MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với công cuộc phát triển kinh tế thì việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, nhu cầu về sử dụng thuốc để phòng ngừa và chữa trị những căn bệnh nan y đặc biệt là ung thư ngày càng cao, trong đó một trong những hướng chính để phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư là nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên [1][2]. Chính vì vậy việc nghiên cứu hoá học cũng như hoạt tính sinh học của các loài cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Việt Nam với điều kiện khí hậu thuận lợi để hình thành một hệ sinh thái thực vật đa dạng và phong phú với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao trong đó có gần 5000 loài được sử dụng làm thuốc [3]. Trong số các họ thực vật của Việt Nam, họ Urticaceae (họ Gai) và họ Olacaceae (họ Dương đầu) được biết đến là các họ thực vật có nhiều loài được sử dụng làm thuốc, phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Rễ của các loài cây thuộc hai họ thực vật trên được sử dụng chủ yếu để chữa các bệnh như cảm cúm, sởi, sốt cao, ho, hen, lở loét, mẩn ngứa, thanh nhiệt, giải độc, đau răng, rắn cắn v.v [3][4][5][6][7]. Các nghiên cứu về hóa thực vật đã công bố cho thấy thành phần hóa học của thực vật họ Gai và Dương đầu gồm các hợp chất thiên nhiên thứ cấp như triterpenoid, alkaloid, lignan… Chúng có hoạt tính gây độc tế bào cao và nhiều hoạt tính sinh học lý thú khác. Trong khuôn khổ của Dự án hợp tác Quốc tế Việt–Pháp “Nghiên cứu hóa thực vật của thảm thực vật Việt Nam”, việc khảo sát hoạt tính sơ bộ một số loài thực vật thuộc hai họ Gai và Dương đầu ở Việt Nam đã được thực hiện. Kết quả cho thấy dịch chiết các loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., Boehmeria holosericea Blume và Anacolosa poilanei Gagnep. thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư KB rất mạnh. Trong đó lá loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. (Urticaceae) ức chế 100% sự phát triển của tế bào ung thư KB ở nồng độ 1µg/mL; cũng ở nồng độ này, quả loài Boehmeria holosericea Blume. (Urticaceae) ức chế 25% và vỏ loài Anacolosa poilanei Gagnep. (Olacaceae) ức chế 55%. Tuy nhiên, theo tra cứu tài liệu, cho đến nay có rất ít nghiên cứu về hóa học của các loài thuộc hai chi Pilea và Anacolosa. Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu hóa thực vật hai loài P. martinii và A. poilanei được công bố trên thế giới và ở Việt Nam. Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., Boehmeria holosericea Blume, Anacolosa poilanei Gagnep.”. Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu để làm rõ thành phần hoá học chủ yếu của lá loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., quả loài Boehmeria holosericea Blume thuộc họ Gai (Urticaceae) và vỏ loài Anacolosa poilanei Gagnep. thuộc họ Dương đầu (Olacaceae) nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng và định hướng nghiên cứu ứng dụng 3 loài thực vật trên một cách hiệu quả . Nội dung của luận án: 1. Phân lập các hợp chất từ lá loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., quả loài Boehmeria holosericea Blume thuộc họ Gai (Urticaceae) và vỏ loài Anacolosa poilanei Gagnep. thuộc họ Dương đầu (Olacaceae) bằng các phương pháp sắc ký; 2. Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp vật lý hiện đại; 3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được trên một số dòng tế bào ung thư người.
Trang 1ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI PILEA AFF MARTINII (H.LÉV.) HAND.-MAZZ., BOEHMERIA HOLOSERICEA
BLUME, ANACOLOSA POILANEI GAGNEP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
HÀ NỘI – 2018
Trang 2i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI PILEA VÀ BOEHMERIA HỌ GAI (URTICACEAE) 3
1.1.1 Khái quát về họ Gai (Urticaceae) 3
1.1.2 Giới thiệu về chi Pilea 4
1.1.3 Giới thiệu về chi Boehmeria 19
1.2 TỔNG QUAN VỀ CHI ANACOLOSA HỌ DƯƠNG ĐẦU (OLACACEAE) 29
1.2.1 Khái quát về họ Dương đầu (Olacaceae) 29
1.2.2 Giới thiệu về chi Anacolosa 30
1.3 NHẬN XÉT CHUNG 33
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 THU HÁI MẪU CÂY VÀ ĐỊNH TÊN KHOA HỌC 35
2.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, ĐỊNH TÍNH ALKALOID VÀ CHIẾT MẪU 35
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LẬP CÁC CHẤT 35
2.3.1 Sắc ký lớp mỏng 35
2.3.2 Sắc ký cột 36
2.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC 36
2.4.1 Phổ hồng ngoại 36
2.4.2 Phổ khối lượng 36
2.4.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 36
2.4.4 Phổ lưỡng sắc tròn 37
2.4.5 Độ quay cực và điểm nóng chảy 37
2.5 PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO 37
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM 39
3.1 PHÂN LẬP CÁC CHẤT TỪ HAI LOÀI PILEA AFF MARTINII VÀ BOEHMERIA HOLOSERICEA, HỌ URTICACEAE 39
3.1.1 Xử lý mẫu thực vật và phân lập các chất từ loài Pilea aff martinii 39
3.1.2 Hằng số vật lý và số liệu phổ của các hợp chất được phân lập từ lá loài Pilea aff martinii 43
3.1.3 Xử lý mẫu thực vật và phân lập các chất từ loài Boehmeria holosericea 45
Trang 3ii
3.1.4 Hằng số vật lý và số liệu phổ của các hợp chất được phân lập từ quả loài
Boehmeria holosericea 47
3.2 PHÂN LẬP CÁC CHẤT TỪ LOÀI ANACOLOSA POILANEI, HỌ OLACACEAE 48
3.2.1 Xử lý mẫu thực vật và phân lập các chất 48
3.2.2 Hằng số vật lý và số liệu phổ của các hợp chất được phân lập từ vỏ cây Anacolosa poilanei 51
3.3 HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC 53
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54
4.1 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC LOÀI PILEA AFF MARTINII 54
4.1.1 Hợp chất pileamartine A (PM1) (chất mới) 54
4.1.2 Hợp chất pileamartine B (PM2) (chất mới) 61
4.1.3 Hợp chất 1,3,6,6-tetramethyl-5,6,7,8-tetrahydoisoquinolin-8-one (PM3) 66
4.1.4 Hợp chất julandine (PM4) 67
4.1.5 Hợp chất pileamartine C (PM5) (chất mới) 68
4.1.6 Hợp chất pileamartine D (PM6) (chất mới) 75
4.1.7 Hợp chất cryptopleurine (PM7) 81
4.1.8 Hợp chất pileamartine E (PM8) (chất mới) 83
4.1.9 Hợp chất quinine (PM9) 87
4.2 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC LOÀI BOEHMERIA HOLOSERICEA BLUME 90
4.2.1 Hợp chất ruspolinone (BH1) 90
4.2.2 Hợp chất benzyl -D-glucoside (BH2) 91
4.2.3 Hợp chất adenine (BH3) 92
4.2.4 Hợp chất adenosine (BH5) 92
4.2.5 Hợp chất uridine (BH5) 93
4.3 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC LOÀI ANACOLOSA POILANEI 95
4.3.1 Hợp chất acid 3α-p-coumaroyl-D:A-friedo-oleanan-27-oic (AP1) (chất mới) 95
4.3.2 Hợp chất acid trichadenic A (AP2) 101
4.3.3 Hợp chất acid trichadonic (AP3) 102
4.3.4 Hợp chất acid 3α-(3,4-dihydroxycinnamoyl)-D:A-friedo-oleanan-27-oic (AP4) (chất mới) 103
4.3.5 Hợp chất 3α-(3,4-dihydroxycinnamoyl)-D:A-friedo-oleanan-27,15-α-lactone (AP5) (chất mới) 109
4.3.6 Hợp chất β-sitosterol (AP6) 115
Trang 4iii
4.3.7 Hợp chất amentoflavon (AP7) 115
4.4 KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC 117
4.4.1 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập từ loài Pilea aff martinii 117
4.4.2 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất từ loài A poilanei 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 121
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 122
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
Trang 5iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
IR Infrared spectroscopy Phổ hồng ngoại
ESI-MS Electrospray Ionization Mass
Spectroscopy
Phổ khối phun mù điện
ESI-HRMS High resolution electrospray
ionization mass spectroscopy
Phổ khối phân giải cao phun mù điện
1H NMR Proton Nuclear Magnetic
Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
13C NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic
Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon-13
DEPT Distortionless Enhancement by
Polarisation Transfer
Phổ DEPT
COSY Correlation Spectroscopy Phổ tương tác 2 chiều đồng hạt
nhân 1H-1H HSQC Heteronuclear Single Quantum
Correlation
Phổ tương tác hai chiều trực tiếp
dị hạt nhân 1H-13C HMBC Heteronuclear Multiple Bond
Phổ ROESY
CD Circular dichroism spectrum Phổ lưỡng sắc tròn
DBE Double bond equivalent Số tương đương nối đôi
million)
Độ chuyển dịch hóa học (phần triệu)
J (Hz) Coupling constant (Hertz) Hằng số tương tác (Hertz)
Trang 6OD Optical density Mật độ quang học
IC50 Inhibitory concentration 50 Nồng độ ức chế 50% đối tượng
thử
LD50 Lethal Dose 50 percent Liều chết 50% động vật thử
nghiệm
Hep-G2 Human hepatocellular carcinoma Ung thư gan người
KB Human epidermic carcinoma Ung thư biểu mô người
LU-1 Human lung carcinoma Ung thư phổi người
MCF-7 Human breast
adenocarcinoma cell line
Dòng tế bào ung thư vú người
FBS Fetal Bovine Serum Huyết thanh phôi bò
• Các hóa chất, dung môi (tên của các hợp chất được viết theo nguyên
bản Tiếng Anh):
ACN Acetonitrile
ABTS 2,2'-azino-bis(3- ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid)
DMSO Dimethyl sulfoxide
Trang 7vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các hợp chất terpenoid đã được phân lập từ chi Pilea 6
Bảng 1.2 Các hợp chất flavonoid đã được phân lập từ chi Pilea 10
Bảng 1.3 Các hợp chất lignan phân lập từ loài 11
Bảng 1.4 Các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ phân lập 13
Bảng 1.5 Các hợp chất khác được phân lập từ chi Pilea 14
Bảng 1.6 Các hợp chất terpenoid đã được phân lập từ chi Boehmeria 21
Bảng 1.7 Các hợp chất flavonoid đã được phân lập từ chi Boehmeria 22
Bảng 1.8 Các hợp chất alkaloid đã được phân lập từ chi Boehmeria 24
Bảng 1.9 Một số hợp chất khác được phân lập từ chi Boehmeria 25
Bảng 4.1 Số liệu phổ NMR của PM1 57
Bảng 4.2 Số liệu phổ NMR của PM2 63
Bảng 4 3 Số liệu phổ NMR của PM4 68
Bảng 4.4 Số liệu phổ NMR của hợp chất PM5 70
Bảng 4.5 Số liệu phổ NMR của PM6 76
Bảng 4.6 Số liệu phổ NMR của PM7 82
Bảng 4.7 Số liệu phổ NMR của PM8 85
Bảng 4.8 Số liệu phổ NMR của BH2 91
Bảng 4.9 Số liệu phổ NMR của BH4 93
Bảng 4.10 Số liệu phổ NMR của BH5 94
Bảng 4.11 Số liệu phổ NMR của hợp chất AP1 98
Bảng 4.12 Số liệu phổ NMR của hợp chất AP3 102
Bảng 4.13 Số liệu phổ NMR của AP4 104
Bảng 4.14 Số liệu phổ NMR của AP5 và chất tham khảo AP4 111
Bảng 4.15 Số liệu phổ NMR của AP7 116
Bảng 4.16 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào các hợp chất 118
Bảng 4.17 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào các hợp chất 119
Trang 8vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc các hợp chất terpenoid được phân lập từ chi Pilea 8
Hình 1.1 Cấu trúc các hợp chất terpenoid được phân lập từ chi Pilea (tiếp) 9
Hình 1.2 Cấu trúc các hợp chất flavonoid phân lập được từ chi Pilea 10
Hình 1.3 Cấu trúc các hợp chất lignan được phân lập từ loài 12
Hình 1.4 Cấu trúc các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ được phân lập từ loài Pilea cavaleriei Levl subsp cavaleriei 13
Hình 1.5 Cấu trúc một số hợp chất khác được phân lập được từ chi Pilea 15
Hình 1.6 Ảnh cây Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz 18
Hình 1.7 Cấu trúc các hợp chất terpenoid phân lập từ chi Boehmeria 21
Hình 1.8 Cấu trúc các hợp chất flavonoid được phân lập từ chi Boehmeria 23
Hình 1.9 Cấu trúc các hợp chất alkaloid từ chi Boehmeria 24
Hình 1.10 Cấu trúc một số hợp chất khác được phân lập từ chi Boehmeria 25
Hình 1.11 Ảnh cây Boehmeria holosericea Blume 28
Hình 1.12 Cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài A pervilleana 31
Hình 1.13 Cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài A frutescens 32
Hình 1.14 Ảnh cây Anacolosa poilanei Gagnep 33
Hình 3.1 Sơ đồ thu nhận cặn chiết alkaloid tổng từ 40
Hình 3.2 Sơ đồ phân lập các chất từ loài Pilea aff martinii 42
Hình 3.3 Sơ đồ thu nhận alkaloid tổng từ quả cây B holosericea 46
Hình 3.4 Sơ đồ phân lập các chất từ loài Boehmeria holosericea 47
Hình 3.5 Sơ đồ ngâm chiết vỏ cây Anacolosa poilanei 50
Hình 3.6 Sơ đồ phân lập các chất từ loài A poilanei 50
.Hình 4.1 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 54
Hình 4.2 Phổ ESI-HRMS của PM1 55
Hình 4.3 Phổ 1H NMR giãn rộng của PM1 55
Hình 4.4 Phổ 13C NMR của PM1 56
Hình 4.5 Phổ DEPT của PM1 56
Hình 4.6 Phổ COSY của PM1 58
Trang 9viii
Hình 4.7 Phổ HMBC của PM1 59
Hình 4.8 Phổ HMBC của PM1 (tiếp) 59
Hình 4.10 Phổ ROESY của PM1 60
Hình 4.11 Một số tương tác ROESY chính của PM1 60
Hình 4.12 Phổ CD tính toán và phổ CD thực nghiệm của PM1 61
Hình 4.13 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 61
Hình 4.14 Phổ ESI-HRMS của PM2 62
Hình 4.15 Phổ 1H NMR của PM2 62
Hình 4.16 Phổ 13C NMR của PM2 64
Hình 4.17 Phổ COSY của PM2 64
Hình 4.18 Phổ ROESY của PM2 65
Hình 4.19 Phổ CD tính toán và phổ CD thực nghiệm của PM2 66
Hình 4.20 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 66
Hình 4.21 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 67
Hình 4.22 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 68
Hình 4.23 Phổ ESI-HRMS của PM5 69
Hình 4.24 Phổ 1H NMR giãn rộng của PM5 70
Hình 4.25 Phổ DEPT của PM5 71
Hình 4.26 Phổ COSY giãn rộng của PM5 72
Hình 4.27 Phổ HMBC của PM5 73
Hình 4.28 Một số tương tác trên phổ NOESY của PM5 73
Hình 4.29 Phổ NOESY của PM5 74
Hình 4.30 Phổ CD tính toán và phổ CD thực nghiệm của PM5 75
Hình 4.31 Cấu trúc hóa học của PM6 và chất tham khảo PM5 75
Hình 4.32 Phổ ESI-HRMS của PM6 75
Hình 4.33 Phổ 1H NMR giãn rộng của PM6 77
Hình 4.34 Phổ DEPT của PM6 77
Hình 4.35 Phổ COSY của PM6 78
Hình 4.36 Phổ HMBC của PM6 79
Hình 4.37 Một số tương tác trên phổ COSY và HMBC của PM6 79
Hình 4.38 Phổ NOESY của PM6 80
Trang 10ix
Hình 4.39 Một số tương tác trên phổ NOESY của PM6 80
Hình 4.40 Phổ CD tính toán và phổ CD thực nghiệm của PM6 81
Hình 4.41 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 81
Hình 4.42 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 83
Hình 4.43 Phổ ESI-HRMS của PM8 83
Hình 4.44 Phổ 1H NMR giãn rộng của PM8 84
Hình 4.45 Phổ 13C NMR của PM8 84
Hình 4.46 Phổ COSY của PM8 85
Hình 4.47 Phổ HMBC của PM8 86
Hình 4.48 Phổ CD tính toán và phổ CD thực nghiệm của PM8 87
Hình 4.49 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 87
Hình 4.50 Sơ đồ giả định quá trình sinh tổng hợp PM1 88
Hình 4.51 Các hợp chất alkaloid từ loài Pilea aff martinii 89
Hình 4.52 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ HMBC của BH1 90
Hình 4.53 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 91
Hình 4.54 Cấu trúc hóa học của BH3 92
Hình 4.55 Cấu trúc hóa học của BH4 92
Hình 4.56 Cấu trúc hóa học của BH5 93
Hình 4.57 Các hợp chất từ cây B holosericea 94
Hình 4.58 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 95
Hình 4.59 Phổ ESI-HRMS của AP1 96
Hình 4.60 Phổ 1H NMR của AP1 96
Hình 4.61 Phổ 13C NMR của AP1 97
Hình 4.62 Phổ COSY giãn rộng của AP1 99
Hình 4.63 Phổ HMBC của AP1 100
Hình 4.64 Các tương tác trên phổ NOESY của AP1 100
Hình 4.65 Cấu trúc hóa học của AP2 101
Hình 4.66 Cấu trúc hóa học của AP3 102
Hình 4.67 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 103
Hình 4.68 Phổ ESI-HRMS của AP4 103
Hình 4.69 Phổ 1H NMR của AP4 105
Trang 11x
Hình 4.70 Phổ DEPT của AP4 105
Hình 4.71 Phổ COSY của AP4 106
Hình 4.72 Phổ HMBC của AP4 107
Hình 4.73 Phổ HMBC của AP4 (tiếp) 107
Hình 4.74 Phổ NOESY của AP4 108
Hình 4.75 Các tương tác trên phổ NOESY của AP4 108
Hình 4.76 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 109
Hình 4.77 Phổ ESI-HRMS của AP5 109
Hình 4.78 Phổ 1H NMR của AP5 110
Hình 4.79 Phổ DEPT của AP5 110
Hình 4.80 Phổ COSY của AP5 112
Hình 4.81 Phổ HMBC của AP5 113
Hình 4.82 Phổ NOESY của AP5 114
Hình 4.83 Các tương tác trên phổ NOESY của AP5 114
Hình 4.84 Cấu trúc hợp chất AP6 115
Hình 4.85 Cấu trúc hóa học và một số tương tác trên phổ COSY, HMBC 115
Hình 4.86 Cấu trúc các chất phân lập từ loài Anacolosa poilanei 117
Trang 12xi
Trang 131
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với công cuộc phát triển kinh tế thì việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới Do đó, nhu cầu về sử dụng thuốc để phòng ngừa và chữa trị những căn bệnh nan y đặc biệt là ung thư ngày càng cao, trong đó một trong những hướng chính để phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư là nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất
có nguồn gốc từ thiên nhiên [1][2] Chính vì vậy việc nghiên cứu hoá học cũng như hoạt tính sinh học của các loài cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên này
Việt Nam với điều kiện khí hậu thuận lợi để hình thành một hệ sinh thái thực vật đa dạng và phong phú với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao trong đó có gần
5000 loài được sử dụng làm thuốc [3] Trong số các họ thực vật của Việt Nam, họ Urticaceae (họ Gai) và họ Olacaceae (họ Dương đầu) được biết đến là các họ thực vật có nhiều loài được sử dụng làm thuốc, phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam
Rễ của các loài cây thuộc hai họ thực vật trên được sử dụng chủ yếu để chữa các bệnh như cảm cúm, sởi, sốt cao, ho, hen, lở loét, mẩn ngứa, thanh nhiệt, giải độc, đau răng, rắn cắn v.v [3][4][5][6][7] Các nghiên cứu về hóa thực vật đã công bố cho thấy thành phần hóa học của thực vật họ Gai và Dương đầu gồm các hợp chất thiên nhiên thứ cấp như triterpenoid, alkaloid, lignan… Chúng có hoạt tính gây độc
tế bào cao và nhiều hoạt tính sinh học lý thú khác
Trong khuôn khổ của Dự án hợp tác Quốc tế Việt–Pháp “Nghiên cứu hóa thực vật của thảm thực vật Việt Nam”, việc khảo sát hoạt tính sơ bộ một số loài thực vật thuộc hai họ Gai và Dương đầu ở Việt Nam đã được thực hiện Kết quả cho
thấy dịch chiết các loài Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., Boehmeria holosericea Blume và Anacolosa poilanei Gagnep thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư KB rất mạnh Trong đó lá loài Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz
(Urticaceae) ức chế 100% sự phát triển của tế bào ung thư KB ở nồng độ 1µg/mL;
cũng ở nồng độ này, quả loài Boehmeria holosericea Blume (Urticaceae) ức chế 25%
và vỏ loài Anacolosa poilanei Gagnep (Olacaceae) ức chế 55% Tuy nhiên, theo tra
cứu tài liệu, cho đến nay có rất ít nghiên cứu về hóa học của các loài thuộc hai chi
Trang 142
Pilea và Anacolosa Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu hóa thực vật hai loài
P martinii và A poilanei được công bố trên thế giới và ở Việt Nam Xuất phát từ các
lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính
gây độc tế bào của loài Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., Boehmeria
holosericea Blume, Anacolosa poilanei Gagnep.”.
Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu để làm rõ thành phần hoá học chủ yếu
của lá loài Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., quả loài Boehmeria
holosericea Blume thuộc họ Gai (Urticaceae) và vỏ loài Anacolosa poilanei
Gagnep thuộc họ Dương đầu (Olacaceae) nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng và định hướng nghiên cứu ứng dụng 3 loài thực vật trên một cách hiệu quả
Nội dung của luận án:
1 Phân lập các hợp chất từ lá loài Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., quả loài
Boehmeria holosericea Blume thuộc họ Gai (Urticaceae) và vỏ loài Anacolosa poilanei Gagnep thuộc họ Dương đầu (Olacaceae) bằng các phương pháp sắc ký;
2 Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp vật lý hiện đại;
3 Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được trên một
số dòng tế bào ung thư người
Trang 153
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI PILEA VÀ BOEHMERIA HỌ GAI (URTICACEAE)
1.1.1 Khái quát về họ Gai (Urticaceae)
Họ Gai (tên khoa học là Urticaceae) có khoảng 48 chi và trên 1000 loài, phân bố rộng trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [3][6][7]
Đặc điểm thực vật họ Gai: Các loài thực vật họ Gai thường là loại cây thảo,
cây bụi thấp hay ít khi là cây to có gỗ mềm, rất ít khi là cây leo, thường có lông ngứa, tế bào biểu bì thường có nang thạch nổi lên, thân thường có sợi Lá mọc so
le hay đối, đơn, có lá kèm, rất ít khi không có Hoa rất nhỏ, đơn tính cùng gốc hay khác gốc thường là xim, có khi tập trung trên đế hoa chung lớn Hoa đực có 4-5 thùy dài, 4-5 nhị mọc đối với đài, có chỉ nhị cong trong nụ, bao phấn 2 ô, mở dọc, bầu thô sơ Hoa cái có đài như trong hoa đực, thường lớn lên trong quả, rất ít khi không có, có nhị lép hay không, bầu rời hay đính vào đài, 1 ô, vòi đơn, noãn đơn độc, đứng Quả bế khô hay hạch nạc, hạt thường có phôi nhũ [3][6]
Ở Việt Nam, có 21 chi thuộc họ Gai, bao gồm:
Các cây thuộc họ Gai (Urticaceae) cho giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao Một số loài được trồng để lấy sợi do sợi bền, chắc, chịu lực, chịu mặn
puya (Hook.f.) Wedd.,Oreocnide frutescens (Thunb.) Miq Một số loài khác
trong họ này như Đay suối (Boehmeria tonkinensis Gagnep.), rau pơ lang
Trang 164
(Elatostema balansae Gagnep.) được sử dụng làm rau ăn Ngoài ra, một số loài
trong họ này còn được sử dụng làm cảnh, lấy gỗ, làm nguyên liệu giấy …[8]
1.1.2 Giới thiệu về chi Pilea
1.1.2.1 Đặc điểm thực vật chi Pilea
Chi Pilea là chi đa dạng nhất trong họ Urticaceae, với 600-715 loài, là chi
lớn nhất trong họ thực vật Urticaceae, được phân bố khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ở châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại dương Phần lớn các loài cây thân cỏ lá, mọng bóng hoặc cây bụi, do đó dễ dàng phân biệt với các loài Urticaceae khác bởi sự kết hợp của lá cây đối diện với một lá bẹ đơn trong mỗi nách
lá, lá cùng cặp khác nhau, 1 to 1 nhỏ, phiến lá mỏng hoặc ráp, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có hình tròn, hình trứng hoặc hình mũi giáo Gân lá thường là gân hình lông chim với 3 hoặc 5 gân xuất phát từ gốc, thường gặp lá kèm hình trứng hay trứng rộng, lá kèm thường sớm rụng, ít khi bền Cụm hoa đơn độc hoặc theo cặp, hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc chủ yếu có màu trắng xanh đôi khi có màu hồng [3][6]
Theo các tác giả Võ Văn Chi và Phạm Hoàng Hộ, chi Pilea ở Việt Nam
gồm 18 loài sau:
1 Pilea alongensis Gagnep - Hổ nhĩ Hạ Long;
2 Pilea angulata (Blume) Blume - Thủy ma có cạnh;
3 Pilea balansae Gagnep - Hổ nhĩ Balansa;
4 Pilea baviansis Gagnep - Hổ nhĩ Ba Vì;
5 Pilea baviansis var serrata Gagnep.;
6 Pilea cadieri Gagnep - Hổ nhĩ trắng;
7 Pilea bookerlana Wedd.;
8 Pilea hydrophila (Miq.) Bl - Mạo đài háo ẩm ;
9 Pilea langsonensis Gagn - Mạo đài Lạng Sơn;
10 Pilea melastomatoides (Poir.) Wedd - Thủy ma lá mua, Nan ông ba gân;
11 Pilea microphylla (L.) Liebm - Lăn tăn;
12 Pilea notata Wright - Thủy ma, Ông lão;
13 Pilea peltata Hance - Nan ông, Thủy ma lá khiên;
Trang 175
14 Pilea peploides (Gaudich.) Hook et Arn - Thủy ma lùn;
15 Pilea petelotii Gagnep - Mạo đài Pételot;
16 Pilea plataniflora C.H. Wright - Mạo đài lá to, Thạch cân thảo;
17 Pilea stipulosa Miq - Mạo đài lá bẹ;
18 Pilea umbrosa Wedd - Mạo đài ẩm
Ở Việt Nam có một số loài dùng làm thuốc như Pilea melastomatoides, Pilea microphylla, Pilea notata, Pilea peltata, Pilea plataniflora chủ yếu trị lao
phổi, bí tiểu, mụn nhọt sưng lở…[3][6]
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Pilea
Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều các nghiên cứu về thành phần hóa học
của các loài thuộc chi Pilea Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được công bố
về hóa thực vật của các loài thuộc chi này
Theo các công trình đã công bố có 4 loài Pilea đã được nghiên cứu là P mongolica, P microphylla, P.cavaleriei subsp cretnata và P.cavaleriei subsp cavaleriei Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của các loài này bao gồm
các lớp chất thiên nhiên thứ cấp khác nhau như terpenoid, phenolic, alkaloid và lignan, cấu trúc của các hợp chất phân lập được đã được xác định bằng các phương pháp phổ
a) Các hợp chất terpenoid
Terpenoid là một trong những lớp chất thiên nhiên thứ cấp được cấu tạo bởi các đơn vị isopren (C5H8) Các terpenoid được phân loại thành các nhóm nhỏ dựa vào số đơn vị isoprene hợp thành như monoterpene (C10), sesquiterpene (C15), diterpene (C20), sesterterpene (C25), triterpene (C30), tertraterpene (C40) và polyterpene Đây là một trong những lớp chất thiên nhiên phong phú nhất trong giới thực vật
Ở chi Pilea, các hợp chất terpenoid đã được phân lập từ các loài P.cavaleriei subsp cretnata, P mongolica và P.cavaleriei subsp cavaleriei chủ
yếu là dạng mạch vòng của sesquiterpene và triterpene, trong đó đặc biệt có sự xuất hiện của các hợp chất sesquiterpene khung humulane và triterpene khung olenane
Trang 186
Bảng 1.1 thống kê 31 hợp chất terpenoid (1-31) đã được phân lập từ các loài
thuộc chi Pilea
Bảng 1.1 Các hợp chất terpenoid đã được phân lập từ chi Pilea
Trang 19P cavaleriei subsp cavaleriei [11]
16 8-β-p-Coumaroyloplopanone P cavaleriei subsp cavaleriei [11]
P cavaleriei subsp cavaleriei [11]
19 8-p-Coumaroyl-α-santalene P cavaleriei subsp cavaleriei [11]
20 1-O-p-Coumaroylcopaborneol P cavaleriei subsp crenata [9]
21 Acid epi-oleanoic P mongolica [12]
22 Acid oxo-oleanoic P mongolica [12]
23
11α,12β-Epoxy-3β-hydroxy-24-nor-oleane-4(23)-en-28,13β-olide
P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
24 Friedelin P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
25 3β-Friedelinol P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
26 3β-Acetoxy-hop-22(29)-ene P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
27 3β-Hydroxy-hop-22(29)-ene P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
28 3β-Hydroxyglutin-5-ene P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
29 Acid oleanolic P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
30 Acid ursolic P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
31 Squalen P cavaleriei subsp cavaleriei [13]
Trang 219
Hình 1.2 Cấu trúc các hợp chất terpenoid được phân lập từ chi Pilea (tiếp)
Trang 2232 Quercetin-3-O-rutinoside P microphylla Linn [14]
33 Quercetin P microphylla Linn [14]
34 Luteolin-7-O-glucoside P microphylla Linn [14]
Trang 2311
c) Các hợp chất lignan
Một số công trình nghiên cứu đã cho thấy 18 hợp chất lignan (37-54) đã được
phân lập từ loài Pilea cavaleriei Levl subsp cavaleriei Các hợp chất lignan được tìm
thấy chủ yếu ở dạng chứa vòng furan và neolignan và được nêu trong Bảng 1.3
Bảng 1.3 Các hợp chất lignan phân lập từ loài
P cavaleriei Levl subsp cavaleriei
41 Dehydrodiconiferyl alcohol-4-O-β-D-glucopyranoside [15]
42 Dihydrodiconiferyl alcohol-4-O-β-D-glucopyranoside [15]
Trang 2412
Công thức của các hợp chất lignan nêu ở Bảng 1.3 được chỉ ra trong Hình 1.3
Hình 1.4 Cấu trúc các hợp chất lignan được phân lập từ loài
P cavaleriei Levl subsp cavaleriei
Trang 2513
d) Các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ
Loài Pilea cavaleriei Levl subsp cavaleriei là loài thực vật duy nhất trong chi Pilea được xác định có chứa alkaloid với số lượng ít và cấu trúc đơn giản Các
alkaloid (55- 61) đã được phân lập từ loài này được nêu trong Bảng 1.4 và Hình 1.4.
Bảng 1.4 Các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ phân lập
từ loài P cavaleriei Levl subsp cavaleriei
Hình 1.5 Cấu trúc các hợp chất alkaloid và dị vòng chứa nitơ được phân lập từ
loài Pilea cavaleriei Levl subsp cavaleriei
e) Các hợp chất khác
Một số hợp chất tự nhiên khác (62-83) đã được phân lập từ hai loài P
cavaleriei subsp cavaleriei và P microphylla Linn., chủ yếu là các acid phenolic,
các dẫn xuất chứa vòng thơm dưới dạng tự do hoặc dạng glycoside Tên gọi và công
thức các hợp chất này được nêu trong Bảng 1.5 và Hình 1.5
Trang 26[16]
69 2-Hydroxy-(2'E)-prenylbenzoat-2,4'-di-O-β-D
-glucopyranoside
P cavaleriei subsp cavaleriei
[18]
70 2-Hydroxy-(2'E)-prenylbenzoate-2-O-α-L
-arabinopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside
P cavaleriei subsp cavaleriei
[18]
71 4-Methylphenol-1-O-α-L
-rhamnopyranosyl-(1→6)-β -D-glucopyranoside
P cavaleriei subsp cavaleriei
[18]
72 4-Methylphenol-1-O-α-L
-arabinopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside
P cavaleriei subsp cavaleriei
[18]
73 3,5-dimethoxyphenol-1-O-β-D
-apiofuranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside
P cavaleriei subsp cavaleriei
[13]
81 (2R)-O-(4’-Methoxycarbonyl-2’-methoxy
phenyl)-3-O-β-D-glucopyranosyl-sn-glycerol
P cavaleriei subsp cavaleriei
[17]
82
(2S)-O-(4’-methoxycarbonyl-2’-methoxyphenyl)-1-O-β-D-glucopyranosyl-sn-glycerol
P cavaleriei subsp cavaleriei
[17]
83 (2R)-O-[4’-(3”-Hydroxypropyl)-2’,6’- dimethoxy
phenyl]-3-O-β-D-glucopyranosyl-sn-glycerol
P cavaleriei subsp cavaleriei
[17]
Trang 2715
Hình 1.6 Cấu trúc một số hợp chất khác được phân lập được từ chi Pilea
Trang 2816
1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Pilea
Các nghiên cứu cho thấy nhiều loài thuộc chi Pilea được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền chữa các bệnh khác nhau Loài P mongolica đã được sử dụng
trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị một số bệnh như viêm dạ dày cấp tính,
tiểu đường, viêm niệu đạo, viêm nội tâm mạc và bệnh huyết trắng [19], loài P cavaleriei subsp cretnata đã được sử dụng làm thuốc dân gian ở một số địa phương
để điều trị ho có nhiệt phổi, lao, và đau do chấn thương [20] Loài P microphylla
Linn được sử dụng trong y học cổ truyền Indonesia, Trung Quốc để điều trị bệnh
dạ dày và ruột, an thai [20]
Cho đến nay, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Pilea rất ít, mới chỉ có 3 loài trong chi này được thử nghiệm hoạt tính sinh học là loài P mongolica,
P microphylla và P.cavaleriei Một số hợp chất phân lập từ các loài này, chủ yếu là
sesquiterpene khung humulane và các hợp chất flavonoid đã thể hiện các hoạt tính gây độc tế bào, chống oxi hoá và kháng vi sinh vật…
a) Loài P mongolica
Năm 1997, Hak Cheol Kwon và cộng sự đã đánh giá khả năng gây độc tế
bào của hai hợp chất triterpene phân lập từ loài P mongolica là acid epi-oleanoic
(21) và acid oxo-oleanoic (22) trên 5 dòng tế bào ung thư ở người Kết quả cho
thấy, cả hai hợp chất 21 và 22 đều có hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên 5 dòng tế
bào ung thư thử nghiệm là ung thư phổi (A549), ung thư buồng trứng (SK-OV-3), ung thư da (SK-MEL-2) và ung thư ruột (XF498 và HCT15) với giá trị ED50 của hai hợp chất tương ứng là 3,2~8,1 mg/ml và 0,7~6,8 g/ml [21]
b) Loài P cavaleriei subsp cretnata
Năm 2009, ba hợp chất sesquiterpene khung humulane là
8-O-(p-coumaroyl)-5β-hydroperoxy-1(10)E,4(15)-humuladien-8α-ol (1), coumaroyl)-1(10)E, 4(15)-humuladien-5β,8α-diol (2), 8-O-(p-coumaroyl)-1(10) E,4(5) E-humuladien-8-ol (3), và một dẫn xuất của copaborneol là 1-O-p-coumaroyl copaborneol (20) phân lập từ dịch chiết methanol của loài P cavaleriei subsp
8-O-(3-nitro-p-cretnata đã được thử hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư Kết
Trang 2917
quả nghiên cứu đã chỉ ra 1 có hoạt tính ức chế với các dòng tế bào ung thư bạch cầu
tủy mãn tính, dòng tế bào ung thư dạ dày, dòng tế bào ung thư phổi di căn và dòng
tế bào ung thư vú với giá trị IC50 23,39-57,39µg/ml; 2 có hoạt tính ức chế với dòng
tế bào ung thư dạ dày, dòng tế bào ung thư tuyến phổi và dòng tế bào ung thư vú với giá trị IC50 12,01-49,42µg/ml; 20 có hoạt tính ức chế với dòng tế bào ung thư
dạ dày với giá trị IC50 41,72µg/ml [22] Bên cạnh đó, các hợp chất 1 và 20 cũng
được đánh giá hoạt tính kháng khuẩn trên 2 chủng vi khuẩn E.coli và S.aureus Kết
quả cho thấy chỉ 1 có hoạt tính ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng S.aureus với giá trị MIC
45,0 µg/ml [22]
c) Loài P microphylla
Năm 2010, Amir Modarresi Chahardehi và các cộng sự cũng đã thử hoạt tính
kháng khuẩn và chống oxi hóa của các cặn chiết loài P microphylla với các dung
môi khác nhau Kết quả cho thấy cặn chiết methanol cho hoạt tính cao nhất với giá trị EC50 81,32 g/ml, đây là định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học các lớp chất có hoạt tính trong loài này [23]
Năm 2011, Bansal và các cộng sự đã thử hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ tế
bào chịu ảnh hưởng phóng xạ của cặn chiết ethanol loài P microphylla Kết quả cho
thấy cặn chiết này có hoạt tính bẫy gốc tự do DPPH và ABTS rất mạnh và có khả năng bảo vệ làm giảm sự tổn thương của lipid dưới tác động của phóng xạ [24] Phân
đoạn chiết giàu polyphenolic của loài P microphylla cũng được nghiên cứu có khả
năng bảo vệ tế bào nguyên bào phổi chuột bị gây độc tế bào do phóng xạ , ở nồng độ
25 g/ml, cặn chiết này có khả năng mạnh nhất trong thử nghiệm bảo vệ DNA tuyến tụy và lipid phá hủy bởi tác nhân phóng xạ [24] Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu sử
dụng loài P microphylla là một tác nhân chống oxi hóa trong những trường hợp bị
phơi nhiễm phóng xạ chủ động như xạ trị
Tiếp theo, các hợp chất phenolic là quercetin-3-O-rutinoside (32), quercetin (33), luteolin-7-O-glucoside (34) và acid 3-O-caffeoylquinic (79) đã phân lập từ
loài P microphylla cũng cho thấy khả năng chống oxy hóa đáng kể thông qua các
thử nghiệm thu dọn gốc tự do DPPH (với giá trị IC50 từ 8,0- 20,4 M) và gốc tự do ABTS (giá trị IC50 từ 3,3-8,0 M) Các hợp chất này cũng có khả năng ngăn ngừa
Trang 3018
sự peroxy hóa lipid với giá trị IC50 từ 10,4-32,2 µmol/L, đồng thời các hợp chất này cũng có tác dụng ngăn cản sự phá hủy ADN gây ra bởi tác nhân khử Fenton Các hợp chất trên cũng được đánh giá có khả năng bảo vệ tế bào nguyên bào phổi chuột V79 do có khả năng làm giảm sự phá hủy ADN trong thử nghiệm độc tính phóng xạ gây ung thư [24]
1.1.2.4 Loài Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz.
Tên khoa học : Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz
Tên tiếng Việt : chưa có
Họ : Urticaceae
Về danh pháp khoa học của loài thực vật này, trong bản mô tả thực vật năm
1913, H Léveillé đặt tên là Boehmeria martini H.Lév Sau đó, loài này lại được
Handel-Mazzetti nhận dạng và mô tả thực vật vào năm 1929 với tên khoa học được
xác định là Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz [25]
Hình 1.7 Ảnh cây Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz (thu hái tháng 6/2008)
Đặc điểm thực vật
Cây thân thảo lâu năm, thân đơn giản hoặc phân nhánh, chiều cao từ
30-100 cm, thân mọng nước, với các u sưng trên phần giữa của lóng, vỏ cây nhẵn
Lá dài không đồng đều từ 1-8 cm, hình bầu dục thu hẹp hoặc hình ovan, có răng cưa từ cuống đến chóp lá Cụm hoa đơn độc; cụm hoa đực là một hoa xim
Trang 3119
dài 4-10 cm, cuống dài 2-6 cm; xim lông chim hoặc xim chùm ngắn 1-4 cm Hoa đực màu đỏ, không cuống hoặc có cuống nhỏ 1,2 mm; bao hoa 4, hình trứng thuôn, thùy đỉnh 2; nhị 4 Bầu nhụy hình nón Hoa cái, hầu như không cuống 0,6 mm; thùy gắn kết ở đáy, thuôn Quả bế nhẵn, hình trứng hẹp 1mm, không đối xứng, màu nâu lục nhạt khi chín Ra hoa từ tháng 5 đến tháng 9 và kết quả từ tháng 8 đến tháng 10 [25][26]
Phân bố
Loài Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz là một loài thực vật của Trung
Quốc Đây là một loài hiếm, ưa nơi ẩm ướt, râm mát, ít ánh sáng dọc bờ sông, suối
ở độ cao 1.100 đến 3.500 m so với mực nước biển Loài này phân bố rộng rãi tại Trung Quốc, phổ biến trong rừng ở các tỉnh Giang Tây, Quảng Tây, Thiểm Tây, Hồ Nam, Tứ Xuyên ở Trung Quốc và ở Nepal [26]
Loài Pilea aff martinii (H.Lév) Hand.-Mazz (Hình 1.6) được thu hái tại Quản Bạ, Hà Giang, Việt Nam có nhiều đặc điểm giống với loài Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz của Trung Quốc, chưa thấy có tên Việt Nam cũng
như mô tả thực vật về loài này trong các sách về thực vật học đã xuất bản Việt Nam
Mẫu tiêu bản của loài Pilea aff martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz được lưu và bảo
quản tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Cho tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về hóa học cũng như hoạt
tính sinh học của cây Pilea martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz và Pilea aff martinii
(H.Lév.) Hand.-Mazz Việc nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài này sẽ đóng góp thêm cơ sở khoa học của việc nghiên cứu và sử dụng các loài thực vật thuộc chi này
1.1.3 Giới thiệu về chi Boehmeria
1.1.3.1 Đặc điểm thực vật chi Boehmeria
Chi Boehmeria là một chi lớn của họ Gai (Urticaceae) với 100 loài có nguồn
gốc châu Á và Bắc Mỹ [27]
Đặc điểm thực vật: Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, lá mọc đối hay so le, có răng
với 5 gân gốc, lá mọc cách hoặc mọc đối, dễ rụng
Cụm hoa khác gốc, cùng gốc hoặc lưỡng tính thành xim đơn ở nách lá, đơn độc hoặc tạo thành bông đơn hay thành chùy ở nách lá Hoa đực thường có 3-4 hoặc
Trang 3220
5 tiểu nhụy, hoa cái có lá dài dính thành túi, phía đỉnh là một mỏ có 2-4 răng nhỏ, bầu cùng dạng với đài, đầu nhụy đơn, mảnh Quả bế nằm trong đài và rơi cùng đài [7][27]
Phân bố: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản
1 Boehmeria clidemioides Miq var diffusa (Wedd.) Hand.- Mazz – Gai lan
2 Boehmeria delavayi Gagn var longifolia Gagn – Gai lá dài;
3 Boehmeria heteroidea Bl var latifolia Gagn – Gai lá rộng;
4 Boehmeria holosericea Blume – Gai toàn tơ;
5 Boehmeria indochinesis Merr – Gai Đông dương;
6 Boehmeria macrophylla Hornem – Gai lá to, Gai nước;
7 Boehmeria malabarica (Wall.) Wedd.;
8 Boehmeria nivea (L.) Gaud – Gai, Gai tuyết, Gai làm bánh;
9 Boehmeria penduliflora Wedd – Gai thòng
10 Boehmeria tonkinensis Gagn – Gai bắc bộ, Đay suối;
1.1.3.2 Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Boehmeria
Các nghiên cứu trên thế giới về hóa thực vật của chi Boehmeria cho thấy một
số nhóm chất thiên nhiên thứ cấp đã được phân lập từ các loài thuộc chi này bao gồm triterpenoid, flavonoid, alkaloid và một số hợp chất khác Một số loài
Boehmeria đã được nghiên cứu từ khá lâu như các loài B platyphylla, B tricuspis,
B cylindrica và B excelsa, B macrophylla Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào
về thành phần hóa học các loài thuộc chi Boehmeria ở Việt Nam
a) Các hợp chất terpenoid
Từ hai loài B excelsa và B nivea, các nghiên cứu trước đây đã phân lập
được 9 hợp chất terpenoid, chủ yếu là triterpenoid (Bảng 1.6)
Trang 3386 Acid 2α–hydroxyursolic B nivea [31]
Hình 1.7 là cấu trúc của 9 hợp chất terpenoid (84-92) phân lập được từ hai
loài B excelsa và B nivea
Hình 1.8 Cấu trúc các hợp chất terpenoid phân lập từ chi Boehmeria
Trang 35Cho đến nay từ các loài thuộc chi Boehmeria đã xác định được cấu trúc của 8
alkaloid (105-112), chủ yếu là alkaloid chứa khung phenanthroquinolizidine và
phenanthroindolizidine Chúng có mặt trong nhiều loài khác nhau thuộc chi
Boehmeria như B platyphylla, B.rugulosa, B cylindrica, B pannosa, B siamensis
và B caudata Tên gọi và cấu trúc của các hợp chất alkaloid đã được phân lập từ chi Boehmeria được chỉ ra trong Bảng 1.8 và Hình 1.10
Trang 3725
d) Các hợp chất khác
Các nghiên cứu về thành phần hóa học các loài thuộc chi Boehmeria cho
thấy sự có mặt của một số hợp chất khác 113-125, trong đó chủ yếu là các chất
thuộc nhóm phenolic Tên gọi của các hợp chất đó được chỉ ra trong Bảng 1.9
Bảng 1.9 Một số hợp chất khác được phân lập từ chi Boehmeria
118 Eugenyl β-rutinoside B nivea [33]
119 Acid 3-hydroxy-4-methoxy benzoic B nivea [33]
120 Acid trans-p-hydroxycinamic B nivea [33]
121 Acid cinamic B macrophylla [29]
122 Scopoletin B macrophylla [29]
123 Sweroside B macrophylla [29]
124 β-sitosterol B.macrophylla, B.nivea [36][29]
125 β-sitosterol glucoside B.macrophylla [29]
Hình 1.11 Cấu trúc một số hợp chất khác được phân lập từ chi Boehmeria
1.1.3.3 Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi
Boehmeria
Trang 3826
Các loài thuộc chi được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền chữa nhiều bệnh khác nhau Ở Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Boehmeria được sử dụng trong các bài thuốc an thai và lợi tiểu [3] B siamensis đã được sử dụng trong y
học dân gian ở Trung Quốc để chữa các bệnh mày đay, thấp khớp [42] Vỏ thân
cây B rugulosa được nghiền thành bột đã được sử dụng như một phương thuốc chữa gãy xương trong y học truyền thống Ấn Độ [43] Loài B nivea là một thảo
dược tự nhiên, đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh như chữa lành vết thương, cầm máu, giảm sưng [3] Cho đến nay, trên thế
giới mới chỉ một số loài thực vật chi Boehmeria được nghiên cứu hoạt tính sinh học như B rugulosa, B siamensis, B pannosa, B cylinca, B tricuspis, và B.nivea Trong các công bố nổi bật nhất là hoạt tính gây độc tế bào ung thư, hoạt
tính kháng khuẩn và kháng nấm
Hai hợp chất alkaloid boehmeriasin A (108) và B (109) phân lập từ dịch
chiết ethanol của lá B siamensis đã được thử hoạt tính gây độc tế bào trên 12
dòng tế bào ung thư thử nghiệm Kết quả cho thấy, hợp chất 108 thể hiện hoạt
tính gây độc tế bào trên 12 dòng tế bào ung thư gồm ung thư phổi (A549, H460), ung thư ruột kết (HT-29, COLO-205), ung thư vú (MCF-7, MDA-MB-231), ung thư tuyến tiền liệt (DU-145, PC-3), ung thư thận (ACHN, UO-31) và bệnh bạch cầu (K562, HL-60) với giá trị GI50 từ 0,2 đến 100 ng/mL, trong khi
NCI-109 cho hoạt tính thấp hơn [41] Yan J và cộng sự sau đó cũng chỉ ra rằng 121 có
khả năng ức chế mạnh sự gia tăng của tế bào ung thư vú MDA-MB-231 thông qua việc ức chế pha sinh trưởng G1 của tế bào ung thư [44]
Từ cặn chiết methanol rễ loài B pannosa ức chế mạnh tình trạng thiếu oxy
trong tế bào ung thư, Cai và cộng sự đã phân lập được các hợp chất
(-)-cryptopleurine (107) và (-)-(15R)-hydroxy(-)-cryptopleurine (111) Kết quả thử hoạt
tính sinh học cho thấy hai hợp chất này ức chế sự tình trạng thiếu oxy gây ra bởi gen dưới sự kiểm soát của yếu tố phản ứng thiếu oxy (HRE) trong tế bào ung thư
dạ dày AGS của người với giá trị IC50 là 8,7 và 48,1 nM, tương ứng [39]
Các hợp chất 3,4 dimethoxy-ω-(2’-piperidyl)acetophenone (105), julandine (106) và cryptopleurine (107) cũng được thử hoạt tính sinh học Kết
Trang 3927
quả cho thấy cryptopleurine thể hiện các hoạt tính sinh học thú vị như chống lên men, kháng nấm, kháng virus Cryptopleurine cũng đã được chứng minh là chất kích thích, làm phồng da và có độc tính đáng kể trên động vật, gây độc cho trứng
và có độc tính trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm Khả năng gây độc của cryptopleurine là do sự ức chế trong sinh tổng hợp protein ở mức độ ribosome [37]
Dịch chiết ethanol lá loài B rugulosa thể hiện hoạt tính hạ đường huyết đáng kể
trên chuột bị tiểu đường gây ra do alloxan Các hợp chất flavonoid glycoside phân
lập từ dịch chiết này gồm chalcone-6'-hydroxy-2',3,4-trimethoxy-4'-O-β-D
-glucopyranoside (94), isoflavone-3',4',5,6-tetrahydroxy-7-O-[β-D(1→3)-α-L-rhamno pyranoside] (96), isoflavone-3',4',5,6-tetrahydroxy-7-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-
-glucopyranosyl-rhamnopyranoside] (97) đã được thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm Kết quả
cho thấy ở nồng độ 25 μg/ml, các hợp chất này có hoạt tính kháng khuẩn mạnh
chống lại hai chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus mutans và hoạt tính kháng nấm mạnh với ba tác nhân gây bệnh nấm Microsporum gypseum, Microsporum canis và Trichophyton rubrum [34]
Một số hoạt tính khác cũng được nghiên cứu từ các loài chi Boehmeria Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học đã chứng minh rằng lá và rễ B.nivea thể hiện hoạt tính chống virus viêm gan B trên mô hình in vivo B nivea có tác dụng chống viêm
trên các đại thực bào bằng cách ức chế p38 và JNK phosphoryl hóa [45] từ đó cho thấy rằng nó có thể được sử dụng như một tác nhân chống viêm Nghiên cứu về
hoạt tính sinh học của loài B.nivea cho thấy loài này có hoạt tính kháng enzyme glucosidase và cholinesterase điều đó gợi ý rằng B nivea là một trong những sự lựa
chọn tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường loại II, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh [46][47]
1.1.3.4 Loài Boehmeria holosericea Blume
Tên khoa học : Boehmeria holosericea Blume
Tên tiếng Việt : Gai toàn tơ, Gai dại Chi : Boehmeria
Họ : Urticaceae
Trang 4028
Đặc điểm thực vật
Cây loại cây cỏ cứng, cao từ 1-4 m, thân đỏ, có lông nằm Lá có phiến xoan tròn, dài 8-12 cm, đầu nhọn, đáy tròn, gân từ đáy 3, gân phụ 2 cặp, có lông nằm hai mặt, cuống dài 2-3 cm Gié dài vào 20 cm, mang chụm đồng chu, chụm to 4 mm sau 8 mm ở trái, gần như liên tục, bao hoa 4 phân, cao 1 mm, tiểu nhụy 4 Bế quả trong đài có lông
Hình 1.12 Ảnh cây Boehmeria holosericea Blume (thu hái tháng 10/2004)
Phân bố
Loài Boehmeria holosericea Blume mọc nhiều ở Hàn Quốc, Nhật, Trung
Quốc và Việt Nam Ở nước ta, được phân bố nhiều ở các tỉnh Đà Lạt, Hà Nội và các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn [3][7][8]
Công dụng
Loài Boehmeria holosericea Blume được trồng để sử dụng để lấy sợi vì sợi
gai bền, chắc, chịu lực, chịu mặn Sợi gai thường được pha trộn với sợi polyeste, sợi bông và tơ tằm trong công nghệ dệt
Cho đến nay, nghiên cứu về hóa thực vật loài Boehmeria holosericea Blume
mới chỉ dừng lại ở việc phân lập một số hợp chất flavonoid từ cặn chiết methanol
năm 1975 là rutin (98), astragalin (103), kaempferol-3-O-rutinoside (104) [32], ở
Việt Nam chưa có công bố nào về nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài thực vật này