với cá nhân và tổ chức có hành vi
cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về TTATGT đường bộ, các điều kiện đảm bảo ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác
về TTATGT đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC [51, tr 59].
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Hoàn thiện thể chế xử lý hành chính vi phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam” của Nguyễn Xuân Lâm, thực
hiện năm 2017 tại Học viện Hành chính Quốc gia Luận án đã tập trung trình bày
và làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng có liên quan đến thể chế xử lý VPHCtrên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam như: Hệ thống hóa và làm rõthêm các vấn đề lý luận về VPHC trên biển, xử lý VPHC trên biển cũng như thểchế xử lý VPHC trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; làm rõ kháiniệm, yêu cầu, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cũng như các yếu tố tácđộng đến hoàn thiện thể chế xử lý VPHC trên biển của cảnh sát biển Việt Nam;Nghiên cứu thực trạng thể chế xử lý VPHC trên biển của Cảnh sát biển ViệtNam, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độngnay trên thực tế [67]
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sĩ Luật học, cũng nghiên cứu về
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB như: Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB hiện nay – Một số vấn đề lí luận,
Trang 19thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa
luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB” của Ngô Thị Hồng Loan,
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 Các công trình nghiên cứu nêu trên tập trung vào một số vấn đề như lý luận
cơ bản về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cũng như phân tíchnhững vấn đề có tính khái quát, điển hình về thực trạng pháp luật xử lý VPHCtrong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam Từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị vớimục đích hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này (Luận văn của Vũ Thị ThanhNhàn) Các kết luận được đề cập trong các công trình nêu trên sẽ tiếp tục đượcNCS kế thừa trong xây dựng các khái niệm có liên quan trong luận án của mình.Ngoài giáo trình, sách, chuyên đề, luận văn, luận án như vừa trình bày ởtrên vấn đề xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn được đề cậpđến qua các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hay tại kỷ yếucủa các kỳ hội thảo Cụ thể như sau:
Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn Mạnh
Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ chức năm 2011
và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011 đã tập trung phân tích về thẩm
quyền xử phạt VPHC Theo tác giả, pháp luật hiện hành sử dụng phương pháp liệt
kê khá cứng nhắc khi quy định về các chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC, vìvậy sẽ luôn dẫn đến tình trạng “thiếu”, “thừa” người có thẩm quyền xử phạt VPHC
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả kiến nghị trong Luật xử lý VPHC,ngoài việc quy định có tính liệt kê những người có thẩm quyền xử phạt như trong
Pháp lệnh xử lý VPHC, cần phải có quy định: “Những người khác có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính
Trang 20phủ” và quy định về vấn đề kế thừa thẩm quyền xử phạt VPHC Theo tác giả việc Pháp lệnh xử lý VPHC quy định một số người không giữ chức danh lãnh
đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước chỉ có thẩm quyền xử phạt VPHC trong khithi hành công vụ là không cần thiết Đồng thời, quy định những người là cấptrưởng trong một số cơ quan nhà nước có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phóthực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC là không hợp lý bởi theo tác giả thì ủyquyền xử phạt VPHC có nguy cơ làm kéo dài thời gian ra quyết định xử phạtVPHC; hay như trong một số trường hợp cá biệt, ở một số cơ quan, tổ chức chưa
có cấp trưởng (chỉ là phó phụ trách), thì vấn đề xử phạt sẽ không có cơ sở để thựchiện Việc chỉ giao thẩm quyền xử phạt cho cấp trưởng, sau đó cấp trưởng ủyquyền lại cho cấp phó cũng dễ dẫn đến tính thiếu khách quan trong việc ra cácquyết định xử phạt của người được ủy quyền Điều này gây nhiều khó khăn trongviệc thực hiện nhiệm vụ quản lý và ra quyết định xử phạt VPHC của nhữngngười được ủy quyền, việc ủy quyền cũng có khả năng làm gia tăng số vụ việckhiếu kiện về quyết định xử phạt VPHC Từ những phân tích như vừa trình bày,tác giả kiến nghị trong Luật xử lý VPHC nên quy định những người là cấp phótrong một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt đối với những VPHCthuộc phạm vi quản lý mà họ được phân công
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính” của TS Trần Thị Hiền, tại Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại sứ quán Thụy Sĩ, Viện
Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Viện Nhân quyền Đan Mạch phốihợp tổ chức tại Tam Đảo từ ngày 26 - 27/9/2011, thì cho rằng: Nguyên tắc thẩmquyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt như hiệnnay đã làm vô hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của các chức danh công chức không có
vị trí lãnh đạo; đồng thời, thẩm quyền xử phạt hành chính bị hạn chế bởi khung tiềnphạt giữa mức tối thiểu và mức tối đa giãn cách quá xa, dẫn đến tình trạng việc xửphạt chủ yếu bị đẩy lên cơ quan cấp trên, dẫn đến nhiều vụ việc chậm
Trang 21được xử lý, trong khi đó với tính chất của hành vi vi phạm thực sự chưa cần đếnmức phải có sự quyết định của cấp cao hơn Chính vì vậy theo TS Trần Thị Hiềncần có sự điều chỉnh phù hợp về thẩm quyền xử lý để hạn chế (tránh) hoạt động
xử phạt bị đẩy lên cơ quan cấp trên
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại
Học Viện Cảnh sát nhân dân Trong phần trình bày về thực trạng cũng như giảipháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tác giả đã phântích hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT trongthời gian 10 năm (từ năm 2005 đến hết năm 2014); tác giả luận án đã chỉ ranhững ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động
xử phạt Từ những phân tích đó, tác giả đã nêu ra những giải pháp để khắc phụcnhững tồn tại trong công tác xử phạt của lực lượng CSGT như: Hoàn thiện cácquy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tăng cường biênchế, trang bị cho lực lượng CSGT [69, tr.136 – 158]
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện
Hành chính Quốc gia Là một luận án chuyên ngành Quản lý công, những vấn đề màluận án nghiên cứu có liên quan trực diện về trật tự, ATGTĐB, vì vậy trong chươngthứ 4 của luận án, khi trình bày về các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhànước về GTĐB, tác giả đã dành hai mục (mục 4.2.3 và 4.2.7), trình bày về nhóm
giải pháp “Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ” và “Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ” Theo tác giả muốn nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước
về trật tự, ATGTĐB, thì việc tăng cường công tác thanh,
Trang 22kiểm tra, cũng như vấn đề tuần tra, kiểm soát cần phải được tăng cường, đặc biệt
là cần phải có những thay đổi từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện cầnphải có sự thay đổi mạnh mẽ , Các giải pháp này là một kênh tham khảo quantrọng cho NCS khi xây dựng các giải pháp cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnhvực GTĐB theo nội dung của luận án.[51, tr.130 – 150]
Bên cạnh đó trong một số luận văn thạc sĩ luật học như - Luận văn thạc sĩ
luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay – Một số vấn đề lí luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của Ngô Thị Hồng Loan, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh,
2014 ; các tác giả chủ yếu trình bày về thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vựcGTĐB tại một địa phương cụ thể (Luận văn của Nguyễn Văn Minh), từ đó chỉ ramột số tồn tại, bất cập trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực này của các lựclượng chức năng và từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ
Bài viết “Nâng cao vai trò của lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo
trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới” của PGS,TS Trần Minh Thư
– Viện trưởng Viện khoa học và chiến lược Bộ Công an, đăng trên tạp chí Cảnhsát Nhân dân, số tháng 2/2014 Nội dung bài viết khẳng định trong công tác củamình, lực lượng CSGT còn nhiều khiếm khuyết, thiếu sót; một bộ phận cán bộ,chiến sĩ CSGT có biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, có tiêucực trong công tác xử lý các hành vi VPPL về GTĐB , vì vậy theo tác giả bàiviết, để vấn đề trật tự, ATGTĐB được bảo đảm thì cần phải có những giải pháp
cụ thể đối với lực lượng CSGT để lực lượng này có thể hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao [88]
Trang 23Bài viết “Nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp của Cảnh sát giao thông
đáp ứng yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn giao thông” của TS Phạm Trung Hòa,
Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND, đăng trên tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số2/2014, tập trung vào trình bày vai trò của văn hóa ứng xử của chiến sĩ CSGT đốivới công tác xử phạt Theo quan điểm của tác giả, nếu trong quá trình xử lý hành
vi vi phạm, mà chiến sĩ CSGT hành xử một cách có “văn hóa”, thì hiệu quả của xử
lý sẽ được nâng lên rõ rệt Từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp để xây dựng,rèn luyện cũng như trang bị những kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa cần thiếtđối với CSGT Theo tác giả ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết, thì các trườngCông an nhân dân cần phải chủ động lồng ghép chương trình rèn luyện kỹ năng;xây dựng nếp sống, phong cách làm việc, ứng xử có văn hóa trong quan hệ giaotiếp (đặc biệt đối với các học viên chuyên ngành CSGT) để thuận lợi cho quátrình công tác sau này [53]
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tóm tắt bài giảng Luật Hành chính của V.T.Batychko (В.Т.Батычко), nhà), nhàxuất bản ТТИ ЮФУ, năm 2008 (Bản tiếng Nga) Đây là một tài liệu phục vụ chosinh viên và nghiên cứu sinh ngành luật trong quá trình học tập Cuốn sách đượcchia thành 9 phần lớn, trong đó phần thứ tám trình bày về TNHC
Trong nội dung này tác giả đã trình bày rất nhiều vấn đề liên quan đến TNHC,
từ vấn đề khái niệm, các dấu hiệu, các yếu tố cấu thành của VPHC cho đến nhữngnội dung liên quan đến chủ thể của VPHC, nguyên tắc xử phạt VPHC…; trong đó
có một số nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với luận án trong việc phân tíchnhững vấn đề mang tính khái niệm có liên quan đến hoạt động xử lý VPHC, cũngnhư trong việc nêu các quan điểm về hoàn thiện lý luận về xử lý VPHC và VPHCtrong lĩnh vực GTĐB ở nước ta Ví dụ như trong các nguyên tắc trong xử phạtVPHC, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc “thận trọng”, coi đây như
là một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình xử phạt VPHC của các chủ thể cóthẩm quyền Hay khi phân tích về yếu tố chủ thể trong VPHC, ngoài các chủ
Trang 24thể thông thường, tác giả nhấn mạnh vấn đề “chủ thể đặc biệt” thực hiện hành viVPHC, việc phân loại các chủ thể này theo tác giả là cần thiết, nó sẽ hạn chế đượcviệc áp dụng TNHC một cách máy móc… Bên cạnh đó trong nội dung này, tácgiả cũng đã phân tích cơ sở của các hình thức xử phạt VPHC theo quy định của phápluật hiện hành (Bộ luật hành chính của Cộng hòa liên bang Nga 2001) [115] Sách
chuyên khảo: “Hoạt động cưỡng chế GTĐB” của tác giả Sai Tô-Kenchini và các
cộng sự, thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, năm 2008 Nội dung cuốn sách
đề cập phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động cưỡng chế giao thông của lực
lượng CSGT Nhật Bản Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, mục đích của hoạt độngcưỡng chế giao thông, tác giả đưa ra một số lưu ý đối với lực lượng CSGT trongquan hệ giao tiếp đối với những đối tượng bị cưỡng chế giao thông; tác giả đã liệt kê
một số hành vi cần phải tránh của lực lượng này khi thựchiện hoạt động cưỡng chế các vi phạm trật tự, ATGTĐB.[90]
Sách: Vi Phạm Hành chính của tác giả Kikot (В.Я.Кико), nhàть) xuất bản năm
2012 bởi Viện Kinh tế và Luật Ivan Kushnir (Институт эко), nhàно), nhàмики и праваИвана Кушнира) Cuốn sách được chia thành 9 phần với 22 chương, trong đódành một phần (phần 5) với 2 chương (chương 13 và 14), trình bày về VPHC vàTNHC, về cơ bản các quan điểm của tác giả về VPHC và TNHC là khá tươngđồng với các quan niệm đang thịnh hành tại Việt Nam hiện nay Khi phân tích vềVPHC, tác giả đã chỉ ra 5 dấu hiệu của VPHC cụ thể như: VPHC phải là mộthành vi VPPL, hành vi đó được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan có thểbằng hành động (khai báo sai), hoặc không hành động (không khai báo), chứ nókhông thể là suy nghĩ, nhận thức…[117] Nhìn chung, những kết quả nghiên cứunày sẽ là nguồn tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng các khái niệm cóliên quan đến VPHC, cũng như xử lý VPHC trong GTĐB của luận án
Bài viết “Global Administrative Law and the Legitimacy of Sanctions Regimes in International Law” (Luật hành chính toàn cầu và tính hợp pháp của
Trang 25cơ chế xử phạt trong Luật quốc tế) của Elizabeth Nowlan đăng trên tạp chí của Đại học luật Yale (Yale Law School, J.D expected 2012).
Bài viết đề cập đến một vấn đề là cần phải có một hệ thống quy định về xửphạt VPHC mang tính chuẩn mực chung cho các quốc gia trên thế giới, bởi xuấtphát từ thực tiễn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thế giới (Word bank
“WB”) tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, thì vấn nạn tham nhũng là mộtvấn đề cần được xử lý triệt để Cá nhân, tổ chức khi có hành vi tham nhũng đốivới dòng vốn này có thể phải chịu sự trừng phạt theo pháp luật của quốc gia sởtại và cũng phải bị xử phạt từ phía WB, và đây chính là khó khăn mà WB đangphải đối mặt Chính vì vậy WB đã khuyến cáo các quốc gia khi xây dựng các chếtài xử phạt cần tiếp cận với các quy tắc của luật hành chính toàn cầu (GlobalAdministrative Law “GAL”), để phát huy tốt nhất tính hiệu quả, giảm thiểu sựxung đột trong áp dụng các biện pháp trừng phạt của WB và pháp luật của quốcgia sở tại.[111]
Đây là một gợi mở rất quan trọng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng,hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nóiriêng; đặc biệt bắt đầu từ ngày 20/08/2014, Việt Nam đã chính thức trở thành thànhviên của Công ước Quốc tế về GTĐB (Convention on Road Traffic) và Công ước vềBiển báo và Tín hiệu Đường bộ (Convention on Road Signs and Signals) Trên tinhthần thực hiện các quy định của Công ước, bắt đầu từ tháng 8/2015, Việt Nam đãchính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit – “IDP”) cógiá trị tại 85 quốc gia là thành viên của công ước Vienna (1968), vì vậy cũng sẽ cónhiều giấy phép lái xe quốc tế cấp tại nước ngoài được phép sử dụng tại Việt Nam,cho nên xây dựng một hệ thống pháp luật về GTĐB cũng như xử lý những VPPL(đặc biệt là VPHC) trong lĩnh vực này cần phải tuân thủ những nguyên tắc chungcủa GAL là vô cùng quan trọng, nó không những góp phần nâng cao tính hiệu quảtrong áp dụng pháp luật tại Việt Nam, mà còn giúp chúng ta có nhiều thuận lợi hơntrong quá trình hội nhập và phát triển
Trang 26Bài viết “Traffic laws in Nigeria: Fact or myth?” (Luật giao thông tại
Nigeria: Thực tế hay cổ tích) của Sokomba Alolade đăng trên Tạp chí Luật sưChâu phi (The Magazine for the African lawyer)
Bài viết giới thiệu khái quát về tình hình pháp luật và việc thực thi pháp luật
về giao thông tại Nigeria, một quốc gia có số lượng người chết vì TNGT cao trênthế giới Thông qua bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bảndẫn đến tình trạng mất trật tự an toàn GTĐB ở Nigeria đó chính là sự thiếu đồng bộcủa hệ thống pháp luật; ý thức pháp luật của người tham gia giao thông còn kém; hệthống hạ tầng dành cho GTĐB còn chưa hợp lý Theo tác giả, muốn
giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông tại đây cần phải làm tốt một số công việcnhư: Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (đặc biệt chú trọng tới các loạiđường chuyên dụng); Xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống nhất trênphạm vi toàn quốc về các quy tắc ATGT (Nigeria là quốc gia liên bang); Xâydựng, tổ chức một hệ thống cơ quan có thẩm quyền liên bang chuyên về bảo đảm
xử lý các VPPL về giao thông trên phạm vi liên bang, và cần phải có các quyđịnh thực sự cụ thể về trách nhiệm của cơ quan này Một trong những giải phápđược tác giả nhấn mạnh và coi là nút thắt cần phải gỡ trong hoạt động bản đảmtrật tự, ATGTĐB đó là cần phải có sự lồng ghép phù hợp các kiến thức vềATGTĐB vào trong chương trình giáo dục quốc dân, để hình thành ý thức trongchấp hành pháp luật về GTĐB [112]
Báo cáo tham luận: “Cách thức thay đổi hành vi không tuân thủ Luật giao
thông của người tham gia giao thông” của tác giả Sonija, NCS của Viện nghiên cứu
ATGT Thụy Điển (Swedish Road and Transport Research Institute) trình bày tạiHội nghị về ATGT các châu lục được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 – 17/5/2013.Tham luận chỉ rõ: Phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm GTĐB là hếtsức cần thiết để thiết lập ngay trật tự, kỷ cương trong hoạt động vận tải đường bộnhằm đảm bảo an toàn Tuy nhiên, về chiến lược lâu dài cần phải bắt tay vào nghiêncứu, tổ chức chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm
Trang 27“thay đổi hành vi trong ATGTĐB” Nội hàm của vấn đề này bao gồm kế hoạchtổng thể với những bước đi khoa học, hợp lý thì mới có thể tạo ra chuyển biếntích cực trong xã hội Xác định vấn đề thông qua việc phân tích thực trạng, cáchọc thuyết thay đổi hành vi, lý thuyết ngăn chặn và thực thi cưỡng chế, nghệthuật thuyết phục (chúng ta hy vọng thay đổi điều gì?) đến giáo dục truyềnthông (maketing, tổ chức và đánh giá theo nhóm thảo luận chuyên đề, hoạch địnhchiến dịch ), xây dựng chiến dịch (xét chọn đối tượng, chiến lược thông điệp,quan hệ công chúng, kết nối các phương tiện thông tin đại chúng, đánh giá hiệuquả truyền thông ) Đây là kinh nghiệm cho các chủ thể có thẩm quyền tiếp thu,tham khảo và vận dụng vào hoạt động xử lý cũng như tuyên truyền, giáo dụcnhằm tạo chuyển biến trong chấp hành các quy định của pháp luật về GTĐB.
Bên cạnh đó, còn có một số Hội thảo như: Hội thảo ASEAN về An toàn giao thông lần thứ nhất (từ ngày 26 đến ngày 28/03/2001) tại Thái Lan; Hội nghị quốc tế về an toàn đường bộ tổ chức tháng 9/2003 tại Nhật Bản; Hội nghị quốc
tế về An toàn giao thông tại Việt Nam, hội nghị An toàn giao thông ASEAN
- Nhật Bản tháng 12/2013 tại Thái Lan đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về
ATGT và xử phạt vi phạm về GTĐB
Phần lớn các công trình công bố tại các Hội thảo ATGT đã được tổ chứcđều khẳng định ATGT là vấn đề toàn cầu và khu vực, các Chính phủ cần cóchính sách quốc gia về đảm bảo TTATGT Các báo cáo đều khẳng định tới hơn80% các vụ TNGT đều có nguyên nhân từ người điều khiển phương tiện giaothông gây ra Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề TNGT phải tập trung chủ yếu vàoviệc tuyên truyền giáo dục; đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phươngtiện giao thông, phòng ngừa và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm trật tự,ATGTĐB của các đối tượng tham gia giao thông
Các báo cáo tham luận tại các Hội nghị khẳng định ở một số nước do trình
độ pháp luật thấp nên tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB chủ yếu xuất phát
Trang 28từ việc làm chưa tốt khâu phòng ngừa, hoạt động xử lý các hành vi này chưa
1.2 Đánh giá về tình hình nghiên cứu
1.2.1 Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa
Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Mặc dù các công trình nghiên cứu có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vựcGTĐB ở nước ngoài mà NCS tiếp cận được không nhiều, tuy nhiên những kết quảnghiên cứu của các công trình này đều có giá trị đối với các nội dung nghiên cứu củaLuận án, đặc biệt các gợi mở về việc xây dựng một chế độ công vụ của đội ngũ cán bộ,công chức làm nhiệm vụ xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Phương pháp tổ chức vàcách thức thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia về trật tự, ATGTĐB tại một
số quốc gia trên thế giới rất có ý nghĩa đối với luận án trong việc tiếp tục nghiên cứu
và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnhvực GTĐB ở Việt Nam theo hướng tiếp cận, học tập kinh nghiệm của các quốc gia trênthế giới trong hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Đặc biệt trong bối cảnhhội nhập của đất nước trong tình hình mới, thì những kinh nghiệm trong hoạt độngtuần tra, kiểm soát cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại một số quốc giatrên thế giới thực sự vô cùng quan trọng đối với hoạt động
Trang 29hoàn thiện cũng như tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, ATGTĐB
ở Việt Nam
Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề trật tự, ATGTĐB ở Việt Nam nói trong vài chục năm trở lại đây luôn
là một vấn đề thực sự “nóng”, nhận được rất nhiều sự quan tâm của cả cộng đồng,trong đó có các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách, do đó số lượngcông trình nghiên cứu về trật tự an toàn GTĐB, cũng như hoạt động xử lý VPHCtrong lĩnh vực này đã được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu với phạm vi,mức độ khác nhau Qua tìm hiểu, nghiên cứu các công trình nghiên cứu về vấn đềnày, NCS nhận thấy các công trình đã được tiếp cận trên ít, nhiều đều có ý nghĩađối với luận án, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phương diện lý luận: Các kết quả nghiên cứu của các công trình có
liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB đã xây dựng được một hệ thống lýluận tương đối hoàn chỉnh về VPHC và xử phạt VPHC Tuy nhiên có thể nhận thấy,nhiều công trình nghiên cứu đang đồng nhất khái niệm xử lý VPHC với xử phạtVPHC, điều này xét về phương diện khoa học là chưa chính xác, bởi xử phạt chỉ là một
bộ phận của xử lý Vì vậy ở phương diện này, luận án sẽ tiếp thu những nghiên cứu về
xử phạt VPHC cũng như những đặc điểm của hoạt động này, để từ đó xây dựng hệthống các khái niệm về VPHC cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
Thứ hai, về phương diện thực tiễn: Sự hoàn thiện về các quy định, các chính
sách về trật tự, ATGTĐB, vấn đề xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng nhưnhững tín hiệu lạc quan về tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB thời gian qua cóđóng góp quan trọng của nhiều nhà khoa học Những luận giải của các nhà khoahọc về nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự, ATGTĐB cũngnhư tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ khácnhau Điều này đã giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có mộtcái nhìn chính xác hơn về toàn cảnh GTĐB ở nước ta, từ đó có những sự điều chỉnhkịp thời và phù hợp về phương diện chính sách, pháp luật
Trang 30Thứ ba, về phương diện đề xuất, kiến nghị: Trong các công trình nghiên cứu
của mình, các nhà khoa học trên cơ sở thực hiện các nghiên cứu, phân tích về mặt lýluận – pháp lý về trật tự, ATGTĐB cũng như hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vựcGTĐB đều đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề này Các giải pháp được đưa ra trên
cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cũng như phân tích thực trạng của tình hình, chỉ
ra các nguyên nhân của thực trạng đó đều có giá trị trong thực tiễn
Trong rất nhiều các giải pháp đã được đưa ra, có những giải pháp đã được tiếpthu và cụ thể thành các quy phạm pháp luật, có những giải pháp vẫn chưa được ápdụng Đối với luận án, các giải pháp đã được đưa ra trong các công trình nghiêncứu trước đó đều là những gợi mở quan trọng cho NCS trong việc đưa ra các giảipháp của luận án
1.2.2 Những vấn đề đặt ra mà luận án phải giải quyết
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu, nhận thấy đây là nhữngcông trình khoa học được thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm của các nhà khoahọc về các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; tuy nhiêncác công trình chỉ tập trung giải quyết một khía cạnh của VPHC hoặc của xử lýVPHC trong lĩnh vực GTĐB, chưa có công trình nào tập trung giải quyết một cách
hệ thống về các vấn đề nêu trên Vì vậy NCS xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu,giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận của xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam
Để thực hiện được nội dung này, NCS sẽ phân tích các quan điểm khoa học củacác nhà khoa học trong và ngoài nước về khái niệm VPHC cũng như các đặc điểm củaVPHC nói chung; VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng Nghiên cứucác quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại ViệtNam từ trước đến nay, trong đó đặc biệt chú trọng vào giai đoạn từ năm 2008 (thờiđiểm ban hành Luật GTĐB), tới thời điểm hiện nay để làm cơ sở cho những luận giảicủa mình về cơ sở của xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC trong lĩnh
Trang 31vực GTĐB nói riêng Trên cơ sở phân tích các quan điểm khoa học, cũng như cácquy định của pháp luật về VPHC và xử lý VPHC, luận án sẽ đưa ra những nhậnthức cơ bản về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Từ đó luận án sẽ xâydựng các khái niệm về VPHC, VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như xử lý VPHCtrong lĩnh vực này.
Hai là, nghiên cứu thực trạng xử lý VPHC đối với những VPPL về trật tự,
ATGTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như những nguyên nhân củanhững tồn tại, hạn chế
Để thực hiện được nội dung này, NCS trình bày, phân tích các quy định củapháp luật hiện hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; chỉ ra những hạn chế,bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành
Để nghiên cứu về thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB củacác lực lượng chức năng, NCS thực hiện công tác thống kê, tổng hợp và phân tíchcác số liệu báo cáo từ các cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban ATGT quốc gia vàBan ATGT các địa phương; Bộ Công an; Bộ giao thông vận tải , trên cơ sở đóluận án chỉ ra thực trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB và hoạt động xử lý của cácchủ thể có thẩm quyền đối với vi phạm này
Phân tích cơ cấu VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay ở Việt Nam; phân tíchhoạt động xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngănchặn, biện pháp bảo đảm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được các lực lượngchức năng áp dụng trong thời gian qua, từ đó chỉ ra vai trò của việc áp dụng cácbiện pháp này trong xử lý các VPHC trong GTĐB
Trên cơ sở phân tích, luận giải hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ởViệt Nam hiện nay, NCS sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về hoạt động,chỉ ra những kết quả đã đạt được; những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xử lý cácVPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng; tìm ra những nguyênnhân, điều kiện dẫn đến tình trạng này ở Việt Nam trong thời gian qua;
Trang 32Ba là, trình bày phương hướng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam
Để đưa ra được phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam, luận án tiến hành dự báo tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB
ở Việt Nam trong thời gian tới
Để nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, NCS trình bày cácphương hướng cũng như những giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện các quy định củapháp luật có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB để nâng cao hiệu quảcủa hoạt động này trên thực tế; các giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạtđộng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng như nâng caonăng lực cưỡng chế, năng lực chứng minh cho các chủ thể có thẩm quyền; tổ chứcmột cách hợp lý lực lượng làm công tác xử lý; nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng
xử lý tình huống; xây dựng văn hóa giao tiếp…
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay như sau.(1) Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩmquyền ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả khôngcao Vậy nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó là gì?
Giả thuyết nghiên cứu
Hệ thống lý luận về xử lý VPHC nói chung, xử lý VPHC trong lĩnh vựcGTĐB nói riêng hiện vẫn còn những điểm chưa thống nhất Chính vì vậy cầnxây dựng được khái niệm xử lý VPHC cũng như khái niệm xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB một cách chính xác và khoa học;
Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyềncòn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả không cao Nguyên nhân của nhữngkhó khăn, vướng mắc xuất phát từ những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫnchưa thực sự chính xác và phù hợp; nguồn nhân lực thực hiện hoạt động xử
Trang 33lý cũng như cách thức tổ chức hoạt động xử lý cũng chưa thực sự nhịp nhàng,hiệu quả.
Dự định kết quả nghiên cứu
Xây dựng được khái niệm xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vựcGTĐB Chỉ ra được đặc điểm, vai trò của hoạt động này trong quá trình pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước
Thông qua phân tích thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận ánchỉ ra những vấn đề chưa phù hợp của các quy định pháp luật về xử lý VPHCtrong lĩnh vực GTĐB cũng như những tồn tại, yếu kém trong hoạt động xử lýcủa các lực lượng chức năng; tìm ra những nguyên nhân cơ bản để có những giảipháp phù hợp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế
(2) Để nâng cao được hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vựcGTĐB ở Việt Nam, cần phải thực hiện những vấn đề gì?
Giả thuyết nghiên cứu
Để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở ViệtNam, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện như hoàn thiện hệthống các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng nhưsắp xếp, tổ chức lại tổ chức cũng như hoạt động của các chủ thể có thẩm quyềntrong hoạt động xử lý
Dự định kết quả nghiên cứu đạt được
Trên cơ sở các dự báo về tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở ViệtNam trong thời gian tới, luận án sẽ đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp để nângcao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế
Trang 34KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hànhchính nói chung, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nóiriêng của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, Nghiên cứu sinh nhận thấycác công trình này đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính và xử lý viphạm hành chính với nhiều mục tiêu khác nhau; kết quả nghiên cứu của các côngtrình này là một kênh tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính nói chung;
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng trong điềukiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng trong mọi hoạt động của khu vực
và thế giới (trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn
Trang 35giao thông đường bộ); đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam chính thức phê chuẩn haiCông ước quốc về an toàn giao thông và cộng đồng ASEAN được thành lập vàocuối năm 2015 thì đòi hỏi sự thay đổi của hệ thống pháp luật quốc gia (trong đó
có các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ) là một nhu cầu tất yếutrong quá trình này
Qua kết quả nghiên cứu của chương thứ nhất, Luận án đã chỉ ra những vấn
đề cần phải nghiên cứu, làm rõ dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn của xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ gồm các nội dung chủyếu sau:
Nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực giao thông đường bộ ở Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng xử lý vi phạm hành chính đối với những vi phạm phápluật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (thực trạng pháp luật và thực trạng hoạtđộng xử lý VPHC của các lực lượng chức năng)
Phân tích phương hướng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạmhành chính lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
2.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
2.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính
Là một dạng cụ thể của VPPL, xảy ra nhiều trong đời sống xã hội và nhậnđược nhiều sự quan tâm của cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách cũng nhưcác nhà nghiên cứu; điều này được thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu
Trang 36của các nhà khoa học, thể hiện ở các sách chuyên khảo; giáo trình; luận văn; luận
án cũng như các bài viết có liên quan
Khái niệm VPHC cũng đã được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật ởViệt Nam từ rất sớm; văn bản pháp luật đầu tiên thể hiện khái niệm này là Pháp
lệnh xử phạt VPHC năm 1989, theo đó VPHC được hiểu là: "hành vi do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước
mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính" [65]; hiện nay khái niệm này được thể hiện rõ tại Khoản 1, Điều
2, Luật xử lý VPHC 2012, cụ thể như sau: "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi
do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
vi phạm hành chính" [80]
Bên cạnh một số bài viết, giáo trình khi trình bày và phân tích khái niệmVPHC đồng tình với khái niệm đã được “luật định” như giáo trình Luật Hànhchính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Cảnh sátnhân dân , thì cũng có những ý kiến không hoàn toàn đồng tình với khái niệm
đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật Ví dụ: Trong giáo trình Luật Hànhchính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt biên soạn, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia – Sự thật xuất bản năm 2013; trong phần trình bày về khái niệm VPHC,tác giả quan niệm như sau:
VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật,
có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [107, tr 504]
Để có được khái niệm trên, tác giả đã chỉ ra những điểm chưa phù hợp của khái niệm được đề cập tại các văn bản pháp luật, tác giả phân tích: Việc Luật xử
Trang 37lý VPHC sử dụng cụm từ “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước”
chỉ nói lên được tính trái luật của hành vi Hơn thế, theo tác giả dùng cụm từ
“quản lý nhà nước” ở đây cũng thực sự chưa phù hợp, bởi “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước” có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào, do
đó theo tác giả ở nội dung này chỉ cần dùng cụm từ “trái pháp luật” là đủ Bên
cạnh đó cũng theo tác giả, trong khái niệm về VPHC được thể hiện tại Khoản 1,
Điều 2, Luật xử lý VPHC dùng cụm từ “mà không phải là tội phạm” để mô tả về
hành vi VPHC cũng chưa thực sự chính xác, bởi nếu sử dụng cụm từ này dễ làmcho các chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC lầm tưởng mình có quyền đánh giáhành vi nào là VPHC hay tội phạm mà xem nhẹ đi việc tuân thủ các căn cứ củapháp luật Tiếp tục phân tích khái niệm VPHC đã được thể hiện trong Luật xử lýVPHC năm 2012, tác giả nhấn mạnh: Việc quy định các hành vi VPHC thì phải
bị xử phạt VPHC cũng không chính xác về mặt khoa học, bởi thực tế khi một chủthể có hành vi VPPL thì không những họ phải chịu những hình thức “xử phạt”mang tính trừng phạt của nhà nước mà họ còn phải thực hiện các biện pháp “khắcphục hậu quả”, tức buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại trật tự ban đầu đã bịthay đổi vi phạm của họ gây ra (biện pháp khôi phục) [107, tr 496,497]
Trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái và TSNguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuấtbản năm 2017; trong phần trình bày về khái niệm VPHC (phần do TS Bùi Tiến Đạtviết), tác giả nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải xây dựng được khái niệm VPHCmột cách chính xác và khoa học Tác giả đã hệ thống lại những vấn đề có liên quanđến khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật của nhà nước ta (từĐiều lệ xử phạt vi cảnh ban hành theo Nghị định số 143/CP ngày 27/05/1977 củaHội đồng Chính phủ cho đến Luật xử lý VPHC hiện hành); Trên cơ sở đó, tác giả
kết luận: “có thể thấy định nghĩa về VPHC trong các Pháp lệnh về xử phạt/xử lý
VPHC 1989,1995,2002 và Luật xử lý VPHC 2012 khác nhau về ngôn ngữ thể hiện nhưng giống nhau về bản chất” [85, tr 462, 463], sau đó tác
Trang 38giả dẫn lại khái niệm VPHC đã được trình bày tại giáo trình Luật Hành chínhViệt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia ấnhành năm 2008.
Trong một số giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạokhác như Đại học Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân , đã nêu được sự cầnthiết phải đưa ra được một khái niệm chính thức về VPHC, bởi nó chính là cơ sở,căn cứ để đưa ra các quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống có hiệuquả đối với các VPHC [60, tr 336] Trên cơ sở các khái niệm VPHC đã được thểhiện tại các văn bản pháp luật từ trước tới nay, các giáo trình này đều đồng tìnhvới khái niệm đã được “luật định” mà không có luận giải gì thêm
Từ việc phân tích các khái niệm về VPHC được luận giải, thể hiện trong cáctài liệu nêu trên, NCS nhận thấy xây dựng khái niệm về xử lý VPHC là cần thiết;việc có các lập luận, quan điểm chưa hoàn toàn đồng nhất về khái niệm VPHC thểhiện tại các bài viết, giáo trình , xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Ví dụ như đốivới đối tượng đào tạo của Trường Đại học Cảnh sát là những người sau này chủ yếu
sẽ làm việc tại các cơ quan thuộc khối hành pháp, vì vậy yêu cầu cao nhất đối vớinhóm đối tượng này là nắm và hiểu ở mức tốt nhất các quy định của pháp luật vềvấn đề đó, để trong quá trình áp dụng pháp luật không bị lúng túng
Trên cơ sở phân tích, luận giải những khái niệm VPHC được thể hiện trongmột số công trình khoa học, NCS hoàn toàn đồng tình với khái niệm về VPHCđược trình bày tại giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn CửuViệt chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013 Như vậy:
VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật,
có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [107, tr 504].
Trang 392.1.1.2 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Theo
từ điển tiếng việt do Nhà xuất bản Bách khoa ấn hành năm 2014, thì giao thông
là việc “đi lại từ chỗ này qua chỗ kia bằng phương tiện chuyên chở" [96, tr 308]; còn đường bộ được hiểu là "đường đi trên đất liền” [96, tr 278] Và tại Khoản 1, Điều 3, Luật giao thông đường bộ thì đường bộ gồm “đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ” Trên cơ sở cách hiểu về các thuật ngữ “giao thông”; “đường bộ” như trên, có thể thấy GTĐB là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trên đường đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Trong khi đó trật tự, ATGTĐB là trạng thái xã hội có trật tự được hìnhthành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTĐB, nhằmđảm bảo cho hoạt động GTĐB thông suốt Đảm bảo trật tự, ATGTĐB góp phầnvào sự phát triển kinh tế cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội của đất nước
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì TTATGT được hiểulà:
Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về người và tài sản TTATGT là một mặt của trật tự, an toàn
Trang 40Như vậy: VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hành vi trái pháp luật, có lỗi do
cá nhân có năng lực TNHC hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự, ATGTĐB
mà theo quy định của pháp luật phải chịu TNHC.
2.1.2 Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thứ nhất, VPHC trong lĩnh vực GTĐB là những hành vi do cá nhân có năng
lực TNHC và tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự,ATGTĐB được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật GTĐB;Nghị định 46/2016/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 46/2016) , gồm các hành
vi vi phạm các quy tắc về GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB
Thứ hai, VPHC trong lĩnh vực GTĐB luôn chiếm một tỷ lệ cao so với các
VPHC còn lại Ví dụ như trong năm 2016, tổng số vụ việc VPHC bị phát hiện của
cả nước là 9.845.031 vụ, thì chỉ riêng số vụ việc VPHC trong lĩnh vực GTĐB bị lựclượng CSGT xử lý đã là 3.972.192 vụ (chiếm 40,03%); so với các VPHC trong cáclĩnh vực tương tự như đường thủy, đường sắt, thì VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng
là loại vi phạm xảy ra nhiều nhất (trong năm 2015 số vụ việc VPHC trong lĩnh vựcGTĐB bị lực lượng CSGT phát hiện và xử lý là 4.195.528 trường hợp thì đườngthủy nội địa chỉ là 210.932 và đường sắt là 5.244 trường hợp) [13]
Thứ ba, VPHC trong lĩnh vực GTĐB diễn ra mọi lúc, mọi nơi; chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm cũng vô cùng đa dạng, đủ mọi thành phần khác nhau trong
xã hội Đây là một đặc điểm cần phải lưu ý đối với các lực lượng chức năng để
từ đó có những biện pháp phù hợp và cần thiết trong hoạt động này
Thứ tư, hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng rất đa dạng; các hành vi
vi phạm đó được các văn bản pháp luật mô tả trong các quy phạm pháp luật cụthể, đây là một nội dung mà các chủ thể có thẩm quyền phải rất lưu ý, bởi hoạtđộng xử lý chỉ có thể được thực hiện khi đối tượng có hành vi vi phạm đã được
mô tả trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể
2.2 Khái niệm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ